Lục Mạch Thần Kiếm

Chương 34: Những diễn biến bất ngờ ở rừng phương trúc



Tiêu Phong nghĩ quanh nghĩ quẩn, ôn lại chuyện tối hôm đó tại rừng hạnh ngoài thành Vô Tích, ông đã thấy phong thư kia của “Thủ lãnh đại ca” viết gởi cho Uông Bang Chúa. Nhà sư Trí Quang đã dùng ngụy kế xé mất tên người thự danh ở cuối thơ, rồi bỏ vào miệng nuốt đi, khiến ông không còn cách nào tìm biết người viết thơ là ai? Có điều chữ viết trên bức thơ in sâu vào óc ông còn rõ mồn một.

Người viết lá thơ kia và người viết bức tứ bình này dưới thự danh là Ðoàn Nhị nước Ðại Lý không phải là một. Ðiều này chắc chắn không còn nghi ngờ gì nữa.

Ông tự hỏi:

– Hay là gã “Thủ lãnh đại ca” đã mượn người khác viết thay mình lá thư kia?

Tiêu Phong ngẩm nghĩ một chút rồi tự trả lời:

– Không thể thế được. Ðoàn Chính Thuần viết bức tứ bình này tỏ ra con người nho nhã, đúng là một người cầm bút đã quen. Huống chi lại là thơ viết cho Uông Bang Chúa để nói về một việc tối quan trọng, thì có lý đâu mượn người khác viết thay?

Tiêu Phong càng nghi ngờ, ông không ngớt tự nêu ra nhiều nghi vấn:

– Phải chăng gã “Thủ lãnh đại ca” là Ðoàn Chính Thuần? Hay là bức tứ bình này không phải Ðoàn Chính Thuần viết?

Câu hỏi trên ông chưa tìm ra câu trả lời, còn câu dưới thì ông cả nguyệt ngay rằng:

– Không có lý nào thế được. Ðoàn Nhị nước Ðại Lý không phải Ðoàn Chính Thuần thì còn ai vào đây mà viết bức thư hình treo đó.

Ông lại tự hỏi:

– Chẳng lẽ Mã phu nhân lại nói sai?

Rồi ông nhận thấy điều này lại càng khó hiểu. Phu nhân vốn không quen biết Ðoàn Chính Thuần, một đằng ở tận biên giới cõi Nam, một đằng ở miền Bắc. Họ có thù hằn gì nhau mà bảo phu nhân có ý để lừa ta.

Sau khi ông được tin “Thủ lãnh đại ca” là Ðoàn Chính Thuần”thì trong lòng ông không còn nghi ngờ gì nữa và chỉ nghĩ sao bằng được mà thôi.

Từ lúc ngó thấy bức tứ bình thì vô số nghi vấn lại hiện trong đầu óc:

– Giả tỷ bức thư kia không phải Ðoàn Chính Thuần viết thì”Thủ lãnh đại ca dĩ nhiên không phải là y.” Nếu thủ lãnh đại ca quả không phải Ðoàn Chính Thuần thì là ai? Tại sao mã phu nhân lại bịa đặt nên lời? Hay là trung gian còn có âm mưu ngụy kế gì đây.

Cái điều làm cho ông đau khổ nhất là đã đánh chết A Châu, ông lẩm bẩm một mình:

– Ðã đành ta đánh chết A Châu chỉ là một vụ ngộ sát. Do ta, vì gia gia nàng mà chết, nàng cam tâm tình nguyện như vậy, trên những điều oan ức chưa tìm ra manh mối tại chồng chất ngờ lòa mây này nữa…

Một câu hỏi lại đột ngột xuất hiện ra trong óc Tiêu Phong.

– Sao hôm mình đã vào đây mà chưa phát giác ra bức thư này?

Nguyên bức tứ bình treo ở gian chái nếu không để ý tận mắt nhìn thấy?

Giả tỷ thủy chung Tiêu Phong vẫn không nhìn thấy bức thư này thì táng xong cho A Châu rồi tự sát, và vụ này đến đây là kết thúc. Ai ngờ mấy lần ông nhìn thấy bức tứ bình mà lại nhìn thấy được cái phút trước khi ông tự sát nên mới dây dưa đến bao vụ sóng bất ngờ.

Ánh dương quang lạt dần, trời đã hoàng hôn, bổng ngoài bờ hồ Tiểu kính có tiếng bước chân hai người đi vào rừng phương trúc.

Hai người này còn ở ngoài xa, nhưng Tiêu Phong rất thính tai nên dù chỉ là tiếng động rất khẽ, ông đã nghe thấy rồi.

Tiêu Phong chú ý lắng tai nghe thì ra hai người đàn bà, liền lầm bầm một mình:

– Ðây hẳn là mẹ con A Tử đi trở về! Ta đang muốn hỏi Ðoàn phu nhân xem bức tứ bình này có phải là Ðoàn Chính Thuần viết không. Nhưng phu nhân đang căm thù mình về tội giết A Châu chắc phu nhân muốn giết ta. Ta… ta…

Ông đã định bụng dầu có bị Nguyễn Tinh Trúc đâm chết cũng thôi, chứ không trả đòn. Nhưng rồi ông lại nghĩ:

– Nếu A Châu quả bị chết oan. Kẻ giết gia gia cùng má má ta lại là người khác thì con người đại ác này còn phải gánh thêm một món nợ máu nữa, vì hắn mà thêm một mạng nữa phải thác oan. Người vợ rất thân yêu của ta là A Châu cũng coi như bị hắn giết. Ta không báo được những mối thù này thì làm sao yên tâm mà tự sát được?

Hai người đàn bà đã gần đến nơi, đang đi vào rừng trúc rồi dây lát Tiêu Phong nghe rõ tiếng hai người nói chuyện với nhau.

Một người nói:

– Phải cẩn thận nghe! Quân tiện nhân này tuy võ công tầm thường nhưng thị nhiều nguy kế lắm đó!

Lại thấy tiếng một cô gái nhỏ tuổi đáp lại:

– Bây giờ thị có một mình, đằng này mình hai mẹ con, thế nào mà chả hạ được chị?

Người lớn tuổi lại nói:

– Thôi im đi! Ðừng nói gì nữa. Thấy thị là động thủ ngay đừng chờ già nghe!

Thiếu nữ lại nói:

– Nếu gia gia biết thì…

Người đàn bà lớn tuổi gạt đi:

– Hừ! Mi lại còn nể gia gia mi hay sao?

Thế rồi hai người không nói gì nữa, Tiêu phong nghe rõ hai người đi rón rén, nhón gót vào nhà. Một người vào thẳng cửa trước, còn một người quanh ra phía sau, rõ ràng chia ra hai mặt tiền hậu để đánh.

Tiêu Phong rất lấy làm kỳ, nghĩ thầm:

– Nghe lời họ nói với nhau thì hai người này không phải là Nguyễn Tinh Trúc cùng A Tử. Mà dường như họ định vào đây để giết một người đàn bà có thể chắc là định đến hạ sát Nguyễn Tinh Trúc. Nghe giọng cô gái mà bản thân cô không tán thành việc này.

Nghĩ vậy thì nghĩ, nhưng ông chẳng để tâm đến việc người ta chỉ ngồi ngơ ngẩn xuất thần.

