Nắng Tròn Sau Mưa

Chương 18: Đòi nợ



Ngọc My tần ngần nhìn chiếc áo khoác lông vũ màu xanh nhạt trên con ma nơ canh bé gái đang mặc, được đặt ngay trước mặt ti.ề.n của một cửa hàng thời trang dành cho trẻ em trong Trung tâm thương mại.

Cái áo này mà Tuệ Nhi mặc đi học thì đẹp với ấm phải biết, nhưng g.i.á tiề.n thì cũng đi đôi với chất lượng của nó. Giả.m g.iá hai mươi phần trăm rồi mà vẫn còn gần một triệu bạc. Cô tiếc nuối khẽ thở hắt ra.

Nam My thấy Ngọc My cứ nhìn cái áo nãy giờ thì không lựa đồ nữa mà đi về phía bên ấy.

“Sao, thích cái này à?”

Ngọc My mím môi lắc lắc đầu. Nam My lại cười cười, “Thích thì mua, xem nào. Đang được gi.ảm g.iá hai mươi phần trăm này. Hà My, mua cái này cho Su đi. Hôm nay nghe nói mua hai áo khoác được tặng một áo. Chị mua mấy cái rồi?”

“Mới chọn được một cái thôi, hết màu hồng rồi. Định mua một cái áo khoác với ít áo len cho nó. Tuần trước chú Công về, mang về cho mấy cái áo khoác đẹp lắm.”

“Thế hử, thế mua thêm một cái nữa đi để được tặng một cái.”

“Có chọn được đâu. Đ.ắt bỏ xừ ra ấy, sợ thật, cái áo bé tí mà cả triệu bạc.”

“Em tặng Su một cái, chị chọn thêm đi nhé!”

“Chốt luôn, được tặng dại gì không lấy, mẹ chồng quốc dân là đây chứ đâu, chăm con dâu từ bé.”

Hà My cười phớ lớ, còn đá lông nheo trêu chọc Nam My. Cô ấy cứ than cho vui miệng thế, chứ có bao giờ tiếc tiền mua đồ cho con gái. Ngọc My đi theo cũng chỉ biết cười. Lúc ra thanh toán, Hà My xếp lại đồ chia theo túi, thấy cái áo phao lông vũ màu xanh, tưởng của khách khác thì bỏ sang một bên.

Nam My nhìn thấy, lại nhặt xếp vào cùng với hai chiếc áo khoác mà họ đã chọn để hưởng chương trình mua hai tặng một. Hà My thấy thế thì thắc mắc lắm:

“Lấy cho con nhà ai đây? Cái này phải tám, chín tuổi mới mặc được.”

“Vâng.”

Cô quả quyết gật đầu, lại ghé tai thì thầm cái gì đó với Hà My, cô ấy vừa định quay sang nhìn đã bị Nam My ôm lấy mặt giữ lấy:

“Suỵt! Đừng nhìn con bé nó biết. Để em thanh toán cả cho, xong lát về chia sau nhé.”

“Được.”

Ngọc My không mua gì nên đứng phía sau hai người chờ đợi họ thanh toán. Lúc cô lùi lại cho khách khác xếp hàng thanh toán vô tình va phải người phía sau. Ngọc My giật mình quay người, cúi đầu rối rít xin lỗi, nhưng đã bị người kia đưa tay ngăn cản:

“Được rồi, không may thôi.”

Cô tươi cười, ngước mắt nhìn người đó một cái, người kia liền nở nụ cười rất nhẹ đáp lại. Ngọc My nhận ra anh ta thì gượng gạo chào hỏi, “Chào chú ạ!”

“Ừm, đi mua đồ à?”

“Dạ cháu đi cùng bạn.”

Ngọc My nghiêng đầu hướng vào trong, Long đầu trọc cũng đưa mắt nhìn theo, Vừa nhìn thấy anh ta đang đứng cùng Ngọc My, Nam My đã đưa thẻ ngân hàng cho Hà My thanh toán tiếp rồi rảo bước đi ra.

