Lúc mới vào trường, giáo viên phụ đạo đã nói với chúngtôi, có lẽ so với những môn xã hội khác, ngành ngoại ngữ sẽ tương đối dễ nảnhơn. Năm nhất và năm hai tuy không phải sáng nào cũng có giờ học vào tiết đầutiên, nhưng chúng tôi bức thiết phải có mặt trong lớp vào lúc 7g30 để tự học.Trời còn chưa sáng hẳn đã có thể nhìn thấy sinh viên khoa ngoại ngữ tay cầm đậunành, đeo tai nghe, vừa đi vừa nghe phát thanh trên con đường rợp bóng trongkhuôn viên trường.
Đoạn đường từ ký túc xá đến dãy lầu “Tứ giáo” có một rừng hoa quế. Chúng tôinhập học vào đúng mùa thu vàng, khi đó mỗi buổi sáng đi ngang rừng hoa quế này,chúng tôi đều vẫn còn ôm ấp mộng tưởng tươi đẹp cho cuộc sống đại học, và cảước mơ cho tương lai tươi sáng, lúc ấy thật sự cảm thấy đó là một việc vô cùnghưởng thụ.
Tôi cũng đã từng là một thanh niên có ý chí đến thế, nhưng cùng với quá trìnhtừ người mới biến thành ma cũ, con người cũng ngày càng buông lỏng. Có lúc tôicảm thấy bốn chúng tôi mà dở chứng lười biếng thì thật sự là thần tiên cũngphẫn nộ. Nếu như cuối tuần hay sáng thứ hai, thứ ba không có tiết, bốn chúngtôi không một ai muốn ra khỏi cửa phòng, nhưng lại đói đến không chịu được, lúcnày “kéo búa bao” sẽ giúp tôi chọn ra một người xuống nhà ăn. Nhưng nếu như đếntrưa mà vẫn chưa muốn ra cửa thì sao? Thì tiếp tục kéo múa bao thôi….
Chỗ chúng tôi ở gần nhà ăn số 3 nhất, do đó thường ngày chỉ hoạt động ở vòngquanh khu vực này. Ngay vị trí bán đậu nành ở gần cửa ra vào nhà ăn, có một cáithùng lớn, một người nhận thẻ, một người lấy đậu nành. Người múc đậu nành đórất là quái lạ, bắt chúng tôi phải tự mang ly đến, và cho dù ly có to đến mấy,họ cũng chỉ cho 2/3 dung lượng của ly, chưa hề lay động. Thế là, chúng tôi mangloại ly 1.5 lít, mang một ly thì đã đủ cho cả bốn người cùng uống.
Tiết trời ngày càng lạnh, gần đây mọi người đều quấn mình trong chăn nấp trongphòng đọc tiểu thuyết, xem tivi, chơi vi tính, học từ vựng, kể cả cơm trưa cũnglười đi mua. Vậy phải làm sao? Tiếp tục oẳn tù tì.
Thông thường Bạch Lâm là người xúi quẩy nhất.
Hôm nay, lại là nó.
Nó kéo tay tôi, nét mặt tội nghiệp: “Tiểu Đồng, đi chung đi mà.”
Thấy nó một mình cầm bốn hộp cơm, cũng thê thảm thật, tôi đành đi với nó.
Chúng tôi mỗi người cầm hai cái hộp đứng xếp hàng mua cơm ở hai dãy.
Cũng may chưa đến 12 giờ, người đến xếp hàng mua cơm vẫn chưa nhiều. Khi đếnlượt tôi, nhìn chú bán cơm khom lưng múc một muôi cơm thật to, sau đó lắc lắctay một cái, rồi nhìn nhìn, dường như vẫn chưa vừa ý, thế là lại lắc thêm mấycái nữa, cơ hồ là đến khi chẳng còn bao nhiêu gạo trong đó nữa mới chịu cho vàohộp của tôi.
Tôi lại cạ thẻ một lần nữa, rồi lại đưa vào đó một cái hộp khác. Chú đó lặp lạiđộng tác lúc nãy, lần này còn ít hơn nữa.
Tôi nhìn tay trái của mình, rồi quay qua nhìn tay phải, mếu máo nói: “Chú ơi,chú nhìn con đã ốm như vậy rồi mà chú cho con có bấy nhiêu cơm thôi, chú nhẫntâm sao?”
Chú đó nhìn tôi, rồi thêm cho mấy hạt cơm với vẻ mặt rất không vui vẻ, sau đóliền xua tay nói lớn với hàng người đứng phía sau tôi: “Mau lên, người tiếp theo.”Miệng vẫn còn lầm bầm: “Mua có 4 xu mà còn muốn thêm bao nhiêu chứ?”
Nghe thấy phía sau có tiếng cười của nam sinh, tôi liền quay đầu lại liếc hắnmột cái.
Nhưng, cũng trong một chuyến đi như thế, tôi làm mất thẻ cơm của Bạch Lâm. Tôivắt óc suy nghĩ lại suy nghĩ, chỉ nhớ là lúc mua cơm, tôi dùng thẻ của tôitrước, tiếp theo là dùng thẻ của Bạch Lâm, sau đó thì không còn thấy cái thẻ đóđâu nữa. Bạch Lâm có rất nhiều tiền trong đó, kiểu nào tôi cũng đến không nổi.
Bạch Lâm không mấy để tâm: “Không sao, mất rồi thì bỏ đi.”
Song tôi vẫn vội vàng kéo nó đến phòng hậu cần báo cáo mất thẻ.
Giáo viên quản lý ở đó nói: “Bạch Lâm năm 3 khoa ngữ văn Anh à? Lúc nãy cóngười đến hỏi đấy, nói là nhặt được thẻ của em, em đó hỏi thông tin lớp học củaem xong thì đi tìm em rồi.”
Hai chúng tôi nhìn nhau, may quá, vậy mà cũng gặp được Lôi Phong.
(Chú thích: Lôi Phong là một chiến sĩ cộng sản hết lòng giúp đỡ mọi người màngười dân TQ đều xem là tấm gương sáng dạy dỗ con mình.)
Buổi tối lại là tiết học tiếng Nga của Mộ Thừa Hòa.
Phòng học có máy điều hòa, học sinh lại đông, hơn nữa còn đóng kín cửa sổ. Hắngiảng bài một hồi, có lẽ là cảm thấy nóng chăng, nên đã xắn tay áo lên. Làm hếttất cả các động tác này, hắn cầm phấn lên viết chữ.
Nhưng không ngờ, hắn lại dùng tay trái.
Hắn quay lưng với chúng tôi, viết xong một chữ, hoặc giả cũng đã sực nhận ravấn đề, thế là tay hắn ngưng lại vài giây, sau đó tiếp tục viết hết các chữ cònlại.
Tôi biết, nếu như hắn lập tức đổi tay, trái lại sẽ càng khiến mọi người chú ý.
Hắn viết xong một câu, quay lại nhìn xuống lớp học, lúc này mới chuyển phấn quatay phải. Mọi người đều đang cúi đầu ghi chép, chỉ có vài người còn ngồi ngơngẩn, và tôi chính là một trong số đó.
Cơ hồ không có một ai nhận ra sự việc nhỏ nhặt lúc nãy, nếu như không phải tôibiết được thói quen này của hắn, e là cũng không phát giác ra.
Thật ra, tôi cảm thấy Mộ Thừa Hòa không cần phải làm thế, để cho các bạn biếtđược thì mọi người cũng chỉ là nghị luận một hồi, sau đó sẽ thêm một điểm vàosức quyến rũ của hắn mà thôi.
Giáo viên càng đặc biệt, thì càng làm cho học sinh tò mò.
Dường như nhận ra tôi đang nhìn hắn, Mộ Thừa Hòa mỉm cười với tôi một cái.
Tôi khựng người, cúi thấp đầu, hoảng loạn cầm bút lên viết bài, nhưng viết mộthồi thì suy nghĩ lại bay bổng. Tôi nhớ đến bài toán của Mộ Thừa Hòa: 3999 x6888 = ?
Lúc nhỏ tôi có học bảng cửu chương. Sau này lớn lên lại học thêm bảng bìnhphương, dạng như đọc theo phản xạ đáp án của 11 x 11, 12 x 12, 13 x 13…. Nhưngđó đơn thuần là vì giáo viên dạy toán yêu cầu chúng tôi học thuộc lòng để nângcao khả năng tính nhẩm.
“Có ai cố tình chạy đi học đáp án của bảng tính nhân không?” Thừa lúc Mộ ThừaHòa viết ví dụ trên bảng, tôi lén hỏi Bạch Lâm.
“Bảng cửu chương?” Bạch Lâm hỏi lại.