Lát sau bổng thấy tiếng kẹt cửa, cánh cửa mở ra có người bên phòng. Tiêu Phong vẫn không ngẩng đầu lên. Ông thấy hai bàn chân nhỏ nhắn đi hài đen lại tới trước mặt, còn cách chừng bốn thước thì dừng bước.

Tiếp theo lại thấy cánh cửa sổ phía bên có người đẩy ra ngoài, vào đứng gần bên Tiêu Phong.

Tiêu Phong vừa nghe tiếng người đó nhảy qua cửa sổ đã biết là hạng võ công tầm thường. Ông đang lúc lòng nguội lạnh như kệ ai vào cũng mặc chẳng thèm ngửng lên trông. Trong đầu óc vẫn quay quẩn mấy cấu hỏi:

– Thủ lĩnh đại ca có phải là Ðoàn Chính Thuần không?

– Những câu của nhà sư Trí Quang có ẩn ý gì?

– Lời nói của Mã phu nhân hư thực thế nào?

Thật là những nghi vấn mờ mịt hết đoán thế này lại nghĩ thế khác nào những làn sóng rạt rào quay lộn trong đầu, ruột rối ren bòng bong.

Bỗng nghe thiếu nữ nhỏ tuổi cất tiếng hỏi:

– Người là ai? Con tiện tỳ họ Nguyễn đâu?

Tiếng cô the thé giọng nói đầy vẽ vô lễ.

Tiêu phong vẫn không lý gì đến câu hỏi, ông còn bận nghĩ riêng về tâm sự của mình.

Người đàn bà lớn tuổi hỏi bằng một giọng ôn tồn:

– Tôn gía có thân thuộc với Nguyễn Tinh Trúc? Cô gái nằm chết đó là ai? Nói ngay cho tôi biết.

Tiêu Phong vẫn làm thinh.

Thiếu nữ điên tiết hỏi giật giọng:

– Mi câm hay là mi điếc? Chúng ta hỏi bấy nhiêu câu, sao không trả lời?

Tiêu Phong vẫn làm ngơ, ngồi trơ như phỗng đá.

Thiếu nữ vung cây kiếm cầm trong tay lên loảng xoảng rồi bước tới nhằm đâm chéo vào huyệt Thái Dương Tiêu Phong chỉ còn cách vài tấc, cô chỉ đưa thêm mũi kiếm chút nữa là Tiêu Phong mất mạng tức khắc nhưng cô lại lẩm bẩm:

– Mi còn giả vờ ngớ ngẩn thì ta cho mi nếm mùi lưỡi kiếm này.

Cô có biết đâu rằng Tiêu Phong đã không coi những sự nguy hiểm đến bản thân vào đâu nữa, mà chỉ nghĩ đến giải quyết mấy vấn đề nghi ngờ.

Thiếu nữ vẫn không thấy Tiêu Phong hé răng hé lợi, liền phóng tới. Nhưng mục đích của cô chẳng qua là hỏi cho ra tin tức Nguyễn Tinh Trúc, chức khộng có ý giết Tiêu Phong, nên mũi kiếm phóng trệch đi một chút chỉ lướt qua bên cổ còn cách chừng một tấc.

Tiêu Phong nghe rõ đường mũi kiếm đi trệch không thèm né tránh mà thản nhiên như không thấy gì.

Hai mẹ con cô gái thấy vậy không khỏi kinh hãi đưa mắt nhìn nhìn nhau.

Thiếu nữ hỏi mẹ:

– Này má má mơi! Hay gã này là một đứa si ngốc?

Người đàn bà lớn tuổi đáp:

– Có lẽ y giả vờ đó, trong nhà con tiện nhân này còn có ai đâu? Hảy đập cho y một đao rồi khảo đã!

Nói xong mụ đưa tay trái lên cầm đao nhằm bả vai Tiêu Phong chém xuống.

Tiêu Phong khi nào để cho mụ chém trúng. Ông thấy đao cắm gần bả vai chừng nửa thước, liền đưa tay phải ra phía trước, dùng hai tay cặp lấy sóng đao .

Thanh đao dường như bị đóng đanh vào không gian không chém xuống được.

Tiêu Phong vận chỉ lực đẩy về phía trước. Ðốc đao đụng đúng yếu huyệt trên vai mụ, khiến mụ không còn nhúc nhích được nữa.

Tiêu Phong tiền đà tay, đập mạnh một cái, có tiếng cách cách lên, thanh đao gãy làm đội. Ông liền quăng xuống đất, thủy chung không ngẩng đầu lên nhìn mụ đàn bà.

Thiếu nữ thấy ông vừa ra tay đã chế phụ mẫu thân giác cả kinh, nhảy lùi lại.

Rồi “véo, véo…” liên thanh vang lên, bản đoản tiến nhầm Tiêu Phong phóng tới.

Tiêu Phong lượm mảnh đao gẫy khoa lên, bao mũi đoán tiến lả tả rớt xuống hết. Ông lại vung tay liệng mãnh đao gẩy ra đánh một tiếng. Chuôi đao trúng vào lưng thiếu nữ.

Thiếu nữ rú lên một tiếng:

– Ôi chao!

Huyệt đạo cô cũng bị đốc đao liệng trúng. Người cô lại cứng đơ.

Người đàn bà luống tuổi thất kinh hỏi:

– Con có bị thương không?

Thiếu nữ đáp:

– Ðốc đau đụng vào vai khá đau, nhưng chưa đến nổi bị thương. Má ơi! Con bị hắn ném trúng huyệt “Kinh môn.”

Người đàn bà lớn tuổi nói:

– Ta cũng bị hắn điểm trúng huyệt “Trung phu.” Gã này võ công lợi hại lắm!

Thiếu nữ nói:

– Má má! Gã này là ai? Sao hắn không đứng lên mà cũng kềm chế được mẹ con ta? Con xem dường như hắn dùng tà thuật gì đây?

Mụ đàn bàn đã bị chế phục không dám hung hăng nữa, đành xử nhũn nói:

– Tôn gía cũng mẹ con tôi vốn không có thù oán gì, vừa rồi tôi mất thủ càn rỡ, mạo phạm tôn gía. Chúng tôi biết hối hận rồi. Xin tôn gía rộng lượng nới tay cho.

Thiếu nữ vội xen vào:

– Không! Không! Ta thua thì đành chịu, hà tất phải năn nỉ hắn?

Rồi quay sang bảo Tiêu Phong:

– Ngươi có giỏi chém chết cô nương này đi thì ta mới thôi.

Tiêu Phong nghe hai người nói một cách lờ mờ, chỉ biết đại khái là người mẹ năn nỉ xin tha, song cô còn lại ra giọng bướng bỉnh quật cường. Nhưng ông tai nọ chuồn ra tai kia, chẳng câu nào để vào lòng.

Lúc này trong nhà đã lờ mờ tối, qua một hồi nữa thì trời tối mịt.

Tiêu Phong thủy chung vẫn ngồi yên một chỗ, không xê dịch đi một chút nào.

Bình nhật ông là người sáng suốt mẫn tiệp. Dù gặp việt gì khó giải quyết đến đâu, ông cũng quyết đoán rất mau lẹ. Gặp việc không thể tra xét cho ra sự thật ngay thì hãy tạm gác một bên, chớ không chần chờ do dự. Song bữa nay lầm lỡ đánh chết A Châu, trong lòng bi ai đến cực điểm, vẻ mặt bơ phờ, ngơ ngác như người điên khùng, mất trí, không giữ được thái độ cả quyết như trước.

