Nếu Còn Có Ngày Mai

Chương 11: Hẹn hò thật thú vị



Cuối tuần, Tống Thừa Huân và Trình Thiên Lam bắt đầu lần đầu tiên đi chơi cùng nhau sau khi chính thức hẹn hò. Vì không muốn để bố biết nên Trình Thiên Lam nói là tổ chức đi chơi cùng hội bạn của Diêu Hiểu Linh. Cũng may là Diêu Hiểu Linh đã trở về thành phố B nên cô mới có thể viện ra được cái cớ này.

Trình Thiên Lam đạp xe đến chung cư của Tống Thừa Huân thì đã thấy anh đang chờ sẵn ở đấy.

– Thiên Lam, em mang gì mà nhiều thế?

– Đồ ăn em đặt sẵn ở nhà hàng với mua ở bên ngoài. Anh cũng biết mà, em ở nhà được cưng chiều thành hư, không biết nấu ăn. Sợ anh không chuẩn bị nên em chỉ có thể đi mua.

– Chắc chúng ta ăn không hết rồi. Hôm nay anh cũng chuẩn bị một chút.

Trình Thiên Lam nhìn sang túi đồ trong tay của Tống Thừa Huân, liền bật cười hỏi anh:

– Anh nhờ người giúp việc chuẩn bị giúp hả?

– Không, nhà anh không có người giúp việc.

– Lần trước lúc anh đi xem mắt có nói, thế mà em tưởng nhà anh có người giúp việc. Nhưng mà đồ này là anh mua hay tự làm vậy?

– Tự làm. Anh ở có một mình nên cũng phải tự biết cách chăm sóc cho bản thân. Đừng có coi thường, tài nấu nướng của anh không tệ đâu.

Đến hôm nay Trình Thiên Lam mới biết, hóa ra người bạn trai này của cô còn biết nấu nướng. Anh thật sự có rất nhiều ưu điểm. Có lẽ bố cô sẽ thích những ưu điểm này của anh.

– Được rồi, chúng ta mau đi thôi, nếu không lại muộn bây giờ.

Sau đó, Tống Thừa Huân đạp xe đi trước, Trình Thiên Lam cũng nhanh chóng đuổi theo anh.

……………………………

Cả một buổi sáng chơi rất vui vẻ ở ngoại ô, cuối cùng cả Tống Thừa Huân và Trình Thiên Lam đều dừng lại ở một chỗ vắng người để chuẩn bị cho bữa trưa. Tống Thừa Huân lấy trên rỏ xe mảnh vải khá lớn mà anh đã chuẩn bị sẵn dùng để ngồi. Thấy vậy, Trình Thiên Lam hỏi:

– Ngạc nhiên quá, không ngờ anh chuẩn bị cả những thứ này nữa. Vì chưa đi dã ngoại thế này bao giờ nên em cũng chẳng biết nên chuẩn bị những gì ngoài đồ ăn cả.

– Em chưa từng đi dã ngoại sao?

Nghe thấy Trình Thiên Lam nói thế, Tống Thừa Huân cũng cảm thấy khá bất ngờ. Trình Thiên Lam từng nói, bố của cô rất chiều chuộng cô, không có khả năng ông ấy không cho cô làm những việc mình thích.

Thấy được vẻ ngạc nhiên của Tống Thừa Huân, Trình Thiên Lam mỉm cười gật đầu nói:

– Không tin đúng không? Nhưng đó lại là sự thật đấy. Sau khi em sang Nhật Bản thì toàn chú tâm vào việc học hành, rất ít quan tâm đến việc đi chơi. Khi về nước rồi thì lại chăm chú vào công việc, lại càng không có thời gian nghĩ đến việc này. Nhưng dù sao cũng cảm ơn anh, hôm nay anh đã cho em một ngày rất vui, rất có ý nghĩa.

– Nếu như em thích thì sau này khi có thời gian rảnh chúng ta lại đi chơi như thế này, được không?

– Được.

Tống Thừa Huân mỉm cười nhìn Trình Thiên Lam, nói:

– Mau ăn trưa thôi, anh đói quá rồi. Mà hôm nay em đã chuẩn bị được những món đồ ăn gì vậy?

Trình Thiên Lam mở hộp đựng đồ ăn ra, bên trong có bánh mỳ kẹp, pizza, hamburger. Tống Thừa Huân bật cười:

– Wow… Em mua cũng nhiều thứ đấy. Nhưng toàn những món khô như thế này mà em không chuẩn bị thêm nước à?

– Thì em quên mất. Đến khi gặp anh thì em thấy trên rỏ xe của anh có sẵn nước rồi nên em cũng chẳng đi mua nữa. Được rồi, anh mau cho em xem hôm nay anh đã nấu những món gì đi. Em tò mò quá.