“Không phải, loại mấy ngàn nhân mấy ngàn ấy.” Tôi nói.
“Học để làm gì?”
“À… để chơi, ví dụ như huấn luyện não cũng nên.” Không phải giáo viên hay nóiđầu óc lâu quá không sử dụng thì sẽ rỉ sét sao.
Bạch Lâm lườm tôi một cái, “Luyện não? Não tàn à?”
(Chú thích: “Não tàn” là một cách nói rất phổ biến của người TQ đặc biệt là dânmạng, nó dùng để chỉ những người làm những chuyện quái lạ, những chuyện trênsao hỏa.)
Ờ…. đích thật là không mấy phù hợp quy luật tự nhiên.
(2)
Ngữ văn Nga học hai tiết liên tục, bất luận là Trần Đình hay là những giáo viênkhác, hễ tiết học được xếp vào buổi tối thì họ đều chủ trương học liền haitiết, không nghỉ giữa giờ, nếu như có người muốn đi vệ sinh, thì chỉ cần lẳnglặng đi ra là được. Thật ra làm thế mọi người cũng rất vui lòng, sớm học xong sớmvề phòng, ai làm việc nấy.
Nhưng Mộ Thừa Hòa thì không.
Ngày thường hắn là một người khá dân chủ, nhưng trong việc này, bất kể mọingười có phản đối thế nào, hắn cũng nhất quyết phải nghỉ giải lao mười phútgiữa giờ.
Hắn nói: “Chúng ta nghỉ ngơi là để có sức lực nghênh đón 45 phút tiếp theo.”Khi nói những lời này, khóe môi giương lên nụ cười làm mọi người mê mệt, đươngnhiên là cũng không còn ai có ý kiến.
Sau tiết học thứ nhất, tôi cảm thấy phòng học choáng ngộp vì quá nhiều người,thế là đi ra hành lang hóng gió.
Và đã nhìn thấy Mộ Thừa Hòa cũng đang đứng bên lang cang, như đang suy nghĩ gìđó, không biết hắn đang nghĩ gì trong lòng.
Đêm rất lạnh, nhưng ánh trăng lại sáng vô cùng. Màu sáng bạc ấy rãi xuống từtrên trời, in bóng của hắn lên mặt đất, rất dài, cơ hồ là dài đến chỗ chân tôi.
Tôi thừa thế giẫm vài cái lên đó, sau đó ra vẻ thục nữ đi tới bên hắn.
“Thầy đứng ở đây không lạnh sao? Đang nhìn gì vậy?” Tôi đứng dựa vào lang cang,nói với hắn.
Lần theo ánh nhìn của hắn, là hồ hoa sen ở dãy “Lục giáo” đối diện. Vào mùa hè,nơi đó rất đẹp, màu xanh tươi của lá, màu hồng phấn của hoa, có thể nói làthắng cảnh trong trường. Nhưng hiện giờ đang là mùa đông, chỉ có nhánh cây khôcằn, cả hồ nước trông tiêu điều vô cùng.
Hắn không nhìn tôi, dùng cằm chỉ chỉ về cảnh sắc bên kia lầu, “Cái hồ đó, lúctrước trụ sở chính trường chúng ta cũng có một cái, sau này vì tu sửa thư việnnên đã san bằng, giống y như nhau, đều là hình bán nguyệt.”
“Thư viện cơ sở chính tu sửa? Hình như là lâu lắm rồi mà?” Tôi nhớ chuyện nàyhình như là rất lâu rất lâu rồi.
“Ừm.” Hắn đáp.
Lát sau lại nói, “Tôi không thường xuyên đến khu Tây, nhưng nhìn thấy nó lạilàm tôi nhớ đến hồ nước ở trụ sở chính. Từng có lúc tôi thường xuyên đến đó bắtcá.” Gương mặt của hắn tắm dưới ánh trăng, nở một nụ cười nhẹ, “Tôi cầm cái rổ,bỏ vào đó vài mẩu bánh bao, sau đó câu xuống nước, cột bằng một sợi dây, ngồiyên chờ mười phút, rồi giật nó lên, bắt được rất nhiều cá. Cuối cùng, có mộtlần tôi đã té xuống hồ, suýt chút đã không thể bò lên bờ lại.”
Tôi kinh ngạc, “Lúc thầy còn nhỏ?”
“Ba tôi là giáo viên của đại học A, tôi sống cùng với ba trong ký túc xá, emkhông biết đúng không.”
Thì ra ba của hắn cũng là giáo viên, lẽ nào hắn đến đây dạy thế cũng là vì quanhệ của ba mình?
“Ba thầy dạy môn gì?” Tôi hỏi.
“Số học.”
“Số học?” Nhắc đến số học, tôi đúng thật là có một câu hỏi, “Thầy thần kỳ lắm,bài toán lần trước, thầy tính bằng cách nào vậy?”
Hắn cười vui, “Có bí quyết đấy.”
“Bí quyết gì?”
“Thật ra, đúng lúc là vì hai con số em hỏi rất đặc biệt, có thể thêm bớt chonhau. Tôi từng học châu tâm toán.”
“Trư, tâm toán?” Heo mà cũng biết tính nhẩm? (“trư” và “châu” đồngâm)
“…..”
Chân mày của hắn hơi giựt giựt.
“Chẳng lẽ không phải?” Tôi nghi hoặc.
“Đó là một phương pháp tính nhẩm, dùng nguyên lý bàn tính hạt châu, do đó gọilà châu tâm toán.”
“Châu toán ấy à? Khi học tiểu học em cũng có học qua, sau đó còn theo dì của emcầm bàn tính tính sổ sách nữa. Em còn nhớ khẩu quyết nhé: một lên một, mộtxuống năm trừ bốn, một trừ chín tăng một; hai lên hai, hai xuống năm trừ ba,hai trừ tám tăng một.”
“Người sử dùng thuần thục bàn tính, hay những người chuyên nghiệp từng đượchuấn luyện, thì tính toán nhanh hơn máy là chuyện rất thường thấy.”
“Đúng đúng đúng, dì của em làm kế toán đó, thật sự là tính còn nhanh hơn máy.”
“Châu tâm toán có thể nói là giống y như thế, có điều khi tính nhẩm, phải tưởngtượng bàn tính thật sự ở trong não của mình.”
“Nhưng chắc là khó lắm.”
“Khi mới học là rất khó, vì vừa phải nhanh chóng ghi nhớ số, vừa phải tưởngtượng bàn tính, đồng thời phải diễn biến quá trình đẩy bàn tính trong đầu, cuốicùng số học hóa những hạt châu đó.”
“Nghĩ thôi cũng nhức đầu.”
Hắn cười, “Đây là kết quả vận dụng tổng hợp tư duy logic, tư duy hình tượng vàtư duy linh cảm, do đó sau này nó đã được xem là một phương pháp kích thích trítuệ của trẻ em. Khi đã thuần thục rồi, tốc độ tính hoàn toàn có thể nhanh hơnmáy tính thông thường, đề vừa được đọc ra, đáp án sẽ lập tức xuất hiện ngay.”Hắn ngưng một lúc, “Cho nên mới nói, không có bất kỳ máy móc nào có thể chiếnthắng trí tuệ của nhân loại.”
Tính nhanh hơn cả máy tính? Nghe khá hấp dẫn.
Tôi hơi phấn khởi, “Bây giờ em học có được không?” Nếu mà học thành rồi, saunày còn có thể mang ra khoe nữa.
“E là trễ rồi, thông thường thì 4, 5 tuổi sẽ tương đối thích hợp hơn.”
Hắn dùng nụ cười tươi rói như mặt trời, hủy tiêu hy vọng muốn trở thành thiêntài duy nhất trong đời tôi chỉ trong tích tắc.
Một lúc sau, hắn chợt hỏi tôi: “Em dạy thêm cho bao nhiêu người?”
“Chỉ một nhóc con đó thôi.”
“Một tuần bao nhiêu buổi?”
“Nghỉ hè sẽ dạy nhiều hơn, hiện giờ thì một tuần chỉ một buổi.”
“Có cực không?”
“Đâu có cực, còn rất có cảm giác thành tựu nữa.”
“Em….” Hắn nhìn tôi.
“Sao ạ?” Tôi nghi hoặc.
“Không có gì. Cố gắng học tập là được, có khó khăn gì em có thể nói với tôi.”
Chính ngay trong lúc chúng tôi trò chuyện, có một nam sinh lạ mặt đi tới cửaphòng học, ló đầu vào trong nhìn gì đó. Cũng không có gì kỳ lạ, vốn dĩ nam sinhđến khoa ngoại ngữ thăm bạn gái là chuyện thường gặp thôi, mọi người đều hiểu.
