Nàng Giúp Việc Vụng Về

Chương 20



Quay lại nhìn tôi, cậu ấy hỏi thăm:

— Qua sao cô phản ứng dữ vậy? Buổi tối cũng ăn ít hẳn.

Ngạc nhiên vì câu hỏi của cậu chủ. Ít ra cậu ấy không vô tâm, dửng dưng như vẻ bề ngoài nhỉ:

— Tôi nào giờ là thế mà. Cậu đừng để tâm. Mà cậu tranh thủ dùng bữa đi lát bác sĩ Đình ghé đó.

— Được rồi.

Tôi lui xuống bếp thắc mắc. Sao nay cậu ấy để ý cả chuyện ăn uống của mình nữa. Đúng là tối qua mình ăn ít thật. Ông này ngầm ngầm mà sâu sắc ghê! Y như chú Tư từng nói. Thoáng nghĩ qua như vậy xong tôi lại bỏ đó. Tính tôi không để tâm mấy chuyện vụn vặt. Nhưng mà ai đó đã đụng đến tôi rồi thù mười năm cũng chưa quên, nhất là cậu chủ út.

Lát sau tiếng dì Tư kêu:

— Xong chưa Minh ơi, bác sĩ Đình tới rồi kìa.

— Dạ con đem lên liền.

Lên tới phòng, tôi gõ cửa vài cài rồi đi vào. Gật đầu chào vị bác sĩ không quên lời mời uống nước:

— Mời chú bác sĩ dùng nước ạ!

Đôi mắt kia ẩn hiện dưới gọng kính nheo nheo nhìn tôi với sự thú vị trong giọng nói:

— Cám ơn cô bé! Mới một tuần không gặp, trông cô bé có chút đổi khác rồi.

— Dạ, chú khám cho cậu chủ đi. Con ra ngoài đây.

Bác sĩ Đình sau khi khám chân cho Hoàng Khôi thì bảo:

— Chân cậu biến chuyển rất tốt. Có tín hiệu tích cực. Cứ thế này khoảng hai tháng nữa thôi, chân cậu sẽ phục hồi được 90%.

Nghe được những lời nói vàng ngọc kia, Hoàng Khôi phấn chấn. Toàn thân như được tiếp thêm nhiều năng lượng tích cực, giọng vui mừng:

— Vậy sao bác sĩ?

— Ừ, nhưng hạn chế stress nhé! Lối sống lành mạnh, ăn ngủ nghỉ đúng giờ, không được ỷ y mà buông thả.

— Cám ơn bác sĩ.

Tôi bên ngoài thấp thỏm không yên, tai muốn nghe ngóng sự tình nhưng căn phòng cách âm rất tốt, muốn nghe gì rất khó.

Mãi đâu hơn mươi phút sau, bác sĩ Đình đẩy cửa bước ra. Tôi chồm dậy đi tới hỏi han ông chú bác sĩ:

— Chú ơi, chân cậu ấy có chuyển biến tích cực hơn không?

— À, chân có dấu hiệu phục hồi, cơ cũng dẻo hơn, không căng cứng như trước. Mà cô bé quan tâm cậu ấy vậy? Tôi làm nghề này bao năm chưa từng thấy ai như cô bé.

Tôi mỉm cười:

— Dạ, công việc của con là giúp việc riêng cho cậu chủ. Cậu ấy hồi phục là con vui mừng một phần, một phần cũng là trả ơn cho ông bà chủ đã thương yêu con. Đến cỏ cây còn biết hàm ơn, huống chi con hàm ơn ông bà rất nhiều. Họ đã nhiệt tình giúp đỡ cho mẹ con nhà con thì con cũng cố đền đáp công ơn ấy. Chưa kể cậu ấy là một người có tài mà để thành một phế nhân thì quả là đáng tiếc.

— Cô bé có dự định gì sau khi Hoàng Khôi bình phục không? Đi học hay làm công việc gì đó?

Tôi lắc đầu, vẻ mặt đượm buồn:

— Con cũng chưa biết. Có thể sau này cậu ấy khỏi bệnh không cần con nữa, thì con qua công ty may giày da với nhỏ bạn.

— Thôi, trước mắt cô bé giúp Hoàng Khôi khôi phục sức khoẻ đã. Sau đó cần gì nói tôi, giúp được gì tôi sẽ giúp.

Tôi nghe thế thì ánh mắt toát lên niềm vui sướng vì được vị bác sĩ ngỏ ý giúp, dù biết là mình sẽ không bao giờ lợi dụng lòng tốt ấy:

— Con cám ơn chú bác sĩ ạ!

— Tôi về đây.