Khi Tống Thừa Huân mở hộp đồ ăn do anh chuẩn bị ra, Trình Thiên Lam chỉ có thể cười trừ ngượng ngùng. Ngoài những món ăn trưa ra, anh còn chuẩn bị thêm cả hoa quả và còn gọt sẵn nữa chứ. Con gái như cô mà còn chẳng được tỉ mỉ như anh. Tự dưng Trình Thiên Lam cảm thấy hơi tự ti.

– Em làm sao thế?

– Thừa Huân, em nói này, cô gái nào mà lấy được anh thì thật sự quá hạnh phúc rồi. Anh làm mọi việc đều kỹ lưỡng và chi tiết như vậy à?

– Từng có tâng bốc anh lên như thế. Nếu như em sống một mình như anh thì em cũng sẽ phải tự chăm sóc bản thân mình chu đáo thôi. Em chẳng từng bảo còn gì, bố em chiều chuộng em quá thể, trong nhà còn có cả người giúp việc nên em chẳng phải làm bất cứ việc gì cả.

– Anh làm em cảm thấy tự ti quá.

Ăn những món mà Tống Thừa Huân làm, Trình Thiên Lam cảm thấy nếu anh đi học trở thành đầu bếp thì chắc chắn sẽ thành công.

– Em thấy ngoài nghề luật sư này, anh nên mở thêm một nhà hàng rồi tự mình làm đầu bếp chính đi.

– Thôi đi, em thấy ngon nhưng chắc gì người khác đã thấy thế chứ. Lưu Cảnh Dương từng chê đồ anh nấu chẳng ra gì.

– Là anh ta không biết thưởng thức thôi. Nhưng mà thật sự, món anh nấu quá ngon, rất hợp khẩu vị của em.

– Vậy thì ăn nhiều vào.

Bữa trưa của họ cũng nhanh chóng trôi qua, Trình Thiên Lam nhìn lại hộp đồ ăn của Tống Thừa Huân đã hết sạch, đa phần đều là cô ăn. Tống Thừa Huân chỉ ăn một ít rồi chuyển sang ăn pizza mà cô mua.

Vừa ngồi ăn hoa quả, Trình Thiên Lam vừa quay sang hỏi Tống Thừa Huân:

– Thừa Huân, em vẫn chưa được nghe anh kể nhiều về gia đình anh. Kể cho em nghe đi.

– Chuyện của anh nhàm chán lắm.

– Nếu chuyện của anh mà nhàm chán thì chuyện của em chẳng ai muốn nghe đâu. Kể thử đi.

Tống Thừa Huân mỉm cười, nói:

– Bảy năm trước anh bị tai nạn mất trí nhớ, những ký ức của anh cũng từ đó mà mất hết. Sau đó anh gặp được Vương Bằng, một người bạn ở cùng phòng ký túc xá thời đại học và nghe cậu ấy kể một số chuyện của anh ngày trước. Khi ấy anh mới biết anh là cô nhi và từng sống trong cô nhi viện. Vì thế nên anh đã đi khắp cả thành phố B để tìm ra cô nhi viện mà ngày xưa anh đã từng ở. Qua đó mà anh mới biết bố mẹ anh mất từ khi anh 3 tuổi, vì anh không có họ hàng thân thích nên một người hàng xóm đã đưa anh vào cô nhi viện.

Tống Thừa Huân kể đến đây thì ngừng lại. Trình Thiên Lam thấy vậy cũng mím môi nói:

– Thật không ngờ cuộc sống tuổi thơ của anh lại như thế. Nếu em biết về anh sớm hơn thì có lẽ em đã trân trọng tuổi thơ của mình hơn. – Vương Bằng còn nói, dù anh khi ấy đang học năm cuối nhưng vẫn cùng hẹn hò với Trình Gia Nghi. Cậu ta cũng không biết vì sao mà anh lại cùng Gia Nghi hẹn hò. Chỉ là nghe bạn của cô ấy nói, cô ấy đã đi tỏ tình với anh và anh đã đồng ý.

– Cô gái tên Gia Nghi ấy đi tỏ tình với anh sao? Cô ấy có vẻ dũng cảm nhỉ? Còn em thì chắc em chẳng dám đi tỏ tình như thế đâu.

Tống Thừa Huân lại trầm ngâm một hồi rồi mới nói:

– Những người bạn của anh đều nói, anh và Gia Nghi yêu nhau đến mức còn tính đến chuyện kết hôn nữa. Nhưng không hiểu làm sao vào hôm anh gặp tai nạn, Gia Nghi cũng biến mất luôn. Trong 7 năm qua, anh chưa từng gặp cô ấy, cũng không biết tin tức gì về cô ấy cả.

– Yêu đến mức muốn kết hôn mà lại biến mất một cách không rõ ràng ư? Chuyện của anh nghe giống như ngôn tình ngoài đời thực ấy.

– Có lẽ chỉ có mỗi mình em nghĩ chuyện của anh là ngôn tình. Đám bạn của anh đều bảo đó là bi kịch đấy. Nhưng mà dù thế nào thì bây giờ anh cũng đã quên những chuyện đó rồi. Cuộc sống 7 năm qua của anh vẫn trôi qua bình lặng như thế, vẫn rất tốt.

