A Cốt đã nhường lều của mình làm nơi cư trú cho Tiêu Phong cùng A Tử.
A Cốt đã là người có quyền thế lớn trong bộ lạc Nữ Chân.
Túp lều của y rộng rãi quang đãng hơn người thường nhiều.
Tiêu Phong từ chối mấy câu.
Nhưng A Cốt đã nhất định không chịu.
Tiêu Phong là người tính tình khoáng đạt, thấy đối phương có ý chân thành, liền ẵm A Tử vào trong lều nghĩ ngơi.
Tối hôm ấy bộ lạc Nữ Chân mở ra tiệc lớn để hoan nghênh Tiêu Phong.
Họ nấu thịt hai con cọp làm món trân hào cho bữa tiệc.
Tiêu Phong hơn nữa tháng nay không biết mùi rượu là gì, bây giờ đuợc người Nữ Chân đem ra từng túi da đựng rượu mạnh, ông uống hết túi này đến túi khác khoan khoái vô cùng!
Người Nữ Chân cất rượu không ngon lắm, nhưng chất rượu cực mạnh, người thường chỉ uống được nữa túi nhỏ đã say mèm. Thế mà Tiêu Phong uống liền một lúc hơn mười túi, sắc mặt vẫn không biến đổi.
Người Nữ Chân cho ai có tửu lượng giỏi là bậc hảo hán.
Lúc Tiêu Phong tay không đánh chết cọp, họ không đước mắt thấy, nhưng xem ông uống rượu thì cả mười mấy Ðại Hán Nữ Chân cộng lại cũng chưa bằng mình ông, tất nhiên là ông được ai nấy kính sợ.
Ðêm hôm ấy uống rượu xong, Tiêu Phong nghĩ tại bộ lạc Nữ Chân trong lòng cảm thấy khoan khoái vô cùng.
Bọn người Nữ Chân không ai có thành kiến hẹp hòi, tính tình bộc trực, rất hợp với Tiêu Phong.
Hứa Trác Thành thấy người Nữ Chân đem lòng khâm phục Tiêu Phong, gã cũng cực kỳ cung kính.
Tiêu Phong ở bộ lạc này rỗi rãi quá không có việc gì làm.
Ban ngày ông cùng A Cốt đã đi săn. Tối về nhờ Hứa Trác Thành dạy tiếng Nữ Chân.
Khi ông đã học được đến bảy phần mười tiếng nói bộ lạc này, lại tự nghĩ mình là người Khất Ðan, nếu không biết nói Khất Ðan thì không được.
Ông liền nhờ Hứa Trác Thành dạy ông thứ tiếng mẹ đẻ ngay.
Hứa Trác Thành là một gã được đi nhiều nơi bất luận là tiếng Khất Ðan, tiếng Tây Hạ hay tiếng Nữ Chân đều rất thạo.
Tiêu Phong về lối học tiếng nói không được thông minh cho lắm, nhưng học mãi rồi cũng đủ phô diễn tư tưởng mình cho người khác hiểu, không cần phải thông dịch.
Ngày tháng thoi đưa, đông hết đã sang xuân.
Hàng ngày A Tử lấy nhân sâm làm cơm, thương thế nàng đã khá nhiều.
Nên hiểu rằng bộ lạc Nữ Chân ở nơi sơn dã hoang vu, đào được những thứ nhân sâm lâu ngày vào hạng thượng phẩm, thực là quí hơn cả vàng bạc nữa.
Mỗi lần Tiêu Phong đi săn đều được nhiều dã thú, liền đem về đổi lấy nhân sâm cho A Tử dùng.
Thời bấy giờ trừ phi là công chúa của đức Hoàng đế, còn bất luận là ai, cũng không có nhân sâm mà uống.
Tiêu Phong mỗi ngày chỉ cần vận khí dồn lực vào cho A Tử hai lần là đủ, không phải đặt bàng tay lên lưng nàng suốt ngày đêm như trước nữa. A Tử có đôi khi đã gắng gượng nói được vài câu, song tứ chi tuyệt lực, không nhúc nhích được.
Những việc ẩm, thực, của nàng nhất nhất đều do Tiêu Phong lo liệu.
Mỗi khi ông nhớ tới thâm tình của A Châu thì dù có phải nhọc nhằn về A Tử ông cũng vui lòng chẳng những không ân hận chút nào mà còn cảm thấy việc thị phụng A Tử càng cực bao nhiêu càng tỏ lòng báo đáp ân tình của A Châu bấy nhiêu.
Một hôm A Cốt đã đem hơn mười người trong bộ lạc đi săn con gấu lớn ở ngọn núi về phía Tây Bắc.
Gã mời Tiêu Phong cùng đi. Con gấu lớn này da đã dày, lại nhiều mỡ. Hùng Chưởng (tay gấu) là một món ăn trân qúy thời bấy giờ.
Tiêu Phong đã nghĩ được ít lâu, thấy A Tử tinh thần tiến rất nhiều nên vui vẻ đi theo.
Ðoàn người ra đi từ lúc chưa sáng, nhằm hướng Tây Bắc mà tiến.
Bấy giờ sang tiết đầu hạ, băng rữa tuyết tan, đường bùn lầy rất khó đi, song người Nữ Chân cước lực rất mạnh nên vẫn đi được mau lẹ.
Ðến khoảng giờ ngọ đã đi được chừng hơn trăm dặm. Tiêu Phong băn khoăn về A Tử ở nhà, ông lo còn phải đi xa nữa, bỗn thấy một người già la lên.
– Gấu! Gấu!
Mọi người nhìn về phía tay lão trỏ, thấy dưới bùn lầy còn in những vết tay gấu rất lớn.
Cách đó không xa nhìn rõ cả vết chân. Mọi người phấn khởi theo vết chân gấu đuổi theo.
Con gâu lớn chân tay ấn sâu xuống đất đến vài tấc, dù là đứa nhỏ chẳng biết theo bút.
Ðoàn Ðại Hán vừa đuổi theo vừa reo, vết chân đi thẳng về phía Tây.
Sau khi ra khỏi quãng bùn lầy, đến một cánh đồng cỏ, mọi người chạy mau.
Ðoàn người đang hấp tấp rượt gấu, bất thình lình nghe tiếng vó ngựa dồn dập phía trước cát bụi bay mù, một đại đội nhân mã chạy nhanh tới.
Chỗ này là một cánh đồng cỏ bằng phẳng, một con gấu đen quay quanh chạy trở lại vì phía sau có bảy tám chục người cưởi ngựa hò hét đuổi theo.
Ðoàn người ngựa này hoặc cầm trường mâu, hoặc mang tên ná người nào coi bộ cũng rầt hung hăng.
A Cốt đã la lên:
– Bọn Khất Ðan! Bọn Khất Ðan! Chúng nhiều người lắm, ta chạy đi thôi!