Người đàn bà khẽ bảo con:

– Con thử vận chân khí rồi khai thông huyệt “hoàn khiêu” chưởng huyệt”phong thị”coi, không chừng làm như vậy sẽ chuyển động đến các kinh mạch mà cởi mở được huyệt đạo bị phong tỏa cũng nên.

Thiếu nữ nói:

– Con đã làm như vậy, nhưng chẳng ăn thua gì…

Thiếu phụ bổng nói:

– Có người vào!

quả có tiếng chân bước lạo xạo, rồi một người đẩy cửa bước vào và cũng là một người đàn bà.

Người đàn bà mới vào này lấy đá lửa ra bật lửa lên châm ngọn đèn dầu xong, xoay mình lại chợt nhìn thấy Tiêu Phong, A Châu và hai người đàn bà nữa, không khỏi buột miệng la lên một tiếng “Ôi cha” kinh dị.

Thiếu phụ yên trí trong nhà không có ai, bất thình lình trông thấy bốn người, kẻ nằm người ngồi, chẳng ai nhúc nhích, bất giác giựt mình.

Tay bà đang cầm mấy viên đá lửa bỗng run lên rơi tạch xuống đất.

Thiếu phụ đến trước đột nhiên thét to lên:

– Nguyễn Tinh Trúc! Mi! Mi!

Người đàn bà vào sau chính là Nguyễn Tinh Trúc. Bà quay lại thấy người gọi rõ tên tuổi mình vừa rồi là một mụ nạ dòng, bà còn có cô gái toàn thân vận đồ đen. Cả hai cùng xinh đẹp mà bà không gặp qua bao giờ.

Nguyễn Tinh Trúc nói:

– Ðúng đó! Tôi đây họ Nguyễn. Còn hai vị là ai? Thiếu phụ bị điểm huyệt nằm trơ, không nhúc nhích được nên không chịu xưng tên họ mình cho Nguyễn Tinh Trúc nghe, mà mắt nhìn lườm lườm vào mặt bà thấy vẻ người lịch sự, đoán tuấn tú thì lửa giận càng bốc lên ngùn ngụt…

Nguyễn Tịnh Trúc quay sang hỏi Tiêu Phong:

– Kiều Bang Chúa! Các hạ đã đánh chết tiện nữ còn vào đây làm chi? Ối con ơi!… là con ơi!… Tội nghiệp cho con tôi quá!…

Bà vừa gọi vừa khóc rống lên, nhảy xổ lại ôm thi thể A Châu.

Tiêu Phong vẫn ngồi thộn mặt ra mà nhìn, hồi lâu buồn rầu nói:

– Ðoàn phu nhân! Tôi gây nên tội ác ngập đầu. Xin phu nhân chém chết tôi đi!

Nguyễn Tinh Trúc vừa khóc vừa nói:

– Dù tôi có chém chết các, dù thì đứa con xấu số của tôi cũng không sống lại được nữa.

Bà lại vừa khóc vừa kể lể:

– A Châu!… A Châu con ơi!… Ta đem con ra ngoài ải Nhạn Môn Quan cho người ta nuôi, tưởng rằng trời kia có ngày thương lại…

Lúc này Tiêu Phong đầu óc đang mê Muội rối bời.

Hồi lâu ông mới giật mình hỏi:

– Phu nhân nói cái gì… ngoài ải Nhạn Môn Quan…?

Nguyễn Tinh Trúc khóc đáp:

– Các hạ biết rồi sao còn hỏi đi hỏi lại. A Châu… A Châu là đứa con tư sinh, tôi không dám đưa nó về nhà, đem ra ngoài ải Nhạn Môn Quan cho người ta nuôi.

Tiêu Phong nói bằng một giọng run run:

– Hôm qua tại hạ hỏi Ðoàn vương gia phải chăng người đã làm một việc tội lỗi ngoài ải Nhạn Môn Quan? Vương gia thẳng thắn nhận ngay không úy kỵ gì. Ðồng thời phu nhân cũng đỏ mặt lên hỏi tại sao tại hạ biết việc đó?

Bây giờ tôi xin hỏi phu nhân:

– Cái việc tội lỗi ngoài ải Nhạn Môn Quan đó có phải là việc đem A Châu… cho người khác nuôi không?

Nguyễn Tinh Trúc nỗi giận nói:

– Tôi đã bị lương tâm cắn rứt về việc đó còn chưa đủ ư? Thiên hạ muốn coi tôi là hạng đàn bà tệ hơn thế nữa, chỉ chuyên làm nên tội ác hay sao?

Bà vừa thẹn vừa giận Tiêu Phong đến cực điểm, nhưng lại sợ so võ công ông ghê gớm, không dám động thủ đành chịu buông lời trách móc cho bớt giận.

Tiêu Phong ngồi xuất thần một lúc, đột nhiên giơ tay lên tự đánh “bốp, bốp, bốp”vào mặt mình luôn mấy cái.

Nguyễn Tinh Trúc cả kinh, đứng phắt dậy, nhảy lùi lại hai bước.

Tiêu Phong vẫn ra sức tát vào mặt mình rất mạnh. Ông tát mạnh đến nỗi chỉ trong khoảnh khắc mà hai má đã sưng vếu lên.

Bỗng ngoài cửa khẽ vang lên một tiếng:

– Ui cha.

Rồi một người đẩy cửa bước vào, cất tiếng gọi:

– Má má ơi? Thảo lấy bức tứ bình rồi…

Chưa dứt lời, người này thấy trong nhà có người, lại thấy Tiêu Phong đang tự tát mình không ngớt, thì không khỏi kinh ngạc, đứng trước mặt ra mà nhìn…

Tiêu Phong mặt mũi chỗ sưng húp, chỗ nát nhừ. Mồ hôi hòa máu tươi dây ra khắp cả. Máu tươi vẫn không ngớt chảy và bắn tung tóe. Trên vách, mặt bàn, chân ghế, chỗ nào cũng có vấy máu. Cả bức tứ bình treo trên vách cũng lỗ chỗ những vết máu đỏ.

Nguyễn Tinh Trúc không nỡ nhìn những hiện trạng thảm hai này bèn nhắm mắt lại, nhưng bên tai vẫn nghe tiếng tát”bốp, bốp”rùng rợn.

Bà la lên:

– Các hạ dừng tay thôi! Các hạ dừng tay thôi!

A Tử cũng hét lên:

– Người làm hoen ố bức tứ bình có thủ bút của gia gia ta để trên đó, ta bắt đền người đây.

Cô nhảy tót lên mặt bàn, tháo bức tứ bình treo trên vách xuống.

Nguyên hai mẹ con Nguyễn Tinh Trúc đã ra đi, nhưng quên bức tứ bình phải trở lại lấy.

Tiêu Phong nghe A Tử nói giật mình, dừng tay lại không tát nữa.

Ông nói:

– Ðoàn nhị nước Ðại Lý để bức tứ bình đó có phải là Ðoàn Chính Thuần không?

Nguyễn Tinh Trúc đáp:

– Không phải chàng thì còn ai vào đấy?

Ðề cập đến Ðoàn Chính Thuần, nét mặt phu nhân bất giác lộ ra một mối thâm tình đầy kiêu ngạo.

Mấy câu bà ta nói giải mối nghị ngờ cho Tiêu Phong.