Trình Thiên Lam bật cười. Tống Thừa Huân bỗng quay sang nhìn Trình Thiên Lam rồi hỏi cô:

– Chuyện của anh đã như thế, còn chuyện của em thì sao?

– Chuyện của em hả? Nếu em nói là nó rất nhàm chán thì anh có tin không, còn muốn nghe nữa không?

– Thì em phải kể ra xem nó nhàm chán đến mức độ nào chứ. Trình Thiên Lam uống ngụm nước rồi nói: – Mẹ em mất từ khi em còn rất nhỏ, chính vì em thiếu thốn tình yêu thương của mẹ từ nhỏ nên bố em đặc biệt cưng chiều em. Cũng vì thế nên em rất nghe lời của bố. Bố em từng nói, bố không muốn em bị người khác coi thường nên em phải ngoan ngoãn học hành cho tốt. Vì nghe lời bố mà em chú tâm vào học hành, từ đó không quá quan tâm đến chuyện chơi bời nữa.

– Vậy à? Em quả là một người con ngoan đấy.

– Năm em 18 tuổi và làm xong thủ tục tốt nghiệp cấp 3, bố đã để em sang Nhật Bản du học. Cũng 7 năm trước, em bị một tai nạn khi vừa về thành phố B và phải tạm dừng việc học suốt 3 tháng liền. Sau khi khỏi bệnh rồi thì lại quay về Nhật Bản học tiếp.

– Em từng bị tai nạn?

Nghe vậy, Tống Thừa Huân cũng rất ngạc nhiên. Cả cô và anh đều bị tai nạn vào 7 năm trước.

– Phải, đã từng bị tai nạn. Là do em lái xe ẩu nên đâm vào dải phân cách rồi đâm thẳng vào một chiếc xe tải khác. Kể từ đó về sau em không dám phóng nhanh vượt ẩu nữa.

– Đúng là nên chừa cái thói ấy đi. – Phải. Sau vụ tai nạn ấy, em lại học tiếp 3 năm ở Nhật và rồi trở về thành phố B tiếp quản toàn soạn báo ESTINA. Cuộc sống vẫn cứ bình thản trôi qua như vậy thôi. Mà hồi em học ở Nhật Bản thì gặp được Cố Phong, vì anh ấy bị lạc đường nên đã nhờ em giúp đỡ. Mối nhân duyên bạn bè cũng từ đó mà bắt đầu. Bọn em nói chuyện cũng hợp nhau lắm, và đặc biệt hơn là anh ấy rất có tài lấy lòng của bố em.

Tống Thừa Huân bật cười:

– Vậy thì khi nào anh phải đi gặp anh bạn Cố Phong này để nhờ anh ta chỉ dẫn cách lấy lòng bố em.

– Thôi đi. – Mà dạo này anh vừa mới học được mấy tuyệt chiêu trong chuyện hẹn hò. Để khi nào anh thử trổ tài xem.

– Được, em sẽ chờ xem như thế nào.

Đối với cả Tống Thừa Huân và Trình Thiên Lam thì hôm nay thật sự rất đặc biệt và cũng rất vui vẻ. Đã bao lâu rồi cả hai người không tìm được cái cảm giác này. Chính vì điều này mà Tống Thừa Huân và Trình Thiên Lam đều cảm thấy việc họ hẹn hò không có gì là sai cả.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.
Nếu Còn Có Ngày Mai

Chương 11



“Anh George, em nghĩ là chúng ta không nên giữ Tracy ở đây nữa”.

Tổng giám thị Brannigan rời mắt khỏi tờ báo. “Cái gì?

Có gì rắc rối hả?”.

“Em không biết chắc. Song có cảm giác rằng Tracy không thích Amy. Có thể là cô ta không thích trẻ con”.

“Cô ta không khắc nghiệt với Amy chứ? Có đánh, mắng gì con bé không?”.

“Không …”.

“Vậy, chuyện gì?”.

“Ngày hôm qua, Amy chạy tới ôm lấy Tracy và cô ta đã đẩy nó ra. Em thấy bực mình vì Amy cứ quấn lấy cô ấy.

Nói thật với anh, có thể là em chen một chút. Có như vậy không?”.

Tổng giám thị Brannigan cười. “Cái đó lý giải được nhiều, Sue Ellen. Anh nghĩ là Tracy Whitney thật thích hợp với công việc. Nào, nếu như cô ta gây phiền toái thực sự gì cho em, thì nói anh biết, anh sẽ làm điều gì cần thiết.

“Được, anh yêu quí”. Sue Ellen vẫn chưa hài lòng. Bà nhặt kim chỉ lên và chăm chú vào đó. Chuyện mắc mớ chưa phải đã hết.

“Sao lại không được?”.

“Tôi sẽ cho cô biết, cô bé. Lính gác sẽ lục soát tất cả các xe đi qua cổng”.

“Song với cái xe chở một thùng đựng đồ giặt, họ sẽ không trút cả ra để kiểm soát”.