Tiêu Phong nghe nói là bản xứ, trong lòng đã có ý muốn lận cận, nhưng thấy A Cốt đã trở gót trốn chạy.
Mình ông không tiện tới, đành dừng bước lại để xem cho rõ.
Bỗng thấy bọn Khất Ðan hô lớn:
– Nữ Chân man tử! Bắn chúng đi! Bắn chúng đi! Những tiến lách tách vang lên, không ngờ tê bắn ra như mưa.
Tiêu Phong trong lòng căm giận lẩm bẩm:
– Sao chưa hỏi nguyên do, vừa thấy mặt bắn ngay lập tức?
Mấy mũi tên bắn tới bên mình, đều bị ông giơ tay ra hất đi.
Bỗng nghe một tiếng rú ối chao rất thê thảm.
Một ông gìa người Nữ Chân trong bọn đi săn bị bắn trúng lưng, ngã xuống chết liền.
A Cốt đã dẫn mọi người chạy núp vào phía sau một mô đất nằm xuống, giương cung lên bắn ngã hai tên Khất Ðan.
Tiêu Phong đứng giữa không biết nên giúp bên nào.
Bọn cung nỏ Khất Ðan nhắm Tiêu Phong bắn không ngớt bằng những mũi tên dài.
Tiêu Phong nắm được một mũi tên tiện tay múa lên để rồi rớt xuống tới tấp.
Ông lớn tiếng quát hỏi:
– Các ngươi làm gì vậy? Sao chưa hỏi han gì đã ra tay giết người.
A Cốt đã ở sau mô đất lớn tiếng gọi:
– Tiêu đại ca, Tiêu đại ca! Lại đây mau! Bọn chúng không biết đại ca là người Khất Ðan đâu!
Giữa lúc ấy có tên Khất Ðan vác mâu phóng ngựa đến trước mặt Tiêu Phong.
Hai gã hai bên đâm vào cạnh sườn ông.
Tiêu Phong không muốn sát hại người đồng tộc giơ tay ra nắm lấy hai mũi mâu khẽ giật một cái, cả hai đều ngã lăn xuống ngựa.
Tiêu Phong liền dùng cán mâu khều hai gã lên.
Hai gã đang lơ lửng trên không và kêu thét lên, thì Tiêu Phong đã bất ngã xúaông đất, hồi lâu không bò dậy được.
Bọn A Cốt đang lớn tiếng hoan hô.
Bỗng thấy một Ðại Hán mặc áo hồng bào trong bọn Khất Ðan đang lớn tiếng truyền lệnh.
Mấy chục tên Khất Ðan chia ra làm hai cánh bao vây xa xa để chận đường về bọn A Cốt đả.
A Cốt đã thấy thế nguy, nếu để lọt vào vòng vây bên địch, tất bị chết hết.
Gã liền hô đồng đảng xoay mình chạy trốn.
Bọn Khất Ðan tên bắn như mưa, lại mấy người Nữ Chân nữa trúng tên té nhào.
Tiêu Phong thấy người Khất Ðan dã man vô cùng không biết là lẽ phải.
Tuy họ là người cùng chủng tộc cũng không thể nhường nhịn được nữa.
Ông liền cướp một cây cung lớn, bắn luôn bốn phát:
Cách! Cách! Cách! Cách!.
Mỗi mũi tên đều trúng vào vai hoặc vào đùi khiến cho bốn gã Khất Ðan phải ngã ngựa, nhưng chưa đến nỗi mất mạng.
Không ngờ lão mặc áo hồng bào lớn tiếng quát, bọn người Khất Ðan chẳng những không lùi mà con phóng ngựa đuổi theo cực kỳ hung hăng.
Tiêu Phong thấy trong bọn đi với mình chỉ có A Cốt Ðã và ba thanh niên vừa bắn vừa chạy, ngoài ra đều bị Khất Ðan bắn chết hết.
Cánh đồng cỏ này không có chỗ nào ẩn nấp được, Tiêu Phong xem chừng nếu còn đánh nữa thì cả A Cốt Ðã.
Ông nghĩ đến mình được người Nữ Chân trọng đãi vào hàng thượng tân, rồi tự hỏi: “Những người bạn tốt gặp bước nguy nan mà mình không che chở được thì sao đáng mặt anh hùng hảo hán! Nếu mình lại giết hết bọn Khất Ðan là người cùng chủng tộc thì sao cho đành dạ? Ông nghĩ chĩ còn cách bắt lấy lão cầm đầu mặc áo hồng bào, buộc y phải hạ mình lui binh hai bên bãi chiến là hơn cả.
Nghĩ vậy, Tiêu Phong lớn tiếng quát:
– Này! Này! Nếu bọn ngươi không lùi bước thì ta không nể kêu!
Chưa dứt lời, ba cây trường mâu”vù vù”phóng tới.
Tiêu Phong nghĩ bụng: “Bọn này thật không, biết đều chút nào.” Ông hạ thấp người lạng nhanh lại phía người mặc áo hồng bào.
A Cốt Ðả thấy Tiêu Phong mạo hiểm thì hốt hoảng la lên:
– Không được đâu! Tiêu đại ca! Về đây mau!
Tiêu Phong chẳng nói gì cứ việc xông lại.
Bọn Khất Ðan la ó rầm lên, kẻ bắn tên, người phóng mâu đến tới tấp.
Tiêu Phong phóng chưởng ra đánh. “choang” một tiếng, một cây trường mâu gãy làm hai.
Ông cầm lấy cây trường mâu gãy, khác như thanh trường kiếm để gạt tên rồi chạy như bay xông đến trước người mặc áo hồng bào.
Lão này đây mặt râu đâm tua tủa, trông rất oai phong thấy Tiêu Phong xông lại, vẫn chẳng hoang man chút nào.
Lão giựt lấy ba cây thương ở trong tay bọn hộ vệ bên mình.” Vèo”một tiếng, một cây thương nhắm Tiêu Phong phóng tới.
Tiêu Phong giơ tay ra nắm lấy.
Ngọn thương thứ hai phóng tới cũng bị Tiêu Phong chụp được nên hai gã hộ vệ ngã lăn xuống ngựa.
Người mặc áo hồng bào quát lớn:
– Thằng cha này giỏi thật! Lão phóng ngọng thương thứ ba ra.
Tiêu Phong giơ tay trái lên dùng thủ pháp “Tá lực đảlực” trở ngọn thương đâm trở ngược lại đánh “sột” một tiếng.
Mũi thương đâm sâu vào bụng ngựa lão mặc áo hồng bào.
Lão la lên:
– Úi chà!
Rồi không để mình ngã ngựa, lão nhảy phắt xuống.
Tiêu Phong uốn mình đi tiến lại vươn tay trái ra nắm lấy vai bên phải lão.