“Có chuyện gì vậy?”

Giọng Nam My thu hút sự chú ý của cả Long đầu trọc lẫn Ngọc My, gương mặt anh ta lạnh tanh đáp lại ánh nhìn không mấy thiện cảm của Nam My. Ngọc My cười cười đáp:

“Em va phải chú ấy.”

“Có sao không?”

“Không, tại em lùi nên không thấy.”

Nam My vừa rời ánh nhìn đặt lên người đàn ông kia, anh ta lại quay sang nói với Ngọc My:

“Thôi mua đồ đi, chú đi trước.”

“Vâng, cháu chào chú ạ!”

Cuộc đối thoại ngắn gọn của hai người khiến Nam My kinh ngạc thốt lên, “Em quen anh ta à?”

“Bạn của chú biến thái nhà chị mà.”

“Bạn anh Vũ?”

“Vâng, lần trước chú biến thái nhà chị bị thương, chú này đến thăm ạ!”

Nam My gật gù, tỏ vẻ đã hiểu. Cô nghe nói anh họ nuôi giang hồ, nhưng không ngờ lại thân thiết đến độ cho phép người này đến thăm mình ở bệnh viện luôn đấy. Đúng là không biết sợ mang tiếng mà.

“Mà em vừa gọi chú biến thái á?”

Hà My thanh toán xong, tay xách cả đống đồ đi lại gần, đã nghe Nam My nhắc đến biến thái thì cao giọng hỏi ngay:

“Ai biến thái cơ?”

Nam My hất hàm về phía Ngọc My, ý bảo cô ấy hỏi cô. Ngọc My cười cười đáp:

“Chú Vũ nhà chị My ạ!”

Hai người họ chẳng ai bảo ai đã phá lên cười ngặt nghẽo. Hà My chia đồ cho Ngọc My và Nam My xách hộ, vừa đi vừa tếu táo nói về anh họ của Nam My. Nhắc đến người đàn ông tài hoa và lắm tật ấy chưa bao giờ hết chuyện. Còn nhớ có lần Hoàng An, Nam My, Hà My và Ái Liên cùng ngồi uống cà phê, Ngọc My được đi dự thính, nghe họ kể xấu về Hoàng Vũ mà Ngọc My muốn lạnh sống lưng. Đến Nam My còn chê chú ta, thì đừng hỏi tại sao Ngọc My lại không kỳ thị người đàn ông ấy nhé!

Xe dừng lại trước khu nhà Ngọc My, cô vừa đẩy cửa muốn xuống thì đã bị Nam My níu lại, rồi với một túi giấy đựng đồ dúi vào tay, khiến Ngọc My kinh ngạc,

“Cái gì đây chị?”

“Cái áo phao lông vũ, vừa nãy được mua hai tặng một. Su nó có hai cái rồi. Chẳng chọn được cái tặng nên chị chọn bừa, mà size to quá nên cho em đấy. Xem ở chùa có đứa nào mặc vừa thì cho nó mặc hộ chị. Đợi Su nó lớn thì hết mốt mất.”

“Nhưng mà…”

Thấy Ngọc My lưỡng lự, Hà My ngồi trên ghế lái đã ngoảnh mặt nhìn xuống:

“Coi như chịu thiệt, mặc đồ không được chọn đi. Giúp bọn chị cái, không mua về bọn trẻ không mặc được, anh Duy anh ấy chửi chết. Tội hoang p.h.í.”

Hà My tặc lưỡi, đá lông nheo, bày ra vẻ mặt nhờ vả. Ngọc My biết thừa là họ dở trò, muốn cho mà sợ cô không nhận nên mới diễn như thế. Không muốn hai người khó xử, Ngọc My đành nhận lấy, nhưng lại nhanh tay móc t.iề.n trong túi áo khoác nhét vào tay Nam My rồi tính bỏ chạy. Nhưng cô làm sao nhanh bằng cô ấy được. Chưa bước được chân xuống xe, Ngọc My đã bị kéo giật trở lại, tí nhào người đè lên Nam My.

