Thông báo nhỏ: truyenwiki1.com dạo này có vẻ có nhiều lỗi nên mọi người hãy ghé thăm WordPress của bọn mình nhé
nanhithapnhat.home.blog
—
Tối hôm ấy, phủ Thập Ngũ Dược phủ tổ chức một yến tiệc thưởng trăng hết sức linh đình. Đèn đăng lung linh đủ màu sắc, đàn ca sáo nhị huyên náo, thậm chí có một đoàn vũ nữ hơn trăm người đến biểu diễn theo chủ đề cung trăng. Dập dìu các thiếu nữ thanh tú môi son mặt phấn xinh đến hoa nhường nguyệt thẹn. Các vũ nữ đã đẹp một thì các nam vũ sư trang điểm lên còn đẹp người, đến mức không phân biệt được đâu là nam đâu là nữ.
Nhưng đặc sắc hơn cả phải là phần ẩm thực nơi đây, tiền bàn hơn một trăm món, gia nhân đi lên đi xuống liên tục không lúc nào nghỉ ngơi thì mới có thể ra kịp đồ ăn, sơn hào hải vị không thiếu món gì. Có những món mà người phương bắc như Hoàng Kỳ thậm chí còn chưa một lần nghe thấy tên như Bạch Mã Ô Ngư, đây là một giống cá thuộc nhà cá lóc nhưng nặng đến vài chục cân, to vài mét, một con cá như vậy sẽ cần đến năm bảy gia nhân phải xắn tay vào sơ chế, sau đó cả con được nấu trong một chiếc nồi to bằng gian phòng, ngâm trong linh dược chỉ vùng An Thịnh mới có. Trên mỗi bàn tiệc nhỏ sẽ có các món chính như sau: 2 bát yến, 1 bát vây (có lẽ là vây cá mập), 1 bát long tu, 1 bát hải sâm, 1 bát cá mực, 1 bát gà quay, 1 bát gà giò chần, 1 bát vịt hầm, 1 bát tôm he, 1 bát thịt dê, 1 bát cua, 1 bát chân giò nhồi thịt, 1 bát gà mái quay, 1 bát chim bồ câu, 1 bát nhung (có thể là nhung hươu hoặc nai tùy theo yêu cầu của khách quan).
Những kẻ thưởng rượu đến đỏ bừng mặt mũi, ngả nghiêng cười nói trên nền nhạc ồn ã. Những câu chuyện suồng sã có phần giả tạo được trao đổi lại từ các vị tiền bối. Nào là năm nay làm ra được bao nhiêu vàng dòng ngọc khảm, thương thảo những vụ to nhỏ với các thế gia khác, con cái thành gia lập nghiệp làm rạng danh gia tộc. Dù có là người thân thích với nhau thì vẫn luôn là những sự ganh đua âm thầm mà không ai nói ra, nhưng có những kẻ lại lỗ mãng hơn thảy, đó là cữu cữu của Khương Diệp, chồng của em gái Khương Lão gia.
Kẻ này lúc đầu từ phương xa đến, cũng chỉ là một dạng cô lậu quả văn* nhưng lại may mắn lọt vào mắt xanh của một vị tiểu thư nhà họ Khương khi ấy là một cô nương thanh tú mỏng mày hai hạt chưa vướng bụi trần, gặp một kẻ chỉ cần lời lẽ khéo léo tỏ ra đạo mạo một chút là đã xiêu lòng. Ca ca của Khương tiểu thư dù ngoài mặt không đồng thuận nhưng vẫn một mực thương em gái, cho tiền bạc châu báu để nàng có thể sống một cuộc sống thoải mái. Cũng may mắn vài năm sau khi ra ở riêng nhà vị tiểu thư này lên như diều gặp gió, kha phá một vùng sơn dược riêng trong tay, kẻ đời kính nể hơn vài phần nhưng cũng vậy mà phu quân của nàng lộ mặt thật là một kẻ trăng hoa phong lưu, đại ngu nhược trí**, làm Khương Gia nhiều phen điêu đứng.
*孤陋寡聞,愚蒙等誚 Cô lậu quả văn, ngu mông đẳng tiếu : Ý nói Kiến thức nhỏ bé, kiến văn ít ỏi; loại người dốt nát, tối tâm thì bị đời chế nhạo.
