ĐĂNG LÚC 03:25:48 NGÀY 01-05-2017
Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho.
Người không đi tự học thì đương nhiên không có quả ngon mà ăn.
Trong chớp mắt, kỳ thi cuối kỳ đã kết thúc.
Ta không phải là học bá gì, nhưng cũng chưa từng làm bài kiểm tra mà không có tự tin như thế này, ta hồi tưởng lại bài thi một tý, thật là không biết liệu bản thân có thể đạt yêu cầu hay không, ước tính điểm thi đại học thì ta đúng là chỉ kém người ta có 1 điểm thôi, không tính ngữ văn, bởi vì việc làm văn không đạt yêu cầu xưa nay chưa từng có, cho nên mới được nhận vào Pháp y.
Hậu quả của việc thiếu tự tin chính là bỏ toàn bộ sách giáo khoa vào va li rồi mang về, bởi vì nghe nói bảng điểm và thi lại sẽ được gửi (gửi qua bưu điện) về nhà, mà thi lại là vào tuần đầu tiên sau khai giảng.
Lần khảo thí này hình như mọi người cảm thấy không tốt lắm, nói dễ nghe chút là bởi vì tiết tấu học tập trên đại học khác nhau, nói khó nghe chút là lên đại học, đúng là không có chăm chỉ giống như thời cấp ba, với lại, thi cử không có trọng điểm nào cả (không giới hạn nội dung đề thi, kiến thức nào cũng có thể xuất hiện trong đề thi), một quyển sách dày mấy trăm trang thế này, làm sao học thuộc lòng đây.
Mọi người trong ký túc xá nhao nhao vác sách giáo khoa về, Tần Hoan bỗng nhiên hỏi ta, “ngươi có muốn đi đến nhà ta chơi mấy ngày rồi hãy trở về hay không?”
Nhà của Tần Hoan ở giữa nhà ta và trường học, do đó ngồi xe lửa thì tất nhiên sẽ đi ngang qua trạm lớn.
Trong lòng ta tràn ngập sự chán nản, chẳng phải đã nói là ba người đứng đầu khóa thì có thể đổi chuyên ngành sao, kỳ này nếu như rớt nhiều môn, nói không chừng không tốt nghiệp được đâu.
“Không đi đâu, mẹ ta đang đợi ta trở về cơ, ta còn phải trở về ôn tập ôn tập, chuẩn bị thi lại.”
Tần Hoan khẽ cười, “ngươi sẽ không rớt môn, có gì gọi điện thoại cho ta nhé, ta giảng cho ngươi.” Nói xong bèn viết số điện thoại của nhà nàng cho ta.
“Viết thư cho ta” nàng ngừng một chút, “phải viết thư cho ta”.
“Được” ta dùng âm thanh yếu ớt nói…
Ta đưa nàng đến ga đường sắt, nàng vẫy vẫy tay, rồi rời đi, được nửa đường lại quay đầu nhìn ta một cái, thấy ta vẫn còn ở đó, lại vẫy vẫy tay, rồi dần dần mất hút ở trong đám người đến khi không còn nhìn thấy nữa.
Đưa Tần Hoan đi, ta cũng ngồi xe lửa để trở về nhà, thành phố Hải Vương Tinh và thành phố Thủy Tinh – nơi nhà ta tọa lạc cách nhau vô cùng xa, về cơ bản là kéo một đường chéo trên bản đồ của Đại Thiên Triều (một tên cũ được dùng để chỉ Trung Quốc). Hành trình của xe lửa cũng dài dằng dặc vô cùng, hơn nữa vé xe cũng rất khó mua, được mệnh danh là một trong mười đoàn xe lửa khó mua vé nhất trên toàn thế giới, để có một chỗ ngồi nho nhỏ, đã là một việc cực kỳ xa xỉ.
Ta vác theo mì ăn liền, màn thầu cắt lát (馒头片儿) cao bằng phân nửa người, rồi chen lên xe lửa. Lên xe thì mới phát hiện, mang theo mì ăn liền cũng chả dùng gì được, bởi vì tuyệt nhiên đừng nghĩ tới việc vượt qua lớp người trùng trùng điệp điệp như núi non cao vút để đi lấy được nước nóng, gặm khô (ăn mì tôm sống) mới là lựa chọn tốt nhất, như vậy còn có thể uống ít nước (ăn mì tôm sống thì không cần nước thành ra lượng nước nạp vào cơ thể trở nên ít đi), tránh việc chen qua lớp người trùng trùng điệp điệp để đi nhà vệ sinh.
