Rời khỏi nơi đánh nhau với bốn tán tu Kinh Thiên một mạch tiến khá sâu vào trong Vân Lĩnh sơn mạch. Quyết định này của Kinh Thiên có nhiều mục đích. Thứ nhất phía sau còn có một đội tán tu rất muốn làm thịt anh với tên Hà Văn Nhiên có tu vi Nhân vương cảnh thập giai. Kinh Thiên rất không muốn đối đầu với tên này trong lúc này, tuy rằng anh vẫn còn có hai viên lựu đạn yêu đan. Lúc nãy khi đoạt tài sản của nhóm người Trạch Ân, Bùi Hiển trong đó có vài viên yêu đan cấp một. Nhưng Kinh Thiên chưa có thời gian để luyện chế chúng thành lựu đạn yêu đan. Anh muốn tránh mặt nhóm của Hà Văn Nhiên đến khi luyện chế thêm một loạt lựu đạn yêu đan lúc đó sẽ thoải mái mà chơi đùa với tên Hà Văn Nhiên này. Thứ hai động tĩnh lúc nãy gây ra cũng tương đối lớn, có thể sẽ kéo theo nhiều tu luyện giả khác đến lúc đó sẽ khá phiền phức, mà tại thời điểm này với Kinh Thiên thì càng ít phiền phức càng tốt. Thứ ba anh cũng muốn tranh thủ chút thời gian tiến sâu vào trong rừng kiếm chút tài nguyên tu luyện, tiện thể kiếm chỗ nào đó yên tĩnh an toàn để kiểm kê tài sản ăn cướp được và luyện chế mấy viên lựu đạn yêu đan. Lúc đó có thể tự tin tung tăng mà không cần phải lo nghĩ gì nhiều.
Tiến vào khu vực khá sâu trong Vân Lĩnh sơn mạch, lúc này Kinh Thiên mới dừng lại và quan sát xung quanh.
“Có lẽ đã tiến vào khu vực của yêu thú cấp hai rồi. Đến đây nên dừng lại, chứ tiến sâu quá cũng không tốt”. Kinh Thiên tự nhủ.
Trong tay Kinh Thiên vẫn còn hai viên lựu đạn yêu, một viên lựu đạn yêu đan của yêu thú cấp một đỉnh phong và một viên lựu đạn yêu đan của yêu thú cấp hai sơ giai. Với vốn liếng như vậy anh khá tự tin khi vào trong phạm vi của yêu thú cấp hai sơ giai.
Đang loanh quanh để tìm kiếm xem trong khu vực này có linh thảo hay linh dược nào có thể thu hoạch được hay không, đồng thời để ý xem trong khu vực này có con yêu thú nào không. Nếu có thì tiện thể giải quyết luôn sau đó Kinh Thiên có thể từ từ nghỉ ngơi và tính toán những việc khác. Đúng lúc này vang lên tiếng hổ gầm và tiếng dơi kêu khiến Kinh Thiên chú ý.
“Uồm…. Krec…” Hai âm thanh chói tai vang lên. Từ trên một con yêu dơi to lớn lao xuống nhằm thẳng vào một con hổ màu trắng dưới mặt đất, cả hai con yêu thú bắt đầu cắn xé nhau.
Con yêu dơi há rộng cái mồm của nó với những cặp răng sắc nhọn táp thẳng vào vai phải của con hổ trắng, đồng thời hai cặp chân sau với móng vuốt sắc nhọn nhằm thẳng vào phần bụng của con hổ móc tới. Con hổ yêu cũng không kém cạnh. Há rộng miệng của nó cắn vào cánh phải của con dơi, hai chân trước thì chìa ra móng vuốt sắc nhọn liên tục cào xé vào thân và vào cánh con yêu dơi.
Tiếng cắn xé và gầm gừ của hai con yêu thú vang vọng cả một không gian trong Vân Lĩnh sơn mạch. Những yêu thú cấp bậc cao hơn thì chẳng thèm để ý đến những con yêu thú cấp bậc thấp tranh giành địa bàn, còn những con yêu thú cấp thấp hơn xung quanh thì sợ hãi trốn vào trong hang ổ của mình và nằm im.
Tiếng hai con yêu thú đánh nhau cũng kinh động đến những tu luyện giả đang tìm kiếm tài nguyên ngần đó. Tuy nhiên lúc này trong khu vực xung quanh lại không có tu luyện giả nào có tu vi đủ cao để có thể áp chế cả hai con yêu thú, một con cấp hai sơ giai và một con yêu thú cấp một đỉnh phong này. Còn những tu luyện giả có tu vi thấp hơn thì cũng tìm cách né tránh ra xa. Bởi vì trâu bò húc nhau có khi ruồi muỗi lại lãnh đủ.
