Nếu Còn Có Ngày Mai

Chương 14: Chất vấn



Khi Cố Phong đến Trình gia thì Trình Thiên Lam vẫn chưa về. Gặp được Cố Phong, ông Trình Cẩm Hoa rất vui.

– Ấy Cố Phong, mau ngồi xuống đây đi.

– Vâng.

Cố Phong nở một nụ cười hơi gương ép, ngồi xuống sofa bên cạnh ông Trình Cẩm Hoa.

– À phải rồi, hôm qua cháu cầu hôn Thiên Lam thế nào rồi hả? Có thành công không vậy? Hôm qua bác đi ngủ sớm nên cũng không để ý. Sáng nay lúc dậy thì con bé đã đi làm mất rồi.

– Cháu…

Cố Phong hơi cúi mặt xuống. Ông Trình Cẩm Hoa nhìn thấy, biết ngay là đã xảy ra chuyện.

– Cố Phong, không phải là Thiên Lam đã từ chối lời cầu hôn của cháu rồi chứ? Có đúng như vậy thật không? Nhưng tại sao con bé lại từ chối vậy? Con bé có nói lý do không?

– Bác Trình, chuyện ngày hôm qua cháu cũng bất ngờ lắm, thật sự là chuyện cháu chưa hề nghĩ tới trước đó. Cháu cầu hôn Thiên Lam nhưng cô ấy bảo là cô ấy đã có bạn trai rồi ạ.

– Cái gì?

Chuyện này khiến ông Trình Cẩm Hoa rất bất ngờ. Ông đã nghĩ đến việc Trình Thiên Lam sẽ từ chối Cố Phong nhưng không nghĩ đến chuyện cô lấy lý do là có bạn trai ra để từ chối.

– Mà Cố Phong này, chắc không phải là Thiên Lam biện ra lý do này để từ chối cháu đấy chứ?

– Bác Trình, bác không biết chuyện Thiên Lam đang hẹn hò ạ? Cô ấy vẫn chưa kể cho bác nghe sao?

– Nó nói đang hẹn hò với ai?

– Hôm qua lúc cháu hỏi cô ấy lý do từ chối cháu thì cô ấy nói với cháu là cô ấy đang hẹn hò với Tống Thừa Huân. Cháu cũng nhìn thấy cô ấy đi cùng với Tống Thừa Huân mấy lần rồi.

Ông Trình Cẩm Hoa không nghĩ đến việc này. Lần trước ông có hỏi Trình Thiên Lam nhưng cô chỉ nói cô và Tống Thừa Huân chỉ là bạn bè. Thật không ngờ bây giờ đã trở thành một cặp. Cô là con gái của ông nhưng hẹn hò lại không hề nói cho ông biết.

– Cháu thật sự chắc chắn chuyện Thiên Lam đang hẹn hò với Tống Thừa Huân chứ?

– Cô ấy đã nói với cháu như vậy ạ. Lời nói nghe có vẻ như rất nghiêm túc. Nhưng bác cũng không biết sao?

– Bác mà biết thì bác còn bảo cháu đi cầu hôn Thiên Lam là gì chứ? Để lát nữa con bé về bác sẽ hỏi.

Ông Trình Cẩm Hoa lúc này thật sự không hề vui một chút nào. Không ngờ cô lại đi hẹn hò với Tống Thừa Huân.

…………………………………

Cố Phong vừa rời khỏi Trình gia được khoảng nửa tiếng thì Trình Thiên Lam trở về.

Vào đến phòng khách, Trình Thiên Lam đã thấy ông Trình Cẩm Hoa ngồi sẵn ở phòng khách. Nhìn gương mặt ông lúc này có vẻ rất không tốt, chẳng hiểu đã có chuyện gì xảy ra nữa.

– Thiên Lam, con ngồi xuống đây một lát đã, bố có chuyện quan trọng muốn nói với con. – Bố, rốt cuộc là có chuyện gì vậy? Trông gương mặt bố lúc này có vẻ nghiêm trọng quá.

– Cứ ngồi xuống đi đã.