Đi vệ sinh cũng là một việc khổ sai, bởi vì người đông quá, từ trên trời xuống dưới đất toàn là người, trong nhà vệ sinh hiển nhiên cũng chật ních hành khách, còn có gia cầm sống được hành khách mang theo, chẳng hạn như gà vịt ngỗng, ăn tết, ai mà không muốn mang một ít đồ ngon trở về cơ chứ, chính ta cũng đã mua vịt xé tay mang trở về đây.
Quy định số người trên một toa tàu là 118 người, việc vượt quá mức 100% (ý là vượt quá 118 người) là điều tất nhiên, vài toa tàu mới có một nhà vệ sinh có thể dùng được, mấy trăm người còn phải xếp hàng để được sử dụng. Đối với một đoàn xe lửa nặng thế này, một cái đầu xe đương nhiên là không đủ, phải hai cái, mới có thể kéo theo cả đoàn tàu vượt núi băng đèo chạy hồng hộc hồng hộc, nên trễ giờ cũng là điều tất nhiên, trâu già kéo xe nát (ý là chạy chậm chạp), còn không cho phép người ta nghỉ ngơi một chút nữa, với lại quá trình mà lữ khách lên xuống ở mỗi trạm thì rất chậm chạp, nhiều người như vậy, thì xuống xe chậm, muốn lên xe thì phải chen lên, đàm hà dung dị (nói thì dễ làm mới khó), chứ phần lớn người ta trèo qua cửa sổ để vào. Vì sao đi xe lửa phải tiễn khách, chính là cần có người nhấc cái mông lên đến nhét những người phải đi ra vào trong xe lửa (ý là lượng khách đi tàu trở nên quá tải, người ta phải chen chúc nhau để lên tàu, đông quá chen không được thì nhờ người giúp nhồi nhét khách vào xe lửa. Mọi người có thể search từ khóa “xuân vận trung quốc” để biết thêm chi tiết).
Mặc dù nhồi nhét giống như đồ hộp (thực phẩm đóng hộp), nhưng quan hệ giữa người với người trong toa tàu thì rất hòa hợp, muốn biết đồng chu cộng tế (cùng hội cùng thuyền) là gì, thì đây chính là nó. Người có chỗ ngồi và không có chỗ ngồi thay phiên (đổi chỗ cho nhau để ai cũng được) ngồi một chút, mọi người tán gẫu, để thời gian trôi qua mau một chút.
Ta mua là vé học sinh, vé học sinh thì đều tụ tập cùng một chỗ, thế là ngồi xung quanh ta ấy mà lại là những đồng hương học mỗi trường khác nhau ở thành phố Hải Vương Tinh, bất luận trường nào, miễn là xung quanh Thủy Tinh, thì đều là đồng hương, chỉ cần lớn thì đều là sư huynh sư tỷ, nhỏ thì đều là sư đệ sư muội, người trẻ tuổi bao giờ cũng cực kỳ dễ nói chuyện và làm quen, khi đã quen thì lưu số điện thoại, lưu địa chỉ, lưu QQ của nhau, đi xe lửa nhiều năm như vậy, hiện tại ta vẫn luôn luôn giữ liên lạc với một số đồng hương mà ta quen biết trên xe lửa.
Các lão sinh (học sinh cũ) có hiểu biết sâu rộng, khi tàu chạy đến một địa phương nào đó thì sẽ kể điển cố và chuyện vui cho chúng ta nghe.
Phong cảnh bên ngoài cửa sổ xe đang liên tục biến đổi, địa hình đang biến đổi, lúc thì núi non cao vút, lúc thì nhất mã bình xuyên (vùng đất bằng phẳng), lúc thì đại giang, lúc thì đại hà, lúc thì ánh dương chiếu rọi, lúc thì đại tuyết phân phi (hàng loạt bông tuyết rơi xuống, mô tả tuyết rơi dày đặc), tiếng thét to rao bán các đặc sản địa phương từ trên nhà ga cũng khác nhau, mỗi khi đến nửa đêm, còn sẽ có việc tạm thời dừng xe, dừng lại tại trạm nhỏ không biết tên ở vùng ngoại ô hoang vắng, đợi đến khi đoàn tàu ở trên đường ray đối diện gào thét rồi đi qua, trâu già của chúng ta mới có thể phấn chấn một tý, lại một lần nữa lên đường.
