Từ khu vực thiên tai trở về thành phố, việc đầu tiên mà Giản Thanh làm khi đến phòng ICU của khoa thần kinh không phải là chạy vội đến giường bệnh của mẹ mình mà là cẩn thận thay quần áo cách ly để vào khu cách ly.
Ngụy Minh Minh và các đồng nghiệp trong bộ phận vội vàng chạy tới, lo lắng nhìn Giản Thanh.
Trong hoàn cảnh như thế này, có lẽ là cô phải gào khóc, không ngừng rơi lệ.
Nhưng không hề có một giọt nước nào đọng lại trong mắt Giản Thanh, sau khi đeo khẩu trang, gần hết khuôn mặt của cô bị che đi, chỉ lộ ra đôi mắt. Ánh mắt cô bình tĩnh đến mức nhìn chẳng giống như người đến gặp người thân đang hấp hối của mình lần cuối mà giống với lúc đi kiểm tra phòng hơn.
Các bác sĩ và y tá của ICU đã quen với việc nhìn thấy tất cả các loại sinh tử, không phải là họ chưa bao giờ thấy qua dáng vẻ lạnh nhạt như vậy. Nhưng cô lại là người bất chấp mọi mệt mỏi để vội vã trở về. Họ tưởng cô sẽ cảm khái, nhưng không ngờ cô lại có biểu tình lạnh lùng như vậy, trông rất mâu thuẫn.
Khi mặc áo cách ly xong, Giản Thanh đi theo y tá bước nhanh đến bên giường của Nguyễn Sanh, nhìn người mẹ gầy gò trên giường.
Hai mẹ con cùng nhìn nhau.
Nguyễn Sanh không thể nhớ rõ khuôn mặt của Giản Thanh, nhưng khi vừa nhìn thấy đôi mắt này, bà liền biết rằng con gái mình đã trở về.
Bà muốn đưa tay ra và chạm vào khuôn mặt của con gái mình, nhưng tay chân của bà không còn nghe theo ý bà được nữa rồi.
Như nhìn thấu suy nghĩ của bà. Giản Thanh bước lại gần, cúi người xuống tháo khẩu trang ra, cầm lấy lòng bàn tay lạnh ngắt của mẹ mình áp lên mặt, do dự vài giây rồi gọi một tiếng: “Mẹ.”
Đã bao nhiêu năm rồi cô chưa từng gọi bà bằng từ này?
Nguyễn Sanh nhìn Giản Thanh, ánh mắt phức tạp, môi mấp máy, không phát ra tiếng.
Giản Thanh không thể nói những cảm xúc tồn đọng trong lòng mình ra được, hệt như cô chẳng cảm thấy bi thương gì mà chỉ thấy một khoảng hư vô mù mịt.
Năm đó, cô gặp lại Nguyễn Sanh trên phố, sau khi đi theo bà một đoạn đường dài thì cô mới dám xác nhận người phụ nữ điên dại, mặc bộ quần áo rách nát trước mặt chính là mẹ của mình.
Cô đã lao lực trăm cay nghìn đắng để có thể đưa mẹ mình vào bệnh viện tâm thần để điều trị.
Khi ở nước ngoài tha hương cầu thực, cô đã phải làm rất nhiều việc để có thể tự lo chi phí nằm viện cho mẹ cũng như chi phí sinh hoạt của mình.
Sau khi em gái mất đi, cô suốt ngày phải sống trong mặc cảm tội lỗi, sống tạm bợ trên thế giới này hệt như một cái xác không hồn. Nếu không phải vì nghĩ đến việc Nguyễn Sanh sinh bệnh thì có lẽ, vào thời niên thiếu nhạy cảm và yếu ớt ấy, cô đã sớm nhảy từ trên cao xuống để giải thoát rồi.
Bây giờ Nguyễn Sanh cũng ra đi, bỏ lại cô tồn tại một mình trên cõi đời này.
Giản Thanh đối mặt với ánh mắt phức tạp của Nguyễn Sanh. Sau một lúc, cô liếc nhìn những loại ống trên cơ thể Nguyễn Sanh, im lặng một lúc rồi nói:”Con sẽ chăm sóc bản thân mình thật tốt, mẹ cứ yên tâm.”
Hãy cứ yên tâm rời đi, đừng bận lòng về con nữa.
