Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 948: Thượng đẳng tư tưởng nhen nhúm



Ý kiến mới mẻ , đi ngược thời đại của Ngô Khảo Tích lại được Lý Từ Huy quan tâm.

Buổi họp này kết thúc mà chưa đến hồi kết vì còn phải điều tra tình hình thực tế các công xưởng theo như nhận định của Thủ Tướng.

Không điều tra kỹ lưỡng thì thôi, điều tra xuống thì Phạm Minh Trung, Mộc Tư Hàn – Đỗ Thanh Hải bụi Lý Từ Huy rủa cho sối máu não, mắng hẳn mấy canh giờ, sau đó cho đi phơi nắng thêm một canh giờ mới tha thứ.

Huy là Hoàng Đế một quốc, có cả ngàn việc phải lo, nhiệm vụ của các bộ, ngành đó là sâu xát vấn về thực tế mà đưa ra các giải pháp, dâng lên báo cáo, cùng tư vấn cho Hoàng Đế, hoặc là tự động điều chỉnh trong thẩm quyền.

Nhưng đám Phạm Minh Trung, Mộc Tư Hàn – Đỗ Thanh Hải quá cắm đầu cấp tiến mà chỉ trú trọng phát triển công nghệ mới. Ừ thì mới có thể sẽ tốt hơn, nhưng thực tế chính bọn họ đã tự phân giới khoa học thành hai phe.

Một đó là tinh hoa giới khoa học mang tính nghiên cứu cùng học thuật cao hai là các công nhân kỹ sư thực địa , những người tham gia trực tiếp sản xuất.

Quan liêu, thiếu sâu sát, quá cấp tiến đến mức cực đoan đã làm cho nhóm quản lý khoa học công nhệ tách rời cùng nhóm kỹ sư thực địa, dẫn đến việc có sự khinh thường hay phân cấp nhất định. Các ý kiến của kỹ sư thực địa bị coi nhẹ.

Chuyện này chút nữa đã khiến cả nền công nghiệp cơ khí chế của Đại Việt đã đi vào hướng rẽ. Cho nên ba thằng kia cùng một đám bậu sậu Bộ Khoa Học công nghệ bị phơi nắng một canh giờ vẫn còn là nhẹ. Lý Từ Huy còn đang tức giận phì phò thở dốc, muốn chửi thêm nữa nhưng e ngại động thai nên thôi… hừ hừ…

Thằng Tuấn tám tuổi rồi… lúc này có em cũng là hợp lý…. Chị nhịn các chú lần này.

Vâng đúng là động cơ điện máy phát điện mang đến đột phá cho ngành cơ khí.

Rất nhiều các ưu điểm so với việc bố trí trực tiếp các hệ truyền động từ các tuabin nước như: linh hoạt, không bị hạn chế không gian, có thể từ một máy phát điện phân nhiều động cơ nhỏ hơn… dễ dàng bố trí hiệu quả các máy móc cơ khí.

Kể từ đó động cơ điện được nâng lên đến mức thần thánh hoá.

Nhưng đó là động cơ điện ở thế giới nào chứ không phải ở Đại Việt thời điểm này. Động cơ điện hùng mạnh thật nhưng lại có một loạt sơ hở, hạn chế.

Thứ nhất đó là chế tạo , bảo dưỡng khó. Không bền, các hệ thống phụ trợ như ổn áp, biến tầng, hạ áp , tăng áp.. Đại Việt đều thiếu, việc các động cơ bị phá huỷ do dòng tải điện quá công suất là nhiều, rồi vô vàn khó khăn khác trong công việc quản lý dòng điện và motor.

Không phủ nhận các motor điện đang hoạt động khá tốt ở các xưởng nhỏ vừa , khi các máy phát điện và các motor không quá chênh lệch công suất, dễ quản lý.

Nhưng ở các nhà máy điện lớn thì vấn đề chệnh lệch công suất dữa máy phát điện và motor làcực kỳ nhức nhối, vấn đề cường độ dòng diện, hiệu áp quá cao.v.v…. gây khó khăn cực lớn cho các tổ sản xuất trong việc bảo vệ an toàn cho các motor, thêm vào đó các động cơ điện luôn phải được trang bị hệ thống giảm tốc phức tạp.

