Thư sinh họ Tang tên là Hiểu, tự là Tử Minh, người Nghi Châu. Mồ côi từ nhỏ, thuê nhà ở tại bến nước Hoa Hồng. Tang là người tính ưa trầm tĩnh, một mình cũng đủ vui, ngày hai bận ra ngoài, đến nhà hàng xóm phía Ðông ăn cơm, kỳ dư ngồi lỳ trong nhà mà thôi.
Có anh học trò ở láng giềng phía Ðông tình cờ đến chơi, nói đùa rằng:
– Anh sống một mình mà không sợ ma hồ ư?
Chàng cười đáp:
– Là trượng phu thì sợ gì ma với hồ. Con trống đến ta có kiếm sắc, con mái đến thì còn phải mở cửa, rước vào ấy chứ!
Anh học trò láng giềng trở về, bày kế với bạn hữu, đêm bắc thang cho gái điếm trào tường vào, rón tay gõ cửa.
Chàng nhìn ra, hỏi là ai, cô kỹ nữ tự xưng là ma. Chàng khiếp đảm, răng va vào nhau lập cập.
Cô gái quay gót trở ra. Hôm sau, anh học trò láng giềng đến phòng học của chàng từ sớm. Chàng kể lại điều mình đã gặp, lại ngỏ sắp bỏ đây mà về.
Anh học trò lá gặp, giềng ngỏ
– Thế sao không mở cửa rước người ta?
Chàng bỗng hiểu ra mình bị lỡm, bèn cứ ở yên như trước.
Ðược chừng nửa năm, đang đêm một cô gái đến gõ cửa thư phòng. Chàng nghĩ đây chắc là trò đùa của bạn, bèn mở cửa mời vào, thì hoá ra một mỹ nữ đẹp nghiêng thành. Ngạc nhiên, Chàng hỏi từ đâu đến, nàng đáp rằng:
– Thiếp là Liên Hương, kỹ nữ ở khu nhà phía Tây.
Trên bến sông vốn có nhiều thanh lâu nên chàng tin ngay. Bèn tắt đàn lên giường, quấn quít bằng thích.
Từ đó cứ cách dăm ba ngày lại một lần nàng đến.
Một đêm, đang ngồi một mình trầm tư mặc tưởng thì một cô gái thướt tha bước vào. Chàng cứ nghĩ là Liên Hương, đón đợi để cùng trò chuyện, nhìn mặt hoá ra không phải. Tuổi chỉ mười lăm, mười sáu, tay áo buông chùng, tóc thề bỏ xoã, phong vân thanh tú, bước đi uyển chuyển như chao qua lượn lại. Thất kinh, ngờ là hồ. Cô gái bảo:
– Thiếp là con gái nhà lương thiện. Họ Lý, mến chàng cao nhã, mong được mắt xanh rủ lòng đoái đến.
Chàng mừng rỡ, cầm tay, thấy lạnh như băng, hỏi:
– Sao mà lạnh thế?
Ðáp:
– Tạng người mảnh dẻ, đêm nay lai phải dầm sương móc, không lạnh sao được!
Thế rồi giải quần là trút bỏ, lồ lộ là gái trinh. Nàng nói:
– Thiếp vì tình duyên xui khiến mà chỉ một sớm đánh mất tấm thân son trẻ; nếu không rẻ rúng là quê mùa, thì ngày ngày xin được hầu gối chăn. Không biết chốn khuê phòng còn có người nào nữa không?
Chàng đáp:
– Không có ai, chỉ có một nàng ca kỹ láng giềng, nhưng thỉnh thoảng mới đến.
Nàng bảo:
– Nếu thế thì phải cẩn thận đề phòng mới được. Thiếp không thể sánh vai với đám người trong kỹ viện, chàng hãy giữ kín chớ tiết lộ. Cứ bên kia đến thì bên này đi, bên kia đi thì bên này đến là được.
Gà vừa gáy, sắp từ biệt, nàng tặng lại một chiếc giày thêu, nói rằng:
– Ðây là vật thiếp mang dưới chân, cầm mà chơi cũng gửi vào đây chút thương nhớ, nhưng lúc có người thì cẩn thận, đừng có đem nghịch.