“Chạy đi đâu, cất ti.ề.n đi. Đã bảo là mặc hộ rồi còn. Từ mặt đấy.”

Ngọc My phát ngại, mặt đã đỏ bừng bừng, cổ họng nghẹn nghẹn như sắp khóc đến nơi. Hà My cũng hùa vào:

“Khai trừ ra khỏi hội. Để ông chú biến thái ăn sạch không còn cái xương.”

Một câu của Hà My, khiến cả Nam My và Ngọc My không nhịn được cùng phì cười. Nước mắt rơm rớm trên mi mắt cô không làm sao rơi được xuống. Ngọc My sợ họ phát hiện thì nhanh tay quệt đi, cố chỉnh giọng cảm ơn:

“Cảm ơn các chị, em sẽ tặng cho Tuệ Nhi, chắc con bé thích lắm.”

Thấy cô khách sáo, Nam My lại gõ đầu mắng:

“Bày đặt. À về rồi có khoai sắn gì thì mang lên làm quà nhé!”

“Vâng, nhất định ạ! Đang mùa ngô, em xin sư thầy mang lên cho các chị.”

Cuối tháng mười một, thành phố Biển chính thức vào đông, cái lạnh ở biển bao giờ cũng tê tái và có chút ẩm thấp bởi những cơn mưa phùn dầm dề không chịu ngớt. Nhìn mưa lất phất bay bên ngoài cửa sổ hành lang bệnh viện, Ngọc My lại lo lắng con đường từ đường liên thôn về chùa sẽ lầy lội khó đi cho mà xem. Năm nào cũng thế, cứ hễ trời đổ mưa là đất đỏ lại nhão nhoét. Rồi vào mùa khô sông cạn trơ đáy, sẽ có những ngày hết nước tưới tiêu cho xem. Rồi đến cả hệ thống dẫn nước từ trên khe suối xuống chùa cũng sẽ bị đóng băng vào những ngày rét đậm rét hại.

Ở những vùng miền núi giáp biên giới bao giờ cũng thế, một năm chia thành hai mùa mưa và khô rõ rệt.

Vùng Tây Bắc có Sa Pa, nếu may mắn có thể thấy được tuyết rơi, còn ở Đông Bắc là băng giá đọng trên tán thông, trên đầu ngọn cỏ. Trông thì đẹp mắt đấy, nhưng lại mang cảm giác lạnh lẽo vô cùng.

Ô cửa kính bên hành lang bệnh viện, chẳng mấy chốc đã bị khí lạnh phủ mờ. Ngọc My đưa tay vẽ lên một cung tròn với những nét gạch chéo, ngắn dài khác nhau, tựa hồ như ánh nắng. Sau cơn mưa trời lại sáng, mùa đông giá lạnh cỡ mấy rồi cũng sẽ sớm qua.

Trong lúc lơ đễnh, từ phía hành lang vọng lại tiếng bước chân. Ngọc My giật mình ngoảnh đầu nhìn sang, nhân viên y tế hớt hơ hớt hải chạy tới, miệng còn thở ra khói mà trên trán lại lấm tấm mồ hôi.

“Ngọc My!”

“Dạ!”

“Bệnh nhân em đang theo dõi lại lên cơn rồi kìa. Sợ lắm.”

Nghe cô ấy báo, Ngọc My chẳng kịp hỏi thêm, mà ba chân bốn cẳng chạy về phía phòng bệnh nội trú. Người phụ nữ ngoài bảy mươi được đưa vào bệnh viện trong tình trạng viêm ruột thừa cấp, mới mổ được một tuần nay. Nhưng thần trí bà cụ không được bình thường, cứ thỉnh thoảng lại như người không có ý thức mà cáu loạn lên, người nhà không thường xuyên túc trực nên nhờ cả vào y bác sĩ chăm nom có phụ phí.