Nhưng lạ ở chỗ người đó kéo tay một người hỏi: “Xin hỏi, đây có phải khoa Anhnăm 3 không?”
“Phải, sao?”
“Lớp bạn có ai tên Bạch Lâm không?”
Nghe thấy hai chữ “Bạch Lâm”, tôi lập tức đề cao cảnh giác, dõng tai lên nghe.
“Bạch Lâm!!!!” Người được hỏi ngóng cao cổ họng gọi, “Có bạn nam nào tìm kìa.”
Tôi thấy Bạch Lâm đi tới trước mặt người đó, nó hỏi: “Tìm tôi chuyện gì?”
Người đó nhìn nhìn Bạch Lâm, rồi lại nhìn nhìn thêm lần nữa, “Cậu tên BạchLâm?”
“Đúng thế.”
“Không phải cậu.” Nam sinh lắc đầu.
“Sao lại không phải tôi?” Bạch Lâm bực bội hỏi lại.
“Lớp cậu còn ai tên Bạch Lâm không?”
“Tên đẹp lại hiếm có như vậy, còn có thể trùng với ai chứ? Cả khoa ngoại ngữnày chỉ có một mình tôi tên này thôi, không còn ai khác!” Bạch Lâm dùng khí thếmạnh mẽ quen thuộc của nó áp đảo đối phương.
Thấy nó như thế, nam sinh ngượng ngùng, lầm bầm: “Bạch Lâm mà tôi tìm là một côgái không phải rất cao, mắt rất to, cột tóc đuôi gà, lúc cười hai bên trái phảiđều có răng khểnh….”
Mộ Thừa Hòa đột nhiên nhìn tôi.
“Gì vậy?” Tôi xoa xoa mặt mình, bất giác hỏi.
“Răng khểnh.”
“Thầy có răng khểnh sao, em cũng có.” Tôi nói.
Hắn mỉm cười, “Tôi không có, nhưng tôi biết em có.”
Cùng lúc đó, Bạch Lâm cũng chỉ về phía tôi, nói với nam sinh đó: “Trò à, ngườimà trò muốn tìm là bạn ấy chăng?”
(3)
Hóa ra, nam sinh đó tên Lưu Khải, khoa công nghệ thông tin. Là người đứng xếphàng mua cơm phía sau tôi lúc sáng, còn cười tôi, và bị tôi liếc một cái. Sauđó, tôi cố chen ra khỏi dòng người, kết quả là làm rơi mất thẻ, hắn vừa đúngnhặt được, muốn gọi tôi nhưng không ngờ tôi lại chạy nhanh như gió vậy, thoắtchốc đã biến mất khỏi nhà ăn. Hắn không còn cách nào khác đành cầm thẻ đến khuhậu cần hỏi thông tin chủ thẻ, và sau đó đã tìm đến đây, trả lại cho tôi. Thẻđó là của Bạch Lâm, nên hắn tưởng tôi tên Bạch Lâm.
Sau giờ học, trên đường về phòng tôi và Bạch Lâm đều hạ quyết tâm phải trả ơnLưu Khải, có cơ hội nhất định mời bạn ấy ăn một bữa.
Thứ bảy tuần này, tôi không cần đền nhà Bành Vũ, và ngày nghỉ của mẹ và tôi cuốicùng cũng đã khớp với nhau. Mẹ đi làm trong một nhà giam nữ cách thành phố A30km, trường của tôi và nhà giam đó phân biệt nằm ở hai đầu Đông – Tây, cáchnhau những tám chín mươi cây số, đi lại rất không thuận tiện. Do đó, tuy làsống trong cùng một thành phố, nhưng mẹ con chúng tôi rất ít gặp mặt nhau.
Rất nhiều người nghĩ rằng cảnh sát chính là công an, công an chính là cảnh sát.Thật ra, công an chỉ là một loại hình trong cảnh sát. Cảnh sát còn có phân ngụccảnh và cảnh sát tư pháp… Mẹ của tôi chính là một ngục cảnh, mặc cảnh phục đilàm, vai đeo huy chương thêu đậm hai chữ “Tư Pháp”.
Bạch Lâm thường ngưỡng mộ mà nói với tôi: “Tiểu Đồng à, mẹ cậu mặc cảnh phụctrông phong độ oai hùng thật đó.”
Nhưng mẹ tôi rõ ràng mang thân hình trái lê, “phao bơi” trên vòng bụng đếnnhững ba cái, kiểu nào tôi cũng không thể liên hệ mẹ với bốn chữ “phong độ oaihùng”. Cũng chính vì thế mà tôi cứ luôn ngẫm nghĩ và tự mình kiểm điểm, rằngthật ra trình độ thưởng thức của tôi có vấn đề, hay là họ đều có vấn đề.
Ngày thường mẹ vốn đã bận, công việc ngục cảnh này lại hơi đặc thù, chỉ có thểthay ca nhau, lại phải thường xuyên trực đêm bất kể ngày lễ hay không, do đó bàthường xuyên không về nhà, và tôi cũng ở luôn trong ký túc xá trường, thỉnhthoảng sẽ đi thăm ông bà nội.
Trên đường về, tôi ghé qua chợ mua rau và cá, chuẩn bị làm một bữa trưa thịnhsoạn chờ mẹ. Thông thường nếu hôm trước trực ca đêm thì 9 giờ sáng hôm sau mẹsẽ được về, thu xếp xong hết về đến nhà thì cũng 11 giờ.
Lúc mẹ về đến nhà thì tôi đang làm cá. Thấy bà không thay đồng phục thì đã ravề, tôi hỏi: “Mẹ phải đi ngay à?” Bởi vì thông thường họ sẽ không cho mặc cảnhphục ra về.
“Ừm.” Mẹ rửa mặt rồi nói, “Dì Vương của con vừa đưa một tội phạm nữ vào thànhkhám bệnh, có vẻ sẽ phải nhập viện vài bữa. Mẹ ăn xong phải qua bệnh viện giúpbà ấy.”
“À….” Tôi the thé đáp lại.
Lúc ăn cơm, mẹ con chúng tôi ngồi đối diện nhau, chỉ nghe thấy tiếng nhai nuốtthức ăn.
Mẹ nói: “Lát nữa mẹ tiện thể qua gửi tiền cho bà nội của con, dư ra bốn trăm mẹđã để trên bàn, phí sinh hoạt của con tháng sau.”
“Không cần đâu, mẹ cứ giữ đi, tiền con làm thêm vẫn đủ dùng.”
“Cứ lấy đi, con không dùng thì để dành cũng được. Còn không lát nữa hãy muachút hoa quả đến thăm ông nội.”
Tôi cúi đầu ăn cơm, không nói gì.
Mẹ lại hỏi: “Gần đây trong trường có chuyện gì không?”
“Dạ không, cũng khá ổn.”
Sau đó, không còn lời nào nữa.
Dùng cơm xong, bà vội vàng ra khỏi nhà.
Tôi nhìn bốn tờ nhân dân tệ trên bàn rất lâu, cuối cùng cầm nó lên ra gửi vàongân hàng, sau đó mua ít trái cây đến bệnh viện.
Lúc tôi vào phòng bệnh thì bà nội không có ở đấy, ông nội vẫn nằm đó, mười nămnhư một, không hề có dấu hiệu tỉnh lại. Tôi đặt trái cây xuống, ngồi đến bêngiường, vuốt máu tóc bạc phơ của nội.
Nhiều lúc ngay cả lần trò chuyện gần nhất của ông và tôi là trong trường hợpnào, tôi cũng không còn nhớ rõ nữa.
Máy hô hấp ở ngay bên cạnh, nhưng lại không sử dụng.
Hai năm trước, nội bị thiếu ôxy não mười phút, từ đó trở thành người thực vật.Giờ đây tình trạng của nội đã tiến triển rất nhiều, máy trợ hô hấp phần lớn đềungưng hoạt động, bác sĩ tập cho nội khả năng tự hô hấp. Mỗi ngày vẫn sẽ dùngống dẫn sữa bò và thức ăn xay nhuyễn cho nội.
Bất kể là bà nội hay là y tá, đều chăm sóc cho nội rất chu đáo, cơ hồ chưa từngbị loét hoại tử. Dùng lời của bác sĩ để nói thì, ngoại trừ không thể tỉnh lại,sức khỏe của nội trên cơ bản là bình thường.
Nhưng mức viện phí khổng lồ này hoàn toàn do gia đình của tôi và bác hai đảmtrách.
“Cạch” một tiếng, cửa phòng mở ra. Bà nội cầm một bình nước đi vào.
