Sau ngày hôm ấy bất kể khi nào tôi ở 1 mình là mẹ chồng tôi đều bóng gió xa gần về việc tôi không còn trong trắng. Bà luôn miệng nói:
– Nhà người ta thì có con dâu giỏi giang chửa đẻ vượt mặt vẫn đi làm ầm ầm, nhà mình thì đã trắc nết còn lười biếng. Rồi không khéo nhà tôi lại đi nuôi con tu hú mất thôi.
Hoặc là:
– Nhìn con dâu nhà người ta hiếu thảo mà mình thèm, vừa biết đẻ con trai lại hàng tháng đều biếu tiền bố mẹ chồng. Nhìn lại mình đúng là vô phúc mà.
Có khi thì lại than thân trách phận rằng:
– Không hiểu tôi làm sai cái gì mà ông trời đày đoạ tôi thế này, vớ phải đứa con dâu lăng loàn còn hỗn láo. Cãi mẹ chồng cứ chem chẻm cái mồm. Nó có coi bà già này là mẹ chồng đâu cơ chứ. Trời ơi là trời, sao tôi khổ thế này hả trời ơi. Ngày xưa tôi đi làm dâu nết na bao nhiêu thì con dâu tôi bây giờ nó lại hư hỏng bấy nhiêu.
Tôi ngoài im lặng ra thì cũng chỉ biết khóc mà thôi, có những khi tôi còn chẳng dám kể cho chồng nghe, tôi sợ anh sẽ đau lòng. Sợ anh sẽ lại vì tôi mà cãi lại bố mẹ rồi mâu thuẫn trong gia đình lại lớn hơn.
Hơn nữa tôi cũng hiểu đối với thế hệ đi trước thì việc con gái không còn trinh trắng khi về nhà chồng là không thể chấp nhận được. Họ dùng trinh tiết để đánh giá về 1 người con gái, vì thế việc bà sốc khi biết tôi đến với con bà đã không con trong trắng là điều hiển nhiên. Nếu là tôi ở trong hoàn cảnh của bà có lẽ tôi cũng khó mà chấp nhận được.
Vậy nên tôi nghĩ mình cần cho bà thời gian để nguôi ngoai, tôi không muốn cãi lại bà để hình ảnh của tôi trong mắt bà lại càng xấu đi. Tôi muốn dùng thời gian để chứng minh cho bà thấy về con người tôi, để bà biết cái màng trinh mỏng manh kia không phải thứ để quyết định tính cách của người con gái. Tôi sẽ dùng tấm chân tình của mình để lay động lòng bà, vì tôi vẫn ngây thơ nghĩ bà là người tốt, bà chỉ vì sốc quá nên mới nặng lời với tôi mà thôi. Tôi cứ mơ mộng 1 ngày bà sẽ hiểu ra và lại yêu thương tôi như trước, nhưng tôi đã lầm, tôi càng nhịn bà càng được nước mà chèn ép tôi.
Lúc này trời đã sang đông, hàng ngày tôi phải dậy sớm lo cơm nước, dọn dẹp giặt dũ, thế mà bà vẫn luôn miệng nói tôi lười biếng. Bà bàn với bố chồng tôi mua thêm 1 con bò, 1 đàn lợn 6 con, và nuôi thêm 1 ít gà để cái thiện kinh tế. Bố chồng tôi không hề phản đối, vậy là ngay hôm sau bà cùng chị Hương đi mua về. Tất nhiên tất cả những công việc chăm sóc ấy bà lạ đổ cả lên đầu tôi.
Với cái bụng bầu 5 tháng đã lùm lùm tôi phải cố gắng lắm mới có thể hoàn thiện mọi việc, nhưng hình như tôi làm cái gì bà cũng không vừa ý.
Hàng ngày sau khi nấu đồ ăn sáng cho cả nhà, chờ đến khi chồng tôi đi làm tôi lại tất bận cho lợn ăn, dọn dẹp nhà cửa rồi tranh thủ dắt bò ra đồng chăn, sau đó lại mải mốt trở về nấu cơm trưa dù bà ở nhà không làm gì. Vì trưa chồng tôi ăn tại công ty không về nên sau khi rửa bát ngay lập tức tôi lại phải đi giặt quần áo. Mặc dù nhà có máy giặt nhưng bà nhất quyết bắt tôi giặt tay. Bà bảo:
– Chị đã không làm ra tiền, đã ăn bám chồng thì phải biết thương chồng chứ. Cả ngày ăn với chơi không mà có mấy cái bộ quần áo cũng đòi bỏ vào máy giặt là sao. Chị biết sướng cái thân chị còn con trai tôi phải è cổ ra làm nuôi chị, trả tiền điện tiền nước cho chị phung phí à.