Chàng nhận lấy, ngắm nghía, thấy mũi cong cong như chiếc dùi cởi nút, trong lòng rất thích thú. Ðêm hôm sau nhân vắng người, lại mang ra sờ ngắm, bỗng cô gái từ đâu phơi phới đi đến, bèn lại quấn quít yêu đương. Từ đó mỗi lần mang giày ra, thế nào nàng cũng đến đúng như mình mong. Lấy lấy làm lạ, bàn gạn hỏi. Nàng cười nói:
– Tình cờ mà phù hợp đấy thôi.
Một hôm, Liên Hương đến, kinh ngạc hỏi:
– Chàng sao thần sắc tiều tuỵ thế?
Chàng nói chính mình cũng không rõ vì sao. Liên Hương bèn từ biệt mà đi, hẹn mười này sau sẽ trở lai. Sau khi nàng đi, Lý đến thường xuyên, không đêm nào vắng. Hỏi chài,
– Người tình của chàng sao đã lâu lắm không thấy tới?
Nhân kể lại lời hẹn của Liên, Lý cưn, L
– Chàng xem nhan sắc của thiếp so với Liên Hương thế nào?
Ðáp:
– Khá khen cả hai đều tuyệt sắc. Nhưng Liên Hương da dẻ có phần ấm áp hơn.
Mặt Lý ý ý ý biến
– Chàng nói đẹp cả đôi là nói trước mặt thiếp thế thôi! ả ấy chắc phải là người tiên trong nguyệt điện, thiếp hẳn không bằng rồi.
Nhân thế rầu rĩ không vui. Rồi bấm đốt ngón tay, thì kỳ hẹn mười ngày đã đến, bèn dặn chớ có tiết lộ, để mình nhìn trộm cô nàng xem sao.
Ðêm hôm sau, Liên Hương quả đến, cười nói rất đằm thắm. Kịp đến khi đi nằm, bỗng hốt hoảng kêu lên:
– Nguy rồi! Mười ngày không thấy mặt, mà sao đã suy nhược nhanh thế? Có đảm bảo là không gặp gỡ ai khác nữa đấy chứ?
Chàng hỏi duyên có vì sao. Nàng đáp:
– Thiếp cứ xét thần sắc thì biết. Mạch đập tán loạn, như tơ rối, chứng này là ma ám rồi.
Ðêm sau nữa. Lý trở lại. Chàm sau
– Ngắm Liên Hương thấy thế nào?
– Ðẹp thật! Thiếp vẫn cho rằng trên đời không có người đẹp như vậy được, đích thị là hồ. Lúc đi rồi, mình bám theo đằng sau, thì ra ở núi Nam Ly, mà lại sống trong hang.
Chàng nghĩ cô ta ghen, nên cũng gật đầu cho qua. Sau đấy một đêm, lại đùa bỡn Liên Hương rằng:
– Tôi chẳng tin đâu, nhưng có người nói nàng là hồ đấy.
Liên vội hỏi ngay người ấy là ai. Cười đáp:
– Tôi nói đùa nàng đấy thôi!
Liên hỏi lại:
– Hồ thì khác gì người?
Ðáp:
– Kẻ nào bị nó mê hoặc thì bị ốm, nặng quá là chết, vì thế mới đáng sợ.
Liên đáp:
– Không đúng đâu, như cỡ tuổi chàng, ba ngày sau khi chung chạ, tinh khí có thể phục hồi, dù là hồ đi nữa cũng có hại gì! Còn như đêm đêm đánh riết thì dẫu là người còn tệ hơn hồ nữa kia! Trong thiên hạ, những xác bệnh lao, nhưng ma sài mòn, dễ thường đều là do hồ ám chết cả đấy! Tuy nhiên, hẳn là có kẻ nào thì thầm gì về tôi đây.