Giữa lúc ấy. Tiêu Phong nghe sau lưng có tiếng gió vù vù, biết là ngưới ám toán.
Ông liền vận kình lực vào hai chân đẩy mạnh người về phía trước hơn một trượng.
Hai tiếng phập phập vang lên, hai cây trường mâu cắm sâu xuống đất.
Tiêu Phong ôm lấy lão mặc áo hồng bào, nhảy sang bên tả, tới sau lưng một kỵ sĩ Khất Ðan.
Ông phóng chưởng ra hất gã nầy xuống rồi nhảy phốc lên lưng ngựa.
Lão mặc áo hồng bào vung quyền lên toan thúc vào mặt Tiêu Phong.
Tiêu Phong thích mạnh tay vào nách lão, khiến lão không nhúc nhích được nữa.
Ông bảo:
– Nếu ngươi không hạ lệnh cho đồng đảng rút lui thì ta bóp chết ngươi ngay tức khắc.
Lão mặc áo hồng bào bất đắc dĩ phải la lên:
– Anh em rút lui đi.
Bọn Khất Ðan lùi lại nhưng tới tấp xông đến bên Tiêu Phong, toan nhằm cơ hội để cứu viện cho thủ lãnh.
Tiêu Phong cầm mũi mâu chí vào đầu lão mặc áo hồng bào quát hỏi:
– Các ngươi có muốn ta đâm chết lão này không?
Một lão gìa Khất Ðan la lên:
– Ngươi muốn yên lành thì thả ngay thủ lãnh bọn ta. Nếu không sẽ bị năm ngựa phân thây lập tức.
Tiêu Phong cười ha hả vung chưởng lên nhắm lão cách không phóng ra.
Nguyên Tiêu Phong muốn phóng chưởng này thị uy hăm dọa bọn chúng để khỏi phải giết hại nhiều người, nên ông dùng sức rất mạnh. Vừa nghe”binh”một tiếng, lão hán bị chưởng phong đánh hất từ trên ngựa bay ra ngoài mấy trượng miệng hộc máu tươi ra chết liền.
Bọn Khất Ðan chưa thấy ai có thần lực phóng chưởng ra không tian mà lợ hại đến thế, đều dừng ngựa lùi về phía sau, mặt lộ vẻ hoảng hốt, chỉ lo Tiêu Phong phóng chưởng lực không hình không bóng, khác nào yêu pháp đánh vào đâu cũng khó lòng chống nổi.
Tiêu Phong nói:
– Nếu bọn ngươi không rút lui, ta phóng chưởng đánh chết lão này ngay.
Ông vừa nói vừa giơ tay lên như muốn đánh vào đầu lão mặc hồng bào.
Lão la hoảng:
– Các người lui đi! Lui mau đi.
Bọn Khất Ðan cho ngựa lùi lại mấy bước nhưng vẫn chưa chịu rời khỏi nơi đây.
Tiêu Phong nghĩ bụng:
– Chỗ này là một giải bình ngục gát. Kêu mình tha cho lão thủ lĩnh thì bọn Khất Ðan cưỡi ngựa rượt theo vẫn không thể trốn thoát được.
Ông liền bảo lão mặc hồng bào:
– Ngươi bảo chúng đem bốn con ngựa lại đây.
Lão mặc hồng bào theo lời ra lệnh cho bọn kỵ sĩ Khất Ðan giắt bốn con ngựa lại giao cho A Cốt Ðã.
A Cốt Ðã đang căm hận bọn Khất Ðan sát hại bao nhiêu đồng đảng của mình, gã phóng quyền ra đánh binh mình tiếng khiến gã kỵ sĩ Khất Ðan dắt ngựa đến bị lăn đi mấy vòng.
Bọn Khất Ðan tuy nhiều người, nhưng không dám đánh trả.
Tiêu Phong lại nói:
– Ngươi ra lệnh cho thủ hạ hãy giết ngựa đi không được để một con nào.
Lão mặc hồng bào tính nết mau mắn, không tranh luận với Tiêu Phong nữa, lớn tiếng truyền lệnh.
– Các ngươi xuống ngựa và đâm chết hết ngựa đi!
Bọn kỵ sĩ không do dự chút nào, nhảy xuống ngựa rồi dùng trường mâu đâm chết ngựa của mình.
Tiêu Phong không ngờ bọn võsĩ lại ngoan ngoãn tuân theo lời thủ lãnh đến thế, trong lòng sinh ra cảm phục.
Ông lại nghĩ:
– Lão mặc hồng bào này xem ra có địa vị rất tôn qúi. Lão chỉ hô một tiếng là bọn kỵ sĩ không dám trái lệnh. Quân lệnh người Khất Ðan nghiêm minh như vậy không trách gì họ đánh nhau với người Tống, phần nhiều thắng trận.
Tiêu Phong lại nói:
– Ngươi bảo đồng đảng về đi, không được đuổi theo chỉ một người truy kích là ta chặt một cánh tay ngươi. Hai người truy kích ta chặt hai tay, bốn người truy kích là cả tứ chi.
Lão mặc hồng bào tức giận râu dựng ngược lên, nhưng đã bị Tiêu Phong uy hiếp, chẳng còn làm thế nào được, bất đắc dĩ phải ra lệnh:
– Các ngươi về cả đi! Sau này sẽ điều động nhân mã đến phá sào huyệt bọn Nữ Chân.
Bọn võ sĩ đồng thanh đáp:
– Xin tuân lệnh.
Vừa đáp vừa khom lưng ra chìu cung kính.
Tiêu Phong dắt ngựa chờ cho bọn A Cốt Ðã lên ngựa hết nhắm hướng Ðông rong đuổi theo đường cũ.
Ông thấy bọn A Cốt Ðã đi mấy dặm, mà bọn Khất Ðan không đuổi theo.
Bấy giờ ông mới nhảy sang yên con ngựa khác, nhường con ngựa vừa cưởi cho lão mặc hồng bào.
Cả sáu người ngựa đi thẳng một mạch về đến đại doanh.
A Cốt Ðã đem việc gặp giặc bẩm với phụ thân là Hòa Lý Bố.
Ðã tường thuật được cả việc Tiêu Phong giải cứu và bắt thủ lĩnh Khất Ðan đưa về.
Hòa Lý Bố rất mừng nói:
– Hay lắm! Ðem con chó Khất Ðan vào đây cho ta!
Lão mặc hồng bào tiến vào trong trướng vẻ mặt vẫn ngang nhiên lẫm liệt, đứng thẳng người chứ không chịu qùy.
Hòa Lý Bố biết lão là người tôn quý bên Khất Ðan, cất tiếng hỏi:
– Ngươi tên họ là chi? Làm chức tước gì bên Liêu Quốc?
Lão ngang nhiên đáp:
– Ta có phải bị ngươi bắt về đâu mà ngươi hỏi được ta?
