Nhiếp Tư Mặc hất tà áo đứng dậy, nhận lấy chiếc hộp gỗ chạm chổ, điểm xuyết hoa văn vàng từ tay Uyển Nhi.
Bước đến dâng chiếc hộp lên trước mặt Lâm phu nhân, môi nàng cười nhoẻn:
“Lễ vật Mặc Nhi tặng người, tuy không phải châu báu ngọc gì nhưng mong người sẽ thích”.
Lâm phu nhân vuốt nhẹ lên má nàng, mày liễu nâng lên, khoé môi cong vút: “Con ngốc quá, ta cần gì những thứ ấy”.
Nàng đặt chiếc hộp vào tay bà, bàn tay nhẹ vuốt ve lên lên nó, giọng nói nhẹ tênh mà bĩu môi nài nỉ:
“Dù sao thì người cũng đeo thử đi mà”.
Nhiếp Tư Mặc biết tỏng là mẫu thân nàng vốn không phải kiểu hứng thú với những vật ngoài thân lấp lãnh sa hoa. Những lễ phẩm quý giá được dâng tặng bà thường không sử dụng mà sẽ bán chúng đi cho các thương nhân. Rồi sau đó dùng số tiền bán được lập các y quán hay làm từ thiện trong kinh thành hay vùng biên giới để giúp đỡ lưu dân.
Những lễ vật trong chiếc hộp đêm hôm đó có lẽ là ngoại lệ.
Tuy biết là vậy nhưng nàng vẫn nhất định mua chiếc thủ trạc đắt tiền này vì một điều rất đơn giản. Nàng muốn nó sẽ được nằm trên cổ tay trắng ngần như tuyết, mềm mại tuyệt đẹp của Lâm phu nhân ít nhất một lần.
Rồi sau này kể cả khi chiếc thủ trạc không còn là vật chưng diện trên cổ tay xinh đẹp nhã nhặn kia thì nó vẫn có thể làm chút việc ý nghĩa.
Lầm phu nhân nhìn nàng bằng vẻ nửa phần hoài nghi nửa phần thích thú, môi son đỏ thắm khẽ cong lên. Đôi tay ngọc ngà chậm rãi mở chiếc hộp ra.
Thứ ánh sáng dịu nhẹ trầm ấm của ngọc hổ phách và hồng ngọc cùng sắc vàng sang trọng từ chiếc thủ trạc nằm gọn trong hộp phản chiếu lên đôi đồng tử đen láy của Lâm phu nhân.
Bà lướt nhẹ ngón tay trên nhưng viên ngọc quý, ý cười ẩn hiện trên gương mặt: “Quả thật rất đẹp, kiểu dáng này ở Trung Nguyên rất khó kiếm”.
Nhiếp Tư Mặc hí hửng, lay lay tay áo mẫu thân: “Người biết sao?”.
“Ừm…kiểu phục sức này từng thấy qua ở một số tộc người du mục phương bắc lẫn Tây Vực. Tuy không tinh xảo như chiếc thủ trạc này nhưng cũng có khá nhiều điểm tương đồng”.
Nàng nghe xong chỉ biết gật gù, nàng cũng không ngờ mẫu thân lại hiểu biết chúng như vậy. Nàng lén nhìn sắc mặt mẫu thân. Gương mặt ấy lúc này lại rất đăm chiêu, giống như đang chìm đắm trong dòng chảy suy nghĩ. Mắt phượng đen láy đục như bùn loãng, nàng khó lòng mà nhìn thấu được tâm tư.
Đôi bàn tay búp măng trắng nâng niu chiếu thủ trặc quý giá như một món bảo bối. Ánh mai của buổi sáng mùa đông chiếu lên dung nhan tuyệt sắc tựa tranh lại mang một vẻ sầu bi lạnh lẽo, hàng mi đen dày thoáng chốc khẽ rủ xuống, ý cười trong đôi mắt lẫn trên khoé môi cũng dần lụi đi, thay vào đó là nước mắt trực trào.
Nhiếp Tư Mặc khẽ nhíu mày, lúc này đây nàng thực sự rối như tơ vò, mẫu thân thực sự đã xảy ra chuyện gì sao? Nàng nắm lấy tay Lâm phu nhân, giọng bối rối:
“Mẫu thân…người không thích sao?”.
Lâm phu nhân như chợt tỉnh mộng, bà giật mình quay sang nhìn Nhiếp Tư Mặc, hàng mi dày đã ướt đẫm, bà lắc đầu, trên môi là nụ cười rạng rỡ mà sáu phần là bi:
“Không có, ta rất thích”.
Nàng tối mặt mà gượng cười. Khẽ đưa mắt một lượt khắp căn phòng. Nơi đây châu báu ngọc ngà chất thành chồng, khung cảnh hoa lệ, kim ốc tàng kiều* ấy vậy mà lại sầu thảm.
*Nhà vàng cất người đẹp.
“Phụ thân và nhị ca đâu rồi mẫu thân”. Nàng trầm giọng mà gặng hỏi dù đã đoán trước được câu trả lời.