Chàng cố biện bạch là không có ai. Liên càng ra sức căn vặn. Núng thế chàng đành phải nói lộ ra. Liên bảo:
– Tôi vẫn thấy làm lạ sao chàng suy kiệt, nhưng có ngờ đâu lại chóng đến như vậy. Có lẽ đây không phải là người chăng? Chàng đừng nói gì, đêm mai sẽ làm đúng như cách hắn ta đã nhòm thiếp.
Ðêm sau, Lý đến, vừa mới nói dăm ba cây lại nghe ngoài song có tiếng đằng hắng, lật đật bỏ đi, Liên bước vào nóm sau,
– Chàng nguy thật rồi! Ðấy đúng là ma. Mê sắc đẹp của nó mà không dứt sớm đi, đường về âm phủ xem chừng gần đấy!
Chàng bụng vẫn cho là nàng ghen, trầm ngâm không nói. Liên bảo tiếp:
– Vẫn biết chàng không phải là kẻ vong tình. Nhưng thiếp không nỡ ngồi nhìn chàng chết. Ngày mai sẽ xin đem thuốc tễ đến để trừ âm độc cho chàng. Cũng may cuốn bệnh còn nông, chỉ mươi ngày thì các chứng sẽ dứt. Xin nằm cùng giường để chăm nom cho đến lúc thuyên giảm.
Ðêm hôm sau, nàng quả đến đem theo ít thuốc tán bón cho chàng. Chỉ một lúc, nuốt được hai ba lượt cảm thấy tạng phủ thư thái, tinh thần nhẹ nhõm hẳn. Bụng rất biết ơn, nhưng trước sau vãn không tin là bệnh do ma làm. Liên đêm đêm nằm chung chăn, ôm lấy chàng. Chàng muốn cùng nàng giao hợp, song nàng ngăn lại. Sau mấy ngày, da dẻ đã đầy đặn. Toan từ giả, khẩn khoản dặn phải dứt hẳn Lý. Chàng làm bộ nhận lời. Nhưng vừa đóng cửa, khêu đàn, đã cầm lấy chiếc giày mà tơ tưởng. Lý chợt đến ngay. Mới cách biệt mấy hôm, đã hơi có vẻ hờn dỗi. Chàng nón
– Luôn mấy đêm cô ta phải lo thuốc thang giúp tôi, xin đừng vì thế mà đem lòng oán trách. Tình nồng mặn cốt ở nơi tôi.
Lý đã hơi nguôi nguôi. Trong khi đầu gối tay ấp, chàL đã hơi nguôL
– Tôi yêu nàng lắm cơ, vậy mà có kẻ bảo nàng là ma đấy!
Lý cứng lưỡi hồi lâL cứng lưL cứng
– Hẳn là con chồn dâm đãng đã ton hót với chàng rồi. Nếu không dứt nó đi, thiếp không đến nữa đâu!
Ðoạn nghẹn ngào nuốt nước mắt. Chàng phải hết lời khuyên giải mới nín.
Cách một đêm, Liên Hương đến, biết Lý lại trở lại, giận giữ nóắn,
– Chàng hẳn muốn chết chăng?
Chàng cười đáp:
– Nàng ghen gì mà khiếp thế?
Liên càng giận nói:
– Chàng trồng cái mầm chết, thiếp đã vì chàng nhổ nó đi, không ghen thì biết làm thế nào được!
Chàng bày lời đùa cợt nói:
– Thế mà cô ta nói bệnh trước là do hồ ám đấy.
Liên than rằng:
– Nếu quả như lời chàng nói thì chàng đã lú lẫn, không còn tỉnh nữa. Vạn nhất có bề nào, thiếp dù trăm miệng cũng làm sao tự mình có thể phân tỏ được? Từ hôm nay xin giã biệt. Sau trăm ngày nữa sẽ đến thăm chàng ở tận đầu giường.
Giữ mấy cũng không được, cứ hậm hực đi thẳng.