“Họ cần gì phải làm thế. Khi cái thùng được mang vào phòng chứa đồ giặt thì ở đó đã có một người đứng gác rồi”.

Tracy ngẫm nghĩ. “Ernie … ai đó có thể thu hút sự chú ý của người gác trong vòng năm phút thôi không?”.

“Cái đó để làm gì?” Bỗng mặt chị ta sáng lên. “Trong khi người đó làm hắn lóa mắt, cô sẽ chui xuống đáy thùng và được phủ kín nhờ đồ giặt”. Chị ta gật đầu. “Được đấy, tôi nghĩ rằng trò quỉ quái đấy có thể được việc”.

“ấy chị sẽ giúp tôi chứ?”.

Ernestine ngẫm nghĩ một lát rồi từ tốn nói. “Được. Tôi sẽ giúp cô, đây cũng là cơ hội cuối cùng mà tôi có thể đá vào mông con Bertha Lớn”.

Mạng lưới thông tin bí mật trong nhà tù lập tức truyền đi mưu toan vượt ngục của Tracy Whitney. Việc này ảnh hưởng tới mọi tù nhân khiến họ cũng lo lắng trong suốt thời gian này và ao ước có đủ sự liều lĩnh để làm như vậy. Thế nhưng họ đã thấy còn có lính gác, chó săn, máy bay lên thẳng và sau rốt là các xác chết được chở về.

Với sự giúp đỡ của Ernestine, kế hoạch đã được triển khai. Ernestine đo các kích thước thân thể Tracy, Lola thì kiếm vải, còn Paulita thì giao cho một cô thợ ở một buồng giam khác may váy áo cho Tracy. Một đôi giày tù nhân được đánh cắp khỏi nhà kho và được nhuộm đi cho hợp với bộ váy đó. Và cứ như có phép lạ, một cái mũ, một đôi găng tay và một cái bóp lần lượt hiện ra.

Giờ thì bọn ta phải kiếm cho cô một cái căn cước”.

Ernestine nói với Tracy. “Cô cũng cần vài ba thẻ mua hàng và một giấy phép lái xe nữa”.

“Làm sao mà tôi …?”.

Ernestine lầu bầu. “Hãy cứ để mặc con gái già Enie Littlechap này”.

Chiều tối hôm sau, Ernestine đưa cho Tracy ba thẻ mua hàng với cái tên Jane Smith.

Tiếp theo là một giấy phép lái xe”.

Sau lúc nửa đêm một chút, Tracy nghe thấy tiếng cửa buồng giam mở ra rồi có ai đó lẻn vào. Nàng lập tức ngồi dậy với ý cảnh giác.

Một giọng thì hầm. “Whitney phải không? Đi nào”.

Tracy nhận ra giọng nói của Lillin, một tù tự giác.

“Chị muốn gì ở tôi? ” Tracy hỏi.

Tiếng Ernestine rít khẽ trong bóng tối. “Mẹ cô đã nuôi lớn một đa con gái ngớ ngẩn. Im mồm đi”.

Lilin nói nhẹ nhàng, “Phải làm việc này thật nhanh.

Lỡ bị tóm thì bọn chúng sẽ hành tôi. Nào”. Theo sau Liliian dọc lối đi tối mịt dẫn tới một đầu cầu thang, Tracy hỏi. “Chúng ta đi đâu thế”.

Không có tiếng trả lời. Họ lên tầng trên và khi cầm chắc không có người gác nào quanh đấy, họ chạy dọc hành lang đến căn phòng nơi Traey đã bị lấy dấu tay và chụp hình hôm đầu. Lillian đẩy cửa ra.

Vào đây” cô ta thì thầm.

Tracy theo vào. Một người tù khác chờ sẵn trong đó.

“Đứng sát vào tường”. Giọng cô ta hồi hộp.

Tracy làm theo, lòng bồn chồn lo lắng.

“Nhìn thẳng vào ống kính. Cố gắng giữ bình thường.

Thật buồn cười, Tracy nghĩ. Nàng chưa bao giờ hồi hộp thế này trong đời.

Tiếng bấm máy. “Sáng ra hình sẽ được trao lại”. Ngườì kia nói. “Cái này là để cho vào giấy phép lái xe của cô, Giờ thì đi, nhanh lên”.

Tracy và Lillian trở lại theo lối cũ. Đang đi, Lillian bỗng nói. “Tôi nghe cô sắp chuyển buồng đấy”.

Tracy tái người. “Cái gì?”.

“Cô không biết à? Cô sắp chuyển sang với Bertha Lớn”.

Khi nàng trở lại thì Ernestine, Lola và Paulita đang chờ. “Thế nàọ.”.

“Tốt”.

Cô không à? Cô sắp chuyển sang với Bertha Lớn.

Tracy ớn lạnh.

“Váy áo sẽ xong vào thứ bảy”. Paulita nói.

Đó là ngày tự do cho Ernestine – hạn chót của mình, Tracy thầm nghĩ.