Tiễn bác sĩ ra cổng, tôi trở về với nỗi niềm riêng. Hoàng Khôi có dấu hiệu khả quan thì cũng chừng vài tháng nữa tôi sẽ rời bỏ công việc này. Về quê với mẹ ăn rau qua ngày, quanh quẩn với việc đồng áng, khuất mặt sau lũy tre làng cả đời hay là tiếp tục ở đây, bám trụ vài năm tích góp vài đồng rồi bung về với mẹ?

Bỗng tôi lướt qua ý nghĩ là kiếm công việc gì đó để làm ban ngày, đêm học thêm vài khoá ngắn hạn hoặc lấy cái bằng trung cấp, biết đâu về sau cần dùng. Biết đâu chữ ngờ.

Tôi vào phòng cậu chủ thu dọn mấy ly nước. Hoàng Khôi đang đứng ở lan can thì xoay lại nhìn tôi với ánh mắt dò hỏi:

— Cô nói gì với bác sĩ Đình mà lâu vậy?

— À cũng không có gì. Hỏi vài câu xã giao đó mà.

Hoàng Khôi khó chịu:

— Xã giao mà đứng cả buổi.

Tôi cũng bực mình không kém. Để ý cứ mỗi lần bác sĩ Đình đến là tôi bị cằn nhắn. Tuổi còn nhỏ, sự đời chưa trải nên tôi không hiểu hết ý tứ của cậu ấy. Trái lại tôi càng thấy bực tức vì sự nhỏ nhặt của cậu ta.

— Ủa cậu? Từ bao giờ mà cậu quản luôn việc riêng của tôi vậy?

— Đụng đến bác sĩ ấy là cô thái độ.

Tôi gắt lên:

— Cậu vô lý vừa thôi.

Tôi bỏ đi ra khỏi phòng. Chiều đến tôi tháp tùng cậu ta vào công ty. Hai người ngồi chung văn phòng nhưng không ai nói với ai một câu. Không gian có phần nặng nề, ngột ngạt. Tôi cũng cố tranh thủ hoàn thành xong mớ tài liệu kia để gửi cậu ta.

– Tôi làm xong rồi, gửi mail rồi đó. Cậu xem thử đi. Tôi ra ngoài cho thoáng xíu.

– Để tôi xem.

Đi ra ngoài lan can, phóng tầm mắt nhìn ra xa, trên cao là những tầng mây, chồng chồng lên nhau tạo những hình ảnh ngộ nghĩnh. Chợt có tiếng nói bên cạnh:

– Cô bé sao suy tư vậy?

Giật mình quay lại nhìn, hoá ra người đàn ông hôm nọ tôi đã làm đổ cà phê lên áo, bèn lịch sự gật đầu chào:

– Chào chú.

Bên kia cười tươi:

– Cô bé bao nhiêu tuổi rồi? Hiện đang học ngành gì?

– Tôi không học gì cả. Mười chín tuổi.

Có chút ngạc nhiên hiện lên đáy mắt, Hiển hỏi:

– Cô đang học việc ở đây à?

– Sao chú hỏi vậy?

– Thì ngày nào cô cũng đi cùng Khôi vào đây.

Tôi cũng không biết giải thích thế nào với phận tôi tớ như mình, chỉ biết nói khéo để chuồn:

– Tôi vào trong đây. Chào chú nha!

Vào trong, Hoàng Khôi ngước lên nhìn tôi:

– Cô biết dùng excel chứ?

– Tôi biết sơ sơ thôi.

Anh đứng dậy đưa tôi xấp tài liệu ghi Công nợ khách hàng:

– Cô lập list công nợ này và hạn thanh toán cho tôi.

– Ok.

Tôi như quên hết sự đời say mê nhập dữ liệu thô. Có tiếng gõ cửa, bên trong Khôi nói vang ra:

– Vào đi.

Hiển đẩy cửa vào trong, thấy tôi ngồi nghiêm túc bên chiếc laptop, anh sựng đi vài giây. Sau đó hỏi Hoàng Khôi:

– Mình gửi mấy mẫu thiết kế, cậu xem thử ổn chưa?

Cậu hai nhìn chăm chăm vào máy, miệng nói:

– Cậu ngồi xuống đi, để tôi coi thử.

Một lúc sau, anh góp ý một số thứ:

– Khá hoàn chỉnh đó. Giờ cậu sửa cho tôi chỗ này, góc cạnh nhọn này mình làm sao bo tròn nó lại, tránh góc nhọn, nét gãy. Thứ hai là chỗ này chỉnh cho màu tươi lên một chút. Chỗ này cũng vậy. Dạo này đang thất tình hay sao mà trông bản thiết kế u ám vậy?

Hiển bật cười:

– Hahaaa… Cậu đang sửa bản thiết kế này hay săm soi đời tư của tôi vậy?

– Cả hai.

– Vinh hạnh quá!

– Bình thường mà, cậu sửa đi rồi gửi mail nhé!

– Ok, tôi ra ngoài đây.