“Bà nội!” Tôi đứng dậy chào bà.
“Tới rồi à.” Bà liếc nhanh tôi một cái.
“Để con xách dùm bà.” Tôi chạy tới cầm bình thủy từ tay bà.
“Lúc nãy mẹ con mới đến. Hai mẹ con cũng thật là, lúc thì chẳng thấy người đâu,lúc thì hẹn nhau mà tới.” Bà nói.
Bà nội và mẹ tôi lâu nay không hợp nhau, vì tôi là con gái của mẹ, do đó từ lúcnhỏ thì bà cũng đã không mấy thích tôi, giờ đây thì gặp một lần thấy phiền mộtlần.
Tôi nói: “Có một phạm nhân nhập viện, mẹ qua đây xem thế nào.”
Bà nội lạnh lùng hứ một tiếng, “Tôi biết, ở ngay trên lầu ba thôi, còn đeo taycòng nữa. Lúc nãy người ta vây nhìn như nhìn thứ gì kỳ quái vậy. Nghe nói chồngcủa phạm nhân đó bỏ đi theo người đàn bà khác, còn dắt luôn đứa con theo, tộiphạm đó hay tin nhất thời nghĩ không thông nên đã lấy tấm chăn trong nhà giamtreo cổ.”
“Ồ.” Thì ra.
“Người này cũng thật là, sớm biết như thế thì lúc trước hà tất….”
Tôi thật sự không thích nghe bà huyên thuyên kể chuyện của người khác nên đứngdậy nói: “Con lên lầu ba một chút.”
Trước cửa căn phòng ở cuối hành lang lầu ba, tôi nhìn thấy hai cảnh sát đangngồi đó, một trong hai người đó tôi có quen biết, đó là dì Vương.
“Là Đồng Đồng sao?” Dì Vương tinh mắt nhìn thấy tôi.
Tôi bước tới chào dì, rồi hiếu kỳ ngó vào trong phòng, khe cửa rất hẹp, cơ hồchỉ có thể nhìn thấy chân của người phụ nữ đó, quần màu xanh nhạt, tôi đã từngthấy áo tù của họ, toàn thân đều là màu xanh nhạt, mặt sau lưng và phần vai cósọc màu trắng. chân phải của cô ta bị còng chung với thanh sắt của giường bệnh,và người đứng bên cạnh đó, là mẹ tôi.
“Sao con tới đây?” Mẹ nhìn thấy tôi.
“Bà nội nói mẹ ở đây, nên con lên xem một chút.” Mẹ đi ra, dì Vương vào trong.
“Không phải khoa của con 7 giờ tối sẽ điểm danh sao? Còn không về trường?” Mẹvừa hỏi tôi vừa quay qua cảnh giác đóng cửa phòng lại để tôi không thể nhìnthấy chuyện xảy ra bên trong.
Mẹ luôn như vậy, luôn khắc ý giữ khoảng cách giữa tôi và công việc của bà,không cho tôi tiếp xúc với những người đang trong thời kỳ chịu phạt.
Tôi nói: “Khoa của con đã không có điểm danh nửa năm rồi.”
Nhưng, e là mẹ không hề nghe thấy câu nói này, bởi vì cũng ngay trong lúc đó,một y tá bên trạm y tá gọi lớn: “Cảnh quan Đồng! Bác sĩ Chu mời bà qua gặp mộtlúc.”
Tôi nhìn mẹ một cái, quay lưng đi xuống lầu.
(4)
Gia đình cũng khó khăn lắm, tôi biết.
Ông nội nằm trong phòng đặc biệt, viện phí mỗi tháng không phải là một con sốnhỏ. Công việc của mẹ nói ra thì rất hay, kỳ thực cũng chỉ có thế.
Vốn dĩ trước đây mẹ cho tôi ba trăm một tháng, mỗi ngày mười đồng. Sau này vậtgiá leo thang, mẹ cho tôi thêm một trăm. Thật ra số tiền đó phần lớn tôi đềugửi tiết kiệm, rất ít sử dụng đến, trừ phi tháng đó không có dạy thêm không cóthu nhập gì, tôi mới lấy một ít ra cứu mạng.
Tôi về trường, ăn tối xong thì cùng Bạch Lâm vào giờ tự học, 9 giờ ra khỏiphòng học, thấy hơi đói nên đến căn tin nhỏ trong nhà ăn xem còn có gì lótbụng.
Trong sảnh nhà ăn có treo mấy cái tivi.
Sau 7 giờ rưỡi, tín hiệu trong phòng sẽ bị ngắt, do đó một số người sẽ đến nhàăn để theo dõi truyền hình.
Và thật ra tivi ở đây chỉ có thể xem đài của tỉnh, nhưng mọi người vẫn ngẩngđầu lên xem rất hứng chí. Vào lúc này, truyền hình vệ tinh của tỉnh đang chiếutiết mục quy chế pháp luật hàng tuần.
Tôi nhìn lướt qua.
Trong đó đang chiếu cảnh bức tường cao, các phạm nhân nữ xếp hàng trên bãi đấttrống thực hiện những động tác thể dục dưỡng sinh kiểu “Lòng biết ơn”, sau đóống kính chuyển qua bên cạnh, một nữ cảnh sát đang tiếp nhận phỏng vấn.
Đội mũ cảnh sát, cảnh phục màu xanh lá đậm thẳng tắp, trông rất chuyên nghiệpvà tỉnh táo.
Phóng viên hỏi: “Cảnh sát trưởng Đồng, năm ngoái bà được Bộ Tư Pháp bình chọnlà ‘Cảnh sát nhân dân trại giam kiệt xuất toàn quốc’ và nhận giải thưởng danhdự hạng nhì, bà cảm thấy có áp lực không?”
Nữ cảnh quan cười cười, “Áp lực chắc chắn là sẽ có, nhưng áp lực và động lực làtồn tại cùng với nhau. Huống chi những vinh dự này không phải chỉ thuộc về mộtmình tôi, mà là thành quả nỗ lực của tất cả đồng nghiệp trong trại giam.”
Bạch Lâm kinh ngạc há to miệng, nhìn vào màn hình, ngưng lại, rồi mới nói:“Tiểu Đồng, đấy không phải là mẹ cậu sao? Lại lên tivi nữa rồi.”
Giọng của nó không lớn không nhỏ, nhưng trong cái căn tin đã qua khỏi giờ ăncao điểm này, trái lại trở nên thánh thót vô cùng.
Lời nó vừa dứt, những người đang xem tivi đều cùng lúc quay sang nhìn tôi.
Tôi lập tức kéo Bạch Lâm rời khỏi.
Đúng vậy, nữ cảnh sát đó là mẹ tôi.
Lúc trước khi bà lần đầu tiên lên tivi, tôi và ba sẽ ngồi trước màn hình từ sớmđể canh chừng, lúc ấy trên thị trường vẫn chưa phổ biến thiết bị thu hình, chỉcó thể dùng máy thu âm thu tiếng lại, cứ đến dịp lễ sẽ lại lấy ra nghe.
Sau đó, chương trình như thế ngày càng nhiều, nhiều đến mức tôi cũng lười đếnhỏi mẹ.
Bà là một cảnh sát xuất sắc, đó là sự thật.
Bà dùng lòng chân thành và tinh thần trách nhiệm tuyệt đối của mình thấm sâuvào lòng của những người chịu phạt. Bà xem trọng họ và công việc của mình, duychỉ không để tôi vào lòng.
Thứ sáu, lại nhận được điện thoại của Bành Vũ, nó nói: “Cô Tiết, ngày mai Bảotàng khoa học kỹ thuật có một hội triển lãm mô hình hàng không lớn lắm, em cóvài vé vào cổng, nên muốn mời cô đi cùng.”
“Ồ. Em không học sao?” Lại bớt thu nhập.
“Chủ nhật học, được không?”
“Được.”
“Cô có thể cho em xin số điện thoại của thầy Mộ không?”
“Mộ Thừa Hòa? Tìm thầy làm gì?”
“Hình như thầy cũng rất thích mô hình máy bay, nên em muốn mời thầy đi chungluôn, cũng để cám ơn thầy lần trước mời chúng ta ăn trưa.”
Tôi ừ một tiếng, suy nghĩ một lúc lại hỏi: “Lúc nãy em nói đi xem cái gì?”
“Mô hình hàng không.”
“Mô hình thì có gì hay mà coi chứ.” Tôi cảm thấy có nhiều lúc hứng thú của pháinam thật là kỳ quặc.
Cũng chẳng biết là Mộ Thừa Hòa quá rãnh rỗi, hay là rất có thiện cảm với cậunhóc Bành Vũ này, hoặc là hắn thật sự rất có hứng thú với trò này, tóm lại là,hắn nhận được điện thoại thì vui vẻ nhận lời ngay.
