Thành Constantinople vốn gĩ là thủ đô của Đông La Mã, trù phú , giàu có phát triển nhất Châu Âu nằm bên cạnh eo bển Sừng Vàng. Là nơi thông thương giao lộ đông tây, cho dù nói cái gì đia chăng nữa nơi này vẫn có vị trí địa lý thuận tiện để phát triển thành trung tâm giao thương của thế giới này.
Có đều lúc này Constantinople đã nằm dưới quyền kiểm soát của người Seljuk, Ngày că đến nằm mơ trong cơn ác một kinh khủng nhất thì người Đông La Mã cũng không tin rằng họ bi mất thủ đô một cách chóng vánh đến như vậy. Không một ai tin tưởng vào điều đó có thể trở thành hiện thực.
Cũng phải thôi Aléxios I Komnēnós quá tin tưởng vào lực lượng hải quân của ông ta có thể làm chủ eo biển Sừng Vàng, và chưa một ai coi trọng lực lượng hải quân chắp vá của người Seljuk.
Ngay cả trong một giấc mơ thì người Seljuk cũng không dám tin hải quân của họ có thể mặt đối mặt trực diện đánh tan hải quân nổi tiếng hùng mạnh của Đông La Mã.
Có thể nói bản lề của cuộc xung đột Đông La Mã và Seljuk bốn năm về trước chính là trận hải chiến này.
Không được trang bị một tâm lý đối diện hỏa khí tấn công với mật độ dày dặc, những chiến hạm Gallay nềm kiêu hãnh của Đông La Mã bị đội hình toàn “thuyền buôn” Cog của Seljuk xé toạc, nghiền nát và đồ sát không thương tiếc.
Người Đông La Mã bị thua quá đau đớn, quá nhanh, lực lượng bộ binh tinh nhuệ của họ ở Nicaea bị cô lập và đánh tan tác không có hướng chạy.
Tiếp theo đó là một cuộc đổ bộ có tính toán và có tổ chức rất cao khiến Constantinople bị bao vây khi chưa kịp hồi tỉnh sau những cú đòn trời dáng của người Hồi giáo. Thiếu tổ chức thống nhất, các thành bang của người Đông La Mã bên ngoài Constantinople không thể tạo ra một cuộc giải vây có hiệu quả.
Cũng chẳng chờ các lực lượng thành bang trung thành với Aléxios I Komnēnós kết hợp lại.
Benjamin < kẻ chinh phát của Hồi giáo> kết hợp máy bắn đá san lấp tường thành kết hợp thuốc nổ phá xập cổng thành. Hỏa pháo dội mưa bom bão đạn lên đầu dân binh Constantinople.
Đây là cuộc chiến không hề cân sức và không hề có tính đối kháng cao.
Một bên là tinh binh Seljuk , kỹ năng chiến đấu cá nhân tuyệt vời, kỷ luật rất tốt và đang rất hưng phấn trong việc chiến thắng trên biển cùng quét sạch quân Đông La Mã ở Nicaea.
Một bên đã tổn thất 70-75% quân tinh nhuệ, thủ thành phần lớn là dân binh mới huấn luyện chưa có kinh nghiệm tác chiến, tinh thần thì đê mê vì những tổn thương quá đau đớn trong thời gian ngắn ập đến.
Một bên được trang bị khôgn dưới 600 khẩu pháo các loại với tầm công kích xa vượt trội và độ chính xác cao. Bên kia không hiểu chuyện gì xảy ra, chỉ biết mưa đạn đá, đạn gang rơi vào đầu bọn họ mà hái gặt đi sinh mệnh. Không có bất kể một loại vũ khí nào của Đông La Mã có tầm tấn công vượt quá 300m, như vậy thì làm sao đối chọi lại được hỏa pháo đúc bằng thép của Benjamin? . Nên nhớ đến thế kỷ giữa19 thì pháo của Anh- Pháp- Tây Ban Nha vẫn chỉ là pháo đồng nặng nề, đến những thập niên 60 của thế kỷ 19 mới có lác đác vài loại pháo bằng sắt rèn như của Arstrong nước Anh, sau đó bị loại bỏ một thời gian dài vì nòng yếu dễ gây nổ vỡ.