Ernestine thì thầm. “Tất cả đều êm. Đồ giặt sẽ được lấy đi lúc 2 giờ chiều thứ bảy. Cô phải đến phòng chứa đồ lúc 13 giờ 30. Không phải lo ngại gì về người gác ở đây.

Lola sẽ làm cho hắn ta bận bịu ở phòng bên. Paulita chờ sẵn trong phòng chứa đồ sẽ mang tới quần áo cho cô. Căn cước của cô sẽ ở sẵn trong bóp. Lúc giờ 15, cô sẽ được chở ra khỏi cổng nhà tù”, Tracy cảm thấy nghẹn thở. Mới chỉ nói về việc vượt ngục đã làm nàng run cả người. Không ai thèm để ý gì nếu họ được mang về sống hay chết … họ cho rằng chết còn tốt hơn. Nàng nhớ lại.

Vài ngày nữa nàng sẽ tìm lại tự do:

Đó là ảo tưởng?

Chỉ một chuyện vặt cũng dẫn tới đổ vở. Rồi họ sẽ tìm thấy và đưa nàng trở lại. Song lòng nàng đã quyết.

Tù nhân đều biết chuyện xung đột giữa Ernestine và Bertha Lớn vì Tracy.

Giờ đây con tin Tracy sắp bị chuyển tới buồng của mụ ta, không phải ngẫu nhiên mà không có ai nói với Bertha Lớn về mưu toan vượt ngục của nàng.

Bertha Lớn không thích nghe những tin xấu và thường không phân biệt giữa tin xấu với người dưa tin nên thường hành hạ người đó.

Cho tới tận buổi sáng đó Bertha Lớn mới biết chuyện, nhờ người tù tự giác đã chụp hình cho Tracy.

Mụ nghe tin đó với sự im lặng đáng sợ. Trong lúc lắng nghe người mụ như căng ra.

Lúc nào?” Mụ ta chỉ hỏi có vậy.

“Chiều nay, lúc hai giờ, Bert. Họ sẽ giấu cô ta dưới đáy cái thùng đựng đồ giặt”.

Bertha Lớn nghĩ ngợi một lúc lâu. Rồi mụ lừng lững lại gần một nữ giá thì và nói. “Tôi cần gặp ngay ông tổng giám thị”.

Suốt đêm Tracy không ngủ bởi mệt mỏi, căng thẳng. Những ngày tù tội sao mà dài đằng đặc. Bao hình ảnh của quá khứ thoáng hiện lại trong nàng.

Con thấy mình cứ như một công chúa trong chuyện cổ tích ấy, mẹ ạ. Con không nghĩ rằng lại có thể có hạnh phúc đến thế.

Ra vậy! Con và Charles muốn cưới nhau?

Tuần trăng mật định kéo dài bao lâu?

Mày bắn chết tao rồi đồ chó …

Tôi thật sự chưa bao giờ biết cô …

Tấm hình cưới …Charles đang cười với vợ ….

Chuyện từ thời nào ấy? Chuyện ở đâu ấy?

Chuông báo thức reo đến giật bắn mình. Tracy ngồi dậy trên giường, hoàn toàn tỉnh táo. Ernestine đang chăm chú nhìn nàng. “Cảm giác thế nào, cô bé?

“Bình thường”, Tracy nói dối. Miệng nàng khô đắng, nhịp tim thì dồn dập.

“Ồ, cả hai chúng ta cũng rồi đây hôm nay”.

Tracy nuốt nước miếng một cách khó khăn. “À, vâng”.

“Cô chắc chắn có thể rời nhà tổng giám thị lúc 13 giờ 30 chứ?”.

Paulita nói. “Đừng về muộn, sẽ hỏng việc đấy”.

“Tôi nhất định đúng giờ”.

Ernestine với xuống dưới tấm đệm và lấy ra một xấp giấy bạc. “Cô sẽ cần một ít tiền đi đường. Chỉ có hai trăm thôi, song nó cũng sẽ đỡ cho cô”.

“Ernie, tôi không biết phải nói thế nào …”.

“Ồ, cứ im đi, cô bé, và cầm lấy”.

Tracy bắt mình cố ăn xong bữa sáng. Đầu óc nàng căng ra và toàn thân bứt rứt. Mình không chịu nổi, nàng nghĩ. Không, mình phải chịu đựng nốt hôm nay.

Trong bếp có vẻ im lặng lạ thường và Tracy chợt nhận ra mình là nguyên nhân của sự im lặng đó, là đối tượng của những ánh mắt và những lời thì thầm hồi hộp. Sắp xảy ra một cuộc vượt ngục và nàng là nhân vật chính của vở kịch.

Trong ít giờ nữa nàng sẽ được tự do. Hoặc là chết.

Nàng đứng dậy, bỏ dở bữa ăn và đi về phía khu nhà tổng giám thị Brannigan.

Trong khi chờ đợi người gác mở cổng đầu hành lang, nàng chạm trán Bertha Lớn. Mụ Thụy Điển hằn học nhìn nàng.