Ông kết luận:

– Người viết bức thư tứ bình này đúng là Ðoàn Chính Thuần, người viết bức thư kia quyết không phải là Ðoàn Chính Thuần. Gã “Thủ lãnh đại ca” chắc cũng không phải là Ðoàn Chính Thuần.

Do kết luận trên đây, trong lòng nẩy ra một ý nghĩ khác:

– Sở dĩ Mã phu nhân đổ oan cho Ðoàn Chính Thuần là vì bên trong có một mối uẩn tình rất trọng đại, chớ chẳng không. Bây giờ trước hết ta phải gỡ cho xong mớ bòng bong này thì rồi bao nhiêu vụ khác sẽ ra manh mối hết.

Tiêu Phong nghĩ như vậy, lập tức bỏ ý niệm tự tận hủy thân mình. Vừa rồi, vì giận mình quá độ, ông tự đánh tát một hồi. Tuy máu tươi chảy ra lênh láng, nhưng cũng nhờ đó mà những nỗi uất hận đau thương phát tiết ra được đôi phần.

Tiêu Phong ôm thi thể A Châu đứng dậy, chưa nói gì thì A Tử đã trông thấy hai mảnh trúc có viết chữ để làm mộ chi.

Cô bật cười nói:

– Ha ha! Thảo nào ngoài kia có đào hai cái huyệt, ta đang nghi ngờ chưa hiểu, té ra ngươi định chết theo tỷ nương ta và cùng táng một nơi. Ngươi cũng vào hạng đa tình lắm đó?

Tiêu Phong nói:

– Tôi lỡ trúng phải độc kế của gian nhân, đánh chết A Châu.

Bây giờ còn tìm kẻ gian để báo thù cho nàng xong đã, rồi mới yên tâm theo nàng xuống diêm đài được.

A Tử hỏi:

– Gian nhân là ai?

Tiêu Phong đáp:

– Hiện giờ tôi cũng chưa biết, còn phải đi điều tra.

Nói xong ôm A Châu rồi cứ thế chạy luôn.

A Tử ngơ ngác hỏi:

– Ngươi cứ ôm thi thể tỷ nương ta thế kia để tìm thù nhân ư?

Tiêu Phong ngẫn người ra một lúc, trong dạ phân vân chưa quyết định ra sao. Rồi ông nghĩ: Nếu mình cứ ôm thi thể nàng ra đi, đừng xa diệu vợi hề hàng ngàn dặm, thì bất tiện thật. Nhưng bỏ nàng lại thì khó nổi dứt tình cho cam.

Tiêu Phong ngơ ngẩn nhìn A Châu, máu hòa với nước mắt tưới mặt ông tầm… tã nhỏ xuống. Nước mắt trộn với máu biến thành dòng nước đỏ hung hung, đọng lại trên mặt lợt lạt A Châu, thật là huyết tâm ly!

Nguyễn Tinh Trúc thấy ông thương tâm quá đỗi, bao nhiêu sự căm hờn ông đều tiêu tan hết, bà khuyên giải:

– Kiều Bang Chúa ơi! Dù sao bình đã vỡ rồi, không còn cách nào vãn hồi được… các ha… các hạ…

Bà muốn khuyên giải người đẹp bớt nổi bi ai, nhưng chính bà khóc rống lên, rồi bà tự trách:

– Trăm điều ngang ngửa vì tôi… Ðúng là tự tôi mà ra cả! Tại sao tôi lại đem đứa con yêu quý đi gửi người khác.

Thiếu nữ bị Tiêu Phong điểm huyệt cũng xen vào:

– Ðúng là tại mi chẳng ra gì! Vợ chồng người ta đang tử tế với nhau sao mi lại đâm vào tranh cướp để gây nổi chia ly cho gia đình người ta?

Nguyễn Tinh Trúc ngửng đầu lên nhìn thiếu nữ rồi hỏi:

– Sao cô nương lại nói thế? Cô là ai?

Thiếu nữ nói:

– Mi thật là giống hồ ly yêu quái. Mi làm cho má má ta cự kỳ đau khổ! Khổ cho ai… khổ cho ta…

A Tử thấy thiếu nữ buông lời sỉ nhục mẫu thân mình, giơ tay toan lại tát vào mặt thiếu nữ.

Thiếu nữ cũng bị điểm huyệt không nhúc nhích được, trông thấy chưởng đánh tới mà không có cách nào né tránh thì Nguyễn Tinh Trúc vội nắm giữ A Tử lại, nói:

– A Tử không được lỗ mãng thế!

Bà nhìn thiếu phụ lại lần nữa. Ðột nhiên tỉnh ngộ nói:

– Phải rồi! Tôi trông hiền tỷ tay cầm song đao mới nhớ ra. Hiền tỷ… hiền tỷ là Tu la đao. Tần… Hồng Miên hiền tỷ nương.

Nguyên thiếu phụ nạ dòng dòng này chính là Tu la đao Tần Hồng Miên đã bị Ðoàn Chính Thuần bỏ rơi, còn thiếu nữ áo đen kia là con gái ruột bà, tên gọi Mộc Uyển Thanh.

Máu ghen của Tần Hồng Miên kể cũng lạ đời. Bà không oán trách Ðoàn Chính Thuần là con người bạc tình lẵng lơ, ra tuồng ong bướm vật vờ, đi đến đâu vợ con đến đó, bà lại thù hận người đàn bà khác dỡ thói trăng hoa quyến rũ, chiếm đoạt mất tình lang.

Tầng Hồng Miên chờ cho Mộc Uyển Thanh không lớn, thành thuộc võ nghệ rồi cho nó xuống núi, đi hành thích vợ chính thất Ðoàn Chính Thuần làThư Bạch Phụng. Sau bà biết Ðoàn Chính Thuần còn có một tình nhân tên gọi Nguyễn Tinh Trúc, ẩn cư tại rừng Phương trúc gần Tiểu kính hồ, bà tìm đến để toan hạ sát.

Mộc Uyển Thanh từ khi phát giác ra Ðoàn Dự là anh ruột cùng cha khác mẹ với mình, mối lương duyên không thể thành tựu được, rất buồn bực ra đi, lại len lỏi vào chốn gian hồ dúng tay vào những nhà giết người.

Tần Hồng Miên được tin phải đi tìm nàng, rồi hai mẹ con dắt nhau đến Tiểu kính hồ. Không ngờ vào đây lại gặp Tiêu Phong đã bị ông điểm huyệt như người bị trói cả chân tay không nhúc nhích được.

Tần Hồng Miên thấy Nguyễn Tinh Trúc đã nhận ra mình. Hắn giận quát lên:

– Phải đó! Ta đây là Tàn Hồng Miên. Ai mượn con la kêu ta bằng tỷ nương?

Nguyễn Tinh Trúc vốn tính giảo quyệt, khác hẳn Tần Hồng Miên ở chỗ không nóng nảy lỗ mãng. Bà chưa đoán Tần Hồng Miên làm vì việc gì, những sợ tình địch sau đây gặp Ðoàn Chính Thuần việc cũ kỹ lại bốc cháy, liền cười nói với một giọng rất thân mật ngọt ngào:

– Phải rồi tôi lỡ lời nói lầm mất rồi, tuổi mình còn kém còn nhan sắc mình nguyệt thẹn hoa nhường, trách nào Ðoàn Chính Thuần phải mê tơi. Mình là em tôi mới phải. Vây bây giờ tôi xin đáp Tần gia Muội nương ôi! Hằng ngày Ðoàn lang hằng tưởng nhớ đến Muội nương, không lúc nào khuây. Ta mừng thầm cho Muội thật tốt phước!