Bà biết chồng tôi đi làm vất vả, 1 mình anh phải lo chi tiêu cho cả gia đình 4 người trong khi lương chỉ vỏn vẹn 6 triệu, nhưng bà lại chưa từng 1 lần có ý phụ giúp vợ chồng tôi. Vậy mà bà cứ luôn mồm nói thương con trai rồi lại riếc móc tôi hoang phí không biết thương chồng. Nực cười thật đấy.
Tôi lẳng lặng bê chậu quần áo đi giặt tay dù cho ngoài trời đang là 10°C, thế mà bà nào có thương tôi, bà cứ đứng đó chống nạnh mà chửi tôi tiếp:
– Con ranh kia mày khinh tao phỏng, hay mày câm hả, tao nói mày không biết mở cái mồm ra mà trả lời à. Hay phải đẻ đến lúc tao bảo con tao dạy lại thì mày mới biết điều. Đã mất trinh còn mất dạy.
– Con xin lỗi mẹ, tại con mệt quá. Lần sau con sẽ rút kinh nghiệm.
– Mệt, mày làm cái đéo gì mà cả ngày kêu mệt, ngày xưa tao chửa vượt mặt còn ra đồng gánh phân đến lúc đẻ đấy. Ăn với chơi không cũng kêu, riết rồi mày ngồi lên đầu lên cổ tao luôn quá.
Bà chửi nhiều đến nỗi mấy người hàng xóm nửa đùa nửa thật nói rằng:
– Bà Nết này, hôm nào mà khoảng 30 phút tôi chưa nghe thấy tiếng chửi của bà là tôi thấy buồn, thấy thiếu thiếu bà ạ.
Mẹ chồng tôi thì khó chịu ra mặt với những câu nói ấy, bà chửi họ là vô văn hoá, là không có đạo đức khi xen vào chuyện gia đình nhà người khác. Bà cho rằng vì tôi ngu dốt nên bà mới phải dạy dỗ chứ bà nào có sung sướng gì mà họ làm như bà thích chửi lắm vậy.
Tôi nghe mãi cũng thành quen, thời gian đầu thì có sốc, có tủi thân đấy nhưng lâu dần cũng trai sạn. Tôi cứ thản nhiên xem như là gió thoảng qua tai, có vậy tôi mới có thể sống được ở đây. Tôi nghe người ta nói khi có bầu mà mẹ khóc nhiều thì sinh ra con sẽ buồn lắm. Tôi không muốn con gái mình như thế nên dù rất tủi thân cũng không dám khóc.
Quãng thời gian mà tôi cảm thấy dễ thở nhất trong ngày có lẽ là khi đi ra đồng chăn bò, dù cho có giá rét đến đâu tôi vẫn thấy vui. Vui vì tôi không phải thấy bà, không phải nghe những lời đay nghiến của bà. Tôi có thể thoải mái mà ngắm cảnh đồng ruộng, thoải mái thả hồn mình vào những suy nghĩ miên man của riêng tôi. Dù cho vừa chăn bò vừa tranh thủ cắt cỏ, hay thậm chí là lội xuống mương vớt bèo cho lợn nhưng tôi không hề thấy mệt mỏi như lúc ở nhà. Dù cho có là lúc chồng tôi đi làm về, hay khi màn đêm đã buông xuống tôi vẫn cảm thấy sợ hãi vì biết rằng bất kể tôi làm gì, nói gì cũng đều bị bà để ý.
Bà bắt tôi phải hoàn thành tất cả mọi công việc nhà trước 6h chiều, vì khi ấy chồng tôi đi làm về. Bà sợ con trai mình biết bà hành hạ tôi, nên chỉ cần nghe thấy tiếng xe của chồng tôi ngoài ngõ là ngay lập tức bà chạy ra phụ tôi làm. Có khi bà còn cố tình nói để chồng tôi nghe thấy:
– Cái chị này, tôi đã bảo lên nhà mà nghỉ đi bầu bì xuống đây làm gì, vướng tay vướng chân.
Tôi không biết anh có cảm nhận được những nỗi vất vả tôi phải chịu hay không vì tôi không dám hé răng nửa lời với anh. Chỉ thấy mỗi tối anh luôn đấm lưng mà matxa cho tôi, anh nói làm thế rất tốt cho bà bầu, và có thể giúp tôi ngủ ngon hơn. Anh vẫn luôn nhẹ nhàng quan tâm như thế, anh và con chính là động lực giúp tôi vượt qua được những ngày tháng khốn khổ này.