Từ đấy Lý sớm tối cập kề bên cạnh chàng. Ðược hai tháng, cảm thấy người mệt rũ. Mới đầu còn tự trấn an mình, nhưng rồi ngày càng gầy rộc đi, chỉ húp được một tô cháo loãng. Muốn về nhà để được chăm sóc, mà cứ quyến luyến không nỡ rứt đi ngay. Lần lữa đến mấy ngày, trở bệnh mê mệt, không dậy được nữa. Anh học trò láng giềng thấy chàng ốm nặng, ngày ngày sai thằng nhỏ trong quán ăn mang cơm cháo đến nhà. Chàng bấy giờ mới đâm ngờ Lý, nhâấy L sớmý ấy
– Ta hối hận đã không nghe lời Liên Hương nên mới ra nông nỗi này.
Nói xong, mắt tối sầm. Lúc sau tỉnh lại, mở to mắt nhìn quanh thì Lý đã đi mất; Từ đó hai bên mới đoạn tuyệt. Chàng nằm còm cõi giữa thư phòng trống vắng, nghĩ đến Liên Hương như người ta mong đến ngày mù L
Một hôm, đang giữa lúc mơ mơ màng màng, bỗng một người cuốn rèm bước vào, thì đúng là Liên Hương. Ðến sát bên giường, cất giọng mát mẻ:
– Anh chàng nhà quê! Nào tôi có nói điêu đâu!
Chàng nghẹn ngào hồi lâu, nói rằng mình đã biết tội, chỉ mong được cứu vớt. Liên bảo:
– Bệnh đã vào đến cao hoang, thật hết phương cứu chữa, tôi chỉ đến đây cốt để nói với nhau một lời vĩnh biệt, để tỏ rõ không có gì ghen tuông.
Chàng buồn thảm quá, nói rằng:
– Một vật dưới gối, phiền nàng đập nát dùm tôi.
Liên tìm được chiếc giày, đưa cầm ra trước đèn xoay trở ngắm nhìn. Cô gái họ Lý ở đâu vụt bước vào, thoạt trông thấy Liên Hương, quay ngoắt lại định chạy. Liên vội lấy thân chắn ngang cửa. Lý quẫn bách không còn biết chạy đi đâu. Chàng trách móc đay nghiến. Lý không sao đáp lại được. Liên cư họ L
– Hôm nay tôi mới được cùng dì dàn mặt để hỏi nhau đôi câu. Hồi trước bảo rằng bệnh cũ của lang quân vị tất đã không phải do tôi gây ra, nay rốt cuộc thế nào?
Lý cúi đầu tạ lỗi. LiêL cúL
– Mỹ miều như thế mà nỡ đem tình yêu để kết oán thù ư?
Lý vật mình xuống đất khóc ròng, xin rủ lòng thương xót mà cứu giúp. Liên đỡ dậy, hỏi kỹ về thuở sinh thời. ÐáL vật
_ Thiếp là con gái ông Thông phán họ Lý, chết non, chôn ở phía ngoài bức tường này. Như con tằm xuân, chết rồi mà mối tơ thừa vẫn còn vấn vương chưa dứt. Cùng chàng gắn bó là nguyện của thiếp, đẩy chàng đến chỗ chết thật không phải bản tân
Liên hỏi:
– Nghe nói loài ma, hễ người khác chết thì lợi cho mình, vì chết rồi sẽ đoàn tụ mãi bên nhau, có thực thế không?
Ðáp:
– Không đúng đâu, hai con ma gần gũi nhau, tịnh không có chút lạc thú. Như quả thích thú thì những chàng trai trẻ dưới suối vàng có thiếu đâu!
Liên bảo:
– Thực đến là ngốc! Ðêm nào đêm ấy làm miết, đến người cũng không kham nổi, huống hồ là ma!
Lý ý
– Hồ cũng có thể làm chết được người, chị có pháp gì riêng mình lại không?
Liên đáp:
– Ðó là hạng chuyên rút tinh bổ khí. Tôi không phải là hạng ấy. Mới hay, trên đời vẫn có giống hồ không hại người, chứ quyết không có giống ma nào không hại người cả, là vì âm khí thịnh quá.