Loading…
Chỉ có Kinh Thiên đứng phía xa quan sát hai con yêu thú quần thảo với nhau. Có lẽ đây là lần đầu tiên khi đến thế giới này Kinh Thiên được chứng kiến hai con yêu thú chiến đấu với nhau. Một phần vì tò mò muốn biết kết quả trận chiến của hai con yêu thú, một phần cũng muốn làm ngư ông đắc lợi. Biết đâu hai con yêu thú lưỡng bại câu thương, ở lại có khi lại chiếm được tiện nghi. Trong tay anh vẫn còn có át chủ bài có thể giải quyết được hai con yêu thú khi chúng trọng thương, nên Kinh Thiên tự tin đứng lại quan sát trận chiến.
Sau một hồi quần thảo với nhau lúc này cả hai con yêu thú đều tách ra, con yêu dơi thì vỗ cánh bay lên cao, còn con hổ trắng thì gầm gừ trên mặt đất. Trên thân hình cả hai con yêu thú đều loang lổ những vết thương, từ những nhát cắn, hay những cú cào bằng móng vuốt sắc bén. Những giọt máu từ yêu thú chảy ra vương vãi khắp nơi trong rừng. Lúc này con yêu dơi bay lượn theo hình vòng tròn trên không, còn con hổ trắng thì đứng im trên mặt đất quan sát con yêu dơi. Dường như cả hai con yêu thú đều muốn có một chút thời gian lấy lại sức lực để tung ra đòn quyết định kết liễu đối thủ.
“Uồm… Krec…” Hai tiếng gầm lần nữa vang lên, con yêu dơi đập cánh há to việc với những chiếc răng đen xì kèm theo nước dãi bẩn thỉu từ miệng trào ra lao thẳng xuống con yêu hổ dưới mặt đất. Còn con hổ trắng thì cong mình dập bốn chấn xuống mặt đất bật người lên cao há to miệng với những chiếc răng sắc nhọn, và giơ hai chân trước lên nhằm thẳng vào con yêu dơi đang lao xuống. Cả hai con yêu thú đều dùng hết sức của mình lao vào nhau hòng dùng đòn quyết định để kết liễu đối thủ của mình.
Cú va chạm rất mạnh khiến cả hai con yêu thú đều bị bắn ngược lại và rơi xuống đất. Dường như cú va chạm đó quá mạnh khiến cho cả hai con yêu thú đều choáng váng và không thể giữ được thăng bằng mỗi con nằm một nơi trên mặt đất. Con hổ trắng chịu lực phản chấn mạnh hơn văng ra xa rơi xuống kéo lê trên mặt đất, phải đến khi va thân hình vào một gốc cây to mới dừng lại được.
Rầm, rầm, hai tiếng va chạm lớn giữa thân hình yêu thú và mặt đất, cả hai con yêu thú đều ngóc đầu lên gầm gừ nhìn nhau.
Có vẻ như cuộc chiến này phần thắng nghiêng về phía con yêu dơi. Thực tế thì cả hai con yêu thú đều bị thương khá nặng, nhưng con yêu hổ thì bị thương nặng hơn. Con yêu dơi đã đứng dậy trước con yêu hổ, nó gầm lên một tiếng há to miệng của nó ra, đập cánh tung mình lên cao nhằm thẳng vào cổ họng con yêu hổ lao tới, nó muốn một đòn cuối cùng kết liễu đối thủ của nó.
Nhưng đúng lúc này một viên yêu đan nhằm thẳng vào sườn trái phía sau của nó bay đến. Ngay khi gần chạm vào người con yêu dơi thì một tiếng nổ chát chúa vang lên.
“Bùm…” Tiếng kêu đau đớn của con yêu dơi bị tiếng của vụ nổ át đi, cả thân hình của nó bị đẩy lê trên mặt đất lao thẳng tới chỗ con yêu hổ. Phía sau cánh trái của nó bị mất đi một mảng lớn thịt văng ra khắp nơi, còn trên lưng nó thì máu thịt bầy nhầy nhìn trông rất kinh hãi. Thấy con yêu dơi trọng thương rơi gần chỗ mình, con yêu hổ sử dụng hết sức lực còn lại của nó vùng lên há to miệng táp thẳng vào cổ họng con yêu dơi kết liễu đối thủ của nó. Con yêu dơi bị táp vào cổ họng không kêu lên thành tiếng, chỉ giãy giụa vài cái rồi nằm im bất động. Sau cú táp đó con yêu hổ cũng gần như kiệt sức ngã nhào trên mặt đất thở phì phò.