Đi ra Hiển không quên nhìn tôi một cái và cười nhẹ. Tôi cũng gật đầu chào lại rồi cắm mặt vô công việc dang dở:

– Cô biết cậu ta?

Tiếng nói trầm ấm vang lên làm tôi giật mình.

– Tôi không biết.

Hoàng Khôi cũng chưa chịu dừng lại hỏi vặn vẹo:

– Không biết sao lại nhìn nhau cười?

Lúc này tôi ngừng đánh máy đưa mắt nhìn cậu chủ:

– Tại sao cậu ngày càng oái ăm thế? Tôi biết ai, hay là cười nói với ai cũng phải bẩm báo với cậu?

– Không hẳn như thế. Nhưng cô còn quá nhỏ chưa có sự trải đời dễ là miếng mồi ngon cho cánh đàn ông. Tôi không muốn cô bị như thế khi đang làm việc cho tôi. Hiểu không?

Hằn học đứng lên nhìn thẳng vào mắt cậu ta, tôi dõng dạc nhả ra từng chữ một:

– Tôi vào Sài Gòn để làm việc kiếm tiền một cách chân chính, không phải là kẻ hám tiền lợi danh đong mắt đưa tình nên cậu không cần nhọc lòng thế đâu. Hai nữa là, tôi làm việc ở đây cũng mang tính chất tạm thời thôi. Nên mình cũng không nên quá câu nệ vào chuyện riêng tư cậu nhé!

Nói xong tôi húp cạn ly cà phê sữa rồi cúi đầu làm tiếp, mặc cậu ta nghĩ gì. Nghĩ mà tức điên, cậu ta là gì mà quản tôi? Toàn đi soi mói, bắt bẻ những chuyện phi lý thôi. Mong cái bà chị Hoàng Thư hay ai đó yêu ổng dùm, làm thay đổi tính nết trái mùa này đi, chứ tôi thề là tôi không thể chịu đựng thêm phút giây nào nữa.

Ngày tiếp nối ngày, chân Hoàng Khôi dần phục hồi nhanh dần, đi đứng không cần dùng nạng nữa. Cả nhà rất vui mừng, đặc biệt ông bà chủ càng yêu quý tôi hơn, cách họ đối xử khiến tôi cảm thấy mình như là một thành viên thực thụ của gia đình này vậy. Có tối nọ, bà Tuyết nhìn ông Sang mà cười nói:

– Ước gì mình có đứa con dâu như bé Minh này anh nhỉ? Nhà cửa luôn vui vẻ, ấm cúng.

Ông Sang cũng gật gù tán đồng ý của vợ:

– Anh cũng thích vậy.

Tôi đang ăn cơm mà ré lên, gương mặt đỏ rần rần:

– Hai bác thiệt biết ghẹo con. Thử nhìn con xem: Mập, vụng, ham ăn, ngủ nhiều không ai dám chứa đâu ạ! Người yêu không có, chó mèo cũng không thì chồng ở đâu ra ạ?

Cả nhà ngồi cười vang, Hoàng Khôi thì nhìn nhìn tôi đầy ý nhị. Hoàng Đăng thì gục gặc cười rũ:

– Trời, lần đầu tiên tôi nghe được lời cô nói đúng đến mức cái cột nhà cũng đứng im nghe.

Tôi biết thừa là cậu út xiên xỏ tôi bèn trề môi:

– Phải, tôi biết thân biết phận mình còn hơn ai kia….

Hoàng Đăng chưa hiểu ý liền hỏi:

– Nói thì nói hết ý ra, bày đặt lấp lửng.

– Thì tôi nói đó, tôi biết phận mình nên an phận thủ thường làm lụm, còn cậu là nam nhi chi chí, vai năm tấc rộng thân mười thước cao, nhà lầu xe hơi, điều kiện đầy đủ sao không chịu làm, suốt ngày mê chơi lười làm.

Cậu út mặt đỏ ké như bị chọc tiết, quát to:

– Ê con nhỏ mập kia quá đáng vừa thôi.

Cả nhà thấy tình hình bắt đầu căng, bà Tuyết vuốt tôi:

– Con đừng để ý lời nó nhé! Thằng nhỏ này thiệt là…..

Còn ông Sang nghiêm giọng nạt Đăng:

– Con biết ghẹo người ta vậy khi con bé đùa lại sao con quạu? Mà ba thấy con bé nói đúng đó. Lớn rồi, chịu trách nhiêmb với cuộc đời mình đi, đừng dựa vào ba mẹ mãi. Hai thân già này mệt rồi, muốn nghỉ ngơi nhưng con thế này làm sao chúng ta rút về được?

– Con…..

Hoàng Khôi lúc này lên tiếng:

– Anh nói chú rồi. Thời gian không chừa một ai. Hãy thức tỉnh đi.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.