Trong khi đó những ngày vừa qua các thử nhiệp cho thấy rằng các động cơ hơi nước nếu biết bố trí vẫn có thể đạm nhiệm tốt vai trò của động cơ điện đến 70% ( Có những mãy móc không thể dùng động cơ cố định như máy hơi nước). Thậm chí với công suấ cực đại đã lên đến 3000 mã lực của mình thì động cơ hơi nước dư sức phát động các tổ hợp máy phát điện- motor chung công suất tầm 1000-2000 mã lực. Đây là những motor điện mạnh nhất của Đại Việt lúc này dành cho công nghiệp rồi. Như vậy các máy hơi nước hoàn toàn đáp ứng đủ kỹ thuật cho việc cung cấp điện cho ngành công nghiệp nặng Đại Việt.

Phải thừa nhận bố trí các máy hơi nước trực tiếp cho các máy cơ khí sẽ cồng kềnh chiếm diện tích. Nhưng không thể phủ nhận chúng có nhiều ưu điểm hơn. Đó là rẻ, bền, cơ cấu hộp số trục vít bánh vít giảm tốc dễ dàng hơn. Mô men xoắn mạnh mẽ hơn động cơ điện của Đại Việt nếu cùng công suất.

Nhược điểm cồng kềnh không che lấp được ưu điểm.

Thêm vào đó vì công suất cực đại của các piston xilanh hơi nước tới 3000 hp cho nên có thể trực tiếp truyền động vận hành các máy cơ khí cỡ lớn hơn nữa so với động cơ điện hiện tại của Đại Việt.

Kể từ đó chẳng cần nói nhiều Lý Từ Huy quyết định bắt đầu thay thế 70% các động cơ hơi nước cho motor điện. Nếu đi theo hướng này thì tốc độ mở rộng các xưởng cơ kí của Đại Việt sẽ tăng lên 200% trong năm nay. Bởi lẽ họ chẳng phải chờ đợi động cơ điện mới được chế tạo.

Thêm vào đó các nhà máy điện công suất lớn như Sông Cẩm- Đập Tòng Chất- Nhà máy điện hạt nhân Hồng Hà.- Đập Thác Chuối- Đập Quảng Trị, Hương Điền _Huế , A Lưới , Thượng Nhật, Sông Tranh, Đà Nẵng và ba cái đập thủy điện đang khởi công ở Chiêm Thành các vùng , một cái ở Cao nguyên Anack Đê. Chừng ấy đập thủy điện sẽ toàn tâm toàn sức chế tạo đất đèn cùng luyện kim hồ quang hay luyện kim lò cảm ứng… Kể từ đó Đại Việt lo thiếu Ni tơ cho phân bón sao? thiếu Thép tốt cho công nghiệp sao? Thiếu đất đèn cho công nghệ hàn sao?

Đúng thật là trước đây nghĩ quá quẩn. Hướng đi tốt đẹp không đi lại đâm đầu vào cái hướng bế tắc công nghệ. Cho nên ý kiến của các công nhân , kỹ sư những người trực tiếp sản xuất rất quan trọng. Lần này Lý Từ Huy gõ cho đám Bộ Khoa Học – Công Nghệ một trận ra trò.

Cũng may đám này không dấu dốt, sai thì nhận và sửa.

Hơn trăm động cơ công suất cao từ 1700-2700 mã lực chuẩn bị lắp cho lướp chiến hạm, tải hạm mới ngay lập tức được điều động đi các nhà máy cơ khí, xí nghiệp cơ khí, kể từ đó cải tiến lại tham gia sản xuất, thêm vào đó các công trình ứng dụng động cơ hơi nước trực tiếp vào máy móc cơ khí được khởi động.

Đại Việt một lần cách mạng công nghiệp lùi về công nghệ nhưng lại tiến mạnh về năng suất , công suất… thật là lạ lùng thay.

Điều này không thể trách Lý Từ Huy hay Ngô Khảo Ký được, bọn họ có nhiều việc phải lo lắng đến, và với tư tưởng hiện đại ảnh hưởng dễ đi theo lối mòn.