Người ta thường nói rằng: “Nói ngọt thì lọt đến xương.” Tần Hồng Miên nghe Nguyễn Tinh Trúc khen mình trẻ đẹp, quả kinh khí đã hạ xuống ba phần. Khi nghe bà ta nói Ðoàn Chính Thuần ngày tưởng nhớ đến mình thì lửa giận lại giảm đi ba phần nhưng vẫn lên mặt khôn ngoan nói:

– Ta đây không ưa những kẻ miệng thơn thớt dạ ớt như ngươi, chỉ quen tìm câu nói dài dòng đâu nhé.

Nguyễn Tinh Trúc lại quay ra phỉnh thiếu nữ:

– Còn vị cô nương đây, phải chăng là lệnh ái? Chà! Ðột ngột vị thiên kim nguyệt than hoa nhường. Sao Tần gia Muội nương lại sinh hạ được cô gái sinh đẹp đến thế…

Tiêu Phong nghe hai bà nói toàn là câu chuyện gió trăng không nhẫn được nữa. Ông là một trang hảo hán hành động dứt khoát, không những chuyện dài dòng. Nhất là hồi này ông đang trải qua những hoàn cảnh nát ruột tan hồn. Sau lúc bi thương, ông liền nghĩ ngay đến những đại sự phải hành động. Ông ôm thi hài A Châu ra huyệt, đặt nàng xuống, đưa hai bàn tay hộ pháp ra bốc đất từ từ lấp xuống người nàng. Nhưng thủy chung vẫn để hở mặt không vùi đất lên.

Ông mở to hai mắt nhìn A Châu và nghĩ rằng:

– Chỉ mấy vốc đất cho xuống là từ đây không nhìn thấy mặt nàng nữ.

Bên tai Tiêu Phong tựa hồ còn văng vãng nghe tiếng nàng nói bao sự ái ân đầm thấm. Nàng đòi ra ngoài ải Nhạn Môn Quan thả bò chăn ắn và bảo ông ở luôn bên cạnh nàng. Mới trước đây một vài ngày còn có biết bao nhiêu tình tứ, lúc rất nghịch ngợm lúc nghiêm trang. Nhiều lúc nàng cười đùa rất ngộ nghĩnh. Nhưng từ đây trở đi không còn bao giờ được nghe lời nàng nữa.

Tiêu Phong qùi ở bên huyệt đã đến nửa giờ. Ông vẫn không chịu lấp đất lấp lên mặt A Châu. Rồi đột nhiên ông đứng phắt dậy, gầm lên một tiếng thật to không nhìn A Châu nữa, đưa hai tay ra ban hết đất huyệt bên cạnh vun cả lên mình lên mặt A Châu. Ðoạn ông trở gót vào phòng.

Tiêu Phong vào phòng thấy Nguyễn Tinh Trúc vẫn đang thủ thỉ trò chuyện với Tần Hồng Miên.

Nguyễn Tinh Trúc miệng dẻo như kẹo khéo đưa đẩy cho Tần Hồng Miên rất vui lòng. Những mối hiềm khích trước kia đều bỏ đi hết.

Nguyễn Tinh Trúc quay ra nói với Tiêu Phong:

– Kiều Bang Chúa Muội nương đây đắc tội với Bang chúa là bởi ta làm mà ra, xin Bang chúa khai phong huyệt đạo cho mẹ con y.

Nguyễn Tinh Trúc đã là thân mẫu A Châu, Tiêu Phong dĩ nhiên là nể lời. Huống chi ông vẫn định buông tha hai người, liền đến bên cạnh đưa tay ra vỗ vào vai Tần Hồng Miên và Mộc Uyển Thanh.

Hai người thấy một luồng nhiệt khí từ bả vai xông thẳng vào người, huyệt đạo bị phong tỏa rồi lập tức chân tay khôi phục được, từ đó mẹ con đưa mắt nhìn nhau tỏ vẻ rất khâm phục công lực võ công của Tiêu Phong.

Tiêu Phong nhìn A Tử nói:

– A Tử Muội nương! Bức tứ bình của gia gia Muội nương. Muội nương lấy cho ta xem một chút.

A Tử nói:

– Ta không muốn người kêu ta một điều Muội nương, hai điều Muội nương.

Cô nói vậy thì nói nhưng vẫn cầm bức tứ bình đưa cho Tiêu Phong.

Tiêu Phong mở ra xem kỹ lại nét chữ viết của Ðoàn Chính Thuần một lượt.

Nguyễn Tinh Trúc mặt đỏ bừng lên nói:

– Bức này có gì mà xem?

Tiêu Phong hỏi:

– Hiện giờ Ðoàn vương gia ở đâu?

Nguyễn Tinh Trúc hoảng hốt thất sắc can:

– Thôi… Thôi!… Bang chúa đừng đi tìm y nữa.

Tiêu Phong nói:

– Không phải tìm đến để làm khó dễ vương gia đâu, ta hỏi vương gia mấy điều.

Nguyễn Tinh Trúc không tin nói:

– Bang chúa đã lỡ tay đánh chết A Châu là đủ rồi, chẳng lẻ tìm y nữa.

Tiêu Phong biết chừng bà ta không chịu nói nên không nhắc nói đến mà cuộc bức tứ bình trao trả lại A Tử, nói:

– A Châu có di ngôn lại biểu tôi phải chăm nom cho em nàng là Tử Muội nương. Ðoàn phu nhân! Nếu sau này A Tử có điều gì khó khăn mà cấn đến sức mọn của Tiêu Phong này giúp đỡ thì xin phu nhân cứ nói, Tiêu mỗ quyết không từ chối.

Nguyễn Tinh Trúc cả mừng nghĩ thầm:

A Tử được một vị bán thân gớm ghê như ông để nương tựa, thì ra mình gặp dữ hóa lành liền nói:

– Như thế thì còn gì bằng! Tôi xin đa tạ. Rồi bà quay lại bảo con:

– A Tử! Con tạ ơn Kiều đại ca đi mau.

Trước bà vẫn kêu Tiêu Phong bằng Kiều Bang Chúa, bây giờ đổi cách xưng hô là Kiều đại ca, để cho ông cùng A Tử có mối liên quan thân thiết.

A Tử bĩu môi:

– Con làm gì mà có điều khó khăn cần đến y giúp đỡ? Sư phụ đã là thiên hạ vô địch. Ngoài ra con còn biết bao sư huynh, kẻ nào cho có ba đầu sáu tay cũng không dám khinh miệt con. Ốc chưa lo mình ốc, việc y, y làm chưa xong còn mong y giúp gì cho mình?

Cô nỏ mồm nói luôn một hồi, toàn những câu trường ba khoát lát bằng một giọng sáng sảng.

Nguyễn Tinh Trúc mấy lần đưa mắt ra hiệu ngăn lại, nhưng A Tử giả vờ như không trông thấy.

Nguyễn Tinh Trúc dậm chân nói:

– Hừ! Con nhỏ này ăn nói hỗn láo! Kiều Bang Chúa đừng để chúng.

Tiêu Phong nói:

– Tại hạ là Tiêu Phong chứ không phải họ Kiều.

A Tử cũng xen vào:

– Ông này đến họ mình cũng chẳng biết.

