Ông hẹn chúng tôi ra đây là muốn nói chuyện gì?Văn pháp sư vẫn thản nhiên rót trà và nhâm nhi thưởng thức. Hành động ấy của lão ta càng khiến cho Ngũ Ca tức giận hậm hực. Cậu giơ tay định cho lão một cú bạt tai nhưng Tần Trương đã kịp thời ngăn lại. Y tiến lên phía trước với một thái độ hết sức cẩn trọng mà dò hỏi:
– Văn pháp sư, không biết ông hẹn chúng tôi ra đây là muốn nói chuyện gì.
Văn pháp sư nhẹ nhàng đặt li nước xuống bàn rồi nói tiếp:
– Ta muốn khuyên các người tốt nhất nên rời đi đừng xen vào việc của ta.
– Rời đi? Ý ông là chúng tôi phải kệ những người nơi đây sống chết ra sao ư? Không đời nào tôi để chuyện ấy xảy ra – Ngũ Ca phản đối kịch liệt
– Haha tùy các ngươi, dù sao sớm muộn gì tất cả người trong huyện Tần Tang đều phải trả giá. Nhưng như vậy chưa đủ, ta muốn ngươi, Tần Trương, cũng phải bồi táng theo cả cái huyện này. Đừng bỏ mạng sớm quá, lên càng cao ngã xuống sẽ càng đau và lúc đấy sẽ càng thú vị…
Dứt lời, Văn pháp sư dứt khoát đứng dậy đi về phía cổng bỏ lại ba người đang ngơ ngác nhìn nhau. Đứng trước lời tuyên chiến của Văn pháp sư, Tần Trương càng thêm hoang mang bối rối. Tại sao ông ta lại biết cậu? Và vì lí do gì mà người đó lại căm ghét cả cái huyện này? Những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu cậu mà cậu chưa thể giải đáp nổi. Mải mê đắm chìm trong suy tư nên khi về tới của nhà của Sương Nguyệt, cậu mới chợt giật mình mà trấn tĩnh lại tâm trí. Vào đến nhà trong, hai người kia vừa ngồi xuống ghế là cậu hỏi thăm luôn về những chuyện mà họ đã tìm hiểu được khi tới nhà của Lưu trưởng thôn. Ngũ Ca và Sương Nguyệt thay nhau tường thuật lại câu chuyện. Tần Trương nghe xong khẽ thở dài một tiếng, ngập ngừng một lúc rồi mới lên tiếng:
– Ý hai người là Văn pháp sư mới là người sát hại Lưu trưởng thôn và bịa chuyện để che dấu tất cả? Hắn đã đi trước chúng ta một bước để vẫn giữ được niềm tin của dân làng. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta khó mà có thể di tản người dân ra khỏi đây được.
– Hazzz hiện tại bây giờ chúng ta nên tìm tung tích của bạch cốt tân nương trước đã để tránh cô ta lại làm hại những dân làng khác.
– Tìm bạch cốt tân nương? Nhưng biết tìm ở đâu?
– Theo lời của Lưu trưởng thôn kể lại thì có lần ông ta tình cờ phát hiện ra Văn pháp sư phong ấn linh hồn một ma nữ tại gốc đa ở đầu làng. Có thể đấy là bạch cốt tân nương và cô ta có lẽ đã nghe theo chỉ thị của lão ta để đi làm hại người khác.
– Vậy bây giờ cây đa ấy đang ở đâu?
– Để tôi dẫn hai người đi – Sương Nguyệt lên tiếng – nó cũng chỉ ở gần ngay đây thôi.
– Được, lại làm phiền Sương Nguyệt cô nương rồi.
Sau một hồi băng qua những con dốc nhỏ hẹp ngoằn nghèo, ba người đã đến nơi lúc trời đã xế chiều. Nói là cây đa đầu làng nhưng thực chất nó lại nằm ở ngay giữa trung tâm dưới một con dốc lớn đi lên rừng sâu. Nghe đâu các cụ già kể lại thì cây này đã hơn nghìn năm tuổi và xưa kia nó chính là ranh giới giữa hai làng Tả Nhữ và Thượng Nhữ. Sau này tuy đã hợp nhất thành một nhưng cái tên gọi cây đa đầu làng vẫn không biến mất. Đứng từ xa quan sát thì có thể thấy tán của cây vô cùng rộng lớn bao trùm cả một vùng rộng lớn xung quanh. Dưới gốc đa còn có một chiếc giếng phủ đầy rêu xanh được đậy chiếc nắp gỗ cũ kĩ đã mẻ một góc lớn. Nhưng điều đặc biệt là lá của cây đa kia lại mang một màu đỏ tươi như máu và những gân lá thay vì có màu xanh nhạt thì nó lại mang một sắc tím khiến người ta cảm thấy hơi ghê rợn bí hiểm. Ngũ Ca sau khi quan sát một vòng quanh thì cậu dừng lại trước cái giếng cũ kĩ kia mà khoanh tay ngẫm nghĩ. Hai người kia cũng chia nhau tìm kiếm nhưng rốt cuộc họ cũng chẳng tìm thấy điều gì lạ cả. Tần Trương thấy Ngũ Ca đứng bất động tại chỗ thì cũng đến bên y để cùng xem xét tình hình
– Tại sao lại có cái giếng ở đây vậy? – Tần Trương đột nhiên lên tiếng.
