+,21thang12
Hôm đó, sau khi triệu kiến xong thì hlHoàng hậu liền giữ Khởi Tố lại bên người.
Khởi Tố bối rối, không hiểu tại sao Hoàng hậu lại muốn giữ mình lại. Lại nói, việc nàng vào cung cũng tràn ngập bí ẩn. Trước khi tiến cung, mẫu thân ôm nàng rơi lệ, cữu cữu Tô Mục đành khuyên nhủ: “Muội đừng lo, Khởi Tố vào cung chưa chắc đã là chuyện xấu.”
“Muội đã không còn phu quân, nữ nhi duy nhất cũng muốn đưa vào cung, muội có thể không khổ sở sao?” Tô Dẫn nghe làm sao vô mấy lời khuyên, chỉ biết gạt lệ.
Tô Mục ở trong phòng đi qua lại vài bước, lát sau mới nói: “Chuyện đến nước này ta cũng không gạt muội. Ta lẽ nào lại không biết muội chỉ có duy nhất một hài tử? Ta cũng đã hỏi khắp nơi, liệu có cách nào có thể giữ con bé lại không. Nhưng có người lặng lẽ cho ta hay, việc này là do Hoàng hậu ra lệnh.”
“Hoàng hậu?” Tô Dẫn sửng sốt.
“Muội cho rằng tại sao hoàng hậu lại biết đến con bé?”
Tô Dẫn im lặng, Khởi Tố không hiểu tầng tầng mưu kế trong việc này. Mãi đến lúc nàng phải vào cung, mẫu thân cũng không hề lên tiếng phản đối nữa. Sau này nghĩ lại, mới hay mẫu thân chỉ có thể im lặng bất lực, trước mẫu nghi thiên hạ thì mọi chống đối đều vô nghĩa.
Cũng may, Hoàng hậu đối xử với Khởi Tố rất tốt. Nàng không giống cung nữ bình thường, bị dạy dỗ hay làm việc suốt ngày. Dường như, nhiệm vụ mỗi ngày của nàng là làm bạn bên người những lúc Hoàng hậu rãnh rỗi. Khi rảnh, Hoàng hậu thích đọc sách hoặc chép kinh. Hoàng đế lúc chính vụ rãnh rỗi cũng thường tới chỗ của Hoàng hậu.
Hoàng đế năm nay bốn mươi lăm tuổi, tướng mạo đoan chính, dáng người rắn rỏi lại có nước da trắng. Khởi Tố chợt nhớ lại cuộc trò chuyện mà nàng đã nghe lúc mới vào kinh: Khi Thái Tông nắm quyền, Trung Nguyên vẫn còn rối loạn, Bắc Địch lại lớn mạnh. Để trấn định, Thái Tông đã nạp con gái Đại hãn Bắc Địch làm phi, chính là mẫu thân của hoàng đế. Mẫu thân Hoàng đế là nữ nhi do một nữ nhân Tây Nhung bên cạnh Khả Hãn sinh ra, nên tướng mạo Hoàng đế khác so với huynh đệ người.
Phi tử của Hoàng đế hơn chục người, nhưng dường như ông càng nguyện ý cùng Hoàng hậu ở một chỗ hơn. Đế Hậu thường cùng đọc sách hết mấy canh giờ. Hoàng đế lớn lên cùng văn chương, đôi lúc ông cũng múa bút làm thơ, sau lại để Hoàng hậu nhận xét đôi câu. Những lúc thế này, Đế Hậu dường như không khác gì những đôi phu thê ân ái bình dị trong nhân gian. Khởi Tố vô cùng quen thuộc với cảnh tượng này, khi phụ thân nàng còn sống thường cùng mẫu thân đọc sách luyện chữ, đối thơ.
Có lần Hoàng đế đang luyện chữ thì thấy Khởi Tố gần đó, liền vẫy tay gọi nàng.
Hoàng đế luôn nghiêm nghị, Khởi Tố khá sợ ông. Cho dù ông luôn đối tốt với nàng nhưng nàng vẫn dè chừng. Nàng rũ mi tiến lên mấy bước, lại cúi đầu xuống.
“Nghe Hoàng hậu nói con đã đọc qua thư?”
“Nô tỳ chỉ nhận biết được vài chữ.”
Hoàng đế trầm mặc. hồi lâu mới đưa cây bút trong tay cho nàng: “Viết mấy chữ để ta nhìn thử xem.”
Khởi Tố nhận bút, nàng do dự một hồi liền đổi cây bút khác, liếc vài dòng lên giấy trắng. Nàng thường cùng Hoàng hậu đọc chép kinh văn, nên chọn vài câu từ kinh Phật ra viết xuống, hai tay dâng lên cho Hoàng đế xem rồi nói: “Nô tỳ viết không được tốt lắm.”