Hắn đeo khăn choàng màu nâu đậm, có mặt đúng giờ ngay trước cửa Bảo tàng khoahọc kỹ thuật hội hợp với chúng tôi.
Quả nhiên là nơi đây đang có chương trình, hình như là một trong các hoạt độngtrong tháng về Hàng không của Nga do chính phủ tổ chức.
Lần này mô hình máy bay từ trước đến nay của Nga chỉ nhắm vào thanh thiếu niêncó sở thích, tiếp theo còn có lễ biểu dương phi hành gia, và giao lưu họcthuật.
Lúc tôi học trung học, viện bảo tàng tỉnh này còn rất cũ, nghe nói sau khi tusửa lại thì có thêm rất nhiều thứ thú vị. Có sơ đồ số liệu về kỷ Jura và kỷCreta. Sảnh hàng không thì bấy lâu vẫn trống rỗng, không ngờ hôm nay lại độtnhiên có thêm nhiều mô hình máy bay như vậy.
Người đến tham qua phần lớn đều là con trai và phụ huynh đi theo.
Mô hình nơi đây được phân thành năm loại lớn: máy báy chiến đấu, máy bay némbom, máy bay vận chuyển, máy bay trực thăng, và các loại máy bay khác. Và phíatrước mỗi một mô hình đều có chỉ rõ kiểu loại.
Bành Vũ lấy ra một quyển sổ nhỏ, vừa xem vừa ghi chép. Tôi đoán chắc là nó địnhvề trường khoe khoang với bạn bè đây.
Đứng trước các dãy mô hình giống y như thật này, tôi hoàn toàn không tìm thấythú vui cuộc sống.
Với tôi, máy bay chỉ có hai loại, một loại có cánh quạt quay vòng gọi là máybay trực thăng, một loại không có cánh quạt mà có hai cái cánh thật to gọi làmáy bay. Hay là cái có hai cánh như trong kia, màu trắng là máy bay chở khách,còn cái màu xám xịt là máy bay chiến đấu?
Với kiến thức nông cạn như thế, tôi thật không dám tùy tiện phát ngôn ở nơinày, mất công bị người khác khinh thường.
Trong lúc quá rỗi tôi tình cờ phát hiện trên máy bay có ghi: Su – 27, Su – 47,Su – 30, tôi hỏi rất tự nhiên: “Su? Không lẽ có nghĩa là Liên Xô?”
Thật không ngờ cái đáp lại tôi lại là tiếng cười khinh bỉ của Bành Vũ, nó chỉqua cái bên cạnh có chữ “An – 22, An – 70″ rồi nói: “Su là Liên Xô, vậy chẳnglẽ An là Liên An?”
Tôi chau mày, lườm Bành Vũ một cái, “Tôi cứ tưởng là nó phải có ý nghĩa gì.”
“Thì là loại hình thôi, có thể có ý nghĩa gì chứ.”
Mộ Thừa Hòa bật cười, “Thật ra là có hàm ý đấy. Nhưng chữ ‘Su’ đó không cónghĩa là Liên Xô, mà để chỉ người thiết kế ra nó thuộc công ty sản xuất máy baySukhoi (Сухой), tiếng Nga viết tắt là Cy, đọc ra thành ‘Su’. Bất kể là Liên Xôtrước đây, hay là nước Nga bây giờ, thì máy bay được làm ra đều sẽ đặt tên theochữ viết tắt của viện thiết kế. Ví dụ Viện thiết kế Mikoyan sẽ viết tắt là МГ,đọc ra sẽ giống Miko, máy bay của Viện thiết kể Tupolev làm ra sẽ đánh dấu bằngchữ ‘Ty’.”
“Có rất nhiều viện thiết kế sao?” Bành Vũ nhìn Mộ Thừa Hòa với ánh mắt đầynhiệt huyết.
“Thời kỳ hưng thịnh nhất của Liên Xô có 14 viện thiết kế.”
“Nhiều vậy sao!”
“Lối nghiên cứu của mỗi cục thiết kế đều không mấy giống nhau. Kamov sở trưởngmáy bay trực thăng, Miko sở trường máy bay ném bom, Tupolev thì sở trường máybay vận chuyển.”
Bành Vũ sùng bái đến mức muốn lật ngược cả đầu.
“Ngoài chữ cái viết tắt phía trước ra, con số arab phía sau cũng rất có ýnghĩa. Máy bay chiến đấu sẽ dùng số lẻ, những loại khác như máy bay vận chuyển,ném bom sẽ dùng số chẵn.”
Tôi nghe Mộ Thừa Hòa nói xong, cảm giác đầu tiên chính là chóng mặt, cảm giácthứ hai chính là xem ra hắn là một người còn chưa hết thói trẻ con, nếu khôngsao lại có thể nói rành rọt về những mô hình con nít như vậy chứ.
(5)
Sau đó tôi nhìn thấy một chiếc máy bay trực thăng béo tròn màu cam đỏ, phíatrước ghi МГ – 26, lần này thì tôi không còn lờ mờ nữa rồi. Thầm nghĩ cái nàychắc chắn là do viện thiết kế Mi gì đó làm ra rồi. Nghĩ như thế, tự nhiên cảmthấy những thứ này cũng hơi thú vị, thế là tự mình đi tìm tiếp những chiếc máybay có chữ МГ, quả nhiên là máy bay trực thăng chiếm đa số. Trong lòng mừngthầm, có một cảm giác thành tựu vô lý.
Vừa định quay lại khoe thì có một người bước tới gọi “Thừa Hòa!”. Đó là một vịtrung niên nho nhã, có đeo thẻ công tác trước ngực.
“Viện trưởng Tần.” Mộ Thừa Hòa bắt tay với ông ấy.
Tôi nhìn, cũng may Mộ Thừa Hòa đưa tay phải ra, không thì hai người đụng tayrồi.
“Sao rãnh rỗi đến chỗ tôi chơi vậy?”
Mộ Thừa Hòa nói: “Dắt hai đứa nhỏ đến tham quan.”
Sau đó thì họ vừa đi qua chỗ khác vừa trò chuyện rồi.
Rời khỏi viện bảo tàng, bầu trời đột nhiên âm u, Mộ Thừa Hòa lái xe đưa Bành Vũvề trước.
Lúc trở về, hắn hỏi: “Em đi đâu?”
Tôi cười hì hì, “Sao? Chẳng lẽ thầy lại muốn mời em ăn cơm?”
Hắn nhìn tôi một cái qua kính chiếu hậu, “Vậy em muốn ăn gì?”
Hắn thành thật như thế trái lại làm tôi thấy ái ngại, tôi khều khều cổ rồi nóimột cách khách khí: “Em về trường ăn được rồi ạ.”
Hắn bật tín hiệu đèn rồi quẹo trái: “Có biết món ăn số một của Nga là gìkhông?”
“Là gì?”
“Trứng cá muối đen của biển Caspian.”
Hắn nói thế thì tôi liền nhớ ra, “Trứng cá muối đen à, có phải còn có loại màuđỏ nữa không?”
“Ừm, màu đen là cá tầm, màu đỏ là những loại cá khác.”
“Rất mắc?”
“Phải đó, biệt hiệu là hoàng kim đen mà.”
“Thầy có ăn qua chưa? Ngon không?”
Bụng tôi bắt đầu đói rồi.
“Không ngon.” Lúc hắn trả lời tôi, chân mày hơi nhíu lại, nét mặt đó trông rấttrẻ con. “Nhưng nghe họ nói, uống chung với rượu Vodka sẽ ngon hơn.”
“Vậy chắc chắn là thầy không có uống Vodka rồi.” Nói đến Vodka, tôi càng cóhứng thú, “Thầy à, thầy cảm thấy uống Vodka có đã thật không?”
Hắn cười. “Không biết.”
“Không biết?”
“Tôi không mấy thích hợp uống rượu mạnh, nên chưa từng thử.”
Nghe hắn nói thế, tôi thở dài. Hơn nữa, con sâu rượu và con sâu ăn trong bụngcũng có hơi tỉnh ngủ rồi.
Lương tâm của tôi quyết định nghe theo bao tử, liền đổi ý: “Thầy muốn mời em ăngì? Trứng cá muối màu đen?”
“Vậy thì mời không nổi.” Hắn cười nói.
Cuối cùng Mộ Thừa Hòa đưa tôi đến một quán ăn Hồ Nam, dùng một bữa no nê.
Lúc bước ra quán ăn, phát hiện đã rơi tuyết rồi.