(*Giải thích nhanh: chữ “Giang – 江” là chỉ sông Trường Giang vì cổ nhân quan sát thấy sông này dài nhất, chữ “Hà – 河” là chỉ sông Hoàng Hà vì quan sát thấy sông này có màu hơi vàng, từ đó người ta gọi sông ngòi miền Nam Trung Quốc là Giang, còn gọi sông ngòi miền Bắc Trung Quốc là Hà. Hai từ “Đại Giang – 大江” và “Đại Hà – 大河” đều chỉ sông lớn nói chung)
“Nhìn tháp Thổ Tinh kìa, đến thành phố Thổ Tinh rồi.”
Sư huynh hưng phấn nói.
Tháp Thổ Tinh là công trình mốc (điểm mốc) của thành phố Thổ Tinh, nghe nói đã có lịch sử hai ngàn năm, những điều này Tần Hoan từng nói với ta rất nhiều lần, nhìn thấy tháp Thổ Tinh, chính là tới nhà rồi, cũng mang hàm ý là ta đã đi được một nửa chặng đường về nhà.
Trong đài phát thanh vang lên “điệu hát dân gian Thổ Tinh” vui vẻ, bên ngoài đang rao bán Thổ Tinh nhật báo (báo ra hàng ngày ở Thổ Tinh), còn có gà quay Thổ Tinh một thổ sản trứ danh.
Sư huynh nhanh chóng mua một con gà quay, tách ra một cách thuần thục rồi mời chúng ta ăn, còn có hai chai bia Thổ Tinh.
Ta nhỏ nhất, nên được chia cái đùi gà, không biết có phải do lúc đó vì gặm nhiều mì ăn liền khô mà sinh ra ảo giác hay không, cảm thấy đùi gà Thổ Tinh cực kỳ ngon, thơm ngon nhưng không béo ngậy, nhừ chứ không cứng, hèn chi Tần Hoan thích đồ ăn vặt Thổ Tinh như thế, đồ ăn được bán ở ga đường sắt đã khen thế này, ở chỗ khác nhất định càng ngon hơn.
Tần Hoan, ta đã không gặp ngươi suốt 32 tiếng rồi, nghe thấy sư huynh sư tỷ kể chuyện vui, cũng rất muốn kể cho ngươi nghe, nhìn thấy cảnh sắc kỳ dị bên ngoài cửa sổ, cũng rất muốn kể cho ngươi nghe, thưởng thức được vị ngon của gà quay Thổ Tinh trong truyền thuyết, cũng rất muốn kể cho ngươi nghe, nếu như có thể để dành nửa cái đùi gà cho ngươi nếm thử, vậy thì càng tuyệt hơn.
Thế nên nhiều năm sau này, mỗi lần đi ngang qua thành phố Thổ Tinh, bất luận là sáng sớm, hay nửa đêm; bất luận trong toa tàu có bao nhiêu người, bao nhiêu hành lý, bao nhiêu gia cầm sống; bất luận chúng ta ở bên nhau, hay không ở bên nhau, hay ở bên nhau, ta đều sẽ đi đến chỗ khớp nối của xe lửa (bộ phận đầu đấm móc nối), ngắm nhìn tháp Thổ Tinh được vô số ánh đèn tầm thường chiếu sáng một cách lòe loẹt, nhìn thấy tháp Thổ Tinh, là đã đến nhà của ngươi rồi, ngươi ở đâu, ta phiêu bạt, thả mỏ neo xuống chỗ đó ngay.
Khi đó ta không hề có sự giác ngộ như vậy. Tháp Thổ Tinh còn chưa được vây quanh bởi ánh đèn, nằm trong màn đêm u tối không khiến người ta ấn tượng lắm, trong đêm dài đằng đẵng, xe lửa tròng trành theo quy luật, sư huynh đệ bên cạnh ngủ đến đông đảo tây oai (lảo đảo, xiêu vẹo), từng cây cột điện ở ngoài cửa sổ xe nhanh chóng lóe sáng, từng li từng tí (từng chi tiết nhỏ nhặt nhất) trong nửa năm qua tái hiện ra giữa màn đêm, rất muốn viết chút gì cho Tần Hoan, vì hành lý ở trên kệ và dưới chỗ ngồi, nên ta lục lọi trong túi, thì tìm được một gói giấy ăn mà Tần Hoan để lại cho ta trước khi đi, rút ra một tờ, viết xuống một cách nhẹ nhàng.
“Tần Hoan, xin chào:……”
Tại sao không dùng sức thêm tí mà viết? Vì giấy vào thời kỳ đó, nếu dùng sức sẽ bị rách đấy, một trong bốn bi kịch lớn nhất của đời người (人生四大悲剧 – nhân sinh tứ đại bi kịch) chính là nói cái này “chùi phân mà móc phải giấy rách”, cái mà Tần Hoan đã cho ta là giấy tổng hợp dày ba lớp nên tương đối chắc….