– À tôi nghe một số người nói là do giếng nước này có trước và cây đa kia thì mọc sau nên mới trông như thế này
– Vậy giếng này hoàn toàn không phải là giếng nước chính của làng sao?.
||||| Truyện đề cử: Hổ Tế |||||
– Đúng là như vậy, từ lúc tôi sinh ra thì đã thấy cái giếng này không được sử dụng rồi. Nói cách khác thì đây là một cái giếng cạn đã qua sử dụng từ lâu.
– Vậy sao làng không lấp nó đi?
– Nói thật ra thì làng chúng tôi cũng muốn lấp nó đi lắm nhưng hễ cứ đến lúc vác dụng cụ đi thì lại có sự cố xảy ra. Lúc thế trời mưa to, lúc thì có người trượt chân rơi xuống giếng…Chính vì vậy mà mọi người trong làng dần dần từ bỏ ý định lấp giếng đi và họ tin rằng đó là chiếc giếng có thần linh ngự trị.
Ngũ Ca từ nãy đến giờ đứng nghe câu chuyện vẫn im lặng không nói gì. Cậu từ từ đi đến miệng giếng mở cái nắp gỗ ra. Một luồng khí lạnh bỗng từ trong giếng thoát ra kèm theo đó là một mùi tử khí xông lên. Ngũ Ca ngồi xuống kiểm tra xung quanh thì phát hiện ra ở gần đám cỏ dưới chân thành giếng có một mẩu giấy tiền nhỏ đã cháy giở.
– Quả nhiên là có người đã từng làm phép ở quanh giếng này
– Lẽ nào là Văn pháp sư sao?
– Không biết nhưng ắc hẳn bên trong này có thử gì đó không bình thường. Giờ chúng ta xuống dưới xem có lẽ sẽ biết.
– Hả? Xuống dưới đó? Bằng cách nào?
Ông hẹn chúng tôi ra đây là muốn nói chuyện gì?Văn pháp sư vẫn thản nhiên rót trà và nhâm nhi thưởng thức. Hành động ấy của lão ta càng khiến cho Ngũ Ca tức giận hậm hực. Cậu giơ tay định cho lão một cú bạt tai nhưng Tần Trương đã kịp thời ngăn lại. Y tiến lên phía trước với một thái độ hết sức cẩn trọng mà dò hỏi:
– Văn pháp sư, không biết ông hẹn chúng tôi ra đây là muốn nói chuyện gì.
Văn pháp sư nhẹ nhàng đặt li nước xuống bàn rồi nói tiếp:
– Ta muốn khuyên các người tốt nhất nên rời đi đừng xen vào việc của ta.
– Rời đi? Ý ông là chúng tôi phải kệ những người nơi đây sống chết ra sao ư? Không đời nào tôi để chuyện ấy xảy ra – Ngũ Ca phản đối kịch liệt
– Haha tùy các ngươi, dù sao sớm muộn gì tất cả người trong huyện Tần Tang đều phải trả giá. Nhưng như vậy chưa đủ, ta muốn ngươi, Tần Trương, cũng phải bồi táng theo cả cái huyện này. Đừng bỏ mạng sớm quá, lên càng cao ngã xuống sẽ càng đau và lúc đấy sẽ càng thú vị…
Dứt lời, Văn pháp sư dứt khoát đứng dậy đi về phía cổng bỏ lại ba người đang ngơ ngác nhìn nhau. Đứng trước lời tuyên chiến của Văn pháp sư, Tần Trương càng thêm hoang mang bối rối. Tại sao ông ta lại biết cậu? Và vì lí do gì mà người đó lại căm ghét cả cái huyện này? Những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu cậu mà cậu chưa thể giải đáp nổi. Mải mê đắm chìm trong suy tư nên khi về tới của nhà của Sương Nguyệt, cậu mới chợt giật mình mà trấn tĩnh lại tâm trí. Vào đến nhà trong, hai người kia vừa ngồi xuống ghế là cậu hỏi thăm luôn về những chuyện mà họ đã tìm hiểu được khi tới nhà của Lưu trưởng thôn. Ngũ Ca và Sương Nguyệt thay nhau tường thuật lại câu chuyện. Tần Trương nghe xong khẽ thở dài một tiếng, ngập ngừng một lúc rồi mới lên tiếng:
– Ý hai người là Văn pháp sư mới là người sát hại Lưu trưởng thôn và bịa chuyện để che dấu tất cả? Hắn đã đi trước chúng ta một bước để vẫn giữ được niềm tin của dân làng. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta khó mà có thể di tản người dân ra khỏi đây được.