Cho mãi đến khi cuối thế kỷ 19 khi có được hệ thống luyện sắt Bessemer thì thế giới mới bước sang trang sử pháo đúc bằng thép, ép máy thủy lực.
Mà có lò Bessemer cũng không hẳn là có được điều kiện để đúc pháo tốt. Ví như chính bản thân Henry Bessemer xém chút phá sản và phải mất cả chục năm ( 1860-1870) mới hoàn thiện được công nghệ sản xuất thép của mình.
Trong thời gian đầu thì lò Bessemer có quá nhiều nhược điểm như thổi thừa oxi tạo nên sắt non mà không phải thép, quá trình bổ xung Carbon cho sắt non thành thép quá phức tạp.
— QUẢNG CÁO —
Thổi thiếu oxi để giữ lại Carbon thì không khư được triệt để sắt oxi, lưu huỳnh, silic khiên thép có nhiều tạp chất.
Và thiếu sót quan trọng nhất của lò Bessemer đó chính là không khử được photphor khiên cho thép giòn dễ vỡ.
Chính những thiếu sót này khiến cho Henry Bessemer sau khi bán công nghệ bị kiện bồi thường khiến suýt phá sản.
Nhưng cả Ngô Khảo Ký – Benjamin và Richard là những kẻ có thể khắc phục được các nhược điểm trên, chỉ bằng cách đọc một vài dòng chú thích hóa học về chiếc lò phản ứng này. Một vài dòng đó Henry Bessemer đã phải mất cả chục năm nghiên cứu để cải tiến đó.
Cho nên mọi công nghệ thời này của Ngô Khảo Ký – Benjamin và Richard đều kém xa thế kỷ 19. Nhưng có một thứ công nghệ cốt lõi mà đám này vượt xa những năm đầu thế kỷ 19 đó là luyện kim đen.
Như đã nói, các loại lò mà Ngô Khảo Ký – Benjamin và Richard cung cấp ra ngoài đều cố ý thiếu đi những kỹ thuật cốt lõi giải quyết vấn đề của Henry Bessemer. Cho nên khi xưa Thăng Long thơi Ỷ Lan Thái Hậu , hay ngày nay là Đại Tống , Nhật Bản, Bắc Nguyên, thậm chí Medang, Lavo đều có công nghệ khá tương tự Bessamer của Đại Việt nhưng không bao giờ có sắt thép có chất lượng tương tự Đại Việt hay Sắt thép của Benjamin – Richard.
Các vấn đề như bổ xung carbon, hay thổi ít thổi nhiều oxy cho lò tương tự Bessemer thì các quốc gia có công nghệ trao tặng kể trên trước sau gì cũng tìm ra.
Bổ cung carbon có thể dùng cách của người Ấn Độ đó là nung các mảnh sắt non nhỏ cùng than cốc, than gỗ bên trong một nồi đất xét kín cho đến khi hỗn hợp nóng chảy.
Hay là học người Nhật rèn gấp nhiều lần ủ thép với muội than.
Nhưng tất cả các cách này đều không khiến ngươi có thể đúc pháo tốt từ một dòng thép nóng chảy khối lượng lớn.
Đấy là những hạn chế mà đám người nhận được công nghệ rác từ Ngô Khảo Ký Benjamin hay Richard đến một lúc nào đó sẽ nghĩ ra cách cải tạo.
Thậm chí Đại Tống đã bắt đầu nghiên cứu hệ thống thổi khí của riêng họ để mở rộng thể thích thổi thép, không bị hạn chế ở 400-500 kg thép mỗi lần.