Người giám sát liên tục báo tình trạng nguy kịch, các giá trị số dần dần đến gần con số 0. Sau khi nghe những lời này, Nguyễn Sanh nhìn sâu vào mắt Giản Thanh rồi nhắm mắt lại.
Giản Thanh vùi đầu vào đôi bờ vai gầy yếu của Nguyễn Sanh, vòng tay qua cổ bà rồi khẽ gọi một lần nữa:”Mẹ…..”
Cô chợt nhớ lại khi cô còn rất nhỏ, gia đình ba người các cô đang đi trên đường.
Trên đường có một vũng nước lớn, khi Nguyễn Sanh định bế Nguyễn Khê lên để chuẩn bị băng qua vũng nước thì bà quay đầu lại nhìn cô, sau đó ngồi xổm xuống để cho cô ôm lấy cổ rồi bò lên lưng bà.
Ba mẹ con bọn họ ôm lấy nhau vượt qua vũng nước.
Các bác sĩ và y tá bên giường lặng lẽ nhìn họ.
Giản Thanh vẫn không rơi nước mắt, cô nằm trên người mẹ một lúc đến khi cảm nhận nhịp đập nhẹ cuối cùng của động mạch cảnh biến mất thì cô mới đứng dậy và nhìn vào màn hình.
Huyết áp, nhịp tim, hô hấp và oxy trong máu đều bằng không.
Bác sĩ bước tới, mở mí mắt của Nguyễn Sanh ra, thấy đồng tử đã giãn, sau khi nghe chuẩn đoán, tiếng nhịp tim và hô hấp cũng đã biến mất.
Giản Thanh đã ký một thỏa thuận từ bỏ cứu hộ.
Trong những năm gần đây, không chỉ tinh thần không tốt, mà cơ thể của Nguyễn Sanh cũng càng ngày càng yếu đi. Khi tuổi tác của bà càng lớn, bà càng mắc nhiều bệnh mãn tính hơn.
Bác sĩ thông báo thời gian chết lâm sàng, sau đó lấy ra một đống tài liệu bệnh án, yêu cầu cô ký tên.
Vỡ phình động mạch nội sọ với xuất huyết dưới nhện, Hunt-Hess độ V, hôn mê sâu, vỡ thứ phát sau phẫu thuật, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch……
Giản Thanh nhìn lướt qua tất cả các thuật ngữ y tế trong hồ sơ bệnh án và tưởng tượng lại nỗi đau mà mẹ cô đã phải trải qua trước khi qua đời.
Cô nhớ rằng khi cô gặp Phù Diên vào lần trước, Phù Diên nói rằng trạng thái tinh thần của mẹ cô đã được cải thiện.
Khi đó đáng lẽ ra cô nên đón bà về nhà rồi có phải không?
Nếu đón bà về rồi thì có lẽ đã không xảy ra loại tai nạn ngoài ý muốn này, cũng sẽ không làm mẹ mình cảm thấy đau đớn như hiện tại.
Hoặc, nếu không chọn phẫu thuật mà điều trị bảo tồn, liệu bà ấy có thể sống lâu hơn một chút không?
Những suy đoán này thật sự rất vô nghĩa vì người cũng đã đi rồi.
Di thể của Nguyễn Sanh tạm thời được gửi đến nhà xác của bệnh viện. Giản Thanh đến cửa hàng vải liệm để đặt đồ khâm liệm, sau đó liên hệ với nhà tang lễ và nghĩa trang để chuẩn bị hậu sự.
Cô không có kế hoạch tổ chức tang lễ.
Những người bên phía Nguyễn gia cho rằng Nguyễn Sanh bị điên nên không muốn nhận bà nữa.
Về phía Giản gia, Giản Chính Hòa đã ly hôn với bà rất nhiều năm, ông ta đã không muốn quan tâm tới bà từ rất lâu rồi.
Phù Diên thu dọn đồ đạc mà Nguyễn Sanh đã để lại bệnh viện rồi lái xe đến nhà của Giản Thanh.
Giản Thanh nhìn chiếc hộp, lấy một cuộn băng keo, muốn trực tiếp niêm phong lại để chuyển đến căn phòng bị khóa ở làng đại học, nhưng cô đột nhiên nhớ lại những gì mà Lộc Ẩm Khê đã từng nói.
Cô mở chiếc hộp ra, nhìn mọi thứ trong đó.
Quần áo, giày dép, khăn quàng cổ, găng tay, đủ tất cả các mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm, đây đều do cô tự tay sắm sửa.