– —*—-*—-
Thế là chỉ còn vài ngày nữa là đến tết, cái tết đầu tiên ở nhà chồng, cũng là khoảng thời gian tươi sáng hiếm hoi của tôi kể từ sau sóng gió ấy. Lúc này chồng tôi đã được nghỉ tết, chú út cũng đã về nên dù không ưa tôi mà cũng không đay nghiến tôi nhiều như trước. Công việc nhà cũng được san sẻ đều cho mọi người chứ không còn đổ dồn lên vai tôi.
Tôi được chồng đưa đi mua sắm tết, ngoài bánh kẹo để thắp hương và tết họ hàng anh còn đặc biệt mua cho tôi một ít quần áo. Tôi có ý từ chối vì thật sự trước mắt chúng tôi còn rất nhiều thứ phải lo, mặc dù lương anh mỗi tháng được khoảng 6 triệu, anh đưa tôi 5 triệu, còn lại anh dằn túi để đổ xăng và chi tiêu cá nhân. Thế nhưng tiền ăn uống, điện nước cho cả gia đình mỗi tháng đã ngốn hơn 4 triệu, chưa kể lâu lâu lại có khoản phát sinh như đám hiếu, đám hỉ… Vợ chồng tôi chưa có 1 chút gì tiết kiệm cho tương lai, rồi còn phải mua đồ sơ sinh, rồi tiền viện phí, tã bỉm đủ thứ nữa. Thật sự tôi rất lo, bởi còn chưa đầy 4 tháng nữa là tôi đã sinh rồi. Thế nhưng anh vẫn nhất quyết mua, anh nói:
– Cả năm mới có mấy ngày tết, em phải mặc cho tươm tất 1 chút không người ta lại bảo anh bạc đãi vợ. Hơn nữa quần áo của em anh thấy chật cả rồi, trời lạnh này em phải nhớ giữ ấm cho cơ thể biết chưa?
– Không cần đâu anh, em mặc gì cũng được mà.
– Anh biết kinh tế vợ chồng mình còn đang khó khăn, nhưng em yên tâm anh nhất định sẽ lo cho mẹ con em đầy đủ. Em không phải suy nghĩ gì hết biết chưa, nhiệm vụ của em bây giờ là chăm sóc cho hai mẹ con thật tốt để chờ ngày con ra đời mà thôi.
Nếu ai đó hỏi tôi cuộc đời tôi điều gì khiến tôi tự hào nhất, tôi sẽ không ngại ngần mà trả lời đó là anh. Điều khiến tôi tự hào nhất chính là cưới được 1 ông chồng vàng 10 như anh, người đàn ông của gia đình.
Tôi biết mẹ chồng tôi khó chịu khi thấy chồng tôi thương tôi nhiều như vậy, hình như bà đang ghen với chính con dâu mình. Nhưng vì chồng tôi luôn bênh vực tôi thế nên những ngày này bà phải cố gắng không đụng chạm gì đến tôi.
Ngày 28 nhà tôi đụng lợn sau đó gói bánh chưng, ngồi nhìn nồi bánh đang sôi mà tôi thấy nhớ nhà, nhớ mẹ vô cùng. Giờ này không biết mẹ tôi đang làm gì, tết năm nay vắng tôi chắc bà cũng buồn nhiều lắm. Giá như 1 lần nữa thôi tôi lại được cùng bà gói bánh trưng, cùng anh trai đón giao thừa thì tốt biết mấy.
Tôi nhớ ngày nhỏ có lần tôi thắc mắc vì sao mẹ lại đặt tên tôi là Ái Nhân, cái tên khác biệt với mọi người như vậy. Bà ôm tôi vào lòng, ánh mắt nhìn vào xa xăm mà nói:
– Vì khi con chào đời cũng là lúc bố con bị tai nạn, lúc ấy mẹ đã biết chắc chắn ông ấy sẽ bỏ mẹ con mình mà đi. Vậy nên mẹ mới đặt tên con là Ái Nhân, Ái có nghĩa là yêu, Nhân là người, tên của con có nghĩa là yêu người, như 1 lời khẳng định về tình yêu mẹ dành cho ông ấy. Mẹ muốn ông ấy biết rằng sau này dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì mẹ vẫn luôn giữ hình bóng ông ấy trong tim. Mẹ biết con thiệt thòi từ khi sinh ra, rồi đến khi 5 tuổi lại phải chịu tang bố, mẹ cũng đã cố gắng rất nhiều để bù đắp cho con. Mẹ luôn mong con gái mẹ sẽ ngọt ngào như tình yêu của mẹ và bố con. Mẹ rất tiếc rất tiếc vì đã không thể cho con thấy và cảm nhận được nhiều hơn những yêu thương mà bố mẹ đã dành cho nhau. Nhưng mẹ muốn con ghi nhớ rằng con chính là trái ngọt của tình yêu ấy, con mãi là niềm hạnh phúc của bố mẹ. Có thể trong tâm trí mình, con vẫn ước một lần gia đình mình có thể bên nhau. Nhưng mẹ tin trên trời cao kia bố con vẫn luôn dõi theo chúng ta, có thể con không cảm nhận được nhưng mẹ tin bố con vẫn luôn yêu thương và bảo vệ mẹ con mình theo cách của riêng ông ấy.