– Hazzz hiện tại bây giờ chúng ta nên tìm tung tích của bạch cốt tân nương trước đã để tránh cô ta lại làm hại những dân làng khác.
– Tìm bạch cốt tân nương? Nhưng biết tìm ở đâu?
– Theo lời của Lưu trưởng thôn kể lại thì có lần ông ta tình cờ phát hiện ra Văn pháp sư phong ấn linh hồn một ma nữ tại gốc đa ở đầu làng. Có thể đấy là bạch cốt tân nương và cô ta có lẽ đã nghe theo chỉ thị của lão ta để đi làm hại người khác.
– Vậy bây giờ cây đa ấy đang ở đâu?
– Để tôi dẫn hai người đi – Sương Nguyệt lên tiếng – nó cũng chỉ ở gần ngay đây thôi.
– Được, lại làm phiền Sương Nguyệt cô nương rồi.
Sau một hồi băng qua những con dốc nhỏ hẹp ngoằn nghèo, ba người đã đến nơi lúc trời đã xế chiều. Nói là cây đa đầu làng nhưng thực chất nó lại nằm ở ngay giữa trung tâm dưới một con dốc lớn đi lên rừng sâu. Nghe đâu các cụ già kể lại thì cây này đã hơn nghìn năm tuổi và xưa kia nó chính là ranh giới giữa hai làng Tả Nhữ và Thượng Nhữ. Sau này tuy đã hợp nhất thành một nhưng cái tên gọi cây đa đầu làng vẫn không biến mất. Đứng từ xa quan sát thì có thể thấy tán của cây vô cùng rộng lớn bao trùm cả một vùng rộng lớn xung quanh. Dưới gốc đa còn có một chiếc giếng phủ đầy rêu xanh được đậy chiếc nắp gỗ cũ kĩ đã mẻ một góc lớn. Nhưng điều đặc biệt là lá của cây đa kia lại mang một màu đỏ tươi như máu và những gân lá thay vì có màu xanh nhạt thì nó lại mang một sắc tím khiến người ta cảm thấy hơi ghê rợn bí hiểm. Ngũ Ca sau khi quan sát một vòng quanh thì cậu dừng lại trước cái giếng cũ kĩ kia mà khoanh tay ngẫm nghĩ. Hai người kia cũng chia nhau tìm kiếm nhưng rốt cuộc họ cũng chẳng tìm thấy điều gì lạ cả. Tần Trương thấy Ngũ Ca đứng bất động tại chỗ thì cũng đến bên y để cùng xem xét tình hình
– Tại sao lại có cái giếng ở đây vậy? – Tần Trương đột nhiên lên tiếng.
– À tôi nghe một số người nói là do giếng nước này có trước và cây đa kia thì mọc sau nên mới trông như thế này
– Vậy giếng này hoàn toàn không phải là giếng nước chính của làng sao?.
||||| Truyện đề cử: Hổ Tế |||||
– Đúng là như vậy, từ lúc tôi sinh ra thì đã thấy cái giếng này không được sử dụng rồi. Nói cách khác thì đây là một cái giếng cạn đã qua sử dụng từ lâu.
– Vậy sao làng không lấp nó đi?
– Nói thật ra thì làng chúng tôi cũng muốn lấp nó đi lắm nhưng hễ cứ đến lúc vác dụng cụ đi thì lại có sự cố xảy ra. Lúc thế trời mưa to, lúc thì có người trượt chân rơi xuống giếng…Chính vì vậy mà mọi người trong làng dần dần từ bỏ ý định lấp giếng đi và họ tin rằng đó là chiếc giếng có thần linh ngự trị.
Ngũ Ca từ nãy đến giờ đứng nghe câu chuyện vẫn im lặng không nói gì. Cậu từ từ đi đến miệng giếng mở cái nắp gỗ ra. Một luồng khí lạnh bỗng từ trong giếng thoát ra kèm theo đó là một mùi tử khí xông lên. Ngũ Ca ngồi xuống kiểm tra xung quanh thì phát hiện ra ở gần đám cỏ dưới chân thành giếng có một mẩu giấy tiền nhỏ đã cháy giở.
– Quả nhiên là có người đã từng làm phép ở quanh giếng này
– Lẽ nào là Văn pháp sư sao?
– Không biết nhưng ắc hẳn bên trong này có thử gì đó không bình thường. Giờ chúng ta xuống dưới xem có lẽ sẽ biết.
– Hả? Xuống dưới đó? Bằng cách nào?