Hoàng đế nhận lấy, thấy nàng viết một câu trong kinh Phật:
“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa…” *
Nét chữ của nàng tuy còn non nớt nhưng vẫn mơ hồ thấy được nét uyển chuyển đẹp đẽ. Hoàng đế thầm gật đầu, Hàn Lãng dạy nữ nhi của mình rất cẩn thận, Khởi Tố thấy Hoàng đế không nói gì, nghĩ ông không vừa lòng với mình, không khỏi thấp thỏm. Thật lâu sau, nàng mới nghe Hoàng đế phun ra hai chữ: “Tạm được.”
Sau khi Hoàng đế rời đi, Hoàng hậu kéo Khởi Tố đến bên cạnh nói: “Ở tuổi này mà con có thể viết như vậy đã là không tệ rồi.”
“Nô tỳ có phải chọc bệ hạ không vui rồi hay không?”
Hoàng hậu mỉm cười: “Bệ hạ chỉ là không biết nên ở chung với con như thế nào thôi.” Thấy Khởi Tố mơ màng, Hoàng hậu bèn nói: “Người thoạt nhìn ổn trọng nhưng lại không giỏi hòa hợp cùng kẻ khác. Mặc dù khôn ngoan nhưng đối nhân xứ thế hơi thẳng thắn quá. Tuy được triều thần nể phục, nhưng đối với một hài tử như con, chàng lại không biết phải làm sao. Ta nghĩ chàng rất muốn cùng con trò chuyện nhưng không biết phải nói gì. Con đừng giận bệ hạ.”
Khởi Tố có chút sợ hãi: “Nô tỳ không dám.” Nàng ngừng chút rồi lại nhỏ giọng nói: “Nô tỳ…chỉ là nô tỳ.” Khởi Tố không ngốc, đường nhiên nhận ra được Đế Hậu đối với nàng luôn rất tốt. Chỉ là bản thân nàng là một cung nữ bình thường, đối với sự coi trọng này luôn rất bất an.
Hoàng hậu ôm nàng vào lòng: “Bệ hạ và ta chưa từng xem con là nô tỳ.”
Khởi Tố tựa vào lòng ngực Hoàng hậu, trên người nàng nhàn nhạt hương khí khiến Khởi Tố không khỏi nhớ tới mẫu thân. Không biết mẫu thân như thế nào rồi, có nhớ đến nàng không?
“Ta từng có hai nhi tử…” Trên đầu, giọng Hoàng hậu nhẹ nhàng vang lên: “Lại chưa có nữ nhi nào.”
“Mà đại nhi tử của ta…” Giọng nói của Hoàng hậu chợt trở nên ưu thương, “ta sẽ không bao giờ được gặp lại nó nữa…”
Khởi Tố đã từng nghe qua, trước Thái tử Lý Thừa Bái, Đế Hậu còn có một nhi tử nữa. Khi đó Hoàng đế vẫn còn ở Đông Cung. Thân là đích trưởng tử, nên ngoại trừ được hai người Đế Hậu vô cùng thương yêu, mà Thái Thượng Hoàng khi đó còn là Hoàng đế cũng xem trọng vô cùng, vừa sinh ra liền phong là Hoàng thái tôn.
Hoàng Thái tôn tên Thừa Phong, rất giỏi cưỡi ngựa bắn cung, Thái Thượng hoàng luôn thích mang hắn theo bên người. Năm Chiêu Võ thứ 23, ngài ngự giá tây chinh cũng dẫn hắn đi cùng, tại trận Thạch Hà, Thái Thượng hoàng gặp nạn, Hoàng Thái tôn vì cứu tổ phụ mà chết trận sa trường. Năm ấy, hắn mới mười lăm tuổi.
Chuyện này làm phu thê Thái Tử khi ấy, cũng chính là Đế Hậu hiện tại đau xót khôn nguôi. Đến nay, trong cung cũng không ai dám trước mặt Đế Hậu nhắc đến trưởng tử mất sớm này. Cũng từ đó, Hoàng hậu liền bắt đầu ăn chay, niệm Phật chép kinh, mong trưởng tử sớm đến miền cực lạc.
Khởi Tố nhớ Hoàng hậu mỗi ngày sao chép kinh Phật đều là vẻ mặt dịu dàng, buồn bã. Nhớ đến sự thành kính của nàng khi khẽ niệm kinh văn trong khi dâng những bản kinh đã sao chép xong lên trước Đức Phật. Nữ nhân tôn quý nhất thế gian chung quy cũng chỉ là một mẫu thân. Khởi Tố có thế thấu hiểu nỗi đau ấy, cũng lý giải được vì sao nàng lại cưng chiều Thái Tử như thế.