Mụ sẽ phải sửng sốt cho mà xem. Tracy nghĩ.

Giờ đây nó sẽ hoàn toàn là của mình, Bertha Lớn nghĩ.

Buổi sáng chậm chạp trôi đi đến mức Tracy muốn phát điên. Từng phút, từng phút lê thê như vô tận. Nàng đọc cho Amy nghe mà không hiểu mình đang đọc cái gì song vẫn nhận thấy mẹ Amy đang từ cửa sổ nhìn vào.

“Cô Tracy, ta chơi trốn tìm nào”.

Tracy còn lòng dạ nào mà chơi, song không dám mạo hiểm gợi lên sự nghi ngờ ở mẹ Amy nên cớ gượng cười.

“Được thôi. Sao cháu không trốn trước đi, Amy?”.

Hai cô cháu đang ở ngoài sân trước, nơi có thể nhìn thấy tòa nhà trong đó có gian phòng chứa đồ giặt ở đằng xa. Nàng phải có mặt ở đó đúng 13 giờ 30, sẽ thay đồ mặc đi phố mà các bạn tù đã làm cho, vào lúc 13 giờ 45 sẽ vào nằm dưới đáy thùng, phủ lên trên là quần áo, vải vóc. Lúc 14 giờ, người thợ giặt sẽ tới lấy đồ và chất cái thùng lên xe của anh ta. Lúc 14 giờ 15 cái xe sẽ chạy ra cổng để tới một thị trấn kề đó, nơi có một xưởng giặt đồ.

Từ ghế trước người lái xe không thể nhìn lại đằng sau được. Khi xe vào thị trấn và dừng trước một đèn đỏ nào đó, cứ mở cửa ra bước xuống, thật thản nhiên, và đón một chiếc xe buýt, đi đâu thì đi … nàng nhớ lại những lời chỉ dẫn.

“Cô có thấy cháu không” Amy la lớn. Con bé thập thò sau một gốc cây mộc lan, một tay bịt miệng để khỏi vang lên tiếng cười khoái chí.

Mình sẽ nhớ con bé, Tracy nghĩ. Khi rời khỏi chốn này, mình sẽ nhớ hai.người – người đàn bà da đen tốt bụng và con bé này đây. Nàng băn khoăn, liệu Charles Stanhope III sẽ nghĩ thế nào về chuyện đó.

“Cô tìm cháu đây”. Tracy nói to.

Sue Ellen, từ trong nhà, đang xem hai cô cháu chơi, cảm thấy có gì lạ ở Tracy hôm nay. Suốt buổi sáng, cô ấy cứ nhìn đồng hồ, như đang đợi ai đó, và đầu óc rõ là không chú ý gì đến Amy.

Lúc George về ăn trưa mình phải nói với anh ấy việc này, Sue Ellen nghĩ bụng. Mình sẽ kiên quyết đòi phải thay cô ta.

Ở ngoài sân, Tracy và Amy chơi ô lò cò một lát, rồi chơi bài, rồi Tracy đọc truyện cho con bé, sáu cùng điều mong đợi cũng đến – đã 12 giờ 30, giờ cho Amy ăn trưa.

Thời điểm mà Tracy phải khỏi sự. Nàng dẫn cô bé vào nhà.

“Tôi đi đây, thưa bà Brannigan”.

Gì vậy? Ôi. Không có ai nói gì với cô à, Tracy? Hôm nay chúng tôi có một đoàn khách quan trọng. Họ dùng bữa trưa ở đây, do vậy Amy sẽ không được ngủ trưa. Cô có thể mang nó đi chơi đâu đấy”.

Tracy đứng chết lặng, cố ghìm để khỏi kêu lên “Tôi …

Tôi không thể, thưa bà”.

Sue Ellen Brannigan đanh giọng. “Cô nói không thể nghĩa là thế nào?”.

Tracy thấy vẻ giận dữ trên mặt Sue Ellen và nghĩ mình không được phép trả lời vậy. Bà ta có thể gọi ông tổng giám thị và mình sẽ bị đưa lại buồng giam.

Nàng gượng cười. “Ý tôi là … Amy chưa ăn trưa. Con bé sẽ đói”.

“Tôi đã bảo đầu bếp chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ cho cả hai. Cô có thể dẫn nó đi dạo ở ngoài đồng cỏ và ăn ngoài đó, Amy thích dạo chơi lắm phải không, con gái yêu?”.

“Con thích lắm”. Con bé nhìn Tracy, về cầu khẩn. “Ta đi chứ, cô Tracy? Ta đi chứ, cô?”.

Không? Được. Thận trọng. Vẫn có thể được. Tracy nghĩ.

Miễn là có mặt lúc 13 giờ 30.

Tracy nhìn bà Brannigan. “Mấy giờ bà muốn tôi đưa cháu trở về?”.

“Ồ, khoảng 15 giờ. Khi đó thì khách đã đi rồi”.