Trận tuyết đầu tiên của năm, đã rơi xuống mà không một dấu hiện báo trước nhưthế.
Đèn đường cũng bắt đầu sáng lên, dưới ánh đèn màu vàng cam, những hoa tuyếttrắng xóa trở nên vô cùng rõ ràng.
Tôi đưa tay lên hà hơi.
Mộ Thừa Hòa đi lấy xe, hắn bước đi vài bước rồi quay trở lại, đứng ở trước mặttôi, lấy khăn choàng xuống, đeo vào cổ tôi. Hắn nói: “Trời lạnh lắm, đừng đểbệnh.”
Trong giây phút đó, tôi ngẩn người, mãi đến khi hắn rời khỏi mới hồi thần lại.
Những năm nay, rất ít có ai quan tâm tôi. Mẹ tôi chỉ biết tôi dạy thêm ở bênngoài, nhưng chưa bao giờ hỏi tôi dạy có khó không làm có mệt không, thậm chítết năm nay tôi cũng trải qua một mình. Thầy Trần Đình cũng rất quan tâm tôi,nhưng cảm giác lại không hề giống với Mộ Thừa Hòa. Hắn hỏi tôi, cuộc sống cókhó khăn không, làm thêm có mệt không. Hắn không màng đêm khuya gió rét lái xeđến đón tôi và Bạch Lâm. Và lúc nãy, hắn nói với tôi “Trời lạnh lắm, đừng đểbệnh.”
Tôi cầm khăn choàng quấn thêm một vòng quanh cổ, rũ mặt xuống, nhẹ nhàng cọ sátvới mặt len, rất ấm rất ấm, trên đó thậm chí còn lưu lại hơi ấm ban nãy của MộThừa Hòa. Mùi gỗ thông cuốn quýt bên mũi, thoắt ẩn thoắt hiện.
Chiếc CR-V màu bạc ấn kèn với tôi, tôi cười khờ, thoăn thoắt chạy tới đó. Mặtđất bị nước tuyết tan làm ướt, tôi nhất thời bất cẩn trượt một cái, lạch bạch,thế là ngồi phịch xuống đất.
Cắn răng ê ẩm bò dậy, nhìn hắn cười hì hì.
Về đến phòng ký túc xá, Bạch Lâm quan sát tôi một lúc, không kìm được lòng hỏi:“Gì vậy? Ra ngoài xem mô hình máy bay một bữa xong thành con khờ rồi? Chuyện gìmà vui dữ vậy?”
Nó đi một vòng quanh người tôi, “Chẳng lẽ gặp được phú hộ tặng cậu một chiếcmáy bay tư nhân?”
“Đi chỗ khác!”
Trước khi đèn tắt, dưới cuộc tra hỏi dồn dập của Bạch Lâm, cuối cùng tôi cũngđã kể lại với họ chuyện của Mộ Thừa Hòa.
Triệu Hiểu Đường nói ngay trọng tâm: “Chắc chắn là hắn có ý với bạn.”
Bạch Lâm phụ họa theo: “Còn là tiếng sét ái tình.”
Tống Kỳ Kỳ thì bĩnh tĩnh hơn chúng, “Chắc không phải đâu. Chuyện này không thểlấy ra nói đùa.”
Bạch Lâm nói: “Sao lại không phải chứ. Nếu không phải thì quan tâm Tiểu Đồngnhư vậy làm gì, Mộ Thừa Hòa đối xử với Tiểu Đồng rất đặc biệt trong rất nhiềuviệc. Còn có lần trong văn phòng, họ….” Vừa nói được một chút đã ngưng lại.
“Họ?” Triệu Hiểu Đường bấy lâu nhạy cảm lập tức nhõng tai lên, hỏi tiếp câu nóitrước.
Bạch Lâm nói: “Họ ở trong văn phòng, mặt đối mặt.” Nhìn nét mặt của nó nhẫnnhịn dữ lắm.
“Lần đó hắn chỉ mình phát âm!” Tôi giả vờ giận dữ.
Triệu Hiểu Đường đập bàn nói: “Tiểu Đồng, chuyện này được! Thân phận không phảivấn đề, tuổi tác không phải khoảng cách.”
(6)
Ban đêm, tôi thức dậy đi vệ sinh. Bước ra lang cang, nhìn khung trời tuyết ngàycàng dày đặc, kết thành từng lớp màu trắng trên cành cây. Lúc nãy bị họ cổ độngmột trận, bây giờ tôi thật sự là có hơi, có hơi….
Trở về giường tôi lại hồi tưởng những việc xảy ra trong hơn một tháng nay,thước phim điện ảnh bắt đầu chạy trong não, thế là càng không ngủ được. Tôi lấychiếc điện thoại dưới gối ra, nhìn thời gian trên đó, sau đó không kìm đượclòng mở chức năng soạn tin nhắn, nhập vào ba chữ “Thưa thầy Mộ”. Nhưng rồi tiếptheo đây phải nói gì, làm khó tôi rồi.
Tôi nghĩ một hồi, xóa ba chữ đó đi, sửa thành “anh”.
Nhưng “anh” rồi gì nữa?
Lại xóa.
“Cám ơn thầy mời em ăn cơm.”
Nhập xong bảy chữ này, tôi kiểm tra lại kiểm tra, cuối cùng vẫn thay chữ “thầy”bằng “đã”, sau khi xác định câu nói không có hàm ý gì mập mờ, tôi gửi đi. Vừađúng lúc là 1 giờ khuya.
Không ngờ chỉ trong một hai phút, hắn đã trả lời tôi. Chỉ ba chữ đơn giản“Không có gì”.
Thì ra, hắn cũng chưa ngủ.
Tôi lại viết: “Em còn muốn được mời uống Vodka.”
Lần này hắn trả lời còn nhanh hơn: “Không thành vấn đề.”
Tôi rất muốn tiếp tục đề tài này, nhưng lại sợ hắn đang làm việc, hoặc là hắnđang chuẩn bị nghỉ ngơi, hoặc là….. có lẽ tôi nên dừng lại đúng lúc.
Thế là, tôi tắt điện thoại, cố gắng ngủ.
Tôi chờ đợi tiết học tiếng Nga tối thứ hai trong tâm trạng thấp thỏm.
Trước khi vào lớp, tôi gấp lại gọn gàng chiếc khăn choàng rồi để vào một túigiấy, mang vào giảng đường.
Hắn có mặt đúng giờ, trên cổ đã thay bằng chiếc khăn choàng màu xám đậm.
Hôm nay vào bài đọc. Trước khi dịch, Mộ Thừa Hòa đọc một lần bài học. Hắn vừađọc, vừa cầm sách từ từ đi xuống. Khi đọc tiếng Nga, giọng hắn sẽ hơi thấp hơnngày thường nói chuyện, chầm chậm và êm dịu, chứ không phải ngưỡng cổ lên đọclớn. Âm bật hơi, âm cuốn lưỡi tự nhiên đến không thể tự nhiên hơn, rất hay, chảtrách trước đây hắn có yêu cầu cao với tôi như vậy.
Trước đây nghe người ta nói tiếng Nga và tiếng Đức rất giống nhau, vì đều khôngthánh thót nhẹ nhàng như tiếng Pháp. Nhưng, bây giờ tôi cảm thấy, hai loại ngônngữ này đều rất thích hợp cho phái nam. Khi âm xát qua cổ họng, khiến ngườinghe cảm thấy có một cảm giác vững vàng và đôn hậu.
Tôi nhắm mắt lại, cơ hồ đắm chìm trong dòng thác ngôn ngữ nước ngoài này.
Khi lần đầu tiên vào lớp, hắn nói hắn từng sống ở Nga bảy tám năm. Nhưng mà duhọc… cần phải lâu như vậy sao?
Tay trái cầm sách, tay phải để trong túi quần, bờ môi mỏng khép mở, đọc bài,bước chân chậm rãi. Đi đến bàn của tôi, tay phải hắn rút ra, năm ngót móc lên,khẽ gõ lên bàn tôi, sau đó tiếp tục đi ra phía sau. Tôi mới biết là các bạnkhác đều đã sang trang mới rồi mà tôi còn ngồi nhìn trang cũ, xấu hổ quá, vội vànglật sang trang.
Chiều thứ ba, tôi không có tiết. Vừa đúng lúc sư huynh Lý của Bạch Lâm sinhnhật nên đã mời chúng tôi đến một quán lẩu nổi tiếng ở gần trụ sở chính. Sưhuynh rất tốt với Bạch Lâm, nhưng Bạch Lâm thì giống như hạt đậu bốn mùa vậy,kiểu nào cũng không chịu.