Tiếng bà cụ quát tháo đã làm náo loạn phòng bệnh lên, vì bà ấy ồn ã như vậy nên bệnh viện phải sắp xếp cho ở phòng riêng, tránh làm ảnh hưởng đến những bệnh nhân khác.

Lúc này trong phòng, hai nhân viên y tế khác người giữ tay, người giữ chân bà cụ không cho quậy loạn, nhưng không ngăn được tiếng gào thét của bà.

“Lại hư rồi. Bạn kia có trật tự không?”

Tiếng quát lớn từ cửa vọng vào khiến cả nhân viên y tế lẫn bà cụ đều giật mình nhìn ra. Nhìn thấy Ngọc My, họ liền thở phào nhẹ nhõm. Bà cụ thì lại giống như đứa trẻ nhỏ vừa bị người lớn mắng thì cum cúp so người, đầu dựa vào tay nhân viên y tế, mắt hấp háy len lén nhìn Ngọc My.

Một trong hai nhân viên y tế kia cười cười nói:

“Đúng là chỉ có Ngọc My mới dọa được cụ thôi.”

Cô bước lại gần bà cụ, nhoẻn miệng cười xoa đầu:

“Bạn này ngoan nhé! Không là bác sĩ tiêm.”

“Ngoan…hì…bạn ngoan lắm rồi… không tiêm… bảo bác sĩ đừng tiêm cô nhớ…”

Bà cụ bám lấy tay Ngọc My, miệng không thôi lẩm bẩm nói mình ngoan rồi. Cô cười hiền, vỗ nhè nhẹ lên tay bà an ủi, “Bác sĩ không tiêm, bác sĩ không tiêm. Bạn nhỏ ngủ đi nhé!”

Nhân viên y tế vừa nãy đi tìm cô, vừa bước vào đã vội hỏi:

“Có tiêm thuốc an thần không em?”

Chị ấy vừa nhắc đến tiêm thuốc một cái, bà cụ liền giật nảy mình, lắc đầu quầy quậy, tay bấu chặt lấy tay Ngọc My, co ro run rẩy. Cô quắc mắt nhìn người kia một cái, nhíu mày lắc lắc đầu. Chị ấy hiểu ý thì cười khổ quay đi.

Sau khi dỗ được bà cụ ngủ, Ngọc My mới ra khỏi phòng. Cô ngoái đầu nhìn vào phòng một lần nữa, khẽ thở dài.

Người nhà đưa bà cụ vào viện cũng căn dặn bác sĩ rằng thần trí bà có vấn đề, trước đây chỉ có cô con gái út là xử lý được. Bà cụ nhiều lúc tự cho mình là trẻ mầm non, mà cô ấy là giáo viên, ngọt nhạt chán không được. Sau giận mẹ quá thì gắt lên, ấy thế mà lại xoa dịu được bà. Sau này cô ấy mất vì tai nạn giao thông thì bà càng lẫn hơn, không chịu nghe lời ai cả. Lúc bình thường thì chả sao, nhưng cứ hễ ngủ dậy lại điên loạn kêu gào, còn khóc lóc như trẻ con tìm mẹ, chỉ có Ngọc My là dỗ được.

Hôm đầu tiên được đưa vào viện, bà thấy Ngọc My lại tưởng là con gái mình nên cứ nhào vào cô mà quên cả đau đớn. Khi ấy khiến cả kíp trực sợ hết hồn. Nhưng nghe người nhà nói lại thì mới bình tĩnh để xử lý hơn. Kể từ hôm ấy, Ngọc My bất đắc dĩ phải biến mình thành người con gái kia mỗi lần bà cụ lên cơn như thế này. Nhưng nói nhẹ bà không bao giờ nghe, ngược lại còn làm tới, chỉ cần mắng mỏ như vừa rồi là liền ngoan ngoãn hẳn, lại tỏ ra thích thú nữa là đằng khác.