Nguyễn Tinh Trúc quát lên:

– A Tử!…

Tiêu Phong vài chào nói:

– Tại hạ xin tạm biệt, sau này còn có ngày tái hội.

Ông quay lại bảo Mộc Uyển Thanh:

– Ðoàn cô nương! Cô chẳng nên dùng mấy món ám ảnh ác độc này nữa, vì gặp phải tay đối thủ bản lĩnh hơn cô thì chắc chắn vô ích mà còn hại đến mình nữa.

Mộc Uyển Thanh chưa kịp trả lời thì A Tử đã nói:

– Tỷ nương đừng nghe y nói nhăng. Y đã biểu ám khi mấy khi ném trúng đối phương thì còn có hại gì nữa?

Tiêu Phong không nói gì nữa, trở gót đi ra cửa. Lúc chuyển bước qua ngưỡng cửa, ông phất tay áo bên phải một cái thì kình phong phát ra vù vù quạt bay mũi đoản tiền rơi xuống mũi đoản tiền nầy do Mộc Uyển Thanh nhằm phóng vào. Những mũi đoản tiễn đã rớt xuống đất, lại bay tung lên đánh lên tiếng nhằm bắn ngay A Tử.

Tên bay vụt đi nhanh như chớp.

A Tử không kịp tránh kêu lên một tiếng:

– Ối chao!

Bảy mủi tên đi khít qua đầu, qua cổ, qua mình A Tử và bay vào tường phía sau lưng cô, ngập sâu đến tận chuôi.

Nguyễn Tinh Trúc chạy lại nâng A Tử dậy, hốt hoảng gọi:

Tần gia Muội nương ơi! Lấy thuốc giải mau ra đây.

Tần Hồng Miên hỏi dồn:

– Bị thương ở đâu! Bị thương ở đâu?

Mộc Uyển Thanh vội thò tay vào bọc lấy thuốc giải vào thoa cho A Tử.

Lát sau A Tử hết sợ mới nói:

– Không… không bắn trúng tôi!

Cả bốn người đàn bà đều nhìn vào tường thấy bảy mủi đoản tiền cắm ở đó. Ai nấy cả kinh thất sắc.

Nguyên Tiêu Phong nhớ lời di ngôn của A Châu dặn trong nom cho A Tử, ông nhớ đến câu A Tử nói: “Sư phụ con là người thiên hạ vô địch. Ngoài ra con còn có bao nhiêu sư huynh, kẻ nào có ba đầu sáu tay cũng không dám khinh miệt con.” Ông biết rằng Tinh Tú Hải là phái chuyên dùng thuốc cùng ám khí cực độc, sợ nàng quá ỷ mình không còn sợ ai, thì sau này sẽ phải chịu nhiều sự đau khổ. Vì thế mà phất tay áo để hất ám tiển lại hăm dọa cô:

– Ðừng có một tí tuổi đầu khinh người không coi các vị anh hùng trong thiên hạ vào đâu. Ấy là thân tâm của ông muốn cho cô trở nện người hay.

Tiêu Phong ra khỏi rừng trúc đến bờ Tiểu kính hồ, tìm đến một lớp cành lá rậm rạp rồi tung mình nhảy lên ngồi trên ngọn.

Nguyên Tiêu Phong muốn đi tìm Ðoàn Chính Thuần để hỏi cho rõ:

Tại sao Mã phu nhân lại cố ý hại y? Những Nguyễn Tinh Trúc lấy dấu không chịu nói thì còn cách ngấm ngầm theo dõi.

Ông ngồi trên ngọn cây chờ không bao lâu đã thấy mẹ con Tần Hồng Miên đi trước, mẹ con Nguyễn Tinh Trúc theo sau ở trong nhà Ông biết chừng đây là Nguyễn Tinh Trúc tiễn chân khách. Bọn này ra bờ hồ, Tần Hồng Miên nói:

Nguyễn tỉ nương! Tôi cùng tỉ nương mới gặp nhau lần đầu mà tâm tình cố cựu. Bao nhiêu những điều hờn giận trước kia từ nay đã hết. Thế là lòng tôi đã nhẹ bớt được một mối hận.

Nhưng bây giờ còn một tên đầu khác nữa. Tôi chỉ biết con họ đó họ Khang. Tỷ nương có biết thị ở đâu không?

Nguyễn Tinh Trúc ngơ ngẩn hỏi lại:

– Muội nương tìm y thị ấy làm gì?

Tần Hồng Miên tủm tỉm cười đáp:

– Tôi cùng Ðoàn lang đang ăn ở với nhau, ân ái nồng nàn, con yêu tinh đó mê hoặc chàng…

Nguyễn Tinh Trúc trầm ngâm một lát rồi nói:

– Thị họ Khang à? … Thị là ai nhỉ? Hừ! Tôi không nhớ đâu? Muội nương mà tìm thấy thị thì đâm thêm cho thị giúp tôi.

Tần Hồng Miên nói:

– Cái đó lọ là phải nói, chỉ có việc tìm được thị là khó lắm. Xin chào tỉ nương! Nếu tỉ nương có gặp Ðoàn lang…

Nguyễn Tinh Trúc run lên hỏi:

– Gặp y thì sao?

Tần Hồng Miên nói:

– Tỉ nương thay mặt tôi tát cho y hai cái. Một cái cho tôi, một cái về phần cháu Uyển.

Nguyễn Tinh Trúc mỉm cười nói:

– Tôi làm sao mà tìm được anh chàng chết đâm bất tiệt. Bao giờ Muội nương có gặp y, tôi cũng nhờ Muội nương tát hai cái, một của tôi, còn một cái của A Tử. Y đã sinh con ra mà nhỏi gì đến, để làm gì không đánh?

Tiêu Phong núp trên cây nghe hai người đối thoại rất giận, nghĩ thầm:

Ðoàn Chính Thuần võ công không đến nỗi hèn bạc đãi với anh em rất thủy chung, chỉ phải một tội là ham mê sắc nhất cả khí phách anh hùng.

Bỗng nghe Tần Hồng Miên dắt Mộc Uyển Thanh qua Nguyễn Tinh Trúc rồi lại đi ngay.

Nguyễn Tinh Trúc cũng dắt A Tử trở vào rừng trúc mà nghĩ bụng:

– Thế nào rồi mẹ con Nguyễn Tinh Trúc cũng tìm Ðoàn Chính Thuần, nhưng bà không muốn cho Tần Hồng Miên biết mà thôi. Bà đã nói là quay lại lấy bức tứ bình, thế thì Ðoàn Chính Thuần hắn cũng ở gần đâu đây để chờ bà ta. Vậy mình cứ chực sẳn ở đây.

Bỗng nghe trong đám cây rậm rạp có tiếng động rất khẽ, rồi hai bóng đen vùn vụt chạy ra. Tưởng ai té ra là hai mẹ con Tần Hồng Miên. Bà ta đã đi rồi lại quay trở lại.

Tiêu Phong nghe tiếng Tần Hồng Miên khẽ bảo con:

– Uyển Nhi! Sao con vô tâm đến thế? Chẳng có ý tứ gì cả, nên ta bị lừa. Trong phòng ngủ Nguyễn tỷ nương ở dưới chân giường có đôi giày đàn ông thiêu bằng chỉ vàng hai chữ:

Giày chân trái thiêu chữ lụa, giày bên phải thêu chữ Hà. Ðó là đôi giày của gia gia con. Ðôi giày mà đế còn ướt nguyên, bùn nước chưa khô. Xem thế thì biết gia gia hiển ở gần đây!