Nếu không phải vì tôi đi, chắc chắn là Bạch Lâm sẽ không chịu tới. Từ đó có thểthấy, tuy tôi là một cái đèn pha, nhưng lại là cái đèn tốt bụng tỏa sáng tỏanhiệt thắp sáng cuộc sống của người khác.
Quán lẩu rất náo nhiệt, đặc biệt là trong giai đoạn tuyết rơi thế này, ăn lẩulà một tiết mục được ưu ái nhất.
Xong một bữa no nê, bụng phụng phịnh, ba người chúng tôi định tản bộ về trụ sởchính dưới cái gió rét cắt đứt da mặt.
Đi tới cổng trường, tôi mới biết hóa ra tháng hàng không Nga lần trước, trườngchúng tôi cũng có tiết mục. Tại cửa đông phồn hoa nhất của trường có treo mộtbăng rôn rất to với dòng chữ đỏ “Nhiệt liệt hoan nghênh chuyên gia hàng khôngđến trường chúng ta chỉ đạo học thuật”, sau đó còn có dòng phiên dịch sangtiếng Anh và tiếng Nga.
Cửa đông có một bảng thông báo, trên đó thường đăng đủ loại các tin tức họcthuật.
Lúc này đây, bên trong tấm kính ấy, có một thông báo chuyên đề rất to.
“Buổi giao lưu học thuật tháng hàng không — Chuyên đề thiết kế tối ưu hóa cáctương tác của hiện tượng aeroelastic trong đuôi cánh T”
Bên dưới là một dòng chữ.
“Người trình bày: Mộ Thừa Hòa”
“Mộ Thừa Hòa?” Hai chúng tôi nhìn nhau, cùng kêu lên kinh ngạc, sau đó cố ápmắt vào tấm kính muốn tìm cho ra cái gì đó.
“Hai em cũng biết thầy Mộ?” Sư huynh Lý của khoa Vật lý xen vào.
“Thầy dạy thế môn tiếng Nga của tụi em cũng tên này.” Bạch Lâm khôi phục thầntrí sớm hơn tôi một chút, nó nói với sư huynh Lý.
“Ồ. Vậy thì trùng hợp thật, không sai một chữ nào sao?”
“Phải.” Tôi gật đầu
Tôi nhớ Mộ Thừa Hòa từng viết tên mình lên bảng khi tự giới thiệu, không thểnào nhầm lẫn.
“Chẳng lẽ trường chúng ta có hai giáo viên cùng tên cùng họ?” Lý sư huynh chỉnhlại cặp kính dày của mình.
“Cao cỡ này,” Bạch Lâm miêu tả, “Gương mặt…..”
Đến lúc miêu tả gương mặt, Bạch Lâm nhíu mày, nó bị khựng, không biết có phảilà đang lùng tìm trong từ điển của nó cái thành ngữ tôi từng nói dùng để hìnhdung nụ cười rất đẹp hay không.
“Gương mặt thế nào?” Sư huynh Lý cũng tò mò.
Bạch Lâm bực bội mà nói: “Tóm lại là, cao hơn anh, đẹp trai hơn anh, ngầu hơnanh.”
Nghi chắc trái tim của sư huynh bị tổn thương rồi, hơn nữa còn chảy máu ròngròng.
Tôi nói: “Thầy của tụi em nói thầy từng sống ở Nga rất nhiều năm.”
Sư huynh lập tức nói: “Đúng, giáo sư Mộ từng du học ở Nga 7 năm.”
Tôi không cam tâm, hỏi tiếp: “Mắt mí lót? Da trắng trắng? Lúc cười khóe môi sẽcong lên? Đi xe CR-V?”
Sư huynh nói như đinh đóng cột: “Chúng ta đang miêu tả cùng một người. Thầy làgiáo sư trong Viện nghiên cứu lực học thể lỏng của trường chúng ta.”
Câu kết luận này vừa dứt, tôi hóa đá rồi.
Đúng thật là Mộ Thừa Hòa.
Có thể nào chứ?!
“Không phải chứ?” Bạch Lâm kêu lên bi ai mà hai mắt lại phát sáng.
Sau đó, sư huynh Lý nói cho chúng tôi biết nửa đời khác người của thầy Mộ ThừaHòa.
“Hai em không biết thầy cũng là chuyện hợp lý thôi. Nghe nói trước đây rấtnhiều báo chí đều có bài viết về thầy, nhưng những năm gần đây thầy rất imlặng, do đó người quen biết thầy cũng ít đi.”
“Lúc trước từng đọc một bài báo, nói IQ của thầy cao lắm. 15 tuổi đã học xongchương trình cấp 3, đại khái là vì chế độ giáo dục trong nước còn có hạn chế,nên thầy đã qua đại học bên Nga học chuyên ngành lực thể lỏng, 21 tuổi viếtluận văn về vận tốc siêu âm thanh và đạt giải Zhukovsky (Жуковский), đây làgiải thưởng vật lý cao nhất của Nga. 23 tuổi thầy đã nhận được bằng tiến sĩ Vậtlý học. Sau đó thầy về trường chúng ta, hai năm sau lại trở về Nga một khoảngthời gian, hình như là Viện nghiên cứu Tupolev mời thầy gia nhập vào họ.”
Vân vân vân vân, chữ Tupolev này tôi có ấn tượng, thế là hỏi: “Có phải đó làmột viện nghiên cứu thiết kế máy bay ở Nga không?”
“Đúng,” Sư huynh nói, “Viện nghiên cứu máy bay vận chuyển top nhất trên thếgiới.”
“Lực thể lỏng và máy bay thì có quan hệ gì?” Bạch Lâm chớp chớp mắt hỏi.
“Động lực học không khí là một phân nhánh quan trọng trong lực thể lỏng học,thưở ban đầu con người chính là nhờ nghiên cứu động lực học không khí mà đưamáy bay lên trời. Đấy là chuyên ngành nghiên cứu trọng tâm của thầy Mộ.” Sưhuynh Lý nói trong nét mặt sùng bái, “Chuyên đề đuôi cánh T ngày mai thầy trìnhbày là một vấn đề quan trọng và nan giải trong thiết kế hàng không.”
“Và sau đó?” Tôi hỏi
“Năm nay thầy lại trở về rồi, còn phá lệ nhận làm giáo sư.”
“Có thật sự là….. giáo sư?” Tim gan tôi run rẩy, hỏi từ từ.
“Thật mà.” Sư huynh Lý gật đầu.
(7)
Thế là, tôi cứ mãi tiêu hóa những lời nói của sư huynh Lý. Liên hệ những sựviệc lại với nhau, thế mới biết mình sơ ý biết chừng nào.
Lần đầu tiên khi Mộ Thừa Hòa bảo tôi đến phòng làm việc của hắn, hắn nói, tôichưa từng dạy học cho sinh viên chính quy. Lúc ấy, câu nói này được tôi lý giảirằng, hắn chưa từng làm giáo viên.
Lần thứ hai khi Mộ Thừa Hòa đến đón tôi và Bạch Lâm, cảnh sát đó nói với MộThừa Hòa, tôi từng thấy thầy trên báo.
Thậm chí là khả năng tính nhẩm siêu phàm của hắn, vậy mà tôi vẫn không hề hoàinghi. Rồi sau đó, những lời hắn nói với tôi và Bành Vũ, viện trưởng viện bảotàng đó cũng quen biết hắn.
Quá nhiều quá nhiều quá nhiều những chi tiết như thế đều bị tôi phớt lờ mất,đúng là quá sơ ý mà.
Trên đường đi xe về khu Tây cùng Bạch Lâm, chiếc xe buýt trường chở chúng tôidừng lại quay đầu xe ở trước cổng, quẹo nửa vòng đến bảng thông cáo đó rồi luilại. Dưới ánh đèn vàng cam, từ xa tôi có thể nhìn thấy tên của hắn phía sau tấmkiếng, rất nổi bật.
Hóa ra, hắn là một người xuất sắc như vậy, cơ hồ khiến người ta cảm thấy saulưng hắn có một vòng sáng nhạt.
Hôm sau, tôi đã cúp học nửa buổi, leo lên xe buýt đến trụ sở chính xem buổi báocáo của Mộ Thừa Hòa. Nhưng đến nơi rồi tôi mới biết không phải ai muốn vào cũngcó thể vào.
Bạch Lâm vừa đúng lúc gọi cho tôi.
“Thế nào thế nào?”
“Không vào được.”
“Hả? Không phải chứ?”
“Cho mình số điện thoại của Lý sư huynh đi, không phải hôm qua anh ấy nói sẽđến nghe sao, mình cũng nhìn thấy vài người trong khoa của sư huynh rồi.”
