Mộng Chiếu

Chương 6: Đi xa



Nhiếp Tư Mặc vừa đặt chân khỏi của phòng thì giọng của một nô bộc truyền tới:

“Tiểu thư, Lâm phu nhân đến ạ”.

Là mẫu thân đến thăm nàng sao, vậy thì đúng lúc quá rồi!

Nhiếp Tư Mặc quay về phía cổng chính tiền viện, ánh mắt sang lấp lánh.

Xa xa là tân ảnh nữ nhân cao ráo với làn da trắng hồng, người khoác bên ngoài chiếc áo khoác trắng điểm lông chồn ở mép, trên áo thêu hoạ tiết hoa lựu rải rác. Lấp ló bên trong vẫn nhìn được bộ y phục thắt ngực màu đỏ tía. Giữa mi tâm điểm vẽ hoa điền hình hoa sen đỏ rực rỡ.

Nét mặt Lâm Phu nhân hiền từ dịu dàng, lại không kém phần đằm thắm của nữ nhân. Tóc búi cao gài trâm vàng tinh xảo, một lọn tóc được vấn vắt qua che đi mày liễu bên trái càng khiến dung nhan đằm thắm thêm phần thần bí.

Nhìn thấy nàng đã đứng trước cửa khoé môi Lâm Phu nhân khẽ nâng lên.

Mẫu thân nàng vẫn luôn tuyệt sắc như vậy. Dù đã tứ tuần nhưng dường như dung nhan vẫn không hề nhạt phai. Dung mạo ấy quay lại những năm tháng xưa cũ khi là một cô nương chưa kinh qua biến cố của cuộc đời thì sẽ còn xinh đẹp trong trẻo nhường nào.

Nhiếp Tư Mặc túm lấy váy chạy đến chỗ mẫu thân, đôi mắt nàng cong lên.

“Mẫu thân! Con cũng định đi tìm người đây”.

Lâm Phu nhân nắm lấy tay đứa con gái nhỏ của mình, cắt giọng nói trong trẻo:

“Vậy thì trùng hợp thật, Mặc Nhi, tay con lạnh quá”.

Ý cười trong mắt bà hơi lắng xuống, nụ cười cũng thu lại. Bàn tay bút măng trắng trẻo của bà bao bọc lấy đôi tay nhỏ bé tái nhợt của nàng. Thấy vậy Nhiếp Tư Mặc cũng hạ giọng nói:

“Mẫu thân…do trời lạnh thôi mà…”. Đoạn giọng nàng lại hí hửng: “Chúng ta vào trong thôi, con có cái này cho người xem”.

Rồi nàng khoác tay mẫu thân cùng đi vào trong.

Ngồi xuống ghế Lâm Phu nhân đưa mắt quanh căn phòng, bà hơi cau mày nói:

“Sao phòng con lại lùa gió thế này, lát ta sẽ cho người chỉnh trang lại”.

Đoạn bà quay sang nhìn nàng đang ngồi cạnh, vẻ lo lắng hằn lên gương mặt rõ hơn. Lâm phu nhân đưa tay xoa nhẹ lên bọng mắt nàng mà thở dài:

“Sao quầng mắt con lại thâm thế này, lại thiếu ngủ đúng không? Ta chỉ không đến tìm con mấy ngày thôi mà con đã như thế này rồi”.

Nhiếp Tư Mặc nắm lấy tay mẫu thân đặt xuống, giọng trầm an ủi: “Chỉ là hai, ba hôm nay con ngủ muộn thôi mà. À đúng rồi, cho mẫu thân xem cái này!”.

Dứt lời nàng lấy trong ống tay áo một mảnh giấy rồi đặt vào lòng bàn tay Lâm Phu nhân, nàng cười tủm tỉm nói:

“Nhị ca mới gửi thư về đó mẫu thân!”.

Vẻ ủ rũ trên gương mặt Lâm Phu nhân dịu đi, thay vào đó là vẻ mừng rỡ vui đến phát khó: “Tĩnh Nhi gửi thư về rồi sao! Tốt quá rồi!”.

Nhị ca Nhiếp Tĩnh của nàng rời nhà đi cũng đã hơn nửa năm rồi. Tây Vực xa xôi trắc trở, thí hậu lạ khắc nhiệt hơn Trung Nguyên rất nhiều. Chưa kể chiến sự nơi ấy giữ các bộ tộc vẫn chưa dứt. Lần này mạo hiểm đến đó làm một cuộc giao dịch buôn bán chẳng khác nào đang đặt cược tính mạng của  không chỉ mình hắn mà cả các huynh đệ trong đội buôn.

Mấy ngày trước khi Nhiếp Tĩnh đi, Lâm Phu nhân đã khóc lóc van xin hắn hãy ở lại. Một công tử thế gia đâu thiếu gì cái ăn cái mặc, sao phải đâm đầu vào chỗ chết chứ!?