Mộc Uyển Thanh nói:

– Thế ra Nguyễn thị nói dối mẹ con ta.

Tần Hồng Miên nói:

– Phải rồi! Ðời này y chịu để con người bạc bẽo lại gặp mẹ con ta.

Mộc Uyển Thanh nói:

– Gia gia đã là người bạc bẽo vô lương tâm thì má chẳng cần gặp chi nữa!

Tần Hồng Miên lặng lẽ hồi lâu rồi nói:

– Ta muốn coi mặt y nhưng không muốn để y nhìn thấy ta. Xa nhau bấy lâu chắc y đã gìa đi nhiều, mà má má đây cũng gìa rồi.

Mấy câu nói tuy bình dị như vậy, nhưng nó chứa một mối tình thầm kín rất sâu xa.

Mộc Uyển Thanh nói:

– Phải đấy!

Hai tiếng này cũng nói bằng một giọng đau khổ. Từ khi nàng cùng Ðoàn Dự chia tay, lòng nhớ nhung mỗi ngày một tăng, đã biết rõ đó là một đối tương tư vô hy vọng. Trước mặt nàng không dám để lộ tâm sự ra, song lòng nàng sầu khổ có tất cả mẫu thân.

Tần Hồng Miên nói:

– Chúng ta cứ đứng đây chờ chắc chẳng bao lâu gia gia sẽ tới.

Nói xong bà vạch cỏ ẩn vào sau một gốc cây.

Dưới ánh sao lờ mờ, Tiêu Phong nhìn rõ vẻ mặt Tần Hồng Miên trắng hệch thoáng hiện màu hồng, tỏ ra bà ta đang bị xúc động.

Ông nghĩ thầm:

– Chữ tình để lụy cho người ta đến thương nhớ liên tưởng đến A Châu mà trong lòng không khỏi tê tái.

Chẳng bao lâu lại có tiếng chân người vội vã đi tới, Tiêu Phong nghe đã nghĩ bụng:

Ðây không phải là Ðoàn Chính Thuần.

Quả nhiên người nầy gần tới nơi, nhìn ra là bút nghiễng Ðan Thần.

Nguyễn Tinh Trúc cũng nghe thấy tiếng bước chạy ra mà nhìn rõ. Bà yên yên trí đó là Ðoàn Chính Thuần vội cất tiếng gọi:

– Ðoàn lang! Ðoàn lang!

Vừa gọi vừa chạy ra nghênh tiếp.

Chu Ðan Thần cúi rạp tận đất, nói:

– Chúa công sai thuộc hạ về đây bẩm báo: ” người đi gấp, bữa nay không trở lại đây được”.

Nguyễn Tinh Trúc buồn rầu hỏi:

– Việc chi mà gấp vậy? Ðến bao giờ mới về?

Chu Ðan Thần đáp:

– Việc này có liên quan đến nhà Mộ Dung thất tung của Mộ Dung công tử đã phát hiện. Chúa công chẳng quản xa muôn dặm là có ý tìm chàng. Chúa công có dặn rằng:

– Sau khi đại gia song xuôi, người sẽ về Tiểu Kính Hồ ngay. Xin phu nhân bất tất phải mong mỏi.

Nguyễn Tinh Trúc nước mắt chảy quanh, nghẹn ngào nói:

– Mỗi lần y ra đi cũng nói là về ngay, mà mỗi lần có đến ba năm, mười năm cũng chưa thấy mặt, biết trông chờ đến bao giờ y mới trở lại?

Chu Ðan Thần rất căm phẫn về việc A Tử làm cho Lăng Thiên Lý tức uất hận mà chết, nên vừa đưa tin của Ðoàn Chính Thuần về cho Nguyễn Tinh Trúc xong, gã không muốn dai dẳng gì thêm nữa, vội nghiêng mình thi lễ rồi trở gót cắm đầu đi thẳng.

Nguyễn Tinh Trúc chờ gã đi xa rồi khẻ bảo A Tử:

– Khinh công con còn giỏi hơn má nhiều, con theo rõi coi gã đi đến đâu. Trên đường con ghi lại những ám ký để má biết đường mà theo.

A Tử nhõng nhẹo cười nói:

– Má bảo con đi theo rõi gia gia, thế má có thưởng gì cho con không?

Nguyễn Tinh Trúc nói:

– Bất luận cái gì của má cũng là của con rồi, mà tất phải đòi thưởng.

A Tử nói:

– Thế thì được! Con đi tới đâu sẽ viết vào góc tường một chữ và bên dưới vẽ một mủi tên chỉ, má cứ thế mà theo rõi.

Nguyễn Tinh Trúc vỗ vai A Tử nói:

– Con cái má thật ngoan quá!

A Tử băng mình chạy đuổi theo Chu Ðan Thần.

Nguyễn Tinh Trúc đứng lại trên bờ Tiểu Kính Hồ một lâu mới theo đường nhỏ chạy đi.

Nguyễn Tinh Trúc đi đã xa rồi, hai mẹ con Tân Hồng Miên xuất hiện, vỗ tay ra hiệu, nhón gót chạy theo.

Tiêu Phong nghĩ thầm:

Dọc đường A Tử đã ghi dấu hiệu đi tìm Ðoàn Chính Thuần không có chi là khó nữa.

Ông đi được mấy bước, ngẫu nhiên nhìn dưới ánh trăng thân mình lộn ngược trong nước hồ, lạnh lẽo tịch mịch, bất giác một nỗi cô đơn hiu quạnh và chua xót trong lòng. Ông muốn qua rừng trúc ngồi trước mộ A Châu một lúc. Nhưng chỉ thoáng câu khởi lòng hào kiệt, vung chưởng đánh chơi, phát ra một luồng phong lướt tới đâu, nước hồ bắn tung tóe lên tới đó. Bóng bắn nước tan ra thành nhiều mảnh. Tiêu Phong hú lên một tiếng dài rồi cất bước đi mau.

Tiêu Phong đi luôn mấy hôm, ngày đi đêm nghĩ. Ông ngủ nhiều hơn là ăn cơm. Mỗi khi tới một thị trấn, thấy dưới chân A Tử đều có viết chữ”Ðoàn”làm dấu. Có chỗ đã bị Nguyễn Tinh Trúc đi qua rồi xóa đi hãy còn dấu vết rất dễ nhận.

Ðường đi vẫn nhắm hướng Bắc màtiến, khi trời đã trở lãnh. Hôm đó đi tới địa giới tỉnh Hà Nam, lưng trời tuyết rơi phới và xuống rất nhiều.

Vào khoảng giờ ngọ, Tiêu Phong đi luôn vào một tửu đường hết 12, 13 bát rượu. Rượu đang cất chưa được, Tiêu Phong cụt hứng liền bỏ ra đi, một lúc thì đến một tòa thành lớn tới nơi, trong lòng ông cảm thấy hồi hộp vì đây chính là thành phố.

Chuyến này Tiêu Phong lẽo đẽo một mình cứ theo dấu vết để lại mà đi. Trong lòng chỉ nghĩ đến tâm sự của mình ý gì đến phong cảnh cùng nhận vật chung quanh. Ông thành Tín Dương do dự ngẫu nhiên, chỉ cốt đi tìm Ðoàn Chính Thuần. Kể ra với cước lực của ông thì chỉ trong vài ngày là đến nơi. A Châu vừa mới chết đi, cõi lòng bâng khuâng tan nát, không do dự bằng cách gì?