“Được.” Bạch Lâm nói
Không bao lâu thì tôi tìm được Lý sư huynh, cũng may một bạn nữ trong lớp anhghi danh xong nhưng vì gia đình có chuyện đột xuất không thể đến, tôi mới cóthể thế vào vị trí đó.
Vẫn chưa đến giờ, nhưng không khí trong hội trường đã vô cùng nghiêm túc.
Phía sau có đến mấy cái máy quay, nhân viên trên sân khấu thì đang thử micro.
Những dãy trên cùng, mỗi vị trí đều có ghi chú họ tên. Khu vực dành cho sinhviên được sắp xếp ở cuối cùng, khoa nào ngồi vào vị trí khoa đó, sơ đồ được vẽrất rõ ràng, còn có tiếp tân dẫn lối, quả đúng thật là muốn thêm một người cũngkhông được.
Hội trường dần dần đông người.
Ngoại trừ năm đó khi thay ba lên sân khấu lãnh thưởng ra, tôi chưa bao giờ thamgia những cuộc hội thảo chính thức như thế này, huống chi còn có nhiều kháchđến vậy.
Trên mỗi vị trí đều có một quyển sổ tay, trên đó là nội dung tóm tắt bài giảngcủa Mộ Thừa Hòa bằng ba loại ngôn ngữ Trung – Anh – Nga.
Khi Mộ Thừa Hòa xuất hiện đúng giờ trên sân khấu, toàn thể mọi người đều đứngdậy vỗ tay. Thầy mặc tây phục màu xanh lam đậm, không giống phong cách tùy ýcủa ngày thường, cẩn thận đi từng bước một, sau khi đứng nghiêm thì cúi chàomọi người, rồi tức thì đi tới vị trí phát ngôn.
Đây là một bài giảng về mức độ linh động và nhạy bén của cánh bay, từ đầu đếncuối, ngoại trừ chi tiết tôi biết rằng hắn đang nói tiếng Trung Quốc ra, thìchẳng còn hiểu gì cả.
Nhưng, tôi lại không hề thấy buồn ngủ, không biết là vì không khí nơi đây thựcsự không thích hợp, hay là vì những chiếc máy quay ở phía sau. Tôi nhìn Mộ ThừaHòa từ xa, hắn đứng đó, để tài liệu xuống, mỉm cười điềm đạm chờ người dẫnchương trình tuyên bố bắt đầu đến tiết mục đặt câu hỏi.
Người đặt câu hỏi rất nhiều, liên tục không ngừng. Có học sinh cũng có ký giả,hắn đều trả lời bằng tiếng Hán.
Một sư huynh nào đó bên khoa Vật lý ngồi phía trước tôi nhận được micro, kíchđộng đứng dậy đặt câu hỏi, ánh nhìn của Mộ Thừa Hòa cũng chuyển qua phía chúngtôi. Sau đó hắn nhìn thấy tôi, lướt qua, không hề dừng lại.
Tiết học tiếng Nga lần sau, tôi lại mang theo chiếc khăn choàng đó.
Lần trước, Bạch Lâm bảo tôi đừng vội trả lại cho thầy. Nó nói: “Không thể tùytiện đem trả như vậy, có thế thì khi đến lúc quan trọng mới có cớ tiếp cận.”
Thật không ngờ, bị nó nói trúng rồi.
Lúc ra về, tôi cố ý lề mề trong phòng học, đợi khi các bạn trong phòng đã đigần hết rồi tôi mới xuống cầu thang chờ Mộ Thừa Hòa.
Hắn đi xuống vừa rẽ qua thì đã trông thấy tôi đang khờ khạo đứng một mình.
“Thưa thầy,” Tôi chủ động gọi hắn. “Khăn choàng của thầy, cám ơn thầy.”
Hắn nhận lấy, nghĩ gì đó rồi hỏi tôi: “Hôm đó em không có tiết sao? Chạy đinghe tọa đàm?”
“Dạ?”
“Thứ tư.” Hắn nhắc nhở tôi.
“À à…., em muốn chiêm ngưỡng phong thái của thầy đó mà, vốn dĩ Bạch Lâm họ cũngmuốn đến, nhưng em cảm thấy nhiều người cùng nghỉ học như vậy không hay lắm,nên em đã chủ động đứng ra đại diện cho họ.”
Hắn cười.
Tôi và hắn cùng đi ra lầu “Tứ giáo”.
“Thầy Mộ, thầy thật sự là dạng người mà họ nói sao?”
“Người gì?”
“Thiên tài.”
Hắn cười nhẹ, không trả lời ngay, một lúc sau mới nói: “Tôi chỉ là người bìnhthường.”
“Tại sao lại đến khu Tây dạy môn học như thế này cho tụi em?”
“Thầy Trần của các em có việc, không ai dạy thế, hỏi tôi có đồng ý không. Bìnhthường Trần Đình làm việc trong Đảng, dù gì một tuần cũng chỉ có hai tiết học.Tôi thấy cũng rất có ý nghĩa, thầy chủ nhiệm khoa của em cũng nói thầy không cóý kiến, vậy nên tôi đã đến đây.”
Thầy chủ khoa đương nhiên là không có ý kiến rồi, mời một giáo sư dạy môn ngoạingữ hai, lời quá rồi.
“Thầy và thầy Trần rất thân sao?” Không biết thầy Trần có từng nói gì về tôivới hắn không.
“Ừm. Chúng tôi quen nhau trong Hiệp hội du học sinh Nga, Trần Đình học ở Họcviện ngoại ngữ Pushkin, tôi ở Đại học Moscow, cách nhau không xa lắm, sau nàychúng tôi cùng về nước, khá hợp tính nhau.”
Bất giác chúng tôi đã đến ngã rẽ lầu “Lục giáo”.
“Tại sao thầy lại học về hàng không? Còn đến Đại học Moscow nữa?”
“Vì Zhukovsky.”
“Zhukovsky?”
“Ông ấy là người sáng lập ra Lực học thể lỏng hiện đại, là cha đẻ của ngànhhàng không Nga. Từ lúc tốt nghiệp Đại học Moscow cho đến khi qua đời, ông đềudạy học ở đó, do đó tôi cũng có ước mơ đó.”
“Ồ.” Tôi gật đầu.
Hắn nói: “Lúc nhỏ tôi có xem một quyển sách do Zhukovsky viết, trong đó có mộtcâu nói rất ấn tượng, chỉ thoáng chốc đã làm tôi đam mê. Lúc ấy tôi nghĩ, tôicũng phải làm một người như vậy.”
“Là câu gì?” Tôi nhìn hắn.
“Ông ấy nói: con người sinh ra vốn không có cánh, dựa trên tỉ lệ trọng lượng vàcơ thịt của nhân loại mà nói, loài chim mạnh gấp 72 lần loài người.”
Mộ Thừa Hòa ngưng lại một lúc, lại nói: “Song, tôi cho rằng, con người dựa vàotrí tuệ của mình chứ không phải cơ thịt, rồi cũng nhất định có thể bay trêntrời cao.”
Lời dứt, tôi bất chợt không nói được gì.
Nhưng hắn lại nhìn tôi cười một cái rất nghịch ngợm.
Tôi nghiêng đầu nhìn mặt hắn, có một cảm giác cự ly từ trên trời giáng xuống.Khi hắn nói “Nhất định có thể bay trên trời cao”, thần sắc trầm tĩnh như mặtnước lặng, nhưng đôi mắt màu nhạt ấy lại trong và sáng đến kỳ lạ dưới bầu trờiđêm.
Màu tóc và màu mắt của Mộ Thừa Hòa đều không đậm, không phải màu mực đen thuầntúy, do đó làm cho nước da trông trắng hơn, sóng mũi rất cao và tinh tế.
Ai cũng nói thiên tài rất dễ cô độc quái gở, nhưng Mộ Thừa Hòa lại giống y nhưtên của mình, một con người đặc biệt thân thiện và dễ thương.
Bạch Lâm thường xuyên thuê tiểu thuyết tình yêu trong một tiệm sách bên con phốbuôn bán gần trường, kết quả sau khi trường kỳ cảm nhiễm từ tiểu thuyết, tôicũng cảm thấy: người đàn ông dụng tình sâu đậm, hy sinh vì tình yêu, cam nguyệntừ bỏ tất cả là rất dễ làm động lòng phái nữ.
Nhưng trong đêm nay, khi tôi nghe được những lời nói của Mộ Thừa Hòa, tôi lạicảm thấy, khi một người đàn ông kiên trì với một tín ngưỡng và suốt đời phấnđấu vì nó, cũng sẽ có một sức hút đặc biệt làm mê hoặc lòng người.