Nhưng có một điểm mãi mãi và quá khó khăn để tấy cả người thế giới ở thời kì này có thể khắc phục nhược điểm của lò Bessemer mà chỉ có bốn người xuyên không có thể làm được nó.
Đó chính là làm sao để loại bỏ photphor tác nhân chính gây nên sắt giòn dễ vỡ trong phương pháp Bessemer.
Không ai có thể nghĩ ra ngay cả Tống Kiệt.
Nó đơn giản chỉ là một lớp vôi sống lót lò phản ứng có thể khiến photphor triệt để bị loại bỏ.
Một nắm vôi này khiến Henry Bessemer kém chút phá sản và phải vật lộn mưu sinh cho đến khi một tay hoá học nghiệp dư nghĩ ra ở những năm 1870.
— QUẢNG CÁO —
Không có sự phát hiện tình cờ này của tay hoá học trẻ tuổi nghiệp dư kia thì cũng không có quá khứ hơn 100 năm thống trị độc bá của lò Bessemer trước khi nó bị thay thế bởi lò hồ quang điện.
Một nắm vôi đơn giản này cũng chính là vực sâu vạn dặm không thể bước qua của các nước nhận đã nhận được công nghẹ Bessemer rác ở Đông Á.
Bọn họ làm sau nghĩ ra được thép của mình vì sao giòn hơn nhiều nếu so với thép Đại Việt?
Không có kiến thức hoá học, không có máy móc đo lường phân tích. Họ biết cái quái gì về thừa photphor mà đi tìm cách khắc phục?
Như đã nói , không có khải nhiệm thì không bao giờ hiểu được vấn đề. Khái niệm photphor gây giòn thép một khi Benjamin, Richard, Ngô Khảo Ký , Lý Từ Huy chưa đua ra thì không một ai có thể biết được mà tìm hiểu cách cải tạo.
Mà ngay cả khi biết Photphor là nguyên nhân thì cũng còn rất lâu người thời này mới tự nghĩ ra cách dùng vôi lót lò để xử ký.
Một nắm vôi này chính là cốt lõi công nghệ được cả ba phe bảo mật kinh khủng nhất.
Cho nên mới nói, nhìn bề ngoài thép nào cũng là thép, nước nào cũng nhìn na ná nhau. Nhưng đi sâu phân tích thì nào đơn giản như vậy?
Cứ có cái lò cao là có thép, có tàu, có động cơ hơi nước thì quá ẩu và quá viển vông rồi.
Nói dài như vậy để tất cả hiểu được người Đông La Mã không phải đang đối mặt với những khẩu pháo thế kỷ17-18, mà bọn họ đang đối phó với những khẩu pháo cuối thế kỷ 19 được sản xuất từ các xưởng của Benjamin.
Các lớp lót lò của Benjamin luôn chỉ được chế tạo, phối chế từ một xưởng duy nhất sau đó đem phân phát đi các xưởng luyện kim. Lớp lóp lò này luôn được trộn thêm một tỷ lệ vôi cùng ma giê cần thiết. Điều này tương tự đối với Richard và Ngô Khảo Ký.
Mặc dù cả quốc gia Đại Việt có cả mấy chục xưởng luyện kim lò Bessamer rải rác khắp nơi, nhưng lót đáy lò thay thế sau mỗi lần nung luyện đều xuất phát từ một nơi, đó là Hắc Thành Bố chính.
Cái tên nghe có vẻ đã quá cổ trong tâm trí người nghe . Nhưng phải đó, chỉ có nơi này, một số người duy nhất tối tin cậy của Ngô Khảo Ký nắm được công nghệ cốt lõi trên, cha truyền con nối, cả gia tộc bọn họ đều là đơn truyền bí mật này, thủ vệ cốt lõi công nghệ cho Nhị Đế , cho quốc gia Đại Việt. Bí quyết cốt lõi chỉ là một nắm vôi không đáng mấy xu, thật khôi hài đúng không nào?