Ban đầu khi ông Trình Cẩm Hoa nói ra câu này, Trình Thiên Lam không nghĩ đến điều gì cả. Nhưng sau đó nghĩ lại cô mới cảm thấy, dường như bố mình thật sự có chuyện rất quan trọng.

– Có phải là ngày hôm qua con đã từ chối lời cầu hôn của Cố Phong đúng không? Thật sự đã từ chối?

– Cố Phong đã nói cho bố rồi ạ? – Cố Phong còn nói với bố là con đã có bạn trai rồi, và người đó không ai khác chính là Tống Thừa Huân.

Trình Thiên Lam định để sau khi đi công tác về, cô sẽ đưa Tống Thừa Huân đến giới thiệu cho bố biết. Nào ngờ chuyện này đã nhanh chóng vỡ lở và ông Trình Cẩm Hoa đã biết mọi chuyện.

– Nếu Cố Phong đã nói cho bố biết rồi thì con cũng muốn nói thẳng luôn, con và Tống Thừa Huân hiện đang hẹn hò.

– Được bao lâu rồi?

– 1 tháng ạ.

– 1 tháng?

Ông Trình Cẩm Hoa thở dài mệt mỏi, thật không nghĩ đến Trình Thiên Lam lại thật sự hẹn hò với Tống Thừa Huân.

– Bố, con biết là bố không thích Thừa Huân, nhưng bố đã gặp anh ấy đâu mà biết là bố sẽ mãi ghét anh ấy? Thừa Huân có rất nhiều ưu điểm, con chắc chắn là tiếp xúc với anh ấy rồi, bố sẽ thích anh ấy thôi, cũng giống như hiện tại bố thích Cố Phong vậy.

– Nhưng Thiên Lam à, Tống Thừa Huân không phải là người đàn ông để con gửi gắm hạnh phúc cả đời được đâu.

– Mặc dù con vẫn chưa tính đến chuyện xa hơn với Thừa Huân nhưng bố à, trong mắt phụ nữ, anh ấy chắc chắn sẽ là một người chồng tốt. Tại sao bố lại không nghĩ như vậy chứ?

Thấy Trình Thiên Lam có vẻ rất kiên quyết, ông Trình Cẩm Hoa lắc đầu chán nản nói:

– Thế con yêu Tống Thừa Huân ở điểm gì? Con nói Tống Thừa Huân tốt, nhưng Cố Phong còn tốt hơn đấy. Con có biết là để chuẩn bị cho buổi cầu hôn con hôm qua, thằng bé đã tốn bao nhiêu công sức không hả? Nó thành tâm muốn lấy con làm vợ mà con nỡ từ chối như vậy sao?

– Nhưng mà hiện nay con đang hẹn hò với Thừa Huân bố à. Hơn nữa con không yêu Cố Phong thì làm sao con có thể nhận lời kết hôn với anh ấy được. Kết hôn với nhau rồi làm khổ nhau suốt đời sao ạ?

Thấy ông Trình Cẩm Hoa không nói gì thêm nữa, Trình Thiên Lam liền tiếp tục nói:

– Bố, bố chưa gặp Thừa Huân thì đừng vội phán xét anh ấy như vậy chứ ạ? Con định sau khi con trở về từ thành phố T sẽ đưa Thừa Huân đến gặp mặt bố. Con vẫn luôn tin là sau khi gặp Thừa Huân rồi, bố sẽ xóa bỏ mọi định kiến ban đầu về anh ấy, chấp nhận việc chúng con hẹn hò.

– Nói chung là ngoài Cố Phong ra, bố sẽ không chấp nhận ai khác làm con rể của bố.

Cái tính cố chấp này của ông Trình Cẩm Hoa khiến cho Trình Thiên Lam rất bực mình. Cô nói:

– Vậy bố có thể nói cho con lý do tại sao mà bố cứ phản đối con với Thừa Huân như vậy không? Tại sao bố lại không thích anh ấy?

– Không thích thì là không thích thôi, cần gì phải đưa ra lý do chứ? Con cứ lấy Cố Phong thì sẽ chẳng có chuyện gì.