Nguyên người Khất Ðan cũng như người Nữ Chân đã có lệnh hễ ai bắt được địch nhân đó chỉ làm nô lệ riêng cho người đã bắt được. Ai bắt được con gái, tiền bạc cũng gĩư riêng làm của mình. Nếu người bắt được không bằng lòng tặng cho thì bất luận là ai cũng không tranh lại được.
Ðây là một thông lệ cho tất cả các dân tộc dã man cùng các bộ lạc khắp bốn phương Ðông Tây Nam Bắc.
Hòa Lý Bố cười ha hả nói:
– Người nói phải đó!
Lão mặc hồng bào chạy đến trước mặt Tiêu Phong .
Tiêu Phong đưa tay phải lên trán nói:
– Thưa chủ nhân! Chủ nhân là bậc anh hùng quán thế, tôi đã bị bắt, tuyệt không oán hận điều chi. Nếu anh hùng bằng lòng thả tôi về thì tôi xin đem ba chục xe bạc trắng, ba trăm con tuấn mã lại kính dâng.
Thúc phụ A Cốt Ðã là Phã Lạp Thục nói:
– Ngươi là bậc đại quý ở Khất Ðan mà chỉ chuộc có thế, không đủ, Tiêu hảo hán! Hảo hán bắt y phải đem ba chục xe vàng, ba trăm xe bạc, ba nghìn tuấn mã đến chuộc.
Nguyên ba xe vàng, ba chục xe bạc, ba trăm con tuấn mã cũng là nhiều lắm rồi.
Người Khất Ðan và người Nữ Chân giao chiến đã mấy chục năm nay, chưa bao giờ có khoản thục kim lớn đến thế. Nếu lão hồng bào không chịu thêm nữa thì cũng chịu nhận cho xong, không ngờ lão hồng bào ngần ngừ một lát rồi đáp:
– Thôi, thế cũng được!
Những người trong bộ lạc Nữ Chân nghe lão mặc áo hồng bào Khất Ðan ưng chịu khoản thục kim như lời Phã Lạp Thục đều lấy làm kinh ngạc. Họ còn ngờ là tai nghe không rõ.
Nên biết rằng, hai chủng tộc Nữ Chân cùng Khất Ðan tuy là những chủng tộc bán khai, kiến thức về văn hóa hãy còn lạc hậu, nhưng đã giao ước điều chi thì một là một, hai là hai, không bao giờ nói dối lời, dù là việc tầm thường cũng vậy, huống chi đây lại là khoản thục kim. Giả tỉ người Khất Ðan không nạp đủ số, hoặc cố ý phản phúc thì lão mặc áo hồng bào không được trở về nước, cho nên không ai hứa hông làm gì.
Phã Lạp Thục còn ngờ rằng lão bị bắt sợ hãi quá độ, thần trí mê man, liền nhắc lại:
– Ngươi đã nghe rõ chưa? Ta biểu ba mươi xe vàng, ba trăm xe bạ, ba ngàn con tuấn mã?
Người mặc áo hồng bào, vẻ mặt cực kỳ ngạo mạn, nói:
– Ba chục xe vàng, ba trăm xe bạc, ba ngàn cỗ ngựa có chi là không kể? Sau này nước Ðại Liêu ta giàu bốn bể, có cả thiên hạ thì khoản thục kim nhỏ mọn này đã vào đâu?
Dứt lời, lão quay lại nhìn Tiêu Phong ra chìu cung kính nói:
– Thưa chủ nhân! Tại hạ chỉ tuân lời một mình chủ nhân dậy còn kẻ khác nói chõ vào, tại hạ không thèm trả lời đâu.
Phã Lạp Thục nói:
– Tiêu huynh đệ! Bạn thử hỏi xem y làm quan chức gì bên nước Liêu?
Tiêu Phong đưa mắt nhìn người mặc hồng bào, chưa kịp hỏi thì đã nói ngay:
– Thưa chủ nhân! Chủ nhân muốn biết lai lịch tại hạ thì dù tại hạ nói quanh để lừa gạt chủ nhân, chắc chủ nhân cũng khó mà phân biệt được chơn hay giả. Nhưng chủ nhân là bực anh hùng hảo hán, tại hạ cũng là bậc anh hùng hảo hán. Tại hạ đã không muốn lừa thì chủ nhân bất tất hỏi làm gì.
Tiêu Phong quay tay trái rút thanh đoản đao ở sau lưng ra, dùng ngón tay phải bật vào lưỡi dao đánh keng một tiếng. Thanh đoản đao đúc bằng thép nguyên chất lập tức gãy làm hai đoạn.
Ông lớn tiếng quát:
– Người không chịu nói thì to gan thực! Ta chỉ bưng vào đầu ngươi một cái xem nó rắn đến đâu?
Người mặc áo hồng bào vẫn thản nhiên không sợ hãi gì, chìa thẳng ngón tay cái lên, khen:
– Bản lãnh tuyệt vời! Công lực ghê gớm! Bữa nay tại hạ được thấy người anh hùng thứ nhất trên thế gian thật là không uổng phí một đời. Tiêu anh hùng! Anh hùng cậy mạnh đè người muốn bắt tại hạ phải khuất phục thì không được đâu. Chủ nhân muốn giết thì giết, người Khất Ðan tuy không đánh nổi chủ nhân, nhưng cốt cách quyết không chịu kém.
Tiêu Phong cười ha hả nói:
– Hay lắm! Hay lắm! Ta không giết ngươi tại đây. Vì nếu ta chỉ chém ngươi một nhát cho xong đời, vị tất ngươi đã chịu khâm phục. Vậy chúng ta đưa nhau đi tới một chỗ xa vắng để cùng nhau tỷ thí một phen.
Hòa Lý Bố cùng Phả Lạp Thục đồng thanh can:
– Tiểu huynh đệ! Giết lão này đi thì thực là đáng tiếc. Chi bằng lưu lão ta lại để lấy khoản thục kim hay hơn. Nếu ông bạn tức mình với lão thì nên dùng côn gỗ roi da đánh vào một chập là đủ.
Tiêu Phong nói:
– Không được! Lão muốn làm hảo hán, tại hạ không chịu được.
Nói xong, ông quay sang mượn cặp trường mâu và đôi cung nỏ của một người Nữ Chân đứng bên.
Ðoạn ông cầm cổ tay lão mặc hồng bào kéo đi ra khỏi đại trại.
Tiêu Phong nhẩy lên ngựa, giục:
– Ngươi cũng lên ngựa đi!
Lão mặc hồng bào coi chết như không, lão biết rõ mình đấu với Tiêu Phong tất là phải chết và lão ngờ rằng Tiêu Phong đã bắt được lão cũng như mèo vồ được chuột, chờn vờn chơi một lúc rồi mới giết.
Nhưng lão vẫn ngang nhiên chẳng sợ hãi gì, nhảy tót lên lưng ngựa nhắm hướng Bắc mà đi.