Tất nhiên nói đến Đại Việt thì họ đã có lò Hồ Quang Điện hay lò Cảm Ứng Điện Từ. Nhưng những thứ này chỉ sản xuất được số lượng thép nhỏ, chất lượng siêu cao cấp dành cho động cơ, lò hơi hay những máy móc chuyên dụng.
Lò Bessmer với ưu thế giá thành cùng năng suất cực cao trong thời điểm này vẫn không thể thay thế.
“ Em trai thân mến của ta, thật sự ngươi nỡ bỏ lại Đại Ca trong lúc dầu sôi lửa bỏng này sao? “
Đứng trên tường thành Constanitnople Fakhr al-Mulk con trai cả của tể tướng Nizam al-Mulk nhìn về đám đông quân Thập Tự Chinh xa xa mà lên tiếng , nghe thì có vẻ trách móc gì đó , nhưng giọng điệu anh ta lại vui vẻ cảm giác như đang đùa cợt vậy.
— QUẢNG CÁO —
“ Anh trai, đây là cuộc chiến của ngươi, hào quang của ngươi… ta phải vẻ Jerusalem, nơi đó có một cuộc trận chiến của riêng ta đang chờ đợi “. Benjamin cũng đang dõi mắt về phía xa mà ngắm nhìn … đong thác lũ sắt thép đang đổ về muốn vây kín Constantinople.
“ Người an hem, ta chỉ đùa thôi… những kẻ này hãy để cho sản phảm của nô lệ Suljuk tiếp đón chúng nó nồng nhiệt sao?’” Fakhr al-Mulk ha ha cười lớn.
Phải rồi, những năm qua Benjamin và Tống Kiệt thành công nhất đó là vận động hành lang quý tộc tông qua việc dùng phân nô lệ, phân dân thường làm thuốc nổ. Đồng thời cũng thành công hoàn thành việc dùng phân chim phân rơi làm thuốc nổ.
Tranh cãi rất gay gắt về vấn đề phân người này. Có điều lập luận của Benjamin rất lươn lẹo cùng ảnh hưởng của hắn rất mạnh ở Seljuk rồi cho nên cuối cùng đạo luật cánh đồng diêm tiêu nô lệ vẫn được thông qua.
Thên Benjamin lý giải thì kẻ địch tương lai, những tên Kitto giáo Tây Âu chỉ xứng đáng cùng thuốc nổ làm từ phân nô lệ để chôn vùi.
Còn các việc như làm nước mát. Hay những đối thủ cực kỳ đáng tôn trọng mới cần dùng đến thuốc nổ làm từ quý tộc đúng không?
Lập luận này của Benjamin nhanh chóng được ủng hộ cùng chấp nhận rất rộng rãi. Bởi nó mang hơi hướng phân phiệt giai cấp thật sự nặng, điều đó đúng với khẩu vị của đám quý tộc có mặt ở Nghị Viện. Cho nên đạo luật cánh đồng diêm tiêu nô lệ được thông qua.
Kể từ đó người Châu Âu không hiểu họ đang phải đối mặt với một kho thuốc nổ và …. hàng ngàn khẩu pháo ở Constantinople.
Vâng , không nhầm đâu.
Đầu và giữa thế kỷ 19 đồng rất thiếu để đúc pháo, gang thì chưa đủ tốt, thép thì càng chưa đủ chất lượng để chế pháo, cho nên mỗi cường quôc Châu Âu lúc bấy giờ đánh nhau chỉ vài trăm khẩu pháo. Nhiều như Pháp, Anh cũng chỉ 6-700 khẩu pháo một trận đánh.
Nhưng ở Constantinople đó là cả ngàn khẩu pháo đang chờ đợi quân Thập tự Chinh.
Rốt cuộc Benjamin đã làm điều kinh khủng gì đối với Đế Chế Tây Á này để bọn họ trở thành một con quái vật kinh khủng đến vậy?