Chàng nghe hai bên trao đổi, mới biết hồ và ma đều là chuyện thực. Cũng may tiếp xúc lâu ngày đã quen, nên không còn thấy rợn mấy nữa. Song nghĩ mình chỉ còn chút hơi tàn như sợi tơ, bất giác rống lên khóc thất thanh. Liên quay lại hỏi Lý:
– Giờ xử trí thế nào cho chàng đây?
Lý đỏ mặt, nhún nhường từ tạ, Liên cưL đL
– Chỉ sợ chàng khoẻ mạnh rồi, nương tử lại thói chanh chua vẫn đâu vào đấy.
Lý khép vạt áo vái mà nóL
– Nếu gặp được tay đại danh y để thiếp khỏi phải phụ lòng chàng, thì cũng đáng vùi đầu mãi dưới đất đen, còn dám đâu ngẩng mặt lên với đời nữa.
Liên bèn cởi đẫy, lấy thuốc ra, nói:
– Tôi sớm biết có ngày hôm nay nên sau khi cùng chàng bái biệt đã trèo lên ba ngọn núi hái thuốc; trải ba tháng trời, mới đủ mọi vị. Dẫu bệnh đến sài mòn lịm chết, cho uống vào cũng ít ai không tỉnh lại. Chỉ có điều, chứng bệnh do đâu thì phải lấy đấy làm vị dẫn thuốc. Cho nên không thể không cậy mình giúp sức.
Hỏi cần gì, đáp:
– Một chút nước dãi thơm trong khoé miệng anh đào đấy thôi. Tôi đặt viên thuốc vào, nhờ mình áp miệng vào nhổ cho trôi xuống.
Lý đỏ bừng cả mặt, cúi gầm đầu xuống đưa mắt ngó chiếc giày. Liên đùa nóL tiếp:
– Sở thích của em chỉ là chiếc giày đó thôi à?
Lý càng hổ thẹn, cúi hay ngửa, không còn biết giấu mặt đi đâL
Liên nói:
– Ngón ngạo lúc bình thường, nay còn tiếc gì nữa chứ?
Rồi lấy một viên thuốc để vào môi chàng, quay sang thúc ép Lý.
Lý không đừng được, phải áp vào miệng mà mớm. Liêc ủp
– Nữa đi.
Lại mớm nữa.
Mớm đến ba bốn lần, thuốc mới trôi xuống họng. Chỉ một lát, bụng nghe ùng ục như tiếng sấm. Liên lại đặt một viên thuốc khác, rồi tự mình áp môi hà hơi vào. Chàng cảm thấy vùng rốn như có lửa đốt, tinh thần sảng khoái bừng dậy.
Liên bảo:
– Khỏi rồi.
Lý nghe gà đã gáy, bàng hoàng giã biệt ra đi. Liên nghĩ chàng mới khỏi, cần phải điều dưỡng, ra quán cơm ăn cơm cũng chưa nên, bèn khoá trái cửa ở bên ngoài, vờ làm như chàng đã về quê, để dứt hẳn bạn bè lai vãng, ngày đêm giữ gìn, săn sóc chàng. Lý tối nào cũng đến, hầu hạ rất ân cần, coi Liên như chị, Liên cũng thương yêu hết lòL
Ở được ba tháng, chàng mạnh khoẻ như xưa. Lý bèn bẵng đi dần, cách hai ngày đêm mới một lần trở lại. Tình cờ có tới cũng ngó qua một chút rồi đi ngay. Lúc gặp mặt nhau chỉ rầu rầu không vui. Liên thường giữ nàng ở lại ngủ chung, cũng không nghe. Chàng phải chạy theo ra, kéo lại, bế thóc về, người cứ nhẹ như hình nhân bằng cỏ. Nàng không còn trốn vào được, bàn để nguyên áo xống mà nằm, cuộn tròn mình lại, không đầy hai thước. Liên càng thương, ngầm bảo chàng ôm ấp, như lay mấy cũng không tỉnh. Chàng ngủ thiếp đi, lúc tỉnh dậy tìm, thì đã biến mất. Luôn mười ngày sau cũng không thấy trở lại. Chàng tưởng nhớ da diết, thường mang chiếc giày ra cùng đùa nghịch. Liêa. L bàa.