Tiêu Phong cưỡi ngựa theo sau.
Hai người đi được vài dặm Tiêu Phong nói:
– Bây giờ rẽ về hướng Tây!
Lão mặc hồng bào nói:
– Phía Tây phong cảnh rất đẹp. Ta được chết tại đó cũng hả.
Tiêu Phong nói:
– Khí giới đây ngươi đón lấy!
Rồi đưa cho lão một thanh trường mâu, một cây cung.
Lão đón lấy rồi dõng dạc nói:
– Tiêu anh hùng! Tại hạ biết rõ là không đủ sức đối địch với anh hùng. Song người Khất Ðan thà chết chứ không chịu nhục. Tại hạ động thủ đây!
Tiêu Phong nói:
– Khoan đã!
Rồi liệng thanh trường mâu và cây cung đang cầm trên tay xuống đất.
Hai tay không cầm binh khí.
Tiêu Phong dừng ngựa tủm tỉm cười.
Lão mặc hồng bào cả giận nói:
– À! Ra ngươi muốn tay không để đấu với ta. Thế thì ngươi kinh ta quá lắm!
Tiêu Phong lắc đầu nói:
– Không phải thế, Tiêu mỗ bình sinh rất kính trọng những bậc anh hùng, rất mến tiếc những tay hảo hán. Võ công ngươi tuy không bằng ta, nhưng cũng là một tay đại anh hùng, đại hảo hán, xứng đáng là người bạn của Tiêu mỗ. Vậy Tiêu mỗ để cho hảo hán về nước.
Lão mặc hồng bào cả kinh hỏi:
– Thế nào?
Tiêu Phong tươi cười đáp:
– Ta đã bảo hán là người bạn tốt của Tiêu mỗ. Vậy để hảo hán bình yên về nước.
Lão mặc hồng bào khác nào người ở dưới qủy môn quan được trả về, mừng rỡ khôn xiết, hỏi lại:
– Tiêu anh hùng thả ta về thật ư? Hay là anh hùng có dụng ý. Ta về rồi sẽ cho người đem thục kim gấp mười lần đến trao anh hùng.
Tiêu Phong khoát tay nói:
– Ta đã lấy tình bạn đối với hảo hán, sao hảo hán lại không lấy nghĩa bằng hữu đối đãi với ta? Tiêu Phong này đường đuờng một đấng anh hào, há còn đi tham tiền bạc hay sao?
Lão mặc hồng bào nói:
– Dạ! Dạ!
Ðoạn quăng binh khí, nhẩy ra khỏi mình ngựa quỳ xuống đất nói:
– Ða tạ ân công đã mở lượng hải hà tha mạng cho.
Tiêu Phong cũng quỳ xuống đáp lễ nói:
– Tiêu Phong đã không giết bạn khi nào còn dám nhận lạy của bạn. Nếu là kẻ nô lệ để Tiêu mỗ nhận lạy thì Tiêu mỗ quyết không tha mạng đâu.
Lão mặc hồng bào mừng quá, đứng lên nói:
– Tiêu anh hùng! Anh hùng một điều gọi tại hạ là bạn, hai điều gọi tại hạ là bạn. Tại hạ muốn với lên cao cùng anh hùng kết làm anh em được không?
Tiêu Phong sau khi học thành tài liền gia nhập ngay vào Cái Bang. Trong bang, phân chia địa vị rõ rệt. Trên là Bang Chúa, phó Bang Chúa, dưới có các vị trưởng lão, truyển công, chấp pháp, và bốn vị trưởng lão đại hộ pháp. Sau nữa đến Ðà chúa các phân Ðà. Các hạng đệ tử thì từ Bát Ðại (tám túi) thất đại trở xuống. Tại Cái Bang ông chỉ là nguời làm nên công trung vẻ vang, chứ chưa từng kết nghĩa anh em với ai. Vềsau tại thành Vô Tích, nhân cuộc uống rượu thi cùng Ðoàn Dự, vì cũng hâm mộ nhau mà kết nghĩa chi lan. Bây giờ, ông thấy người mặc áo hồng bào đề cập đến việc này, bỗng nhớ lại những năm mình ở Trung Nguyên giao du với các bậc hào kiệt khắp thiên hạ, bữa nay bôn đào đến nước man mọi, cảm thấy mình phiêu lưu cô độc, lại có người nêu ra việc này thì trong lòng ông không khỏi cảm kích. Ông nói:
– Hay lắm! Hay lắm! Tại hạ là Tiêu Phong, năm nay ba mươi ba tuổi, còn tôn huynh bao nhiêu?
Người đó cười nói:
– Tại hạ người họ Gia Luật, lớn hơn ân công mười một tuổi.
Tiêu Phong nói:
– Sao huynh trưởng còn kêu tiểu đệ bằng ân công? Huynh trưởng là đại ca, vậy nhận cho tiểu đệ một lạy này. Nói xong lạy phục xuống. Ðoạn đốt lông đuôi mũi tên làm hương khói rồi hai người trông lên trời lây tám lạy, kết làm anh em.
Gia Luật Cơ rất mừng nói:
– Hiền đệ họ Tiêu, dường như cũng là người Khất Ðan với ta.
Tiêu Phong nói:
– Chẳng dấu gì đại ca, Tiểu đệ nguyên là người Khất Ðan.
Nói xong cởi áo ra để hở dấu chàm đầu con Lang sắc xanh ở trước ngực.
Gia Luật Cơ trông thấy cả mừng nói:
– Quả nhiên đúng rồi. Hiền đệ thuộc dòng họ Vương hậu nước Khất Ðan ta. Hiền đệ ơi! Ðất Nữ Chân rét quá chi bằng hiện đệ theo ta về thượng kinh cùng hưởng phú quý.
– Xin đa tạ hảo ý của ca ca. Tiểu đệ vốn là người nghèo hèn không hợp với đời sống nơi giàu sang. Tiểu đệ ở lại Nữ Chân để săn đón uống rượu làm vui, tiêu dao ngày tháng hay hơn. Sau này nhớ tới ca ca sẽ trở về Liêu Quốc thăm hỏi.
Tiêu Phong từ giả A Tử ra đi đã lâu, sự nhớ đến thương thế nàng liền nói:
– Ca ca ơi! Ca ca về đi để người nhà cùng bọn thuộc hạ khỏi mong đợi.
Gia Luật Cơ gật đầu nói:
– Thế cũng hay! Bữa nay trong lúc thảng thốt anh em mình chưa được nói chuyện nhiều, nhưng chúng ta đã kết nghĩa chi lan, sau này thì thân cận nhiều hơn mới được.
Gia Luật Cơ nói xong lên ngựa nhắm hướng Tây mà đi.
Tiêu Phong cũng lên ngựa quay về thì thấy A Cốt Ðã dẫn mười tên thuộc hạ ra nghênh tiếp.