Và cả cái xe nữa, nàng nghĩ. Và cả thế giới như sụp đổ trước mặt nàng.

“Tôi …”.

“Cô có khỏe không? Trông cô có vẻ xanh”.

Đúng thế. Sẽ nói là nàng ốm. Sẽ đi bệnh xá. Nhưng rồi họ sẽ khám và giữ lại đó. Nàng sẽ không thể nào ra đúng giờ. Phải có cách nào khác mới được.

Sue Ellen đang chăm chú nhìn.

“Tôi vẫn khỏe”.

Cô ta có chuyện gì đó, Sue Ellen quả quyết. Dứt khoát mình sẽ đòi George kiếm người khác.

Cặp mắt Amy sáng lên hoan hỉ. “Cháu sẽ dành cho cô cái bánh kẹp to nhất, cô Tracy. Cô cháu mình sẽ tha hồ vui, phải không cô?”.

Tracy không trả lời.

Đoàn khách viếng thăm hoàn toàn bất ngờ. Chính thống đốc bang William Haber tháp tùng đoàn Ủy ban cải cách chế độ nhà tù. Đây là chuyện mà mỗi năm, tổng giám thị Brannigan phải gặp một lần.

“Trong phạm vi nhà tù, George”, ông thống đã căn dặn, “quét dọn sạch sẽ, bảo các tiểu thư ấy hãy tươi cười, và chúng ta sẽ có thêm kinh phí”.

Sáng đó, người phụ trách bảo vệ đã nói:

“Dẹp tất cả những ma túy, dao rựa, và những dụng cụ thủ dâm”.

Thống đốc Haber và đoàn khách tới vào lúc 10 giờ sáng. Họ sẽ thanh tra bên trong khu nhà giam trước, rồi thăm khu trồng trọt, sau đó sẽ dùng bữa trưa với tổng giám thị tại nhà riêng của ông.

Bertha Lớn thấy sốt ruột. Khi yêu cầu gặp tổng giám thị người ta trả lời rằng. “Sáng nay ông ấy rất bận. Ngày mai gặp ông ấy dễ hơn.

Đéo cần ngày mai”. Bertha Lớn nổi giận. “Tôi muốn gặp ngay bây giờ. Việc quan trọng”, Một nữ tù khác mà nói năng như vậy thì khó lòng tránh khỏi sự trừng phạt, song với Bertha Lớn thì khác. Những người phụ trách nhà tù này quá biết về thế lực của mụ. Họ đã chứng kiến mụ khởi đầu những vụ nổi loạn, và họ cũng lại chứng kiến mụ dập tắt những vụ nổi loạn đó. Trên thế gian này, không nhà tù nào có thể được quản lý tử tế một chút mà không có sự hợp tác của mấy kẻ cầm đầu đám tù nhân, mà Bertha Lớn thì là một trong những kẻ đó.

Mụ được người ta để ngồi chờ trong phòng tiếp khách của ông tổng giám thị tới gần một giờ đồng hồ, tấm thân lừng lững như che khuất cả cái ghế mụ đang ngồi. Cô ta là một con vật ghê tởm, thư ký của ông tổng giám thị nghĩ. Cô ta sẽ mang cả rận rệp vào đây mất.

“Bao lâu nữa.” Bertha Lớn hỏi.

“Chắc là không quá lâu đâu. Đang phải tiếp một nhóm khách. Sáng nay ông tổng giám thị rất bận”.

Bertha Lớn nới. “Ông ta sẽ bận hơn cho mà xem”. Mụ nhìn đồng hồ đeo trên tay. 12 giờ 45. Còn nhiều thời gian.

Một ngày thật đẹp trời, trong veo, ấm áp, và từng làn gió nhẹ mang theo mùi hương phảng phất thổi ngang cánh đồng xanh ngát. Tracy trải tấm vải trên đám cỏ ngay bên hồ nước, và Amy thích thú nhai cái bánh kẹp phết trứng.

Tracy liếc nhìn đồng hồ. Đã gần 13 giờ. Nàng không tin vào mắt mình nữa. Sao mà buổi sáng trôi qua quá chậm chạp thế, còn buổi chiều thì cứ lướt đi vèo vèo.

Nàng phải nghĩ cho được một cách gì đó, hoặc là thời gian sẽ cướp đi cơ hội cuối cùng của nàng.

giờ 10. Trong phòng khách của tổng giám thị Braunigan cô thư ký đặt ống nghe xuống.và nói với Bertha Lớn. “Rất tiếc. Ông tổng giám thị nới là không thể tiếp cô hôm nay được. Ta hãy thỏa thuận một cái hẹn vào …”.

Bertha Lờn chồm dậy. “Ông ấy phải gặp tôi. Đó là …”.

“Chúng tôi sẽ bố trí vào ngày mai”.

Bertha Lớn đã toan nói, “Ngày mai thì quá muộn”, song kịp ghìm lại. Không ai khác ngoài ông tổng giám thị được biết điều mụ đang làm, chứ đám lau nhau dễ gây chuyện rắc rối lắm. Nhưng mụ không có định chịu thua.