– Yểu điệu như thế, thiếp thấy cũng còn thương, huống gì là nam giới.
Chàng nói:
– Ngày trước cứ mỗi lần nghịch đến giầy thì lại xuất hiện, trong lòng đã lấy làm ngờ, nhưng chung quy vẫn chẳng nghĩ được là ma. Nay nhìn giầy lại tưởng đến dung nhan, thật đáng mủi lòng.
Nói rồi chảy nước mắt.
Nguyên trước đấy có nhà phú ông họ Trương, có người con gái tiểu tự là Yến Nhi, tuổi vừa mười lăm, bị bệnh không thoát được mồ hôi mà chết. Qua một đêm bổng tỉnh lại, ngồi dậy ngó quanh rồi định chạy. Trương khoá cửa lại, không ra được, cô gái bèn tự nói rằng:
– Tôi là hồn cô gái ông Thông phán, cảm mối tình quyến luyến của chàng Tang, có chiếc giày còn để lại ở nhà chàng. Tôi thực là ma, giữ lại có ích gì?
Nghe lời nói có vẻ ngọn ngành, bèn hỏi duyên cớ vì sao lại đến đây. Cô gái bồi hồi nhìn lui nhìn tới, mơ màng không hiểu ra sao cả. Có người nói thư sinh họ Tang vì ốm đau đã về quê rồi thì cô một hai bảo là nói dối.
Người nhà đâm hoang mang. Anh học trò phía Ðông nghe chuyện, trèo tường vào nhòm thử xem, thấy chàng cùng một người đẹp đang đối mặt chuyện trò. Bất ngờ chạy sấn vào tận nơi; nhưng giữa lúc đang nhớn nhác, người đẹp đã biến mất. Anh học trò láng giềng thất kinh, gặng hỏi. Chàng cười đáp:
– Ðộ trước chẳng đã nói với bác con mái thì rước vào đấy thôi.
Anh học trò láng giềng thuật lại lời Yến Nhi. Chàng liền mở cổng, định đi sang để dò xét thực hư, khổ nỗi không tìm ra cớ gì để đến nhà họ cả.
Bà Trương nghe chàng quả chưa về quê, lại càng lấy lạ, bàn sai một mụ ở tới hỏi chiếc giày. Chàng lấy trao ngay. Yến Nhi nhận được, mừng rỡ, thử xỏ chân vào thử thì giày nhỏ hơn chân đến một tấc. Sợ quá, cầm gương tự soi, bất chợt hiểu ra mình đã mượn thây người khác để sống lại. Bàn thuật lại đầu đuôi, mẹ mới tin là thực.
Cô gái soi mặt vào gương, khóc oà lên rằng:
– Mặt mũi hồi trước còn hơi tự tin một chút, thế mà mỗi lần gặp chị Liên vẫn xấu hổ vì thua kém, nay lại như thế này, thì làm người chẳng bằng làm ma cho xong.
Bèn cầm chiếc giày gào khóc, khuyên mấy cũng không được. Rồi trùm chăn nằm không nhúc nhích, bảo ăn cũng chẳng ăn, mình mẩy sưng phù lên. Suốt bảy ngày không ăn, rốt cuộc vẫn không chết, mà bệnh phù rạp xuống dần. Cảm thấy đói không nhịn được nữa, bèn ăn trở lại. Vài ngày sau, khắp mình ngứa ngáy, da giẻ bong ra hết. Một buổi sáng ngủ dậy, đôi giày ngủ tuột ra từ lúc nào, vội nhặt lấy mang vào thì rộng tuênh, không vừa chân nữa. Nhân đấy bèn thử lại chiếc giày cũ, thì cỡ chân gầy béo nay thật vừa vặn. Ðã thấy mừng, lại lấy gương soi lại, thì lông my, con mắt, gò má, khoé miệng, giống hệt như thuở bình sinh. Càng bội phần mừng rỡ. Rửa mặt chải đầu rồi lên thăm mẹ. Ai nấy cũng nhìn chăm chăm.