– Không yêu nhau thì kết hôn làm gì chứ ạ? Thế ngày xưa bố và mẹ kết hôn là hôn nhân không tình yêu ạ?

– Con…

Câu nói của Trình Thiên Lam khiến ông Trình Cẩm Hoa không nói được gì thêm nữa.

Đây là lần đầu tiên hai bố con họ lại tranh cãi đến mức này chỉ vì một người đàn ông. Nhưng Trình Thiên Lam lại không thể chịu được khi ông Trình Cẩm Hoa cứ giữ cái tính vô lý này.

– Con xin lỗi. Nhưng mà bố, bố đừng chỉ nhìn bề ngoài mà phán đoán như vậy. Hay là bố cho rằng gia thế của Thừa Huân không xứng với gia đình mình? Anh ấy tuy là cô nhi nhưng mà…

– Con à, con muốn kết hôn, đúng thật là cần phải tìm một người có gia thế tương xứng. Và Tống Thừa Huân không đạt.

– Con không biết, nói chung là con vẫn đang hẹn hò với Thừa Huân và càng không thể nhận lời cầu hôn của Cố Phong được. Vài ngày nữa con sẽ đưa Thừa Huân đến giới thiệu với bố.

Ông Trình Cẩm Hoa vẫn nhíu mày lại, tỏ ý không muốn nhún nhường:

– Bố sẽ không gặp cậu ta đâu.

– Bố thật quá đáng. Con không nói chuyện với bố nữa, con lên phòng đây, bố đi nghỉ sớm đi.

– Thiên Lam…

Ông Trình Cẩm Hoa không nói được thêm gì thì Trình Thiên Lam đã cầm theo túi xách đi lên phòng.

………………………………

Trở về phòng, Trình Thiên Lam lập tức thu xếp hành lý cho vào vali. Đúng lúc này, ông Trình Cẩm Hoa đi vào và nhìn thấy cảnh này. Ông vội vàng tiến lại gần chỗ Trình Thiên Lam, hỏi:

– Không phải bố vừa nói có mấy câu mà con đã quyết định bỏ nhà ra đi đấy chứ hả? Học cách này ở đâu thế?

Trình Thiên Lam vẫn loay hoay cho quần áo và một số vật dụng vào vali, chỉ nói chứ không nhìn bố của mình:

– Bố hiểu nhầm rồi, con không có ý định bỏ nhà ra đi chỉ vì chuyện bố phản đối con và Thừa Huân. Ngày mai con phải đến thành phố T công tác. Nhưng mà, bố nhắc chuyện này con mới nhớ.

Lúc này, Trình Thiên Lam mới đứng thẳng người lên, nói tiếp:

– Bố bảo là bỏ nhà ra đi, con nghĩ lại thấy cách này cũng được lắm đấy chứ. Bố thấy thế nào?

– Con nhóc này, thật sự muốn bỏ nhà đi sao?

– Con không có ý như vậy. Con chỉ muốn bố sẽ suy nghĩ lại chuyện của con và Thừa Huân thôi.

Ông Trình Cẩm Hoa hơi nhíu mày lại, nói:

– Được rồi, chuyện của con và Tống Thừa Huân, bố sẽ suy nghĩ lại. Nhưng tốt nhất là con đừng có chơi cái trò bỏ nhà ra đi đấy.

– Con biết rồi.

– Ừ, thế ngày mai mấy giờ con lên máy bay?

– 8 giờ sáng ạ.

Ông Trình Cẩm Hoa gật đầu, vỗ nhẹ lên vai của Trình Thiên Lam:

-Nếu đã đi sớm như vậy thì bây giờ con cũng nghỉ ngơi đi.

– Con biết rồi, bố cũng đi nghỉ đi.

Nói xong, ông Trình Cẩm Hoa rời khỏi phòng của Trình Thiên Lam. Ông cảm thấy mệt mỏi vì không biết nên giải quyết chuyện của Trình Thiên Lam ra sao nữa. Ông không thích Tống Thừa Huân một chút nào.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.
Nếu Còn Có Ngày Mai

Chương 14



“Thế là xong hai kẻ, Tracy”. Ernestine Littlechap cười giòn tan. “Ngoài phố người ta xì xào rằng ông bạn luật sư Perry Pope của cô không còn hành nghề luật nữa rồi. Ông ta đã gặp một tai nạn vô cùng đáng tiếc”.

