Nghiệp Báo Hài Nhi

Chương 19: “ rời khỏi đó đi. “



Alo, bác An phải không ạ..!?

Đầu dây bên kia giọng bà chủ nhà vang lên:

— Ừ, đúng rồi, gọi bác có việc gì vậy cháu..!?

Duy liền nói:

— Dạ, bác có thể đến đây một lúc được không..!? Hình như trên tầng có cái gì lạ lắm bác ạ..!?

Gần như ngay lập tức bà An từ chối với lý do:

— Giờ…giờ này á….Không được rồi cháu ơi, giờ bác phải cơm nước….Thế…thế có chuyện…chuyện gì vậy..!? Nói..nói qua điện thoại không…không được à..!?

Nghe giọng bà An, Duy cảm nhận được ngay bà An có vấn đề. Giọng nói bỗng dưng thay đổi, giọng điệu thì ấp úng. Duy cười:

— Dạ, cũng không có gì nghiêm trọng. Chỉ là cái ống nước trên tầng 3 bị rò rỉ. Cháu phải thông báo gọi bác đến để xem không sau có vấn đề gì thì chết. Vậy mai bác đến xem nhé.

Bà An thở phào một cái rõ mạnh đến mức Duy cũng có thế nghe thấy trong điện thoại:

— Hừm, thôi được rồi…Trưa mai tao đến, có thế thôi mà cứ làm mất thời gian.

Nói xong bà An tắt máy, Duy ngồi dưới phòng khách suy nghĩ. Là một người thông minh, tuy trầm tính nhưng Duy lại có khả năng nắm bắt tâm lý và đọc được tình huống khá tốt. Qua một vài câu nói chuyện phần nào đó Duy nhận ra bà An có chút bối rối, hoảng loạn thậm chí là có phần lo sợ khi mà nhắc đến việc tới ngôi nhà này.

Nhớ lại hôm đầu tiên khi bàn giao nhà cho Duy cùng các bạn. Mặc cho bên ngoài trời mưa to, sấm sét nhưng bà An vẫn chấp nhận đội ô đi về, kết quả ra đến cổng cái ô bị thổi lật ngược khiến bà An ướt hết. Duy còn nhớ bà An vội quăng ô rồi nổ máy xe chạy bay chạy biến. Nhưng lúc đó Duy chỉ nghĩ do trời mưa nên bà An vội vàng. Giờ nhớ lại sự cuống quýt ấy hình như còn là vì một lý do nào khác.

Bớt chợt bên ngoài có giọng thằng Phước:

– – Ê Duy, ra đây tao bảo..?

Duy chạy ra, thấy Phước đang cầm chổi quét sân, vun gọn những chiếc lá rụng xuống từ trên giàn gấc, Duy hỏi:

– – Gọi gì đấy, hôm nay đến lượt mày quét dọn, đừng có gọi tao phụ.

Phước cầm cái chổi chỉ vào gốc cây gấc rồi đáp:

– – Hôm trước mày bảo đem con búp bê vứt đi rồi cơ mà..? Sao giờ nó còn nằm đây..? Nhìn bẩn sợ, mà không vứt đi á rồi thằng Hữu nó lại nhìn thấy xong tưởng là ma.

Duy chạy lại gần, hai mắt mở to Duy nhìn kỹ thì đúng thật bên dưới gốc cây gấc con búp bê rách rưới, bẩn thỉu mà hôm trước thằng Phước cầm lên phòng Hữu lại đang nằm ở đó. Mà lạ lùng ở chỗ chính tay Duy cho con búp bê vào túi rác đem vứt cùng xác con chuột chết thối rữa lúc nhúc giòi bọ ra bãi rác rồi cơ mà..? Vậy tại sao nó lại nằm ở đây, Duy ấp úng nói:

– – Ơ…tao…tao…vứt rồi mà…? Hôm đấy chúng mày còn nhìn thấy tao cho vào túi đem ra bãi rác vứt rồi đấy thôi.

Phước chép miệng ra vẻ bực mình:

– – Nếu vậy thì chỉ có con mèo chết tiệt kia thôi, nó lại tha về đây rồi. Mẹ nó chứ, lại phải đem đi vứt à..?

Vừa làu bàu, Phước vừa nhặt con búp bê bẩn thỉu cho vào túi rác, lần này Phước buộc chặt lại với ý nghĩ buộc như thế này thì con mèo kia sẽ không lục lọi mà tha về được nữa. Phước đem rác đi vứt, còn Duy vẫn đứng đó không hiểu tại sao con búp bê lại quay về chỗ cũ. Chẳng lẽ là do con mèo tha về thật hay sao..?

Không thể nào như thế được, liệu trong việc này còn điều gì bí ẩn. Đang đứng đợi Phước quay về thì có người hàng xóm đi qua, Duy chào lễ phép:

– – Cháu chào bác ạ, bác đi chợ về…

Nhưng lạ thay đáp lại lời chào của Duy thì người hàng xóm kia lại quay mặt bước đi một cách vội vã. Lát sau Phước đi về, gặp Duy trong sân Phước nói:

– – Này, mày có thấy người ở đây khinh khỉnh không..? Mẹ, chào mà đéo thèm cười luôn, xong nãy tao gặp mẹ hai em nhà bên này cũng đi đổ rác, thấy nặng tao bảo để cháu xách hộ một túi mà bà ấy nhìn tao như nhìn thấy ma, bước đi còn vội hơn, vứt xong đi thẳng không nói câu gì..? Kiểu như dân đây không ưa người lạ hay sao đấy..?