Nguyên A Cốt Ðã thấy Tiêu Phong đi lâu không về, rất sợ ông không phải gian kế người mặc áo hồng bào, trong lòng hồi hộp không định đi tiếp ứng.
Tiêu Phong kể cho gã nghe mình đã tha cho người mặc áo hồng bào về nước Liêu rồi.
A Cốt Ðã cũng là bậc anh hùng có kiến thức, rất tán đồng việc Tiêu Phong rỏ ra con người đại lượng.
Một hôm Tiêu Phong cùng A Cốt Ðã ngồi rỗi nói chuyện, ông đề nghị tới chuyện A Tử bị thương do chưởng lực mình lỡ tay gây ra. Tuy đã dùng nhân sâm để duy trì tính mạng cho nàng nhưng lâu ngày vẫn không khỏi được nên trong lòng rất là phiền muộn.
A Cốt Ðã trầm ngâm hồi lâu rồi nói:
– Tiêu đại ca! Thế ra lệnh Muội bị ngoại thương. Người Nữ Chân chúng tôi ai bị đánh hay bị ngã thành thương tích thì vẫn dùng gân hổ, xương hổ và mật gấu, ba vị đó làm thuốc điều trị rất hiệu nghiệm Ðại ca thử chữa bằng thứ đó coi.
Tiêu Phong cả mừng nói:
– Thứ gì thì khó, chứ gân hổ, xương hổ đây chẳng thiếu gì. Chỉ còn mật gấu thì tôi rán đi tìm giết, lấy mật là đủ.
Ðoạn ông hỏi rõ cách dùng rồi đem xương hổ, gân hổ nấu nhừ thành cao cho A Tử uống.
Sáng sớm hôm sau, Tiêu Phong vào rừng sâu chằm lớn để săn gấu.
Ông chỉ đi có một mình nên hết sức thì triển khinh công, so với cuộc đi săn đông người được mau lẹ hơn nhiều.
Hôm đầu ông không tìm thấy dấu vết con gấu đen nào.
Ðến ngày thứ hai ông săn được một con, liền mổ ra lấy mật chạy về trại cho A Tử uống dần.
Cao Hồ Cốt cùng mật gấu và nhân sâm lâu năm ở núi Trường Bạch đều là những dược vật rất qúy báu để trị thương thế, nhất là mật gấu còn tươi nguyên ở Trung Nguyên lại càng khó kiếm.
Lão Tiết Thần Y tuy là tay chữa bịnh như thần, song nếu không có được vật cũng không xong.
Ðem tài lão so với Tiêu Phong chỉ trong vài ngày đã kiếm được mật gấu cho A Tử uống thì Tiết Thần Y cũng khó mà bì kịp.
Âu cũng là số mệnh A Tử chưa đến nổi chết nên đến gần núi Trường Bạch chính là nơi sản xuất nhân sâm rất nhiều, mà cũng là nơi tìm được cao xương hổ cùng mật gấu rất dễ.
Hơn nữa lại được Tiêu Phong có một bản lĩnh ghê người để chạy chữa cho nàng.
Hơn hai tháng trời A Tử đã uống hơn hai mươi cái mật gấu, thương thế bớt rất nhiều.
Gân Cốt trước ngực nàng bị gãy nát đã nối liền lại được.
Thỉnh thoảng nàng đã nói được bảy tám tiếng liền.
Tiêu Phong rất lấy làm an ủi trong lòng vì xem ra tính mạng A Tử có cơ vãn hồi được.
Chỉ cần ở lại chân núi Trường Bạch này trong vài năm là nàng có hy vọng hoàn toàn khỏi hẳn.
Một hôm về buổi chiều Tiêu Phong đương ngồi trước trại chặt xương hổ, cạo gân hổ để nấu cao, bỗng thấy một người Nữ Chân hấp tấp chạy lại nói:
– Tiêu đại ca ơi! Có mười mấy người Khất Ðan đưa đồ lễ đến đại ca đó!
Tiêu Phong reo lên một tiếng biết ngay rằng đó là người của nghĩa huynh Gia Luật Cơ đến.
Bỗng nghe tiếng vó ngựa dồn dập, một toán người ngựa từ từ đi trên lưng ngựa thì đều xếp đầy phẩm vật.
Người đội trưởng Khất Ðan đã được nghe Gia Luật Cơ kể lại tướng mạo Tiêu Phong nên vừa trông thấy từ đằng xa đã biết rồi.
Gã xuống ngựa chạy đến trước mặt, lạy phục xuống đất nói:
– Từ khi chủ nhân tiểu tốt cùng Tiêu đại nhân chia tay, người nhớ tưởng đại gia đêm ngày, nay sai tiểu tốt đưa lễ mọn sang mời Tiêu Phong nhân qua Thượng Kinh chơi ít bữa để chủ nhân tiểu tốt được thỏa đáng bấy lâu khát vọng.
Nói xong dập đầu lạy, rồi hai tay đưa trình lễ đơn một cách cực kỳ cung kính.
Tiêu Phong cầm lễ đơn cười nói:
– Ðại ca thật hậu tình quá! Thôi ngươi đứng dậy đi!
Ông mở lễ đơn ra coi trong đơn kê:
– 5000 lạng vàng, 50. 000 lạng bạc, 1000 trâu béo, 5000 con cừu, 3000 tuấn mã.
Ngoài ra còn đầ mặc, đồ dùng không thiếu thứ gì.
So với khoản bạc kim mà Phả Lập Thục yêu sách hôm trước thì trong lễ đơn này còn lâu hơn gấp mấy.
Tiêu Phong xem lễ đơn xong không khỏi giật mình.
Lúc ban đầu nhìn thấy mưới mấy con ngựa thồ chất đầy phẩm vật đã cho là nhiều lắm rồi.
Nhưng so với trong lễ đơn thì không biết phải bao nhiêu ngựa mới chất hết.
Gã đội trưởng khom lưng nói:
– Chủ nhân tiểu tốt lo rằng trong khi đi đường xa những giống sẽ thất lạc đi phần nào, cho nên ngoài số trâu lừa ngựa kê trong lễ đơn, người còn đưa thêm đi một số để dự bị điển khuyết. May nhờ thiêng phúc của Tiêu đại gia cùng của chủ nhân tiểu tốt, dọc đường không gặp mưa tuyết hay dã thú chi hết nên sự tổn thất không có gì đáng kể.
Tiêu Phong cảm động nói:
– Gia Luật ca ca chu đáo đến thế kia ư? Nếu ta không nhận thì sợ phụ lòng người mà thu nhận thì ta chẳng yên tâm chút nào.
Ðội trưởng nói:
– Chủ nhân tiểu tốt dặn đi dặn lại rằng Tiêu đại gia chối từ không nhận thì tiểu tốt về sẽ bị trọng phạt.