Lâm phu nhân trầm ngâm một hồi lâu, bà ngồi xuống bên bàn, châm một chum trà rồi bình thản đáp:
“Phụ thân con không đến, ông ấy chỉ cho người nàng lễ vật đến, Thanh Nhi cũng vậy”.
Nhiếp Tư Mặc thầm thở dài, nàng từng mong Nhiếp gia năm người sẽ cùng quây quần bên nhau ăn một bữa cơn sinh thần mẫu thân, chẳng cần cao sang phú quý, chẳng cần những thứ đắt tiền. Chỉ cần cả nhà thật hoà thuận đầm ấm, dù biết điều đó rất khó xảy ra…
Ngoài cửa phòng in lên thân ảnh một nữ nhân đang cúi người, nàng ta khẽ giọng:
“Phu nhân, nhị công tử đến”.
Nghe câu này Nhiếp Tư Mặc liền mừng rỡ ra mặt. Cánh cửa bật mở, thân ảnh cao ráo trên vai choàng y phục lông cáo đen tuyền. Nam nhân mi thanh mục tú trên môi mỏng là nụ cười ấm áp tựa nắng mai hồng. Hắn chậm rãi bước vào, trên tay bê một chiếc hộp gỗ dài và to, chừng hơn một thước.
“Tham kiến mẫu thân, sinh thân bình an”.
“Nhị ca, huynh chậm trễ quá đó!”. Nhiếp Tư Mặc chạy đến kéo hắn lại gần Lâm phu nhân, giọng nửa phần trách cứ.
Nhiếp Tĩnh gõ nhẹ lên đầu nàng, khoé môi khẽ nhếch mà ném cho nàng một ánh nhìn đầy đe doạ: “Còn nói ta chậm trễ ư?”.
Lâm phu nhân đưa tay che miệng mà bật cười.
Nhiếp Tư Mặc như chột dạ, nàng buông tay ra, thụt lùi về đằng sau.
Nhiếp Tĩnh đắc chí nhìn nàng. Đoạn hắn thay đổi sắc mặt, bê trên tay chiếc hộp gỗ mà nói: “Lễ vật của nhi tử không phải những thứ châu báu lấp lánh, con đã cố gắng chọn một thứ thật thiết thực với người”.
Ánh mắt Lâm phu nhân lấp lánh tựa sao trời mà đầy vẻ hiếu kì.
Nhiếp Tư Mặc đứng bên cạnh cũng tò mò không kém.
Hắn mở nắp hộp ra, bên trong quả thực không phải châu báu gì. Là một tấm lụa màu sắc tựa như phỉ thúy được cuộn dài nằm gọn trong hộp.
“Là lụa sao?”. Nhiếp Tư Mặc ồ lên bất ngờ, nàng chưa từng thấy qua chất lụa lẫn màu sắc đẹp như thế này.
Hắn đặt chiếc hộp lên tay Lâm phu nhân một cách trịnh trọng rồi nói:
“Đây là vải lụa được dệt bởi chính người ở Tây Vực. Lần đi buôn đến vùng đất này con thấy những nữ nhân ở đây mặc y phục bằng vải lụa mỏng thướt tha vô cùng, màu sắc cùng chất liệu thanh nhẹ rất thích hợp với mẫu thân. Đợi khi mùa xuân đến có may một bộ y phục thật đẹp rồi con, mẫu thân cùng đi du xuân hưởng ngoại”.
Lâm phu nhân cười thật hiền từ, bàn tay lướt trên tấm vải lụa xanh nhạt bóng mịn:
“Tay nghề của họ quả thực không tồi, sánh ngang với cả những thợ lành nghề ở kinh thành. Đợi khi xuân đến ta chắc chắn sẽ diện một bộ y phục may từ tấm vải này”.
Thấy mẫu thân hài lòng với lễ phẩm như vậy trong lòng hắn thầm mừng. Nhiếp Tư Mặc chạm nhẹ tay lên tấm vải, nàng nhìn Nhiếp Tĩnh rồi nghi hoặc:
“Đẹp quá! Chắc vải này không rẻ đâu đúng không nhị ca?”.
“Cũng thường thôi”. Nhiếp Tĩnh đặt tay lên đầu nàng mà cười đắc ý.
Đoạn hắn liếc nhìn chung quanh căn phòng, lòng không khỏi cảm thán: “Thật không ngờ lại đến đông như vậy”.
Lâm phu nhân nhấp một ngụm nóng rồi thở ra một làn khói trắng: “Ta cũng không ngờ là lại nhiều người đến như vậy, từ sáng sớm đến giờ đã nhận vô số lễ phẩm”.
Nhiếp Tư Mặc bỗng giật mình: “Phải rồi mẫu thân, con nghe nói trước đó người có tiếp một vị khách”.
Nhiếp Tĩnh nghi hoặc.