Duy im lặng không nói, bởi mới ban nãy Duy cũng gặp trường hợp tương tự như Phước, mọi người xung quanh đây vì một lý do nào đó mà có ác cảm với những người sống trong ngôi nhà này. Càng thêm một chi tiết để cho Duy nhận thấy ngôi nhà mà mình đang ở chắc chắn đang che giấu một điều gì kinh khủng mà bà chủ nhà không muốn nói.

Nhưng mới chỉ là suy đoán nên Duy chưa nói với ai, những người khác có lẽ vẫn chưa cảm nhận được những chuyện lạ lùng nên ai nấy đều vui vẻ. Kể cả Hữu, sau khi được lý giải bởi con búp bê và biết Phước cũng bị dọa sợ gần chết thành ra Hữu gần như là quên béng mất chuyện đêm hôm nhậu trên sân thượng. Sau hôm đó cũng không thấy ai kêu ca chuyện gì cả, trừ việc chiều nay Phước quét sân lại thấy con búp bê nằm ở đó.

Trưa ngày hôm sau, khi mà Duy đang đi xe máy từ trường về nhà, bất chợt Duy thấy ven đường có một cô gái đang lúi húi với chiếc xe đạp. Duy dừng lại định giúp đỡ thì nhận ra đó là cô gái học cấp 3 bên nhà hàng xóm, nhưng hôm nay em ấy chỉ đi một mình, Duy cất lời:

– – Xe em bị tuột xích rồi, để anh lắp lại cho.

Xuống xe máy, đầu vẫn đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang, Duy cặm cụi lắp lại xích xe đạp cho cô gái hàng xóm. Nhưng lắp xong xích thì chiếc xe lại bị trượt cá không đạp được. Từ đây về nhà cũng phải còn 1,5km nữa, Duy nói:

– – Trượt cá thế này phải đem đến chỗ sửa xe thôi em, trên kia có quán sửa xe thi thoảng anh vẫn bơm. Để anh đẩy em lên đó rồi để người ta sửa lại cho, mất 10-20k thôi.

Cô gái vẫn chưa nhận ra đó là Duy nên cúi đầu cảm ơn rối rít rồi để Duy đẩy xe lên đến quán sửa chữa ven đường của một ông bác lớn tuổi. Qua cách nói chuyện với những lời cảm ơn thì Duy thấy cô gái này không hề mất lịch sự, ngược lại còn rất lễ phép, biết điều. Vậy tại sao lúc ở gần nhà, gặp mọi Duy cô ta lại tỏ thái độ như thế..? Xe được ông bác tháo ra để thay bi, lúc này Duy mới bỏ khẩu trang và mũ bảo hiểm ra, cô gái kia nhìn Duy ấp úng:

– – Anh….là….anh à…?

Ngay lập tức cô gái định quay lại dắt xe đi nhưng chiếc xe đang được sửa vẫn chưa xong. Dường như khi nhận ra Duy là người hàng xóm nhà kế bên cô gái đã thay đổi 180 độ, Duy hỏi:

– – Xin lỗi, nhưng em có thể nói chuyện với anh một chút được không.?

Cô gái lắc đầu ;

– – Không, tôi không có gì nói với anh cả…? Sao anh không nói là anh ngay từ đầu..?

Duy vẫn bình tĩnh đáp:

– – Vậy ra đây là cách mà mọi người ở đây đối xử với người giúp mình phải không..?

Câu nói của Duy như động chạm vào lòng tự ái của cô gái, cô ta trả lời:

– – Tôi….tôi….được rồi, anh muốn nói gì thì nói đi….

Duy hỏi bác sửa xe:

– – Xe này sửa bao lâu thì xong hả bác..?

Bác sửa xe ngước lên nói:

– – Chỗ này bẩn quá mà bi mòn hết rồi, bác phải lau sạch, tra dầu rồi thay bi mới thì mới đạp được. Cũng phải 15 phút nữa đấy.

Duy quay lại nói với cô gái:

– – Vậy anh mời em sang quán nước bên đường nói chuyện được không..? Tiện đợi xe luôn, yên tâm anh chỉ hỏi em mấy câu thôi, em có thể trả lời hoặc không, nhưng coi như đây là em giúp lại anh việc ban nãy nếu em không muốn nợ nần. hì.

Ngồi tại quán nước, rót nước ngọt mời cô gái, Duy hỏi luôn vấn đề chính:

– – Đầu tiên anh muốn hỏi em là hình như mọi người trong xóm không ưa mấy đứa bọn anh phải không..? Có phải do bọn anh không phải dân ở đây nên mọi người ghét không..?

Cô gái trả lời:

– – Không phải.

Duy hỏi tiếp:

– – Thế sao em và mọi người lại tỏ thái độ không ưa gì bọn anh, như em đang thể hiện bây giờ vậy..?

Cô gái trả lời ấp úng:

– – Là vì….vì…..Xin lỗi, nhưng tôi không nói được.

Nhìn bộ dạng có phần sợ hãi của cô gái Duy thấy rất lạ, Duy đánh liều hỏi một câu để xem cô ta sẽ tỏ thái độ ra sao:

– – Có phải nhà đó từng có người chết..?

Cô gái sững người một lát, nhưng ngay lập tức trả lời:

– – Không, không có ai chết cả……Anh đừng hỏi nữa, tôi đi sang lấy xe về đây. Chào anh…

Cô gái đứng dậy, đi được mấy bước cô ta quay lại nhìn Duy rồi nói:

– – Cảm ơn anh đã giúp đỡ, tôi chỉ khuyên thật….các anh nên rời khỏi…ngôi nhà…đó đi….


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.