Bất thình lình hiệu tù và nổi lên inh ỏi.
Mọi người trong các doanh trại Nữ Chân đều cầm đao thương, cung tên chạy ra.
Rồi có tiếng hô lớn:
– Quân địch đã kéo đến, ai nấy phải chuẩn bị nghênh chiến.
Tiêu Phong nhìn về phía có hiệu tù và nổi lên, thì thấy cát bụi bay mù, tựa hồ có vố số quân mã đang tiến về phía đó.
Bọn Khất Ðan có người lên tiếng gọi to:
– Các vị khỏi hoang mang đó là toán trâu dê lừa ngựa của Tiêu đại gia.
Họ dùng tiếng Nữ Chân kêu gọi liền mấy lần, song bọn người Nữ Chân không tin.
Bọn Hòa Lý Bố, Phả Lạp Thúc, A Cốt Ðã chia nhau ra thống lĩnh những toán người trong bộ lạc bày thành đội ngũ ở phía Tây ngoài doanh trại.
Ðây là lần đầu Tiêu Phong được xem người Nữ Chân bày thành trận thế để sẳn sàng nghênh địch, ông thấy các vị thủ lĩnh hiệu lịnh nghiêm minh và người trong bộ lạc đều kiêu dũng hăng hái thì nghĩ thầm: “Nhân số bộ lạc Nữ Chân tuy ít, song rất tinh nhuệ. Bọn thủ hạ chưa kiêu dũng bằng người Nữ Chân. Còn bọn quan binh nhà Ðại Tống ở Nhạn Môn Quan thì càng kém xa nữa.
Gã đội trưởng Khất Ðan nói:
– Tiểu tốt xin ra bảo thuộc hạ tạm phải dừng lại đừng tiến vào vội, để tránh hiểu lầm.
Gã nói xong trở gót nhày lên yên, toan gia roi cho ngựa chạy, thì A Cốt Ðã vẫy tay một cái.
Bốn tên Nữ Chân cũng lên ngựa theo sau gã đội trưởng Khất Ðan.
Năm gã cho ngựa đi từ từ tiến về phía trước.
Khi gần tới nơi thì thấy trâu dê lừa ngựa rải rác khắp trên đồi dưới nội.
Hơn một trăm mục tử Khất Ðan tay cầm gậy dài, quát tháo, xua đuổi bầy mục súc tuyệt không có một tên quân nào. Bốn gã người Nữ Chân thấy vậy bật cười, bắt ngựa quay về báo với Hòa Lý Bố.
Chẳng bao lâu đoàn súc vận đã đến gần. Tiếng trâu rống lẫn với tiếng ngựa hí rất là huyên náo, không còn ai nói ai nghe thấy gì nữa.
Tối hôm ấy, Tiêu Phong nhờ người Nữ Chân giết bò mổ dê đãi khách phương xã.
Sáng hôm sau Tiêu Phong lấy một ít vàng bạc gấm vóc tặng cho bọn Khất Ðan đưa lễ vặt đến.
Sau khi bọn Khất Ðan từ biệt ra về rồng ông đem vàng bạc gấm vóc để lừa ngựa chuyển hết lại cho A Cốt Ðã để gả chia cho người dòng bộ lạc.
Người Nữ Chân tự nhiên được vô số tài vật đều không xiết vui mừng!
Cả bộ lạc mở đại yên ăn uống mấy ngày. Ai nấy đều cảm ơn Tiêu Phong.
Quang âm thấm thoát, lại hết hạ sang thu. Bệnh tình A Tử đã bớt được vài phần. Tinh thần nàng đã tỉnh táo.
Suốt ngày, nàng nằm trong điều dưỡng thương thế, sinh ra chán ngán, nên nàng đòi Tiêu Phong lên ngựa để ra ngoài xem ngắm phong cảnh cho giải lòng sầu muộn.
Tiêu Phong nhất nhất chìu theo ý nàng.
Mấy tháng sau, trừ những ngày gió to tuyết lớn, A Tử đành chịu ở nhà, còn những ngày tạnh nắng hai người lại lên ngựa rong chơi.
Lâu những nơi gần quanh xem mãi cũng chán.
Hai người đem theo mùng mền đi khá xa để nghĩ đêm ở ngoài, có khi mấy ngày liền không về.
Tiêu Phong nhân cơ hội những đêm ở ngoài đi săn cọp, săn gấu đào nhân sâm về chữa thương cho A Tử.
Vì những mũi độc châm A Tử phóng ra là giết được cọp và gấu, cho nên ở khu vực này trông biết bao nhiêu cọp vằn, gấu đen đã bị về tay Tiêu Phong.
Muốn tiện cho việc tìm sâm, Tiêu Phong lại đi về hướng Ðông Tây, hướng Bắc.
Một hôm, A Tử bảo phong cảnh mặt đông và mặt bắc nàng xem qua rồi, còn muốn đi về phía Tây.
Tiêu Phong nói:
– Mé Tây chỉ là một cánh đồng cỏ rộng mông mênh, chả có sơn tây gì đáng xem hết.
A Tử nói:
– Nếu là cánh đồng cỏ bát ngát lại càng tốt, vì cánh đồng cỏ rộng, biển cả bao la, mà em chưa được coi biển cả bao giờ. Trước em ở Tinh Tú Hải, tuy gọi là biển, nhưng vẫn còn thấy bờ thấy bến.
Tiêu Phong nghe nàng nói đến ba tiếng “Tinh Tú Hải” trong lòng không khỏi băn khoăn.
Ông nghĩ:
– Gần một năm nay đến ở chung với người Nữ Chân bao nhiêu chuyện võ lâm đã quên dần. A Tử không được tự do hành động, nên không gây ra những vụ tàn nhẫn.
Ông chỉ nghĩ đến trị thương cứu mạng cho nàng chớ không bao giờ tưởng đến sau khi khỏi thương thế thì tính tình quái ác của nàng lại phát sinh thì làm thề nào?
Tiêu Phong ngoảnh đầu lại nhìn A Tử thấy khuôn mặt trái xoan trắng như tuyết chưa có một chút ánh hồng nào, hai má nàng lỏm vào và cặp mắt đen sâu hoắm, dung nhan cực kỳ tiều tụy, thì trong lòng không khỏi đau thương, ông lẩm bẩm:
– Nàng là một cô bé trước kia lanh lợi khả ái biết bao nhiêu vì bị trúng chưởng của mình đến nỗi thập tử nhất sinh biến thành chiếc thân tàn ma dại thế này, nỡ nào mình còn nghĩ đến những điều ác đức của nàng?
Nghĩ vậy, Tiêu Phong liền cười nói:
– Cô đã muốn đi về phía Tây thì tôi đưa cô đi. A Tử! Ðến khi cô khỏi bệnh, tôi sẽ đưa cô đến biên giới nước Cao Ly để xem biển cả thật, một làn nước biết bao la không còn nhìn thấy đâu là bờ là bến. Cánh đồng cỏ ở gần đây đã thấm vào đâu.