Không đời nào mụ chịu để Tracy thoát khỏi. Mụ bước vào thư viện nhà tù và ngồi xuống bên cái bàn rồi viết vào một mẩu giấy, và nghi người giám thị bước tới bên một người tù khác, Bertha Lớn thả mẩu giấy lên mặt bàn của bà ta và bỏ đi.

Người giám thị quay lại bàn và thấy mẩu giấy bèn mở ra xem. Bà ta đọc tới hai lần dòng chữ viết hoa:

HÔM NAY PHẢI KIỂM TRA CHIÊC XE CHỠ ĐỒ GIẶT.

Không thấy chữ ký. Một trò đùa? Cẩn thận vẫn hơn. Bà ta nhấc điện thoại.

“Cho tôi gặp phụ trách đội bảo vệ ….”.

giờ 15. “Cô không ăn à?” Amy nói. “Cô có muốn ăn mấy cái bánh kẹp của cháu không?”.

“Không? Để yên cho tôi nhờ”. Quả thật nàng không định tâm nói gay gắt như thế.

Amy ngừng ăn. “Cô giận cháu à, cô Tracy? Đừng, cháu yêu cô lắm mà.

Cháu không bao giờ giận cô cả”. Đôi mắt trong trẻo của con bé rưng rưng.

“Cô không giận”.

“Cháu cũng không đói nếu cô không muốn ăn. Ta chơi bóng đi cô, cô Tracy”.

Và Amy lôi quả bóng cao su từ trong túi ra.

giờ 16 phút. Lẽ ra nàng đã phải đi rồi. Để tới căn phòng chứa đồ mất ít nhất là mười lăm phút. Nhanh lên một chút thì còn kịp. Nhưng không thể bỏ Amy lại một mình. Tracy nhìn quanh và trông thấy một nhóm tù tự giác đang hái đậu ở đằng xa. Ngay tức khắc, Tracy biết mình phải làm gì.

“Cô không muốn chơi bóng à, cô Tracy?”.

Tracy đứng lên. “Được. Bây giờ ta chơi một trò mới.

Hãy thi xem ai có thể ném trái bóng đi xa nhất nào. Cô sẽ ném trước rồi thì tới lượt cháu. Tracy nhặt quả bóng lên và dùng hết sức ném mạnh về phía những người tù kia.

“Ôi, xa quá”. Amy nói đầy khâm phục “Xa thật đấy”.

“Cô sẽ chạy đi nhặt bóng”, Tracy nói, “còn cháu thì chờ ở đây”.

Và nàng chạy, chân như bay trên thảm cỏ. Lúc này là 18 giờ 18 phút. Nếu muộn, họ có đợi không? Nàng chạy nhanh hơn nữa. Từ phía sau, có tiếng gọi của Amy, song nàng không để ý đến nữa. Những người tù kia đang chuyển qua hướng khác. Tracy la lên và họ dừng lại. Khi tới chỗ họ, nàng gần như không thở được nữa.

“Có gì vậy?” Một người trong số họ hỏi.

“Không có gì”. Nàng thở dốc. “Con bé đằng kia, chị nào trông nó hộ chút nhé. Tôi có chút việc gấp phải làm. Tôi …”.

Tracy nghe tiếng gọi tên mình từ đằng xa bèn quay lại Amy đang đứng trên bờ tường bê tông ở sát bến hồ nước. Con bé vẫy vẫy. “Nhìn cháu này, cô Tracy”.

“Không. Xuống ngay!” Tracy hét lên.

Và trong khi Tracy đứng nhìn chết trân, hoảng hốt thì Amymất thăng bằng và ngã xuống hồ.

“Ôi, lạy Chúa?” Tracy mặt cắt không còn hột máu.

Nàng không còn biết phải làm thế nào, không còn cách lựa chọn nào cả.

Mình không thể giúp con bé được. Bây giờ thì không được rồi. Ai đó sẽ cứu nó.

Mình còn phải cứu mình. Mình phải thoát khỏi chốn này, không thì mình sẽ chết – Lúc này là 13 giờ 20.

Tracy lao mình chạy, chưa bao giờ trong đời nàng lại chạy nhanh như thế.

Những người khác gọi theo, song nàng không nghe thấy gì hết. Nàng chạy như bay, không cả biết rằng đôi giày đã tuột khỏi chân, bất chấp những đất đá lổn nhổn. Tim đập thình thịch, ngực đau tức và nàng vẫn cố chạy nhanh hơn, nhanh hơn nữa. Nàng đã tới sát bức tường và bám tay nhảy lên. Tít bên dưới, trong làn nước sâu, nàng thấy Amy đang vùng vẫy, cố ngoi lên.

Không một giây lưỡng lự, Tracy lao mình xuống. Và khi vừa chạm mặt nước, Tracy mới chợt nghĩ – Ôi, lạy Chúa!

Mình không biết bơi.

PHẦN THỨ HAI


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.