Họ đang nhấm nháp bánh với cà phê sữa trong một tiệm cà phê nhỏ trên phố Royal.

Ernestine cười khúc khích nói. “Cô thật có cái đầu, cô bé ạ. Thế cô không làm ăn cùng với tôi à?”.

“Cảm ơn, chị Erllestine. Tôi còn có những kế hoạch khác”.

Ernestine sốt sắng hỏi. “Tiếp theo là kẻ nào vậy?”.

“Lawrence. Thẩm phán Henry Lawrence”.

Henry Lawrence bắt đầu sự nghiệp của ông ta từ chỗ là một viên luật sư tỉnh lẻ ở Leesvilla, Louisiana. Ông ta có rất ít năng khiếu về luật. Thế nhưng lại có hai thứ quan trọng:

Diện mạo gây ấn tượng, và rất uyển chuyển về mặt đạo lý.

Tnết lý của ông ta là coi luật pháp như một cái cần câu mảnh mai để cớ thể uốn cong sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Tâm niệm điều đó, trong đầu, thì việc ông ta hành nghề phát đạt với một nhóm khách hàng đặc biệt chỉ sau khi chuyển đến New Orleans ít lâu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Ông ta từ chỗ nhận những vụ vi phạm nhỏ nhặt, tai nạn giao thông đến chỗ nhận giải quyết những vụ vi phạm lớn và những trọng án, trọng tội và cho tới lúc ông ta đã là một chuyên gia trong việc mua chuộc bồi thẩm đoàn, làm mất uy tín các nhân chứng, và hối lộ ai là người có thể giúp mình trong kiện tụng. Nói tóm lại ông ta là một kiểu người ưa thích của Anthony Órsatti, và hai kẻ này gặp nhau là điều không tránh khỏi. Đó là một cuộc hôn nhân trên thiên đường của Mafia.

Lawrence trở thành người phát ngôn của gia đình Orsatti, và khi thời cơ đến, Orsatti đã đưa ông ta vào cái ghế thẩm phán tòa án.

“Tôi không biết là cô sẽ làm cách nào để trừ khử lão thẩm phán này”.

Ernestine nói. “Lão ta giàu có, nhiều thế lực và không thể nào đụng tới được”.

Lão ta giàu có và nhiều thế lực”, Tracy đáp. “Thế nhưng không phải là không thể nào đụng tới được”.

Tracy tính toán kế hoạch của mình, song khí gọi điện tới phòng làm việc của thẩm phán Lawrence thì thấy ngay là phải thay đổi nó.

“Xin cho tôi nói chuyện với thẩm phán Lawrence”.

Một cô thư ký trả lời. “Rất tiếc, thẩm phán Lawrence không có ở đây”.

“Liệu khi nào ông ấy trở về?”.

“Thực sự là tôi không thể nói trước”.

“Có việc rất quan trọng. Sớm mai ông ấy có ở đấy không “Không. Thẩm phán Lawrence hiện không có trong thành phố”.

“Ôi, Liệu tôi có thể tìm được ông ấy ở đâu?”.

“Tôi sợ rằng điều đó là không thể được. Ngài đang ở nước ngoài”.

Tracy phải cố giấu vẻ thất vọng trong giọng nói. “À! ra vậy. Cho phép tôi hỏi ở đâu được không?”.

“Ngài đang ở châu Âu, tham dự một hội nghị luật gia quốc tế”.

“Thật đáng tiếc”. Tracy nói.

“Xin cho biết ai gọi vậy?”.

Đầu óc Tracy tính toán rất nhanh. “Tôi là Elizabeth Rowane Dastin, chủ tịch phân hội miền Nam của Hội luật gia Mỹ. Chúng tôi sẽ tổ chức buổi lễ trao giải thưởng hàng năm tại New Orleans vào ngày hai mươi tháng này, và đã chọn thẩm phán Henry Lawrence là nhân vật nổi tiếng nhất trong năm của chúng tôi”.