Liên Hương nghe câu chuyện lạ, khuyên chàng nên nhờ người mối đánh tiếng, nhưng chàng nghĩ giàu nghèo cách trở, không dám đường đột đến ngay. Gặp ngày sinh nhật bà Trương, bèn theo đám con rể nhà ấy đến mừng thọ. Bà Trương nhìn thấy tên chàng, bèn bảo Yến Nhi đứng trong ràm nhòm ra để nhận mặt khách. Chàng đến sau cùng. Cô gái chạy thốc ra, túm lấy vạt áo, định theo chàng cùng về. Mẹ phải nạt cho, mới xấu hổ quay lại. Chàng nhìn kỹ, rõ ràng là đúng, bất giác trào nước mắt, bèn phục xuống lại không chịu đứng dậy nữa. Bà mẹ đến đỡ, cũng không cho là sàm sỡ.
Chàng trở về, cậy ông cậu của cô gái đến làm mối. Bà mẹ định chọn ngày lành cho chàng đến ở gửi rể. Chàng trở về nói với Liên Hương và đem chuyện đi hay ở ra bàn. Liên buồn bã hồi lâu, rồi toan từ biệt mà đi. Chàng cả kinh, bật khóc lên. Liên nói:
– Chàng làm lễ động phòng hoa chúc ở nhà người ta, thiếp theo chàng đến đấy, thì còn gì là mặt mũi nữa?
Chàng tính kế trước hãy cùng nàng trở về làng cũ, rồi sau sẽ đón Yến Nhi. Liên mới chịu theo lời. Chàng đem tình thực thưa lại với họ Trương. Trương nghe chàng đã có vợ rồi, nổi giận buông lời trách móc. Yến Nhi phải hết sức phân trần, mới cho được như lời xin.
Ðếắn ngày cứơi, chàng đi đón dâu, nhà cửa bài trí có phần qua quít; đến lúc về thì từ ngoài cổng vào đến nhà lớn, thảm lông chim trải kín mặt đất, trăm nghìn đèn lồng, rực rỡ như gấm. Liên Hương đỡ cô dâu vào phòng cưới, làm lễ giao bái xong, lại cùng nhau hoan hỉ như ngày nào. Liên ngồi bên hai người tiếp ly rượu hợp cẩn, nhân hỏi cặn kẽ câu chuyên lạ hoàn hồn. Yến nói:
– Hôm ấy, em cứ ưu uất không nguôi, chỉ vì nỗi mình với người lại là dị loài. Tự thấy hình hìa của mình thật là nhơ bẩn. Sau khi chia tay, phẫn chí không trở vẳ mộ, đành theo gió trôi dạt khắp nơi. Hễ thấy người sống thì lại thèm. Ban ngày nương vào cây cỏ, đêm thì nổi chìm phó mặc bước chân. Tình cờ đến nhà họ Trương, thấy một cô thiếu nữ nằm trên giường, bèn lại gần nhập vào, có hay đâu lại được sống lại.
Liên nghe chuyện, trầm ngâm, có dáng nghĩ ngợi.
Qua hai tháng. Liên sinh một con trai. Sinh xong, bị bạo bệnh, suốt ngày nằm ly bì. Bèn cầm tay Yến dặn dò:
– Phiền em vất vả nuôi dùm cái giống oan nghiệt này. Con ta cũng là con mình.
Yến chảy nước mắt, lựa lời khuyên giải. Muốn mời thầy lang, nhưng nàng khước từ. Bệnh ngày thêm nguy kịch, hơi thở mỏng manh như sợi tơ. Chàng và Yến Nhi đẳu khóc. Bỗng nàng mở bừng mắt ra nói:
– Ðừng thế! Các người lấy sống làm vui, riêng ta lấy chết làm thích. Nếu quả có duyên, sau mười năm nữa lại được họp mặt.
Nói xong thì chết. Mở chăn ra định liệm, thấy đã hoá thành con hổ. Chàng không nỡ coi là khác loài, lo tang gia hậu hỹ.
Con trai tên là Hồ Nhi, Yến nuôi nấng như con đẻ. Mỗi lần gặp tiết thanh minh, thế nào cũng bế con đến khóc trước mộ mẹ.