“Đúng vậy, là Công Tôn Thái úy đến để bàn chuyện triều chính với phụ thân các con cũng như đến tặng lễ phẩm. Ta cũng chỉ tình cờ nên nán lại một lúc thôi”.
Nhiếp Tĩnh trầm ngâm, hắn đang nghĩ về vị Thái úy kia, có lẽ có liên quan đến chiến sự Tây Vực.
“Phụ thân và đại ca lại không tới sao mẫu thân”. Nhiếp Tĩnh lạnh giọng hỏi.
“Ừm”.
Câu trả lời không thể ngắn hơn mà đầy não nề kia khiến tâm hắn càng lạnh hơn. Sắc mặt Nhiếp Tĩnh chùng xuống, tay xiết chặt lại.
Suốt mấy chục năm nên kết duyên phu thê Nhiếp Hoằng chưa một lần nào trực tiếp đến dự yến sinh thần của Lâm phu nhân, lần nào cũng chỉ là những món quà sa hoa đắt đỏ mà sáo rỗng được gửi đến bởi nô bộc, còn lại không một lời chúc.
Nhiếp Tĩnh là kẻ sống trọng tình cảm, hắn từng nhiều lần cải nhau một trận lớn với phụ thân, trách cứ Nhiếp lão gia tại sao lại vô tâm với chính người nhà mình như vậy. Hắn có thể không cần tình yêu thương che chở của người làm phụ thân nhưng muội muội hắn cần.
Hắn trách cứ phụ thân rằng muội muội hắn không những tuổi nhỏ mà còn mang vô số bệnh, người làm cha như ông không một chút mảy may sao? Tại sao lạnh nhạt với nàng, tại sao lại vứt bỏ nàng!?
Hắn trách cứ phụ thân rằng tại sao lại vô tâm với mẫu thân. Bà là con gái thế gia, là kim chi ngọc diệp được cha mẹ người thân trong họ nâng niu, cuối cùng lại chấp nhận gả đi chỉ vì mục đích chính trị, là một vật phẩm để Lâm thị cảm tạ ân nhân năm xưa, là quân cờ để liên minh thế lực của Nhiếp thị. Nữ nhân ấy chấp nhận tất cả, chấp nhận trở thành con rối hoa lệ mà sáo rỗng. Chấp nhận hi sinh rất nhiều cho cơ nghiệp của Nhiếp Hoằng, ông quên rồi sao!?
“Khụ khụ!…khụ…khụ!”. Cơn ho của Nhiếp Tư Mặc lại tái phát, nàng chống tay xuống bàn mà chao đảo, sắc mặt nàng trắng bệch, cắt không còn một giọt máu. Uyển Nhi phía sau vộ chạy lại đưa cho nàng chiếc khăn tay.
Lâm phu nhân và Nhiếp Tĩnh cuống cuồng đỡ lấy nàng, vẻ mặt ai nấy đều tái lại.
“Con có thấy choáng váng không? Để ta cho người đi gọi Tần đại phu!”. Lâm phu nhân sốt sắn, rót cho nàng một chén trà nóng.
Nhiếp Tĩnh tái mặt, mồ hôi lạnh trào ra trên trán, hắn chỉn lại y phục trên người nàng rồi nói: “Về phòng thôi! Muội ở bên ngoài lâu sẽ bị nhiễm lạnh đấy”.
“Nhưng…”
“Đừng bướng nữa, ta đưa muội về”.
Lâm phu nhân vuốt nhẹ gò má nàng mà ân cần dặn dò: “Mặc Nhi về về nghỉ ngơi đi, ta sẽ cho người đưa thuốc đến phòng con”.
Nói rồi Nhiếp Tĩnh cùng Nhiếp Tư Mặc cáo từ Lâm phu nhân sau đó rời đi.
Tuyết trắng phủ kím cả con đường rộng lớn trong phủ, không nhìn thấy màu của gạch lát nữa. Xa xa là bóng dáng của một tiểu cô nương thấp bé cùng nhị ca cao lớn của nàng. Đi theo sau là đám tùy tùng bê đồ lỉnh kỉnh.
Nhiếp Tư Mặc lết từng bước nặng nề, người khẽ run lên từng hồi.
Nhiếp Tĩnh khẽ đánh mắt liếc nàng, đoạn hắn cởi ảo khoác ngoài ra rồi choàng nó lên vai tiểu muội.
Nàng sững người, định bụng cởi ra trả lại cho nhị ca. Như biết trước ý đồ của nàng mà hắn đã lên tiếng trước:
“Mặc vào”.
“Nhưng còn huynh…”. Giọng điệu Nhiếp Tư Mặc mang vài phần biểu tình.
Áo choàng của Nhiếp Tĩnh rất lớn, khoác lên người nàng còn không hết, một gần một nửa phần áo quét lê dưới đất. Nhị ca nàng dành nhiều năm trên đất khách quê người, đi qua không ít vùng đất. Cách ăn mặc của hắn cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các bộ tộc du mục phương bắc, không những vậy tóc tai cũng để xoã ra, không còn mấy phần giống một nam tử Trung Nguyên.