“Thật là tuyệt”. Cô thư ký nói. “Song tôi sợ rằng lúc đó ngài vẫn chưa trở về được”.

“Thật đáng buồn. Chúng tôi đều trông chờ được nghe một bài diễn văn của ông ấy. Ủy ban lựa chọn của chúng tôi đã nhất trí chọn thẩm phán Henry Lawrence đấy”.

“Ngài sẽ thật thất vọng nếu lỡ dịp này”.

“Vâng. Tôi chắc cô cũng biết đây là một vinh dự lớn.

Một số thẩm phán lừng danh nhất của chúng ta đã được trao giải thưởng trong quá khứ. Đợi một chút. Tôi có ý kiến thế này. Cô éo nghĩ rằng ông thẩm phán sẽ có thể ghì băng một bài đáp từ cho chúng tôi không – một vài lời cảm ơn chẳng hạn”.

“Ồ tội tôi thật không thể nói. Ngài có một chương trình rất bận”.

“Sẽ có rất nhiều tin tức trên báo chí và truyền hình quốc gia đấy”.

Có một chút im lặng. Thư ký của thẩm phán Lawrence biết rõ là ông ta thích được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự thực thì theo chỗ cô biết, chuyến đi hiện nay của ông ta dường như chủ yếu nhằm vào mục đích đó.

Cô ta nói, “Có thể ngài sẽ dành ra được thời gian để ghi lại ít lời cho chị. Tôi có thể hỏi ngài về việc này”.

“Ổi, thế thì thật tuyệt vời”. Tracy khuyến khích. “Tất cả buổi tối của chúng tôi là ở việc đó”.

“Chị có muốn ngài phát biểu ý kiến về một điều gì cụ thể không?”.

“Ồ, dứt khoát là thế rồi. Chúng tôi mong ông ấy nói về” Giọng nàng tỏ ra lưỡng lự. “Tôi sợ rằng sẽ hơi phức tạp một chút. Nếu tôi có thể trực tiếp giải thích với ông ấy thì tốt quá”.

Một chút im lặng nữa. Cô thư ký gặp một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Cô đã được lệnh không được để lộ hành trình của sếp. Mặt khác, rất có thể ông thẩm phán sẽ mắng cô nếu vì cô mà ông ta lỡ mất dịp nhận một giải thưởng quan trọng như thế này.

Cô ta nói. “Thực ra tôi không được phép đưa ra bất kỳ một thông tin nào song tôi tin rằng ngài sẽ bằng lòng cho phép có một ngoại lệ vì một vấn đề mang tính uy tín như thế này. Chị có thể liên lạc được với ngài ở Matxcơva, tại khách sạn Rossia. Ngài sẽ ở đó trong suốt năm ngày tới và sau đó thì …”.

“Tuyệt diệu. Tôi sẽ liên lạc với ông ấy ngay. Cảm ơn cô nhiều.

“Cảm ơn chị, chị Dastin”.

Các bức điện đã được gửi tới cho thẩm phán Henry Lawrence ở khách sạn Rossia, Matxcơva. Bức điện thứ nhất viết:

CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THẨM VẤN LẦN TỚI GIỜ ĐÂY ĐÃ ĐƯỢC DÀN XẾP. XÁC ĐỊNH NGÀY THUẬN TIỆN THỂ THEO YÊU CẦU XẾP CHỖ. BORIS.

Bức điện thứ hai tới ngày hôm sau, viết:

THÔNG BÁO VỀ TRỤC TRẶC CỦA SƠ ĐỒ HÀNH TRÌNH CHUYẾN BAY CỦA EM GÁI BẠN VỀ MUỘN, SONG HẠ CÁNH AN TOÀN. MẤT HỘ CHIẾU VÀ TIỀN. CÔ ẤY SẼ ĐƯỢC ĐƯA VÀO KHÁCH SẠN THỤY SĨ HẠNG NHẤT, SẼ THU XẾP TÀI KHOẢN SAU. BORIS.