Ngọc My vừa về tới gần phòng thường trực thì điện thoại trong túi cô chợt đổ chuông.

Nhìn dòng chữ được lưu trên máy, cô chợt cau mày. Người này hôm nay lại rảnh rỗi gọi làm gì không biết? Cũng phải hơn nửa tháng chú ta không tìm cô quấy nhiễu rồi. Ngọc My vừa nhấn nút nghe, đầu bên kia đã càm ràm:

“Làm gì mà bắt máy chậm quá vậy?”

“Chắc cháu rảnh như chú? Chú tìm cháu có việc gì không? Không lẽ lại bị thương rồi?”

“Đòi nợ.”

“Vậy ư, chú nghĩ ra là ăn gì rồi à?”

“Không, nhóc phải tự nghĩ chứ. Cuối tuần này rảnh không?”

“Không. Cháu có kế hoạch rồi.”

“Làm gì?”

“Về nhà ạ!”

“Chùa Tâm Thiên hả?”

“Vâng. Nên là chú chọn ngày khác đi, nhưng cũng phải giữa tháng sau. Vì đầu tháng khoa cháu có chuyên đề nên bận lắm.”

“Có gần khu Tiên Yên không?”

“Đi qua đấy xa nữa mới tới. Ngã ba Tiên Yên rẽ trái vào quốc lộ 18C, đi thêm năm chục cây nữa, cách Hoành Mô còn xa. Trên núi chứ không phải trong thị xã đâu nên chú đừng mơ tưởng.”

“Vậy tôi đi cùng nhóc. Qua Tiên Yên, bắt con gà về đấy thịt cũng được đấy.”

“Chịu thôi, ở chùa chỉ có cơm chay, chú ăn được thì ăn. Không ai làm thịt gà nấu cho chú đâu.”

“Cơm chay thì cơm chay, ăn thịt mãi cũng chán. Nhưng chỉ tính là một món nợ thôi đấy. Không cộng gộp đâu.”

Ngọc My ghét bỏ bĩu môi:

“Vầng! Không cộng gộp.”

Điện thoại tắt đi rồi mà cô vẫn còn cong môi dẩu miệng lẩm nhẩm mắng người đàn ông kia vẽ chuyện. Nhưng sau đó lại tự hỏi, sao chú ta lại rảnh rang tới mức đi theo mình làm gì nhỉ? Ở chùa thì có cái gì cho người đàn ông ấy chơi đâu?

Ngọc My khẽ lắc lắc đầu, nghĩ nhiều chỉ tổ đau đầu, dù sao thì người đàn ông này cũng rất khó hiểu. Thích gì làm nấy, chứ có bình thường như người khác đâu.

Ở bên này, Hoàng Vũ chợt bật cười, đã bảo là nói chuyện với con bé này rất vui mà lại. Đặc biệt là trêu tức được với nó lại càng thoải mái hơn. Chẳng hiểu từ khi nào, anh lại trở nên chấp nhất, hơn thua với cả một đứa trẻ con đến như vậy nữa.

Hoàng Vũ cao hứng mang theo thuốc ra ngoài hành lang hút, vừa nhác thấy bóng em họ đang vội vội vàng vàng cắm đầu cắm cổ bước về phía nhà để xe thì cao giọng gọi:

“Ê Ngỗng.”

“Gì anh?”

“Về à? Sớm thế?”

“Em đến trường thằng cháu anh một cái, tiên sư nó lại vẽ việc cho mẹ nó rồi.” Nam My hằn học đáp.

Hoàng Vũ cười khẩy nói đểu mấy câu:

“Ghẹo gái bị bố mẹ nó đến trường bắt vạ à? Hay là…”

“Im, còn cái thân anh đấy. Cứ mà dạy cháu mấy cái tào lao, làm nó hư như anh thì em bảo.”