Sau khi lập trữ, Thái Tử theo lệ sẽ đến ở Đông Cung. Chỉ là Hoàng hậu không nỡ, nên phần lớn thời gian hắn vẫn ra vào cung Hoàng hậu. Khởi Tố gần như nhìn thấy Lý Thừa Bái mỗi ngày.
Hắn là hài tử đẹp nhất mà Khởi Tố từng thấy, có lẽ cũng là kẻ hư hỏng nhất. Những hài tử ở Trấn Châu, bất kể nam nữ, từ tám chín tuổi đã đều phải phụ giúp gia đình. Nam hài hoặc đi cày ruộng, hoặc cùng phụ cùng huynh ra biển đánh cá; nữ hài thì học về nội trợ hoặc may vá. Mấy nhi tử của cữu cữu Tô Mục đều đã sáu tuổi, một bên đọc sách một bên cưỡi ngựa bắn cung; nhóm nữ nhi ngoài trừ học cổ cầm, chơi cờ mà còn phải rành nữ công, hương đạo. Hoàng đế tuy đã mời những thái sư uyên bác dạy vỡ lòng cho Thái Tử, nhưng hắn rõ ràng không thích học hành, cả ngày chỉ cùng các cung nữ chơi đùa.
Ban đầu, Khởi Tố được Hoàng hậu chăm sóc nên Lý Thừa Bái không thích nàng cho lắm. Nhìn thấy Khởi Tố, hắn khịt mũi hoặc hoàn toàn lơ nàng đi. Khởi Tố không dám khiêu khích hắn, mỗi lần gặp chỉ cung kính hành lễ, sau đó lẳng lặng lui sang một bên, không dám nhiều lời. Lý Thừa Bái thay đổi thái độ với Khởi Tố là vào một năm sau khi nàng vào cung.
Tháng ba năm Hiển Đế thứ 10, Hoàng hậu làm lễ nuôi tằm. Nghi thức của buổi lễ rất rườm rà, ngoài việc chuẩn bị đủ những thú cần thiết thì còn phải trai giới trước năm ngày. Hoàng hậu bảo Khởi Tố không cần kề bên.
Hoàng hậu chuẩn bị cho Khởi Tố một gian phòng nhỏ để nàng ở một mình. Khi không có việc gì, nàng luôn ở trong phòng luyện thư pháp hoặc may vá. Khi Hoàng hậu bắt đầu trai giới, nàng liền ở trong phòng mấy ngày liền luyện viết chữ. Hôm nay nàng đang chuyên tâm viết, chợt nghe tiếng kẽo kẹt, cửa số mở rộng, bên ngoài có người nhảy vào, Khởi Tố giật mình, nhìn kỹ mới nhận ra là Lý Thừa Bái.
Áo choàng gấm của hắn lấm lem bùn đất, trên mặt có vài vệt đen, Khởi Tố đặt bút xuống, vừa muốn hành lễ, Lý Thừa Bái vội xua tay, nói nhỏ: “Đừng nhúc nhích.”
Hắn nhìn quanh phòng, cuối cùng ánh mắt rơi vào chiếc rương lớn trong góc, hắn mở rương, ném một ít đồ bên trong ra rồi ngồi vô đóng nắp rương lại. Lúc đầu, Khởi Tố rất ngạc nhiên, sau liền hiểu, hắn hẳn là lại chơi với các cung nữ. Nàng dọn dẹp lại đống đồ mà hắn ném ra ngoài, sau đó trở lại luyện chữ như trước.
Khi nhóm cung nữ đi tìm Thái tử ngang qua cửa sổ phòng Khởi Tố, thì thấy nàng đang tập trung luyện chữ, Khởi Tố tuy rất được Hoàng hậu yêu quý nhưng không hề ra vẻ, các cung nữ phần lớn luôn cùng nàng thân thiện. Bọn họ ở ngoài cửa sổ xô đi đẩy lại một hồi mới có một người khẽ hỏi nàng: “Khởi Tố có từng thấy Thái tử điện hạ không?”
Khởi Tố không quen nói dối, sợ vụng miệng nên chỉ lắc lắc đầu. Nhóm cung nữ cùng biết nàng không quen nói nhiều, đều không để bụng, liền cười đùa đi nơi khác.
Chờ các nàng đi xa, Khởi Tố mới đứng dậy đóng cửa sổ lại. đi đến trước cái rương nhẹ giọng nói: “Điện hạ, bọn họ đi hết rồi.”