Hình như giọng của mẹ đang dần nghẹn lại, mỗi lần nhắc đến bố là mẹ đều khóc. Tôi biết bà nhớ bố tôi nhiều lắm, nếu không có anh em tụi tôi có lẽ bà đã đi theo để đoàn tụ với ông rồi.
Dù chưa 1 lần được nói chuyện với bố, nhưng qua những câu chuyện của mẹ tôi biết ông là 1 người giàu tình cảm. Ông rất thương mẹ tôi, tình yêu của bố mẹ tôi cũng lãng mạn không kém gì những câu chuyện cổ tích. Chỉ tiếc là họ yêu nhau nhiều thế nhưng lại chẳng thể ở bên nhau dài lâu.
– —-*—–*—–
– Em sao thế, nghĩ gì mà lại khóc vậy?
Tiếng chồng tôi kéo tôi về thực tại, nếu bố tôi biết tôi đang phải sống khổ sở thế này chắc ông đau lòng lắm.
Anh thấy tôi im lặng thì lại lên tiếng hỏi:
– Em nhớ nhà đúng không, ngày mai vợ chồng mình sẽ về thăm mẹ nhé. Cũng lâu rồi em không về nhà phải không?
Tôi e dè hỏi:
– Có được không anh, nhà còn bao nhiêu việc liệu mẹ có cho đi không?
– Tất nhiên là được, chúng ta cũng phải mang lễ về để thắp hương bố em nữa mà. Nhà cửa cũng dọn dẹp cả rồi, còn gì thì nhờ bố mẹ với thằng út làm nốt.
– Anh này, về đó anh đừng nhắc gì đến việc hôm trước nhé?
– Việc gì?
– Thì việc mẹ biết em không còn trong trắng, em không muốn mọi người phải lo lắng cho em?
Anh xoa đầu tôi nhẹ nhàng nói:
– Được rồi, anh biết mà, có anh đây rồi em không phải lo gì cả. Bây giờ chúng ta vào ăn cơm sau đó anh sẽ xin phép bố mẹ được chưa nào?
Tôi hạnh phúc nắm tay chồng mà đứng lên, mọi thứ không ngoài dự đoán của tôi, mẹ chồng tôi nhất quyết không cho chúng tôi về bên nhà. Bố chồng tôi thì nói:
– Cái Nhân bầu to như thế rồi, đi lại nhiều không tốt, có việc gì một mình thằng Hưng về là được rồi.
Ngay lập tức mẹ chồng tôi gạt đi:
– Cả hai đứa ở nhà cho mẹ, tết nhất đến nơi còn bao nhiêu công việc phải lo kia kìa, hở ra là đòi chồng đưa đi chơi.
– Cái bà này, nó là phận con cái, tất nhiên chúng nó phải về trước tết để còn thắp hương cho ông thông gia nữa. Mai thằng Hưng đi vào trong đó, còn con Nhân ở nhà.
Tôi buồn không nói nên lời, cũng may có chồng hiểu cho lòng tôi. Anh nhất quyết muốn tôi đi, may mắn thay cuối cùng bố chồng tôi cũng chấp nhận, còn mẹ chồng tôi thì lại bóng gió xa gần rằng tôi trốn việc, bà còn sợ tôi ôm của về đằng nhà ngoại nên trước khi chúng tôi đi bà lấy cớ sếp đồ cho chúng tôi để kiểm tra.
Tôi biết nhưng cứ mặc kệ bà vì chỉ 1 lát nữa tôi là tôi đã có mặt ở nhà, lát nữa thôi là tôi được gặp mẹ anh anh trai rồi, mọi phiền muộn tôi sẽ để lại hết nơi đây.