Nam My không thèm nghe nữa, sau khi giơ nắm đấm lên dứ anh họ thì cắm đầu đi thẳng. Nhìn dáng vẻ tức mà không làm gì được ấy của em họ, Hoàng Vũ lấy làm hả hê cười cợt, tay thành thục lấy thuốc ra, châm lửa hút.

Nam My vừa bước vào nhà đã tìm con trai, không biết thằng nhóc trời đánh lại trốn vào góc nào rồi. Cô tức tiết đặt mạnh mũ kepi lên bàn cái cộp, lại cao giọng gọi lớn:

“Vũ Hải Hoàng Nam, con ra đây cho mẹ!”

Nghe tiếng cô, con Thảo Mai đã ngóc đầu dỏng tai, cái mõm đen của nó vừa há ra định sủa thì đã bị túm lấy thành ra chỉ ư ứ trong miệng chứ không sủa mừng chủ được.

Con vật ngọ nguậy cái đầu, mắt xoe tròn, long lanh đầy ai oán nhìn thằng bé đang giữ chặt mõm nó không cho sủa. Bát nhỏ đưa tay ra hiệu cho con chó cưng:

“Suỵt!”

“Vũ Hải Hoàng Nam, con muốn sống thì ra đây ngay cho mẹ. Đừng để mẹ tự tóm được con.”

Thằng bé nuốt khan cái ực, rồi cao giọng nói vọng ra:

“Lê Hải Nam My, con đố mẹ tự tìm được con đấy.”

Thằng bé vừa dứt lời chưa được bao lâu thì cái bóng mẹ nó đã ở ngay trước mặt, Bát nhỏ lém lỉnh ôm con Thảo Mai vào lòng, giương mắt nhìn mẹ đang tức xì khói đầu. Nó khôn lanh chui tọt vào góc tủ, cái góc ấy nhỏ tí chỉ vừa đúng cho nó ngồi. Nam My chống nạnh quắc mắt lườm con trai:

“Con tin mẹ mang nước xịt ướt hết người con cho ch.ế.t rét không?”

Bát nhỏ gật đầu cái rụp:

“Tin!”

“Còn không mau chui ra đây.”

Thằng bé phụng phịu thả con chó cưng xuống cho nó chạy ra trước rồi miễn cưỡng bò ra, bà cụ và bà nội không có ở nhà, phen này không có ai cứu nó rồi.

“Con giỏi lắm, tại sao con lại đánh bạn Hoàng Đức?”

“Đánh đâu mà đánh, tại bạn ấy tự ngã vào nắm đấm của con đấy chứ mẹ!”

Nam My trợn mắt lườm con trai, nó biết điều thì cúi mặt xuống, nhưng rõ ràng cái mặt kia là không phục, chắc chắn còn cãi trả. Cô dí trán nó một cái, cáu kỉnh nạt nộ:

“Lại cãi, mẹ cho con học võ để đánh bạn hử?”

“Đã bảo là không đánh rồi mà, con có đánh cái nào đâu. Sao mẹ cứ bắt nạt Bát thế nhỉ? Mẹ không tin con, hu…”

Nói xong một cái là nó lại dở bài cũ ngoạc cái miệng ra kêu khóc. Nam My chưa nguôi giận, thở phì phò tức tối, tay chống nạnh đã siết chặt hông, chả nhẽ cô lại đập cho thằng ranh này một trận cho hết cái thói cãi cùn đi. Cứ một câu nó lại bảo mẹ bắt nạt, nghĩ có tức không? Ai mà bắt nạt được nó?

“Con cứ khóc đi rồi mẹ cho con xem lại camera lúc con đánh bạn. Cô giáo gửi cho mẹ rồi đây này.”

“Ủa có camera luôn ư mẹ?”


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.