Từ nhỏ Nhiếp Tĩnh vốn từng muốn theo đuổi con đường làm quan, đó cũng chính là điều mà gia phụ Nhiếp Hoằng và Lâm Phu nhân mong muốn. Hắn từ nhỏ đã bộc lộ tài năng thiên phú trong văn chương và hội hoạ, lại là người nho nhã khiêm nhường, người đời ai cũng cho rằng nếu đi theo con đường làm quan ấy ắt sẽ có tương lai sáng lạn.
Ấy vậy chẳng biết vì điều gì đã khiến nhị lang Nhiếp thị quay đầu từ bỏ con đường vốn rộng mở với hắn mà cả ngàn người ngoài kia ao ước để trở thành một thương nhân.

Quyết định ấy của Nhiếp Tĩnh đã châm ngòi cho lửa giận của Nhiếp Hoằng. Gia phụ mắng chửi hắn xuống mấy ngày mấy đêm, cho rằng hắn nông nổi, bồng bột thiếu suy nghĩ, là kẻ ngu xuẩn.

Nam nhân Nhiếp thị xưa nay ai cũng làm quan to trong triều, văn võ đều có cả. Vậy mà nhị lang Nhiếp Tĩnh lại từ bỏ con đường thăng tiến rộng mở để làm một con buôn sao?

Đó là điều không thể chấp nhận!

Lâm Phu nhân suy sụp đến mức đổ bệnh, liệt giường mấy ngày. Bà vốn rất thương con, lại càng đau lòng hơn nhưng chẳng thể làm gì khác. Đấu tranh tư tưởng như vậy với bà thực sự rất phiền muộn. Cuối cùng cũng chỉ có thể chấp thuận cho nhi tử.
Nhiếp Hoằng lão gia thì không như vậy, từ đầu đến cuối vẫn là không chấp nhận. Bản thân Nhiếp Tĩnh cũng biết mình đã gây ra chuyện không phải với mẫu thân và phụ thân, nhưng cũng chẳng thể vùi chôn đời mình vào những điều mà bản thân không muốn.

Hắn khi ấy cũng đã trưởng thành, hoàng toàn nhận thức được điều mình muốn, không phải là đứa bồng bột như lời phụ thân.

Thân là người làm con như hắn đâu phải không hiểu được tấm lòng của cha mẹ? Chỉ là hắn không thể cứ sống mãi vì người khác, sống dưới dáng vẻ mà người khác mong muốn. Bởi vậy mà đã xảy ra mâu thuẫn rất lớn giữa Nhiếp Tĩnh và phụ thân.

Gia phụ nói với hắn rằng nếu muốn làm điều mình thích thì đừng gọi một tiếng phụ thân này nữa!

Riêng chỉ có trưởng tử Nhiếp Hàn Thanh là thờ ơ trước chuyện này, đối với hắn mà nói nhị lang này chỉ là kẻ ngu xuẩn bồng bột chẳng đáng bận tâm.
Nhiếp Tư Mặc khi ấy còn rất nhỏ, nàng cũng chỉ quanh quẩn trong trang viên, ý thức của nàng với những chuyện ngoài kia thật sự rất ít ỏi. Duy có một điều nàng hiểu, đó là những con người máu mủ sống với nhau vốn đã có khoảng cách, khoảng cách ấy lại càng lớn hơn.

Cứ vậy mà nhiều năm qua đi, cũng chỉ có mỗi Lâm Phu nhân, Nhiếp Tư Mặc và Uyển Nhi đưa tiễn Nhiếp Tĩnh trước chuyến đi làm ăn xa.

Sau này lớn hơn một chút, hiểu chuyện hơn một chút nàng mới thấy nhị ca và mình thật giống nhau. Đều là những kẻ lạc lõng

Sau mỗi chuyến đi trở về Nhiếp Tĩnh đều mang về một khối ngân lượng lớn, hàng hoá mang theo trước đó đã bán sạch với giá cao. Hắn được người người ca ngợi, là một thương nhân nức tiếng với tài buôn bán. Tảng đá nặng trong lòng Lâm Phu nhân cũng như thế mà được đặt xuống. Tuy nhiên thái độ của gia phụ với hắn thì vẫn vậy, vẫn thờ ơ lạnh nhạt trước danh tiếng và tài năng của nhi tử.
Điều này không khỏi khiến hắn phải não lòng. Mỗi lần như thể Tiểu Mặc Nhi lại đến an ủi hắn bằng một đĩa bánh Củ Mài.  Dỗ dành hắn bằng đồ ngọt như cánh mà hắn làm với nàng trước kia. Mỗi khi như vậy Nhiếp Tĩnh không khỏi bật cười, tiểu muội của mình thật giống một bà cụ non đáng yêu.