A Tử vỗ tay cười nói:
– Hay lắm! Hay lắm! Em tưởng chẳng cần phải chờ cho em khỏi nữa, mà có thể ngay bây giờ.
Tiêu Phong “Ồ” lên một tiếng vừa sợ vừa mừng hỏi:
– Chân tay cô đã cử động được như thường chưa?
A Tử cười nói:
– Bốn năm hôm trước đây, hai tay em đã cất nhắc được rồi, hôm nay thì cử động càng linh hoạt hơn.
Tiêu Phong cả mừng nói:
– Hay quá! Cô ả tinh quái này lại nói dối ta rồi?
A Tử tia mắt thoáng lộ vẻ giảo quyệt mỉm cười nói:
– Chẳng thà em vĩnh viễn không nhúc nhích được hay hơn, vì có thế thì tỉ phu ngày nào cũng ngồi với em, chẳng hơn là em hết bệnh rồi tỉ phụ lại đuổi em đi!
Tiêu Phong nghe nàng nói bằng một giọng chân thành, quả nhiên chàng sinh lòng ái ngại cho nàng rủ rỉ hỏi:
– Ta thà là người thô lỗ cục cằn, mới sơ ý một lần mà đánh cô suýt uổng mạng, thì dù hàng ngày kề cận cô, phỏng chi là thú?
A Tử không trả lời, hồi lâu nàng mới hỏi khẽ:
– Tỉ phu ơi! Sao hôm ấy tỉ phu lại phóng chưởng đánh em mạnh đến thế?
Tiêu Phong không muốn nhắc lại chuyện cũ, lắc đầu gạt đi:
– Thôi việc đã qua rồi, cô còn nhắc làm chi? A Tử! Ta làm cô bị trọng thương như vậy, trong lòng rất hối hận, cô có giận tôi không?
A Tử đáp:
– Dĩ nhiên là em không oán giận. Tỉ phu thử nghĩ coi tại sao em không oán giận? Em chỉ mong được gần gũi tỉ phu, thì hiện nay tỉ phu chẳng ở liền bên cạnh em là gì? Thế là em thỏa lòng lắm rồi. Tiêu Phong nghe nàng nói vậy, tuy ông biết nàng là một cô bé có những quan niệm kỳ dị. Song thực ra gần đây tính nết nàng đã khá nhiều, có lẽ vì mình đã hết lòng chăm nom săn sóc nàng, giết cọp săn gấu để chữa bệnh đồng thời làm cho tính khí ngang chướng của nàng tiêu tan đi nhiều.
Ông sắp sửa xe ngựa và đồ dùng rồi cùng A Tử đi về hướng Tây.
Ði được mấy dặm A Tử bỗng hỏi Tiêu Phong:
– Tỉ phu đã đoán ra chưa?
Tiêu Phong nói:
– Ðoán cái gì?
A Tử nói:
– Hôm ấy vì lý do gì em dùng độc châm để ám hại tỉ phu?
Tiêu Phong lắc đầu đáp:
– Ý nghĩ của cô trời không biết, quỉ không hay, làm sao ta đoán trúng được?
A Tử thở dài nói:
– Tỉ phu không đoán ra thì thôi, bỏ đi chẳng nghĩ đến làm chi nữa. Tỉ phu! Kìa! Kìa! Ðoàn chim nhạn kia tại sao đang bay thành hàng xuống phương Nam?
Tiêu Phong ngẩng đầu lên thấy trên trời quả có hai đàn nhạn xếp thành hình chữ nhân bay xuống phương Nam liền đáp:
– Trời rét đến nơi! Nhạn là giống chim sợ rét, nên bay xuống phương Nam để tránh mùa giá lạnh.
A Tử lại hỏi:
– Ðến sang xuân, sao chúng lại trở về xứ Bắc? Nếu chúng sợ rét lạnh sao không ở luôn miền Nam có hơn không? Mỗi năm một chuyến bay về chẳng vất vả lắm ư?
Tiêu Phong từ thuở nhỏ chỉ chuyên tâm học võ công, còn về đặc tính các loài cầm thú chẳng bao giờ ông khảo sát đến, giờ bị A Tử bất chợt hỏi tới ông không biết trả lời ra sao, chỉ lắc đầu cười nói:
– Ta chẳng hiểu lẽ gì mà loài nhạn không quản ngại khó nhọc vất vả, có lẽ vì chúng sinh trưởng ở xứ Bắc, nên không bỏ được tấm lòng lưu luyến cố hương.
A Tử gật đầu nói:
– Nhất định là vì thế rồi. Tỉ phu coi đó mà coi. Loài nhạn dù bé nhỏ như vậy, thế mà bay xuống miền Nam rồi, sau gia gia, má má, tỷ nương rồi tỉ phu chúng nó bay trở về miền Bắc dĩ nhiên chúng cũng theo về.
Tiêu Phong nghe A Tử nói đến bốn chữ “Tỉ nương”, “Tỉ phu” không khỏi động lòng, quay lại nhìn nàng, thấy nàng đang ngơ ngẩn trông đàn nhạn bên trời, tỏ ra câu nàng vừa nói đó là sự ngẫu nhiên, chứ không phải đã nghĩ từ trước bất giác ông động lòng, nghĩ thầm:
– Nàng buột miệng nói câu này thì ra buộc cả ta cùng gia nương nàng vào một chỗ, đủ tỏ trong thâm tâm nàng đã coi ta là người rất thân tình trong nhà, thế thì ta không nên rời nàng nữa. Ta đành chờ cho nàng khỏi bệnh rồi đưa về Ðại Lý để giao trả tận tay cha mẹ nàng mới xong trách nhiệm.
Hai người vừa đi đường vừa chuyện trò vui vẻ.
Lúc nào A Tử mỏi mệt, Tiêu Phong lại ẵm nàng từ trên ngựa xuống đặt vào trong xe để nàng ngũ yên.
Ban ngày đi, tối lại vào rừng ngũ đỡ. Tiêu Phong cùng A Tử đi vài ngày thì đến cánh đồng cỏ.
A Tử nhìn cánh đồng cỏ bát ngát không biết đến đâu là hết thì khoan khoái vô cùng.
Nàng nói với Tiêu Phong:
– Tỉ phu ơi! Nếu mình cứ nhắm hướng Tây đi nữa, thì thật chẳng khác gì lạc vào giữa biển cả bao la bát ngát, nhìn ra bốn phía chẳng còn biết đâu là bờ nữa có lẽ càng thú.
Tiêu Phong biết ý A Tử muốn vào sâu đến khu rừng trung tâm cánh đồng này, ông không nỡ trái ý, gia roi cho ngựa chạy vào.