Thời còn trẻ Nguyễn Sanh rất xinh đẹp, có khiếu ăn mặc và rất thích trưng diện. Khi cô còn học tiểu học, Nguyễn Sanh đến họp phụ huynh và ai cũng nghĩ bà là chị gái của cô.
Mỗi lần đến trung tâm thương mại, cô đều lựa chọn rất cẩn thận, hy vọng chọn được những bộ quần áo và phụ kiện phù hợp với gu của mẹ mình.
Nguyễn Sanh mỗi năm mỗi gầy đi, quần áo cũng càng ngày càng nhỏ lại.
Hạt thủ công, nút thắt bằng vải dệt của Trung Quốc, tách trà hình mèo bằng đất sét, tranh thêu, những thứ này đều do Nguyễn Sanh làm khi còn ở bệnh viện.
Trong những năm đầu, Nguyễn Sanh là thiên kim đại tiểu thư mười ngón tay không đụng đến bất cứ thứ gì. Sau khi sinh con, bà học cách may vá, dệt một số đồ chơi thủ công đơn giản để cho bọn cô chơi.
Giản Thanh tìm đến phần cuối và nhìn thấy nét bút mà Phù Diên cố ý làm dấu trên một túi hồ sơ.
Hơn 30 trang giấy vẽ, một số là các loài động vật nhỏ, một số là các bé gái và một số là hình ảnh sinh nhật.
Vốn dĩ trong bức tranh sinh nhật năm nào cũng chỉ có một cái bánh kem, một người lớn và cô bé thắt bím tóc.
Cô không biết từ bao giờ đã có một cô gái cao hơn với mái tóc dài trong những bức tranh này.
Một gia đình hai người đã trở thành một gia đình ba người.
Trên mỗi trang giấy còn có một câu: “Mẹ yêu các con, mẹ muốn trở về nhà cùng các con”.
Mặt sau còn có hình trái tim rất lớn.
Giản Thanh ngồi dưới đất, nhìn đi nhìn lại những bức tranh này, cô dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng vuốt ve từng đường nét trên đó.
Một lúc lâu sau, cô gấp đầu gối lên, ôm chặt bức tranh vào lòng, vùi đầu vào gối, yên lặng rơi lệ.
*
Đúng như dự đoán của Giản Thanh, số lượng người đến các khu tái định cư của sân vận động ngày càng tăng. Trước áp lực phòng chống dịch bệnh, chính phủ đã thành lập các điểm tái định cư ở nhiều thị trấn và làng mạc khác, đồng thời bắt đầu phân cấp và chuyển những người bị ảnh hưởng về quê nhà của họ.
Một chiếc rồi lại một chiếc xe tải khác lần lượt đưa những người này đi, cũng không còn cần nhiều tình nguyện viên ở đây nữa.
Đầu tháng 6, Lộc Ẩm Khê trở lại thành phố Giang Châu.
Giản Thanh đã lo liệu xong hậu sự của mẹ cô.
Khi con người ta đến một độ tuổi nào đó thì bắt đầu phải trải qua những cuộc chia ly, sau khi mẹ đi rồi, lòng cô bỗng trống rỗng.
Cô dùng công việc để lấp đầy khoảng trống này. Sau ba ngày nghỉ ngơi, cô trở lại bệnh viện, dành thời gian bận rộn để chữa trị những miệng vết thương.
Sinh, lão, bệnh, tử, vui buồn, chia ly và đoàn tụ. Những việc này xảy ra hết lần này đến lần khác trong bệnh viện.
Giản Thanh đã qua tuổi nhạy cảm, mong manh và dễ vỡ. Cô sẽ không quá đau khổ vì cô biết rằng ai rồi cũng phải tiến về phía trước.
Cô chỉ khóc thoáng qua một lần, rồi sau đó bình tĩnh ung dung trở lại làm việc như một người bình thường.
Cô không oán giận cũng chẳng nói chuyện, nhưng Lộc Ẩm Khê vẫn trò chuyện với cô mỗi ngày. Đôi khi cả hai đều không nói gì, chỉ làm việc của mình nhưng không hề cúp điện thoại, vẫn luôn mang tai nghe Bluetooth như thế.
Có Lộc Ẩm Khê bầu bạn, cuộc sống của Giản Thanh dần quay trở lại quỹ đạo.