Lúc nào trong óc ông cũng loanh quanh với câu hỏi:

– Ðoàn Chính Thuần rồi làm gì đây?

Rồi ông lại tự hỏi:

– Tìm đến tên chánh phạm báo thù xong rồi làm gì? Một mình ta về bên kia ải Nhạn Môn Quan thả bò nuôi dê trong bãi hoang lớn hay làm gì? Những việc đó không có chi là gấp rút.

Tiêu Phong đến thành Tín Dương rồi, không kịp vào quán uống rượu, lập tức đi tìm dấu vết của A Tử. Bổng thấy dưới chân tường có chữ Ðoàn viết bằng than. Dưới chữ Ðoàn có vẽ mũi tên trỏ về hướng tây.

Tiêu Phong lại cảm thấy trong lòng chua xót. Ông nhớ lại bửa trước cùng A Châu sánh vai nhau đi đến nhà Mã phu nhân ở phía tây thành Tín Dương để dò la tin tức. Bửa nay hồi tưởng lại thì không khác gì đây là con đường dẫn A Châu xuống âm ty.

Tiêu Phong ra khỏi phía tây thành đi chừng năm sáu dặm. gió heo may vi vút. Trời vẫn xuống tuyết rất nhiều.

Tiêu Phong theo dấu vết của A Tử đi về phía tây thì thấy những dấu vết này mới để lại chưa lâu. Có chỗ cô cắt võ cây ra viết chữ vào cành cây bị đao chém, nhựa hãy còn ướt.

Tiêu Phong càng lấy làm kỳ vì dấu hiệu này theo đúng đường lối vào nhà Mã Ðại Nguyên Ông tự hỏi: “Phải chăng Ðoàn Chính Thuần kết Mã phu nhân hãm hại mình nên tìm vào bà ta để thanh toán món nợ đó?”

Rồi ông tự trả lời:

– Phải rồi! Lúc A Châu sắp chết trên cầu đá xanh, nàng đã nói những gì với ta đều bị A Tử nghe lõm hết. Nàng có đề cập đến chuyện Mã phu nhân do nàng cải trang làm Bạch Thế Kính đến đánh lừa, phu nhân mới chịu tiết lộ “Thủ lãnh đại ca” là Ðoàn Chính Thuần. Thế nào A Tử chả về tố cáo với gia gia cô. Có điều lúc đó A Châu cùng ta chỉ nói là Mã phu nhân, mà sao bọn họ cũng biết được tành thị Mã phu nhân nầy?

Tiêu Phong vừa đi vừa hồi hộp, trong lòng khắc khoải không biếc bây giờ gặp chuyện lạ này, tinh thần ông lại xao xuyến, chẳng khác gì ngày trước lúc cùng với bọn kình địch giao phong.

Còn đang nghĩ ngợi liên miên, Tiêu Phong thấy bên đường có một nhà chùa bỏ hoang, ông liền đi vào khép cửa chùa lại, ngồi ngủ gà ngủ gật trong ba giờ. Vào khoảng canh hai ông chợt tỉnh giấc dậy, đi theo đường nhỏ vào nhà Mã phu nhân.

Gần tới nơi, Tiêu Phong ẩn mình sau gốc cây lớn, để ý tình thế chung quanh, nghe ngóng hồi lâu, bỗng trên miệng thoát nụ cười.

Trên góc đông bắc nóc nhà Mã phu nhân ông đã nhìn người nằm phục. Ông chú ý nhìn kỹ đúng là Nguyễn Tinh Trúc.

Tiêu Phong để ý một hồi nữa lại thấy hai mẹ con Tần Hồng Miên cũng nấp trên nóc nhà về phía góc tây nam.

Trời vẫn xuống tuyết lớn cả bốn người đàn bà đều phủ trắng xóa.

Trong phong phía đông có ánh đèn le lói qua cửa sổ chiếu sáng một cách yêu ớt. Nhưng tứ bề vẫn lặng ngắt như tờ.

Tiêu Phong bẻ một cành cây liệng về phía đông, rơi xuống “cách” một tiếng.

Bọn Nguyễn Tinh Trúc bốn người đều ngoảnh nhìn vào tiếng động, Tiêu Phong đã lẹ làng nhảy đến bên cửa sổ phía Ðông.

Vì tiết trời gía lạnh, nên cửa sổ Mã gia đều đóng kính bắc tám ván gỗ.

Tiêu Phong đứng ngoài cửa sổ một lúc, gió bất rít lên. Ông chờ cho cơn gió đập vào cửa sổ, khẽ đánh một chưởng phong hòa với gió trời đập mạnh vào ván cửa vang lên tiếng động ván nứt ra một kẽ hở, đồng thời đánh rách cả miếng giấy dán tường.

Bọn Tần Hồng Miên, Nguyễn Tinh Trúc tuy gần đó, nhưng gió thổi ào ào lẫn với tiếng cành cây chạm nhau lách cách, không phát giác ra luồng chưởng phong của Tiêu Phong đánh nứt ván cửa sổ, thì dù trong phòng có người cũng không hay biết được.

Tiêu Phong ghé mắt nhòm qua kẻ nứt tấm ván cửa sổ vào phòng.

Vừa thấy cảnh vật bên trong, thốt nhiên ông thộn mặt ra, tưởng như mình mắt mờ.

Rõ ràng Ðoàn Chính Thuần mặc quần áo ngủ ngồi xếp bằng cạnh cửa, tay cầm chén rượu nhỏ cười hì, liếc nhìn người đàn bà ngồi phía trong.

Người đàn bà này mình mặc toàn đồ trắng, trên mặt thoa phớt một làn phấn mỏng, đầu mày cuối mắt đầy vẻ tình tứ, đôi mắt ướt mượt mơ màng liếc nhìn Ðoàn Chính Thuần tựa như cười mà không phải cười, tựa như giận mà không phải giận.

Người này chính là quả phụ Mã Ðại Nguyên tứ là Mã phu nhân!

Tiêu Phong nghĩ thầm:

– Giả tỷ không phải chính mắt mình trông thấy chuyện bịa đặt để nói xấu người, quyết không thể nào tin được.

Khi ở rừng hạch ngoài thành Vô Tích. Tiêu Phong đã gặp Mã phu nhân lần đầu, rồi mấy lần sau ông lại hội kiến phu nhân và đều cho bà là tuyệt vời tuyệt sạch gia trong, là người có sắc đẹp mê hồn nhưng rất nghiêm thị, không ai dám đụng chạm đến. Cả đến nụ cười của bà, ông cũng chưa từng nhìn thấy bao giờ. Ai có ngờ đâu lại xảy ra cảnh tượng hôm nay.

Một điều kỳ lạ hơn nữa là sao Mã phu nhân lại gạt A Châu cùng giả làm Bạch Thế Kính “Thủ lãnh đại ca” là Ðoàn Chính Thuần hãm hại y, dường như bà ta có một mối thù hận sâu với y, mà bây giờ nhìn vào trong căn phòng ấm cúng thật tình bà ta lộ vẻ đội mắt cùng liếc đôi lòng cùng ưa rượu nồng hương dặm phơi phới xuân thơm mọi vẻ mọi ưa nào đâu là thù là oán?


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.