Bức điện sau cùng viết:

EM GÁI BẠN SẼ CỐ GẮNG LIÊN HỆ VỚI SỨ QUÁN MỸ ĐỂ LẤY HỘ CHIẾU TẠM THỜI. CHƯA CÓ THÔNG TIN GÌ VỀ THỊ THỰC MỚI

NGƯỜI THỤY SĨ LÀM CHO NGƯỜI NGA CÓ VẺ THÁNH THẦN LẮM.

SẼ ĐƯA EM GÁI BẠN BẰNG TÀU BIỂN TRỞ VỀ VỚI BẠN NHANH NHẤT. BORIS.

Cơ quan an ninh của Liên Xô đã đợi xem còn bức điện nào nữa không, và khi thấy đã hết họ bèn bắt giữ thẩm phán Lawrence.

Cuộc thẩm vấn kéo dài mười ngày đêm.

“Ông gửi thông tin cho ai?”.

“Thông tin nào? Tôi không hiểu các ông nói gì?”.

“Chúng ta đang nói về các đồ án. Ai giao cho ông các đồ án đó?”.

“Đồ án nào?”.

“Đồ án về các tàu ngầm nguyên tử Xô-viết”.

“Các ông điên rồi. Tôi biết gì về các tàu ngầm Xô viết “Đó là cái mà chúng tôi sẽ tìm ra. Ông có những cuộc họp mặt bí mật với ai?”.

“Cuộc họp bí mật nào? Tôi không có gì bí mật cả”.

“Được Vậy nói xem ai là Boris?”.

“Boris, ai cơ?”.

“Người chuyển tiền vào tài khoản ở Thụy Sĩ của ông ấy mà”.

“Tài khoản Thụy Sĩ nào?”.

Họ bực bội. Họ nói vào mặt ông ta rằng. “Ông là một thằng ngốc bướng bỉnh. Chúng tôi sẽ công bố rõ về ông, và tất cả những người Mỹ làm gián điệp khác mưu toan phá hoại Tổ quốc chúng tôi”.

Cho tới khi đại sứ Mỹ được phép tới thăm thì thẩm phán Henry Lawrence đã sút tới tám cân, không còn nhớ nổi lần cuối cùng được ngủ là khi nào, và ông ta chỉ còn là một cơ thể tàn tạ, run rẩy.

“Tại sao họ lại xử sự thế này với tôi hả?” Ông ta rên rỉ.

“Tôi là một công dân Mỹ. Tôi là một thẩm phán. Vì Chúa, hãy đưa tôi ra khỏi đây”.

“Tôi đang làm mọi thứ có thể”. Viên đại sứ bảo đảm.

Ông bị sốc với dáng vẻ của Lawrence. Chính ông đã đón thẩm phán Lawrence và các thành viên cùng đi khi họ tới đây, hai tuần lễ trước. Người đàn ông mà đại sứ gặp khi đó không hề giống cái con người quy luy, rúm ró đang phủ phục trước mặt ông này.

Lần này người Nga họ mưu tính cái quỷ quái gì thế không biết” Ông đại sứ băn khoăn. Ông thẩm phán cũng như mình, không phải là một điệp viên. Rời ông gượng gạo nghĩ, cho rằng mình đã có thể có một chứng cứ rõ ràng hơn.

Ổng đại sứ đòi gặp người đứng đầu Bộ Chính trị Liên Xô và khi yêu cầu này bị khước từ, ông đành nhận lời gặp một trong số các bộ trưởng.

“Tôi buộc phải đưa ra lời phản kháng chính thức”, ông đại sứ giận dữ tuyên bố. “Sự đối xử của đất nước ông với thẩm phán Henry Lawrence là không thể chấp nhận được.

“Gọi một người như ông ta là gián điệp thì thật là lố bịch”.

“Nếu như ông đã nói xong rồi”, vị bộ trưởng lạnh lùng đáp “Xin mời ông xem những thứ này”.

Ông ta đưa những bản sao các bức điện cho ông đại sứ.

Ông đại sứ đọc rồi nhìn lên, lúng túng. “Có gì sai trái đâu? Chúng hoàn toàn vô tội”.