Có ai mà nghĩ được đến lúc này động cơ hơi nước nhanh chóng đủ mạnh để áp dụng trong công nghiệp nặng cơ chứ?

Cũng may là không quá muộn màng.

Thậm chí quá trình cải cách công nghiệp này còn khiến Đại Việt ước tính có thêm một lượng lớn phân bón được làm từ đất đèn, đủ phục vụ 37% nhu cầu toàn bộ Đế Chế… tăng 17%… thực sự là rất đáng ăn mừng.

Không nhìn lại Đại Việt công nghệ một thời gian, Lý Từ Huy đột nhiên phát hiện chỗ hở to lớn như vậy cho nên rất cảnh rác rà soát…

Không rà soát thì thôi, rà một hồi lại ra vấn đề to lớn hơn nữa.

Thậm chí lần này vấn đề kém chút Lý Thường Kiệt lôi một đám khoa học gia người Đại Việt đi đày biệt sứ, sử dụng quyền đặc biệt của Hoàng Đế luôn. Bực mình không thể chịu đựng nổi.

Số là mấy năm nay Đại Việt rất đau đầu vấn đề sơn, trước khi tổng hợp được sơn Alkyd từ dầu đậu nành thì chỉ có thể trung thành cùng cây sơn.

Do đó cùng với cây cao su thì Đại Việt phải mở rộng cực lớn các diện tích trồng cây công nghiệp như cây sơn ta, trẩu, Cây gió.. các vùng Anack Đê, Thanh Hoá , Nghệ An, Philippines, Brunei , Medang, Lavo, Hải Bắc thậm chí Busan , Ulsan, Pohang đều phát triển kinh khủng diện tích trồng sơn ta lên đến 200.000 hecta, đây là con số không tưởng đối với mọi thời kỳ dù la thinh vượng nhất của cây này. Ước tính mỗi ha có thể thu hoạch 5 tạ/ măm thì 200 ngàn hecta sinh sảnh 100 ngàn tấn sơn/ năm cho Đại Việt. ít nhất có thể đáp ứng 70% nhu cầu sơn cho Đại Việt ngành công nghiệp. Đây là một sự đầu tư vô cùng lớn vì Đại Việt phải nuôi 200 ngàn công nhân trong 6 năm chỉ để chờ ngày thu hoạch sẽ đem lại bước tiến cho công nghiệp phụ trợ Đại Việt .

Nhưng khốn nạn nhất đó là các kỹ sư Đại Việt khi chọn giống thì nghiên cứu rất qua loa về các loại cây sơn khác của các quố gia khác trong khu vực.

Với tư tưởng cái gì Đại Việt cũng nhất, cài của người Việt , đất việt cũng hay… cức ị ra thơm hơn quốc gia khác đã manh nha ở Đại Việt. Tư tưởng thượng đẳng lại nhen nhúm trong một bộ phận nhỏ người Việt và lần này không may mắn là những kẻ đó lãnh trách nhiệm phát triển cây sơn.

Sau khi truy xét lại thì nhựa cây sơn ở Bắc Tống, Nhật Bản, Cao Ly, Tây Việt có đặc tính khô rất nhanh, tạo màng cứng thậm chí cứng đến mức người ta phủ mũi tên cùn áo giáp da, cách điện cùng chịu nhiệt, ẩm khá tốt.

Cây sơn Đại Việt mềm dẻo hơn khô chậm, độ bền không bằng.

Cây sơn ở Lavo, Medang là cân bằng ở giữa hai loạit trên.

Do vậy có thể thấy cả ba đều có thể được sử dụng trong nhiều công đoạn khác nhau của công nghiệp phụ trợ Đại Việt .

Chỉ vì tư tưởng hướng cực hữu của đám láo lếu này khiến năm năm trồng sơn của Đại Việt không có đạt được kết quả hoàn mĩ nhất…

Sơn Nhật – Cao Ly rất thích hợp để cách điện , cố định bên ngoài các lớp đồng sau khi đã quấn động cơ.

Thử hỏi lúc này lại tốn thêm năm năm để phá triển cây sơn Nhật cùng sơn Lavo thì có khiến Lý Từ Huy giận điên lên không?


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.