Lý Thừa Bái liền đẩy nắp rương ra: “Ngạt chết ta.”
Hắn vội vàng bò ra khỏi rương vô tình lại hất ra một quyển trục giấy. Hắn bước vội, một chân giẫm, chân kia lại đá lên trên quyển trục. Quyển trục văng lên nắp rương liền gãy thành hai.
Tiếng vang rất nhỏ nhưng lại khiến Khởi Tố hoảng sợ, liền đẩy Lý Thừa Bái ra, vội vàng nhặt quyển trục lên.
Lý Thừa Bái từ khi sinh ra đến giờ còn chưa bị ai đẩy như vậy, không khỏi tức giận: “Người thật to gan…”
Nói chưa dứt lời, giọng hắn đột nhiên trầm xuống, tuy không bằng lòng nhưng hắn vẫn nhớ mẫu thân lệnh không được bắt nạt Khởi Tố, nên không dám mắng cái cung nữ vô lễ này. Hắn vừa cúi đầu liền thấy Khởi Tố tay run rẩy cầm quyển trục gãy, nước mắt nàng đang không ngừng tuôn.
Lý Thừa Bái đành nói: “Ngươi làm sao thế? Ta, ta ta không có làm gì ngươi hết. Dù ngươi mách mẫu hậu, ta, ta cũng không thừa nhận.”
Khởi Tố vừa khóc vừa nói: “Đây là bảng chữ mẫu của phụ thân nô tỳ.”
Quyển trục này là Hàn Lãng làm ra. Khi Khởi Tố mới vừa học chữ, hắn đã tự tay viết ra cả ngàn chữ, làm mẫu luyện chữ cho nữ nhi. Chữ của Hàn Lãng nổi tiếng khắp thành, rất đẹp và thanh nhã, có thể nói một chữ khó cầu. Đối với Khởi Tố mà nói, đây chính là di vật trân quý của phụ thân nàng. Bây giờ bảo bối lại bị Lý Thừa Bái làm hỏng, tất nhiên vô cùng đau lòng.
Lý Thừa Bái không biết ngọn nguồn, nghe nói là bảng chữ mẫu, không thèm để bụng: “Đừng khóc, đừng khóc, không phải chỉ là bảng chữ thôi sao, kêu phụ thân ngươi viết lại là được.”
Khởi Tố khóc càng thương tâm: “Phụ thân nô tỳ…đã không còn nữa…”
Lý Thừa Bái vò đầu: “Vậy thì…mai ta sẽ đưa ngươi bảng chữ do phụ hoàng ta viết, được không? Đích thân Hoàng đế viết đương nhiên tốt hơn thứ đồ của ngươi nhiều.”
“Nô, nô tỳ không cần,” Khởi Tố thì thào nói, “nô tỳ chỉ muốn phụ thân của nô tỳ thôi.”
Lý Thừa Bái trước nay đều tự cao tự đại, hiếm khi lại khép nép như vậy, cung nữ này cũng thật không hiểu chuyện, không khỏi bực: “Ngươi, ôi, người phiền phức chết mất!” Hắn dậm chân một cái, không muốn nói tiếp với cung nữ không hiểu lý lẽ này. Nhưng chân vừa bước đến cửa, hắn lại vòng lại, ngượng ngùng nói: “Này, ngươi, ngươi đem cái bảng chữ mẫu cho ta, ta nghĩ cách xem có thể đền cho ngươi cái giống vậy không.”
Khởi Tố rơm rớm nước mắt nhìn hắn: “Thật không?”
“Đương nhiên là thật,” Lý Thừa Bái ra vẻ nói, “ta là Thái tử, là Hoàng đế tương lai. Quân vô hí ngôn*, có biết không?”
Khởi Tố chậm rãi ngừng khóc, nửa tin nửa ngờ đem bảng chữ mẫu đã nứt thành hai nửa cho Lý Thừa Bái. Lý Thừa Bái cầm bảng chữ xong liền rời đi. Khi ra đến cửa, đột nhiên thò đầu lại, nghiêm mặt nói với Khởi Tố: “Ngươi không được nói với phụ hoàng và mẫu hậu ta, nếu ta bị phạt sẽ không trả bảng chữ lại cho ngươi đâu.”
– —–
武则天 (唐)
无上甚深微妙法,
百千万劫难遭遇;
我今见闻得受持,
愿解如来真实义
Khai Kinh Kệ
“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa…”
Tạm dịch là:
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe được chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
*Quân vô hí ngôn君無戲言, nghĩa là vua không nói chơi.