Sau khi ba đợt đầu tiên của đội y tế trở về, bệnh viện đã phát phiếu khảo sát để điều tra tình trạng tâm lý của họ để ngăn ngừa ứng phó với căng thẳng sau thiên tai.
Sau khi thấy Giản Thanh trở lại làm việc, Hồ Kiến Quân đã quan sát cô trong một khoảng thời gian dài và yêu cầu bộ phận y tế tổ chức một bài giảng học thuật về sức khỏe tâm thần trong bệnh viện.
Theo quy định của cơ quan quản lý y tế thành phố Giang Châu, bệnh viện phải tổ chức từ 1 đến 2 hoạt động tập huấn về sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế hàng năm. Cũng cần điền vào phiếu điều tra sức khỏe tâm thần của nhân viên tuyến đầu, nếu có vấn đề gì sẽ bố trí tư vấn tâm lý ngay.
Mặc dù đôi khi nó sẽ được giảm cấp thành dự án do các bộ phận cấp trên kiểm tra chiếu lệ nhưng nhân viên trong bệnh viện cũng sẵn sàng nghe giảng để có được tín chỉ trong bệnh viện.
Giản Thanh đã tính toán số tín chỉ của mình, năm nay vẫn chưa đủ điểm, sau giờ làm việc, cô đến phòng học tập của tòa nhà hành chính để nghe giảng.
Buổi tối, Lộc Ẩm Khê kéo hành lý trở về nhà của Giản Thanh.
Nàng không nói cho Giản Thanh biết, nàng đã lên kế hoạch bí mật gây bất ngờ cho Giản Thanh, thậm chí còn giấu đôi giày ở cửa đi.
Cách bài trí trong nhà không có nhiều thay đổi, vẫn sạch sẽ và ngăn nắp như cũ, nhưng lại có thêm một vài món đồ thủ công.
Lộc Ẩm Khê sờ vào những chiếc đế lót ly được thêu bằng tay trên bàn trà, đoán rằng đây là di vật do Nguyễn Sanh để lại.
Giản Thanh vẫn chưa tan làm, Lộc Ẩm Khê đoán có lẽ cô phải tăng ca nên đành đứng ở cửa sổ nhìn tòa nhà màu trắng bên kia đường, thầm nhớ đến cô.
Mấy ngày nay, tâm trạng của Giản Thanh rất bình tĩnh.
Cô dường như có đủ bình tĩnh và chín chắn đến mức không cần nàng phải làm bất cứ điều. Cô có thể tự mình xử lý mọi việc một cách hoàn hảo, tự trấn an lại cảm xúc của mình và không hề dựa dẫm vào bất kỳ ai.
Lộc Ẩm Khê nghĩ về chính bản thân mình, nàng cảm thấy mình chẳng có gì đáng giá để cho cô có thể dựa vào.
—— Về mặt thể chất và tâm lý nàng đều trẻ hơn cô. Nàng vẫn còn là sinh viên nên không có công việc cố định ở thế giới này. Tình cảm của nàng cũng rất thất thường và mơ hồ, không thể kiên định hứa hẹn về tương lai cùng cô, cũng không thể mang lại cho cô cảm giác an toàn……
Càng nghĩ lại càng cảm thấy mình kém cỏi, Lộc Ẩm Khê áp trán vào cửa sổ thủy tinh, vươn tay cào cào kính cửa sổ. Nàng tự ghét bỏ chính bản thân mình, không biết Giản Thanh lại nhìn trúng điểm nào trên người nàng.
Có lẽ là do nàng lớn lên rất giống em gái của cô……
Sau một hồi cảm thấy tự ti và buồn bã, Lộc Ẩm Khê thấy đói nên trấn an lại cảm xúc và vào bếp nấu bữa tối.
Sau khi ăn tối xong, Giản Thanh vẫn chưa trở về nhà, vì vậy Lộc Ẩm Khê đã mang thức ăn đi giữ ấm.
Ngồi xe mệt nhọc cả một ngày dài, sau khi tắm xong, nàng ngồi trên ghế sô pha xem phim trên để đợi Giản Thanh về, vừa xem được một chút liền ngủ thiếp đi.
Bài giảng học thuật kết thúc lúc 8 giờ 30 phút tối, sau khi ra khỏi bệnh viện, Giản Thanh đi siêu thị mua một ít hoa quả rồi mang về nhà.