“Thực vậy sao? Có thể ông nên đọc lại một lần nữa. Đã giải mã”. Ông ta trao cho ông đại sứ một bản sao khác của những bức điện. Các từ khóa đều được gạch dưới.

CUỘC HỌP CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN LẦN TỚI ĐÃ ĐƯỢC DÀN XẾP. XÁC ĐỊNH NGÀY THUẬN TIỆN THỂ THEO YÊU CẦU XÊP CHỖ BORIS.

THÔNG BÁO VỀ TRỤC TRẶC CỦA SƠ ĐỒ HÀNH TRÌNH, CHUYẾN BAY CỦA EM GÁI BẠN VỀ MUỘN, SONG HẠ CÁNH AN TOÀN MẤT HỘ CHIẾU VÀ TIỀN. CÔ ẤY SẼ ĐƯỢC ĐƯA VÀO KHÁCH SẠN THỤY SĨ HẠNG NHẤT. SẼ THU XẾP TÀI KHOẢN SAU. BORIS.

EM GÁI BẠN SẼ CỐ GẮNG LIÊN HỆ VỚI SỨ QUÁN MỸ ĐỂ LẤY HỘ CHIẾU TẠM THỜI. CHƯA CÓ THÔNG TIN GÌ VỀ THI THỰC MỚI.

NGƯỜI THỤY SĨ LÀM CHO NGƯỜI NGA CÓ VẺ THẦN THÁNH LẮM.

SẼ ĐƯA EM GÁI BẠN BẰNG TÀU BIỂN TRỞ VỀ VỚI BẠN NHANH NHẤT. BORIS.

Mình thật xấu hổ, ông đại sứ nghĩ thầm.

Báo chí và công chúng bị ngăn không được tham dự phiên tòa. Bị cáo vẫn tiếp tục bướng bỉnh, tiếp tục phủ nhận việc ông ta đang hoạt động gián điệp ở Liên Xô. Pbía tòa đã hứa khoan hồng nếu ông ta tiết lộ các cấp chỉ huy của mình và thẩm phán Lawrence sẵn sàng đổi tất cả để có thể làm được điều đó, song đáng tiếc, ông ta không thể.

Ngày hôm sau báo Pravđa đăng một mẩu tin ngắn về phiên tòa, thông báo rằng thẩm phán Henry Lawrence, một điệp viên Mỹ tai tiếng, đã bị buộc tội làm gián điệp và bị kết án 14 năm lao động khổ sai ở Sibêri.

Cộng đồng tình báo Mỹ rối trí lên vì vụ Lawrence.

Những lời xì xầm lan đi trong nội bộ CIA, FBI, cơ quan mật vụ và Bộ Tài chính.

CIA nói. “Ông ta không phải là người của chúng tôi. Có thể là người của Bộ Tài chính”.

Bộ Tài chính công bố không hề biết gì về vụ này.

“Không, thưa các ngài, Lawrence không phải là người của chúng tôi. Có thể bọn FBI khốn kiếp lại xía vào lãnh vực này một lần nữa”.

“Chưa bao giờ nghe nói về ông ta”. FBI tuyên bố. “Có thể là Bộ Ngoại giao, hoặc DIA sử dụng ông ta”.

Cục tình báo Quốc phòng DIA cũng mò mẫm như mấy cơ quan kia, thận trọng ra thông cáo “Miễn bình luận”.

Mỗi cơ quan trong cộng đồng tình báo Mỹ đều tin rằng một trong số các cơ quan kia đã phái thẩm phán Henry Lawrencera nước ngoài.

“Quả thật tôi khâm phục lòng dũng cảm của ông ta”, ông giám đốc CIA nói.

“Ông ta thật cứng cựa, không hề thú nhận và không hề chỉ ra một cái tên nào khác. Nói thực là tôi mong muốn có nhiều người như thế nữa”.

Mọi chuyện đang diễn biến rất xấu đối với Orsatti, và lão trùm đã không thể hiểu nổi vì sao. Lần đầu tiên trong đời vận may rời bỏ lão. Đầu tiên là sự đào tẩu của Joe Romano, rồi đến Perry Pope và giờ đây lại mất nốt tay thẩm phán. Họ chính là nhóm nòng cất trong bố máy của Orsatti, những người mà lão phải dựa vào.