**ý nói người này dốt nát mà thích tỏ vẻ, cải biên từ “đại trí nhược ngu” (大智如愚 = người thông minh thường khiêm nhường, tài trí giả ngu dốt).
Khương Diệp thưởng trà một góc bàn tiệc, nàng không hẳn là loại người quá khép kín tách rời cuộc vui nhưng thường thì chẳng có thiếu niên nào thích ngồi gần những vị tiền bối già cỗi, lời nói cay nghiệt cả. Cho nên cả tối hôm ấy chẳng nói chẳng rằng mấy, chưa kể tiếng nhạc ồn ã khiến tiền đình chú âm ỉ phát tác. Vị cữu cữu kia nhìn thấy Khương Diệp, ngồi phịch xuống đối diện:
“Cuối cùng cũng chịu về à, Đại Tiếu*?” – hắn cầm vò Hắc Đế tu một hơi, rồi lấy tay quệt quệt phần rượu đổ ra ngoài vương trên bộ râu lởm chởm, đoạn lấy tay bôi bôi vào vạt áo.
*Khương Diệp hay được gọi là Khương Đại Tiếu (có nhắc qua ở chương 3).
Khương Diệp biết trước nay lão già này chưa bao giờ có ý đồ gì tốt đẹp, chỉ gật đầu rồi chào một tiếng cữu cữu với nét mặt lạnh tanh, đảo mắt một cách ngao ngán.
“Con nha đầu này tối ngày chỉ biết chạy linh tinh, con cứ như vậy làm sao phụ mẫu con có thể nương tựa được đây? Phủ nhà con từ trong Cửu đại Khương Gia giờ còn thua kém cả nhà ta, con có thấy mất mặt hay không? Cả đời cứ lông bông vậy sau này rồi thì bằng ai? Con nhìn đồng trang lứa con đi người ta chức này danh nọ, còn con nhắc tới tên thì có mấy ai biết? Danh vị không có thì có khác nào gia nhân nô bộc bình thường phải không?”
Khương Diệp nắm chặt tách trà trong tay, bản thân không phải người đến đạo lý trên dưới đúng sai cũng không biết nhưng kẻ này vốn chẳng có tư cách gì để giáo huấn người khác cả. Khương Đình lão gia ngồi ngay gần đấy, nghe hết toàn bộ, chỉ nhàn nhạt nhìn, không muốn phí lời với một kẻ say xỉn.
Cữu cữu nói một hồi đủ loại ngôn từ lại niềm nở mời Khương Diệp một chén như không có gì xảy ra:
“Đại Tiếu, con phải uống với ta một chén, không uống coi như không nể mặt ta là ta bỏ về đấy.”
Khương Diệp lãnh đạm đáp lại một tiếng: “Không uống.”
Lão nhân kia cau có mặt mày, mắt long lên chuẩn bị thuyết giáo một bài khác thì không hiểu từ đâu Hoàng Kỳ chạy đến, cầm một bát canh trên tay: “Khương Diệp, cá lóc nhà ngươi quả là danh bất hư truyền ta mang cho ngươi một bát này.”
Ngặt nỗi y chỉ nhìn thấy chỗ Khương Diệp ngồi chứ không chú ý đến bước chân của mình hướng về đâu, y va vào người cữu cữu của Khương Diệp, làm đổ cả bát canh nóng hổi dội từ đầu xuống chân hắn ta.
Cả bàn tiệc chỉ nghe thấy một tiếng kêu gào thảm thiết kèm theo vài ba tiếng chửi, một lúc sau vị xui xẻo nào đó đập phá bàn tiệc rồi phẫn nộ bỏ đi. Cũng không ai quan tâm mấy, thay vào đó mọi người đổ dồn con mắt về tiếng cười ha há của một vị tiểu thư.
Tiệc đã tàn, Khương Diệp đi ra hồ sen ngồi nghịch ngó sen một mình, mấy lời nói khó nghe ban nãy bảo là không hề để tâm thì cũng không đúng, thái độ của phụ thân chính là muốn để xem nàng ra ngoài bản lĩnh cỡ nào, có thể đối đáp lại không. Hành tẩu giang hồ oai phong thế nào, về nhà vẫn là một thân nhu nhược, đó mới chính là điều làm Khương Diệp vướng bận. Nhân gian này có lẽ được cấu thành bởi những mâu thuẫn và nghịch lý mà dù chọn một thì người ta vẫn muốn chọn hai. Chọn an yên hay chọn tự do, một khi đã làm có chắc sẽ không nuối tiếc? Có lẽ sinh linh nào cũng có một thứ là cơ chế phòng vệ.
Khương Diệp thở hắt một cái, Hoàng Kỳ bước đến buông lời trêu ghẹo: “Lá cây mà lại đi nghịch lá sen? Hành hạ đồng loại à?”.
Khương Diệp chẳng thèm đáp lời, vẫn lấy lá sen bứt bứt rồi ném xuống dưới hồ. Nha đầu này hôm nay lại không thèm phản bác một câu, hay là chết trong lòng rồi? Hoàng Kỳ ngồi bệt xuống bên cạnh, chìa một cái bánh trung thu mới lấy từ dưới bếp lên đưa cho Khương Diệp: “Này ăn đi không ta ăn mất đấy” dù trong túi áo của hắn còn đến chục cái bánh nữa. Nhưng người kia chỉ coi lời của hắn là không khí thổi qua tai.
“Hôm nay ngươi bị đập đầu vào đâu à? Hay là có chút tâm sự gì? Có thể nói với Lão Hoàng ta! Ta rất biết lắng nghe!” – Hoàng Kỳ lấy tay vỗ ngực một cách tự đắc.
“Thứ não bộ cấu trúc đơn giản như ngươi thì làm gì hiểu chuyện được.” – Khương Diệp lãnh nhạt mắt
“Nhìn cái bộ dạng này của ngươi chắc là bị trưởng bối quở trách à?” – Hoàng Kỳ cười khẩy – “Đại tiểu thư chắc hiếm khi bị mắng nhỉ?”
“Cũng không hẳn…nhưng ngồi cả buổi nghe nhiếc móc thế cũng hơi khó chịu thôi.”
“Những chuyện không thể thay đổi được thì không nên bận tâm làm gì. Như việc chúng ta không thể thay đổi được đam mê và con đường chúng ta đã chọn cũng như việc mấy lão già không thể nói năng dễ nghe hơn được.”
“Ngươi không bao giờ để ý mấy lời dị nghị à?”
“Lâu dần thành gió thoảng bên tai. Quan trọng là chứng minh với bản thân thôi.”
“Ừ nhỉ? Người không vì mình trời chu đất diệt.”
Hai thiếu niên ngồi kế bên nhau ngẩng đầu nhìn ánh trăng tròn đầy soi sáng thiên địa.
Khương Diệp vẫn còn hơi đói vì yến tiệc hôm nay chẳng ăn được gì mấy bèn rủ Hoàng Kỳ lẻn xuống bếp kiếm đồ ăn thừa lấp đầy dạ dày. Khương Diệp dù là một cô nương có thân hình mảnh khảnh yếu ớt nhưng sức ăn đặc biệt hơn người, có thể nói là một dạng dạ dày không đáy, ăn bao nhiêu cũng không béo, quả là một năng lực mà nhiều cô nương mong ước. Nhưng Khương Diệp thấy bản thân trông quá yếu đuối, vi nhược, thiếu sức sống.
Khi hai người mồm đầy thức ăn nhai nhồm nhoàm thì nghe được tiếng có người nói chuyện bên ngoài:
“Ngươi nghe gì chưa, ở vùng Quy Nhân đang xảy ra dị tượng kì bí đấy? Nghe nói cây cỏ héo úa hóa tro tàn, động vật chết thành thây thành đống bốc mùi sặc sụa.”
“Ta cũng có nghe nói, hình như có người còn đồn thôi do Lê Lý thị cúng bái không đến nơi đến chốn, làm thánh thần phật ý, tước đi linh khí.”
“Nghe bảo do vị đại công tử làm ăn cẩn trách, không biết chăm lo xã tắc đó.”
“Đúng vậy. Làm gì có nơi nào bì được với An Thịnh chúng ta, đời đời thịnh vượng, thánh thần yêu mến, ta nghĩ chẳng mấy chốc ngôi vị tiên đốc sẽ về thị tộc của chúng ta thôi.”
Hoàng Kỳ với Khương Diệp nhìn nhau, mắt lóe sáng.
Sau khi bắt hai tên gia bộc lắm lời kia lại tra khảo kĩ hơn, Hoàng Kỳ và Khương Diệp đã khai thác thêm được một số thông tin như chính xác dị tượng kia bắt nguồn từ đâu, được bao lâu rồi. Khương Diệp thấy phấn khích hơn hẳn, ở đâu có mùi kì dị chắc chắn nàng phải thăm thú cho bằng được. Ngay đêm hôm ấy Khương Diệp sắp đồ, nhồi một đống đồ ăn vào trong tay nải lên đường, chỉ để lại một lá thư viết vỏn vẹn vài dòng chữ: “Nữ tử lại đi du ngoạn, không cần chờ cơm.”. Hoàng Kỳ bất đắc dĩ phải đi theo, lại còn phải đi từ đêm, miệng không khỏi cằn nhằn, quở trách Khương Diệp.
Sáng hôm sau khung cảnh Thập Ngũ Dược phủ hình như thiếu một vị tiểu thư và một cục thịt to. Cũng không phải mối quan tâm lớn. Muốn đi cứ đi, tiêu diêu tự tại, thống khoái là được.
“Ây nha~ Lão giaaa.. Chàng xem, chàng mua nhầm cho ta đam mỹ văn rồi!”
“Kêu cái gì, ta sai người đi đổi! Đổi ngay kiếm hiệp văn cho nàng!”
—-
Trưa hôm ấy mặt trời lên cao quá đỉnh đầu, Khương Diệp bị tiền đình chú hành cho đầu óc cuồng quay, chân bước loạng quạng thở dốc mệt mỏi. Hoàng Kỳ thấy bạn hữu như vậy, tất nhiên việc đầu tiên làm sẽ là … cười vào mặt Khương Diệp.
Khương Diệp mệt đến mức chỉ yếu ớt cầm một hòn đá dưới chân lên ném về phía Hoàng Kỳ, nhưng dù chỉ là 1 mét cũng không ném trúng, Hoàng Kỳ được phen cười càng lớn, nhưng sau đó dắt Khương Diệp ngồi vào một tán cây rồi biến đi đâu mất. Khương Diệp vừa nghi hoặc tên tiểu tử này chắc lại bỏ cô đi chơi, cáu bẳn mắng chửi vài lời thì Hoàng Kì từ đâu thò mặt ra, đưa cho Khương Diệp một chiếc nón tre vành rộng có màng vải rủ dài
“Này lá cây đội vào đi không thành lá héo đấy.”
“Ờ…cảm ơn” – Ai đó cũng thấy có chút cảm kích.
—-
Thanh Danh trao đổi sự tình với hai vị tiên hữu, nhưng cũng hơi tò mò không biết vì sao hai người họ có thể mò đến tận đây, dù gì cũng là chuyện riêng của Lê Lý thị, không thể truyền ra cho người ngoài dễ dàng thế được. Thanh Danh với hai vị này dù không phải đến mức người dưng nước lã nhưng cũng không có ấn tượng gì sâu sắc, tạm thời chưa tin tưởng được.
Trong khi Khương Diệp và Thanh Danh đang bàn chuyện chính sự thì Hoàng Kỳ đang ngồi xổm trước mặt Y Sư, nhìn hắn bằng ánh mắt tò mò. Thiếu niên này dù nói năng điên điên khùng khùng nhưng nhan sắc không tồi chút nào, gây chú ý cũng không có gì lạ.
“Người như ngươi mà có thể nhận mình là y sư?” – Hoàng Kỳ cầm cái lá cây chọc chọc vào gò má căng mọng của Y Sư.
“Công tử cứ khéo đùa, ta không phải y sư đạo mạo nhất cũng là y sư đẹp trai nhất.” (Câu trả lời hoàn toàn không liên quan đến trọng tâm của câu hỏi) -Rồi cong môi cười, mắt nhìn lúng liếng.
Hoàng Kỳ hơi rợn gáy, nhảy cóc lùi lại vài thước. Cùng lúc ấy trong bụi hoa Tử Đằng có tiếng sột soạt, cả ba người ngay lập tức rút bội kiếm ra, chĩa về nơi có tiếng động, đồng thanh:
“Kẻ nào?”
Từ trong bụi hoa tím rực là hai bóng hình một thiếu niên một trẻ nhỏ chậm chậm run rẩy bước ra, bốn tay giơ lên trời.
“Bọn ta không phải kẻ thù.”
Thanh Danh nheo mày nói:
“La Hến? A Lam? Sao hai người lại lên đến tận đây?”
Hóa ra khi chia tay Thanh Danh công tử, La Hến thấy không hề yên tâm về vị công tử này nên âm thầm bám theo, còn A Lam thì là ham chơi nên bám theo La Hến, được nửa đường thì bị phát giác nhưng vẫn bám chân theo. Đứa trẻ này dù còn nhỏ nhưng rất can đảm, nhìn thấy cảnh tượng kinh hoàng của Thượng Căn nhưng không hề nhụt chí, ngược lại càng tò mò muốn khám phá.
“Ca ca đẹp trai đừng giận mà, chỉ là chúng ta lo cho ca ca, sợ ca ca lạc đường, không biết đường mòn là cái gì.” – A Lam chạy ra giật giật vạt áo của Thanh Danh, mắt long lanh hối lỗi thì bị Thanh Danh bịt mồm lại.
Hoàng Kỳ và Khương Diệp chớp mắt dỏng tai, ngờ vực như là vừa nghe một thứ gì không hợp lý cho lắm, nếu không muốn nói là .. nghe có vẻ “ngốc”.
La Hến nhìn thấy kẻ đang bị trói kia liền kinh hãi lùi lại miệng la hét:
“Quái…quái nhân…”
Thanh Danh chạy liền ra bên cạnh La Hến trấn an:
“Ngươi đừng sợ, có bọn ta ở đây rồi, hắn đang bị phong ấn, không làm gì ngươi được đâu được đâu.” – Thanh Danh đưa cho La Hến vò nước để ở hông, bảo hắn uống đi rồi bình tĩnh lại kể đầu đuôi.
Hóa ra khi dị tượng bắt đầu xuống đến vùng Hạ Căn, động vật không phải cứ thế mà đột tử, một hôm La Hến đi săn ở một nơi xa với hy vọng sẽ kiếm chác tốt hơn, trở về đã quá đêm, nghe thấy tiếng động lạ ở chuồng gia súc phía sau nhà. Khi cẩn trọng đến dò xét thì thấy một kẻ đang chúi đầu xuống đất, tay cào cào cái gì đấy, khi hắn ngẩng mặt lên mồm đầy máu tươi, huyết nhục động vật, dù rằng đã đêm nhưng ánh trăng rất sáng tỏ, La Hến nhìn rất rõ tướng mạo của kẻ đó, chính là kẻ đang bị trói ở phía kia.
“Này này ngươi đừng ngậm máu phun người. Hôm đó ta chỉ xem xét xác động vậy ở đó…còn màu đỏ là do ta thử….”
“Thử cái gì?” – Hoàng Kỳ nhíu màu – “Thịt sống?”
“Thử son…”
“Nhưng môi ngươi đỏ mà?” – Hoàng Kỳ nghiêng đầu hỏi.
“Để ta nói cho ngươi nghe, xác động vật ở đó chết không giống ở đây chút nào. Như là bị thối rữa từ trong ra vậy. Nhìn rất thú vị.”
“Thú vị như nào cơ?” – Hoàng Kỳ mở to mắt lắng nghe. Rồi hai người họ thì tầm to nhỏ riêng một lúc.
Hoàng Kỳ đột nhiên lấy tay vỗ vỗ khắp người Y Sư khám xét. Y sư đỏ bừng mặt mũi, hàng mi run run, miệng định nói gì đấy nhưng có một lực vô hình chặn lại. Lâu rồi không có động vào người, tự khắc có chút rung động. Sờ nắn một hồi Hoàng Kỳ đi vào trong nhà khám xét gì đấy rồi gọi với Khương Diệp vào trong.
“Khương Diệp, ngươi có nhớ lúc nãy chúng ta có nhìn qua vết mổ động vật, ngươi còn nhớ rõ vết thương không.”
“Vết cắt sâu, nhìn qua phần thịt thì thấy được gây ra từ vật sắc bén như gươm kiếm.”
“Ban nãy ta đã khám trên người hắn và tìm trong nhà, không tìm thấy kiếm, chỉ thấy vài con dao mổ, không thể làm ra loại vết thương như vậy.”