Về sau, chàng đậu kỳ thi Hương, nhà dần dần sung túc, mà Yến vẫn khổ sở vì không sinh đẻ. Hồ Nhi cũng khá thông tuệ, nhưng tạng người yếu đuối, lại lắm bệnh. Yến vẫn muốn tìm người vợ lẽ cho chồng. Một hôm, con hầu bỗng vào thưa:
– Ngoài cửa có một bà cụ, dắt theo người con gái muốn tìm chỗ bán.
Yến cho gọi vào. Thoạt nhìn thấy giật nẩy mình nói:
– Chị Liên lại ra đời đấy chăng?
Chàng nhìn cô ta thì giống hệt, nên cũng hoảng. Hỏi:
– Bao nhiêu tuổi rồi?
Ðáp rằng:
– Mười bốn.
– Tiền cưới định lấy bao nhiêu.
Ðáp:
– Thân già chỉ được có mụn con này, chỉ cốt nó được chốn yên thân, mà tôi cũng có nơi để kiếm miếng cơm, ngày sau nắm xương tàn không đến nỗi bỏ nơi ngòi rãnh, thế là đủ.
Chàng bàn trả giá cao, rồi giữ luôn bà cụ lại. Yến cầm tay cô gái, dắt vào buồng kín, nâng cằm, cười mà bảo:
– Mày có biết tao không?
Thưa rằng:
– Không biết.
Hỏi họ là gì, đáp:
– Thiếp họ Vi. Bố làm nghề bán nước ở trong thành Từ Châu, chết đã ba năm rồi.
Yến bấm ngón tay tính lại thì Liên vừa chết đúng mười bốn năm. Lại ngắm nhìn cô gái, dung nhan, cử chỉ, chỗ nào cũng giống Liên Hương đến thần tình. Bèn vỗ vỗ vào trán mà gọi to lên rằng:
– Chị Liên, chị Liên! Cái hạn mười năm lại gặp đúng là không lừa tôi.
Cô gái bỗng như trong mộng bừng tỉnh, thình lình mắt sáng lên, nói:
– A!
Rồi nhìn kỹ Yến Nhi. Chàng cười bảo:
– Ðó là Dường như quen nhau én lại về đấy.
Cô gái ràn rụa nước mắt, nói:
– Phải rồi. Nghe mẹ bảo, lúc thiếp mới sinh ra đã biết nói, nghĩ là điềm không lành, lấy máu chố cho uống,nên mới lú ấp cả nhân duyên kiếp trước. Hôm nay thực như trong mơ chợt tỉnh. Nương tử đây có phải là em Lý vẫn hổ thẹn vì phải làm ma khôem
Bèn cùng nhau trò chuyện về quãng đời thuở trước, buồn vui xen lẫn tuôn trào.
Một hôm, gặp tiết hàn thực, Yến bảo:
– Ðây là ngày hàng năm em và chàng vẫn khóc chị đấy.
Nói đoạn cùng nhau thân hành đi thăm mộ. Cỏ hoang đã xanh rờn, cây đã vừa ôm, nàng cũng động lòng than thở.
Yến bảo chàng rằng:
– Thiếp và chị Liên đã hai đời tình nghĩa, không nỡ lìa nhau, nên cho nắm xương trắng được cùng huyệt.
Chàng làm theo lời, đào mộ Lý, lấy xương mang về hợp tán ở mộ Liên. Họ hàng, bè bạn nghe câu chuyện lạ, mặc lễ phục kéo đến tận huyệt, không hẹn mà tụ họp đến vài trăm ngưo
Năm Canh tuất, ta đi chơi miền Nam đến đất Nghi, vì mưa ngăn trở, phải nghỉ lại ở quán trọ. Có thư sinh Lưu Tử Kính là thân thích bên ngoại của chàng Tang, đưa cho xem chuyện chàng Tang do người trong cùng văn xã là Vương Tử Chương soạn, khoảng hơn một vạn chữ, được đọc hết. Trên đây chỉ là tóm lược mà thôi.