Joe Romano là một trụ cột trong tổ chức của lão, và lão đã không tìm được ai để thay thế hắn. Việc điều hành công việc trở nên luộm thuộm và xuất hiện những lời phàn nàn từ những kẻ trước đây chưa bao giờ dám phàn nàn. Đã có dư luận rằng Tony Orsatti đang trở nên già cả, lú lẫn, rằng lão không còn có thể duy trì trật tự trong đám tay chân, rằng tổ chức của lão đang tan rã.

Cọng rơm cuối cùng là một cú điện thoại gọi đến từ New Jersey.

“Chúng tôi nghe nói ông bạn đang có chút rắc rối ở đó, Tony. Chúng tôi muốn giúp đỡ ông”.

“Tôi không gặp rắc rối gì hết”, Orsatti nổi giận. “Quả là có một vài vấn đề gần đây, song chúng đã được giải quyết”.

“Đó không phải là điều chúng tôi được nghe, Tony. Có tin rằng, khu vực của ông đang trở nên lung tung, không có ai kiểm soát cả”.

“Tôi kiểm soát”.

“Có thể là quá nặng đối với ông. Có thể là ông đã làm việc quá mệt mỏi. Có lẽ ông nên nghỉ ngơi một chút”.

“Đây là khu vực của tôi. Không ai có thể giật nó khỏi tay tôi cả”.

“Này Tony, ai nói tới chuyện giật nó khỏi tay ông nhỉ?

Chúng tôi chỉ muốn giúp đỡ. Các gia đình ở miền Đông này đã nhóm họp và quyết định gửi dăm người của chúng tôi xuống đó để chìa ra cho ông một bàn tay bé nhỏ. Như vậy chẳng có gì là sai quấy giữa những bạn bè cũ, phải không nào?”.

Ernestine đã chuẩn bị món tôm cho bữa ăn chiều và nó đang âm lên trên bếp trong khi cô ta và Tracy đang chờ Al trở về. Cái nóng ngột ngạt của tháng Chín đã làm cho thần kinh của mọi người trở nên bức bối, bởi vậy khi mà Al bước vào căn phòng hẹp thì Ernestine gào lên. “Quỷ tha ma bắt, anh đi đâu đấy?

Đồ ăn trên bếp đang cháy rồi kia kìa, cả tôi cũng vậy nữa”.

Thế nhưng Al không để ý vì tâm trạng đang quá phấn chấn. “Tôi quả có bận một chút và hãy đợi nghe tôi nói đây này”. Anh ta quay sang Tracy. “Bọn Maphia miền Đông đã động đến Anthony Orsatti rồi”. Khuôn mặt anh ta rạng lên. “Cô đã quật ngã cái đồ chó đẻ đó”. Anh ta nhìn vào mắt Tracy và nụ cười bỗng tắt ngấm. “Cô không thấy hạnh phúc à, Tracy?”.

Một từ lạ lẫm, Tracy thầm nghĩ. Hạnh phúc, nàng đã quên mất nghĩa thực của từ đó và băn khoăn liệu mình có còn bao giờ thấy hạnh phúc nữa không, liệu nàng có còn bao giờ có được cảm xúc bình thường nữa không. Đã từ lâu lắm rồi, mọi ý nghĩ của nàng đều tập trung vào việc báo thù những kẻ đã hãm hại mẹ con nàng. Và lúc này thì mọi việc đã gần xong, trong nàng chỉ còn lại một nỗi trống trải.

Sáng hôm sau, Tracy dừng chân trước một quầy bán hoa. “Tôl muốn gửi một ít hoa tới viếng Anthony Orsatti.

Một vòng hoa tang gồm hoa cẩm chướng trắng với một dải băng lớn. Tôi muốn trên dải băng có dòng chữ “HÃY AN NGHỈ”. Nàng viết một tấm thiếp CON GÁI CỦA DORIS WHITNEY GỬI VIẾNG.

PHẦN THỨ BA


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.