Chuyến đi Tây Vực lần này Lâm Phu nhân là người lo lắng nhất, đến ăn ngủ cũng không yên. Đã thế từ lúc đi chưa hề gửi một phong thư vào về cả. Bây giờ nhận được tin tốt của nhi tử mừng đến rơi nước mắt cũng là chuyện thường tình.

Nhiếp Tư Mặc nắm chặt tay mẫu thân, khoé mắt cong lên nói: “,Nhị ca sẽ sớm về thôi ạ”.

Nét mặt nàng bỗng trùng xuống, giọng nghi hoặc:

“Phải rồi mẫu thân…mấy hôm trước con nghe nô bộc nói đại ca đến gặp phụ thân nói về chuyện chiến sự phương bắc…Đại ca sẽ suất chinh sao?”.
Lâm Phu nhân đưa tay gạt đi giọt lệ trên gò má, cúi đầu ngập ngừng đáp: “Có lẽ là vậy, nhưng phụ thân con chưa từng nói với ta những chuyện này…nên ta cũng không rõ nữa”.

“Nhưng đại ca…!”.

Lời còn chưa buông khỏi miệng đã bị mẫu thân đưa ngón tay khẽ đặt lên cánh môi nàng. Bà nheo mắt nói:

“Phận nữ nhi như chúng ta sinh ra đã định sẵn thiệt thòi. Con là thiên kim của Nhiếp thị là đã may mắn hơn người khác rất nhiều rồi…có những chuyện tốt nhất hãy phó mặc cho trời”.

Nàng tròn mắt nhìn Lâm Phu nhân, người chưa từng nói những lời này với nàng.

“Mẫu thân…”.

Lâm Phu nhân cười hiền từ, bà chỉnh lại cổ áo khoác cho nàng: “Đừng để bị lạnh, lát ta sẽ cho người mang chanh tổ yến cho con tẩm bổ. Nghỉ ngơi sớm đi, ta đi đây”.

Nàng khẽ gật đầu rồi đứng dậy tiễn mẫu thân ra khỏi tiền viện. Nàng không khỏi suy nghĩ về điều mà mẫu thân vừa nói.
Nàng nang bệnh khó chữa trong người, từ lâu cũng chẳng tha thiết gì sự sống. Nàng chưa từng đấu vì bất cứ điều gì, tại sao mẫu thân lại nói như vậy?

Tiếng bước chân vang lên phía sau khiến Nhiếp Tư Mặc bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ ấy. Hoá ra là Uyển Nhi, nàng ta bưng một chậu than đỏ đang cháy, nhiệt độ trong phòng cùng ấm dần lên.

Uyển Nhi vừa đặt chậu than ấy ở một góc cạnh giường thì nô bộc đã bưng chén canh tổ yến đến đặt lên bàn. Trong chén trắng là từng sợi yến trắng đã được rửa sạch sẽ rồi đem chưng lên cùng với ít đường phèn và rắc quả khô. Nhìn vô cùng hấp dẫn.

Sự chú ý của nàng đổ dồn ra ngoài của phòng. Những nô bộc này quả nhiên làm việc rất nhanh chóng. Vừa nhận lệnh của Lâm Phu nhân liền lập tức đến tu sửa cả tiền viện cho nàng.
Lâu lắm rồi trang viên tam tiểu thư mới náo nhiệt thế này.

Còn đang ngẩn ngơ ngắm nhìn đám người ngoài của thì giọng nói quen thuộc của Uyển Nhi truyền tới:

“Tiểu thư mau ăn cho nóng, để lâu sẽ nguội mất”.

Kịp định thần lại, nàng cầm thìa lên múc một ít nếm thử. Quả nhiên vẫn là mẫu thân hiểu nàng nhất. Khi còn nhỏ Nhiếp Tư Mặc vốn rất kén ăn, Lâm Phu nhân tìm đủ mọi cách mời các đầu bếp nấu cho nàng những món vừa thanh đạm, tốt cho sức khỏe lại ngon nhưng đều không vừa ý. Thế là đàng làm tổ yến chưng, món này không những tốt cho sức khoẻ mà lại dễ ăn.

Nhưng nàng lại không ăn được thứ gì ngọt quá. Thế là Lâm Phu nhân nghĩ ra cách lấy lê ngọt thay thế cho một lượng lớn đường phèn. Không thanh đạm mà còn có vị ngọt dịu của trái cây.

Chỉ một lúc sau chén tổ yến đã hết sạch.
Nhiếp Tư Mặc lấy khăn trắng thấm nhẹ quanh miệng, nàng liếc Uyển Nhi rồi nói:

“Lấy chiếc hộp lần trước ra đây”.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.