Vì những trải nghiệm trong thời thơ ấy nên cô luôn phải đề phòng. Khi sống một mình, cô luôn đặt cây tăm ở nơi kín đáo trên trục khóa cửa trước khi ra ngoài để khi có người mở cửa, nó sẽ rơi xuống.
Trước cửa cũng có một tấm thảm được phủ bằng giấy than xanh và giấy trắng, nếu có người giẫm lên sẽ để lại dấu chân.
Giản Thanh về đến cửa nhà, nhìn thấy tăm rơi, mở tấm thảm ra thì thấy một dấu chân.
Là dấu chân của phụ nữ.
Cô cũng đại khái đoán ra được nhưng vẫn mở điện thoại di động theo dõi lên và xem video trong nhà. Khi nhìn thấy người nằm trên sô pha thì cô mới mở cửa bước vào.
Cô rón ra rón rén bước vào, không muốn đánh thức Lộc Ẩm Khê.
Lúc còn ở vùng thiên tai, Lộc Ẩm Khê không có một đêm nào ngủ ngon nên khi trở về chốn quen thuộc này, nàng thật sự ngủ rất sâu.
Giản Thanh ngồi bên cạnh nàng, cô giơ ngón tay thon dài lên, dùng mu bàn tay chạm nhẹ lên mặt nàng, yên lặng mà nhìn nàng.
Nàng mặc một chiếc váy ngủ màu trắng, nằm nghiêng, lộ ra chiếc cổ mảnh mai trắng nõn, như thể nếu vừa bóp vào liền sẽ gãy đôi.
Giản Thanh thích vẻ ngoài mong manh vô thức của nàng khi nàng chìm vào giấc ngủ, như thể cô có thể điều khiển nàng theo ý muốn của mình.
Du͙ƈ vọиɠ hủy hoại dâng tràn trong tâm trí. Giản Thanh vươn tay ra, nhẹ nhàng đặt lên cổ nàng.
Đầu ngón tay chạm vào động mạch cảnh đang đập của nàng, máu ấm đang chảy đầy trong huyết quản.
Cuộc sống tươi mới đầy mạnh mẽ.
Giản Thanh không có ý định làm tổn thương nàng trong lúc ngủ. Cô chỉ cúi xuống, hôn nhẹ lên mặt nàng, trầm giọng hỏi:”Tôi chỉ còn lại một mình em, em còn muốn rời xa tôi nữa không?”
Cô đã luôn đợi nàng nguyện ý ở lại, chân thành ở bên cạnh cô. Nhưng cô đợi quá lâu rồi, sự kiên nhẫn cũng dần cạn kiệt.
Nếu bây giờ nàng vẫn muốn rời đi, cô sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào để giam nàng ở lại bên cạnh mình.
– ———-
Tác giả có lời muốn nói: Điểm đáng yêu của những bệnh trưởng thành nằm ở sự lý trí, điềm đạm và bao dung. Họ đem sự hoang tưởng và khuyết điểm của mình chôn sâu vào đáy lòng. Còn những hành động bám dính, mềm mỏng hay làm nũng thì thích hợp với những người trẻ tuổi hơn~
P.S: Trong trường hợp phình động mạch nội sọ bị vỡ mức độ Hunt-Hess, quan điểm chủ đạo trước đây là không phẫu thuật và chỉ áp dụng điều trị bảo tồn. Trong những năm gần đây, đã có tài liệu chỉ ra rằng phẫu thuật ngay lập tức có xác suất phục hồi, điều trị bảo tồn có thể làm chậm sự sống, tóm lại là tùy thuộc vào tình trạng cá nhân, xác suất và tay nghề của bác sĩ.
*
Tài liệu tham khảo từ chương 78 đến chương 86:
[1] Phim tài liệu “Trận động đất Vấn Xuyên”;
[2] Phim tài liệu “Người sống”;
[3] Phim tài liệu “Mười ngày trong khu vực thiên tai”;
[1], [3] Chất chứa những câu chuyện buồn, cảm động hơn và những bức ảnh giải cứu, [2] “Người sống” mang phong cách đời thường hơn và nó thể hiện chân thực cuộc sống của những người dân bình thường sau thảm họa. Không có giật gân, không dựng hình và có rất ít nước mắt, nhưng rất đơn giản và chân thực khi ghi lại những chi tiết mà họ đã trải qua.
– ——-
Lời editor: Các bạn đọc xong vui lòng ủng hộ mình bằng nút VOTE, xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều.