ĐĂNG LÚC 02:21:44 NGÀY 04-05-2017
Ngày mùng một Tết, ta nhận được cuộc gọi chúc Tết của Tô Mộc, nàng nói với ta nàng cũng đã qua môn rồi, đồng thời không nói cho ta biết thành tích của nàng (vì thi tốt quá, sợ kích thích ta), đồng thời hỏi thăm sức khỏe tới từng trưởng bối trong nhà, hỏi về cái bao đầu gối (genouillère) mà lúc ta đi dạo phố cùng với nàng đã giúp trưởng bối chọn là có vừa không, có đủ ấm không.
Kỳ nghỉ đông không dài, chẳng mấy chốc ta đã vác theo một thùng đặc sản quê hương đầy ắp rồi leo lên đoàn tàu trở về trường học. Trong nhà tìm mối quan hệ để mua vé giường nằm cho ta, cho nên thoải mái hơn lúc trở về nhà rất nhiều, theo thường lệ thì xe lửa lúc chạy lúc ngừng, vượt núi băng đèo chậm như rùa, Tần Hoan đến trường học chậm hơn ta một ngày, cũng không phải do ta hạ quyết tâm muốn đi đón nàng, mà là vé xe quả thực khan hiếm quá, mua trễ thì quả thực không có vé, nếu không thì ta nhất định sẽ trì hoãn tới ngày cuối cùng mới rời khỏi hang ổ thoải mái.
Ta lại là người đến ký túc xá sớm nhất, sau một trận vẩy nước quét nhà, ta sắp xếp thời gian đến của chuyến tàu, lần lượt đón Phương Phương, Tuyết Mai, Tô Mộc, Tần Hoan trở về trường.
Mọi người không có rớt môn nào cả, mặc dù xa nhà lần nữa là điều thống khổ, nhưng gặp nhau lần nữa là điều vui sướng.
Mọi người lấy đặc sản quê hương của riêng mình ra, bày ra đầy ắp cả bàn, sau đó tất nhiên là bữa liên hoan lớn mừng nhập học, giữa các ký túc xá còn xuyến môn (đến nhà hàng xóm, bạn bè, thân thích ngồi, nói chuyện phiếm và chào hỏi một chút) nhau, nhấm nháp của nhau.
Buổi tối mọi người rửa mặt súc miệng xong hết mới lên giường, Tần Hoan xách phích nước nóng mà nhìn ta, ta mỉm cười, lấy một chậu nước lớn, giẫm chân vào, nàng ngồi xuống rất nhanh, cởi tất ra, giẫm lên chân ta, bệnh cước ở trên tay và trên chân của nàng đã hoàn toàn khỏi rồi.
“Về tới nhà có hệ thống sưởi ấm, một tuần là đã hoàn toàn khỏi rồi.”
“Uhm, ta đã hỏi mẹ ta, nàng nói rằng biện pháp ngăn ngừa bệnh cước tốt nhất chính là hoạt huyết (một loại phương pháp tổng hợp, dùng dược vật hoặc các bài vận động đặc biệt, để thúc đẩy khí huyết trở lại trạng thái dồi dào) và vận động, cải thiện vi tuần hoàn.”
“Vậy chúng ta chạy bộ mỗi ngày nhé.”
“Chạy bộ thì ta sẽ bị suyễn.”
“Vậy, đánh cầu lông nhé.”
“Được, ta thích cái này.”
Tần Hoan lấy một cái túi gấm ra rồi đưa cho ta, bên trong là một cái ấn thạch màu đỏ, núm vặn (chạm khắc hoặc phù điêu trang trí ở phần đỉnh của ấn chương) là đầu con cừu, ta sờ vào, có khắc hai chữ “Thảo Dã”. Ta nắm lấy tay của nàng, trên ngón tay có vết chai.
“Lâu lắm rồi không có khắc, do thi đại học nên xao lãng” Tần Hoan mỉm cười một cách xấu hổ.
Nhưng ta lại đau lòng một trận.
Con dấu màu đỏ “Thảo Dã” này vẫn luôn là con dấu cá nhân của ta, cũng là tàng thư chương (1). Hiện tại trên những cuốn sách như《 Phân Tích Điện Tâm Đồ Thực Tế 》,《 Atlas Chẩn Đoán Hình Ảnh Lồng Ngực 》,《 Oxford Sổ Tay Ung Thư Lâm Sàng (Oxford Handbook of Oncology) 》ở trên giá sách, đều có vết tích của nó, những lá thư viết tay của ta cũng sẽ được đóng dấu niêm phong, đương nhiên, trên cơ bản thì những lá thư viết tay đều là gửi cho Tần Hoan.
“Ta cũng có quà tặng cho ngươi.”
Ta lấy cái ấn thạch màu lục đó ra, đúng vậy, ta cũng khắc rồi, nhưng mà hao tâm tổn sức quá, ta chỉ khắc một đóa hoa sen, chữ “Tần” không đủ đặc sắc, chữ tiểu triện của chữ “Hoan” quả thực phức tạp quá, vừa mới nhìn thấy ta đã đánh trống lui quân (bỏ cuộc giữa chừng), nàng ở trong lòng ta, chính là một đóa hoa sen cao dong dỏng như thế, “trung thông ngoại trực, bất mạn bất chi, hương viễn ích thanh, khả viễn quan nhi bất khả tiết ngoạn yên.” (2) (tác giả sử dụng thủ pháp nhân hoá để minh hoạ cho các phẩm cách cao khiết của người quân tử, mượn hoa để nói người.)
Ta muốn đến gần nàng, nhưng không dám thân cận với nàng.
Chỉ như vậy thôi, mà trên tay đã nổi vết rộp rồi, hơn nữa, ta khắc chính là chữ chìm, nàng khắc chính là chữ nổi, nàng đã hao tâm tổn sức bao lâu, ta đều biết.
Có lúc, khi ngươi làm một việc tương đồng hoặc tương tự, thì mới có thể lĩnh hội được nỗi vất vả mà người khác bỏ ra trước đây, có nuôi con mới biết ơn cha mẹ, chính là như thế.
Tần Hoan vuốt ve con dấu màu lục đó, trong ánh mắt để lộ ra một ít thích thú.
“Chúng ta ngủ thôi” nàng nói.
Nằm ở trên giường, Tần Hoan bỗng nhiên kéo cánh tay của ta lên, cắn một cái “két”.
Ta bị hoảng sợ khẽ run rẩy “ngươi cầm tinh con chó à?”
“Ta cầm tinh con cọp, không phải ngươi biết sao? Nghỉ đông có nhớ ta không?”
Nàng xoay qua, đôi mắt giống như một đầm thu thủy (“đầm nước mùa thu” – chỉ đôi mắt trong veo sáng ngời của người con gái đẹp), mê hoặc đến nỗi người ta muốn nhảy vào.
“Vậy ta không phải là cừu vào miệng cọp, mẹ ta nói, Tần Hoan chắc chắn là bạn thân của ngươi, luôn gọi điện thoại cho ngươi.”
Tần Hoan nhìn ta một cách trầm ngâm trong chốc lát, thở dài rồi quay lưng sang chỗ khác “ngủ đi”.
Đúng vậy, ta chưa bao giờ nghĩ tới, giữa chúng ta ngoài bạn thân ra, thì còn có thể tồn tại mối quan hệ gì.
Giống như Hải Đường, giống như Tô Mộc, mọi người đều là những người bạn có độ phù hợp cao như thế đấy.
Vì sao sẽ nhớ nhung? Chắc có lẽ là bởi vì sống chung đã lâu, ta cũng nhớ mèo nhà ta mà.
Vì sao ta thích làm mọi thứ cùng với nàng? Chắc có lẽ bởi vì cùng một ký túc xá nên thuận tiện.
Vì sao sẽ hồi hộp? Chắc có lẽ là bởi vì không quen gần gũi nhau như vậy.
Vì sao ta sẽ nguyện ý ôm nàng mỗi ngày nhưng không nguyện ý tiếp xúc với người khác? Chắc có lẽ là bởi vì ta học y nên trạch tâm nhân hậu. (mang lòng nhân ái và đối xử khoan dung với mọi người)
Vì sao ta muốn đến gần nàng một chút, gần một chút nữa, gần một chút nữa, cho đến khi…
Rãnh (sulcus) và hồi (gyrus) ở đại não của ta không sâu lắm, chỉ đọc sách thôi đã đủ khiến các neuron đó bận rộn rồi, còn những chuyện khác, không nghĩ nổi không nghĩ nổi.
Học kỳ mới, chương trình học cũng thú vị hơn ban đầu một chút, về cơ bản thì giống như Lâm sàng, cho nên tiến độ của ta về cơ bản thì giống như Tần Hoan, có một lần chúng ta cùng đi tự học với nhau, ta hỏi Tần Hoan, vì chương trình học đều như nhau, vậy hai chuyên ngành của chúng ta có gì khác nhau, thật là trùng hợp, khi vấn đề này được lão sư dạy khái luận tư tưởng Mao Trạch Đông giải đáp ngay lập tức.
“Các bạn học thuộc chuyên ngành Pháp y, các ngươi có biết sau khi các ngươi tốt nghiệp thì sẽ làm công việc gì không? Các ngươi có biết trong năm năm tới sẽ học những chương trình học nào không? Các ngươi có biết những chương trình học nào là chương trình học cốt yếu của các ngươi không? Hằng năm trường chúng ta sẽ có 20% học sinh xuất ngoại để đào tạo chuyên sâu, nếu như muốn xin trường nước ngoài, thì các ngươi có biết, hiện tại các ngươi phải chuẩn bị đến những phương hướng nào không?”
Một loạt vấn đề này khiến ta lâm vào suy nghĩ, ta luôn luôn cho rằng, học Pháp y, thì sau này làm Pháp y, nhưng đến đâu làm, làm cái gì, việc này thì thật không biết, rốt cuộc chúng ta và Lâm sàng có những sự khác biệt nào, ta còn có thể chuyển sang chuyên ngành khác không? Ta có nên xuất ngoại không, trở thành một bác sĩ Pháp y giống như Lý Xương Ngọc?
Dưới sự chỉ bảo của lão sư, học ủy (viết tắt của ủy viên học tập) Phương Phương tìm Học viện nhờ đến xây dựng chương trình học trong năm năm, ta mời sinh viên năm thứ 4 năm thứ 5, cùng học trưởng học tỷ đã tốt nghiệp và làm việc, tới tổ chức diễn thuyết giao lưu.
Tô Mộc là lớp trưởng, nàng rất ủng hộ những hoạt động này, cha mẹ của nàng đều công tác ở Công – Kiểm – Pháp, khá hiểu về nghề này, nàng kiến nghị, có thể tìm một nhân sĩ (người trí thức có danh vọng) thuộc giới Pháp y có quyền uy một chút ở thành phố Hải Vương Tinh đến tổ chức toạ đàm với quy mô lớn hơn, một mặt có được thông tin toàn diện và có sức thuyết phục hơn, một mặt khác, cũng có ấn tượng tốt hơn về chúng ta những sinh viên thuộc khóa này, trong tương lai có lẽ có thể sẽ cộng thêm điểm cho người thực tập hoặc người tìm việc làm.
Khốn hoặc (cảm thấy nghi hoặc, không biết xử trí thế nào) nhất là ta và Tuyết Mai, không ai trong chúng ta thi nguyện vọng một là ngành này cả, chúng ta còn có cơ hội lựa chọn chuyên ngành mà mình thích không?
Tạo hóa thường hay trêu ngươi, ngươi thích Lâm sàng, nhưng lại thi vào Pháp y, ngươi thích con gái, nhưng bản thân cũng là con gái.
– —————————————————
CHÚ THÍCH
(1) Tàng thư chương: là một loại vết tích mà những người sưu tầm sách dùng để đánh dấu quyền sở hữu sách và biểu đạt sở thích trong cá tính của họ, tàng thư chương thường do chính người có sách đóng dấu vào những trang phía trong của sách.
(2)
Nguyên văn: “中通外直,不蔓不枝,香远益清,可远观而不可亵玩焉”. Trích từ bài “爱莲说 – Ái Liên Thuyết” của Chu Đôn Di.
Phiên âm: “Trung thông ngoại trực, bất mạn bất chi, hương viễn ích thanh, khả viễn quan nhi bất khả tiết ngoạn yên.”
Dịch nghĩa: “Bên trong thì thông suốt, bên ngoài thì thẳng thuốm, không cành không nhánh, mùi hương tỏ xa càng thêm thơm mát, chỉ có thể đứng xa mà nhìn không thể bỡn cợt nó được.”
Dịch văn: “Trong thông ngoài thẳng, không nhánh không cành, hương xa càng thanh đạm, chỉ đứng xa mà nhìn chớ chẳng ngắm khinh nhờn.”