Lúc này từ phía trong rừng Kinh Thiên mới thò đầu đi ra tiến lại chỗ con yêu hổ và xác con yêu dơi. Nhìn thấy một tu luyện giả tiến lại chỗ của mình, con yêu hồ nhe răng gầm ghè như muốn dọa nạt Kinh Thiên. Nhưng đáng tiếc lúc này nó đã sức cùng lực kiệt, nó chỉ muốn dọa cho Kinh Thiên rời đi mà thôi. Còn thực tế thì nó cũng chỉ nằm im và ngóc được cái đầu lên để gầm ghè. Trên thân của nó máu trào ra từng những vết thương nhuộm đỏ đến hai phần ba thân thể nó.
“Đừng sợ, ta không hại ngươi đâu, hổ con”. Kinh Thiên tiến lại gần và lên tiếng nói với con yêu hổ.
Con yêu hổ ngóc đầu lên nhìn chằm chằm vào Kinh Thiên, khi nó không nhận thấy sát ý từ Kinh Thiên thì lại gục đầu xuống đất thở phì phò. Cũng có lẽ do bị thương quá nặng nên nó cũng đành đặt hy vọng vào cái con người mà nó chưa gặp lần nào này. Cũng không biết nữa hoặc có thể nó buông xuôi với thương thế hiện giờ thì nó cũng chẳng làm gì được. Chẳng ai biết được một con yêu hổ đang nghĩ gì cả.
Đứng phía ngoài quan sát cuộc chiến Kinh Thiên nhìn thấy rõ ràng cấp bậc của con yêu dơi là yêu thú cấp hai sơ giai, còn con hổ trắng chỉ là yêu thú cấp một đỉnh phong. Rõ ràng một con có tu vi thấp hơn nhiều lại dám đối mặt với một đối thủ cường hãn và chiến đấu ngoan cường khiến cho Kinh Thiên có chút thích con yêu hổ này. Nên ra tay giúp nó một phen.
Bản thân Kinh Thiên cũng không biết rằng con yêu hổ thuộc chủng loại yêu thú rất đặc biệt là Thiên Dực hổ. Chủng loài của nó được xếp vào loại thần thú có tên gọi là Thiên Dực Hổ. Loài hổ này khi trưởng thành sẽ mang thân hình của hổ và có thêm bốn cánh, hai cánh lớn phía trước hai bên sườn gần với vai trước và hai cánh nhỏ phía dưới gần với chi sau. Khi chúng xếp cánh lại thì chẳng khác gì loài hổ bình thường, khi chúng mở cánh ra thì chúng có thể bay lượn trên không. Đặc biệt tốc độ của Thiên Dực hổ rất nhanh. Ngoài ra khi được xếp vào nhóm Thần thú thì tiềm năng phát triển của chúng là vô hạn, cấp độ của chúng có thể đạt đến cấp mười hai, thập chí vượt qua cả cấp mười hai.
Một đặc điểm rất khó nhận ra của Thiên Dực hổ là khi yêu thú này từ cấp một đến cấp sáu thì chúng cũng chẳng khác gì mấy con yêu hổ bình thường. Chỉ khi đạt đến cấp bảy lúc này chủng loài của Thiên Dực hổ mới có sự khác biệt với các loài yêu hổ khác. Hay nói đúng hơn đạt đến cấp bảy thì Thiên Dực hổ mới lột xác và mọc ra bốn chiếc cánh để chính thức trở thành một Thiên Dực hổ thực sự, lúc này Thiên Dực hổ mới thực sự trưởng thành.
Trong thế giới Lạc Hồng chủng loài yêu thú rất nhiều và đa dạng. Cấp độ yêu thú khi tu luyện chia làm mười hai cấp bậc, còn cấp bậc trên mười hai cũng chỉ có trong truyền thuyết. Tuy nhiên không phải loài yêu thú nào khi tu luyện cũng có thể đạt đến được cấp mười hai. Hạn chế của các loại yêu thú là dựa vào chủng loài và huyết mạch của chúng mà quyết định tiềm năng và cực hạn của yêu thú. Đây cũng là nhược điểm của yêu thú. Yêu thú không chỉ dựa vào sức mạnh thân thể của chúng như tu luyện giả luyện thể, mà khi yêu thú đạt đến cấp bảy trở ra thì chúng có thể mở ra được những thần thông. Những thần thông này tùy thuộc vào từng chủng loài mà chúng có những thần thông khác nhau.
Trong các chủng loài yêu thú cũng được chia ra làm Thần thú, Thánh thú, và ma thú. Việc chia ra theo tên gọi này cũng khá mơ hồ và không nhất quán. Không phải cứ yêu thú thuộc chủng loài thần thú là chúng nghiễm nhiên được gọi là thần thú. Ví dụ như con Thiên Dực hổ này mặc dù có huyết mạch thần thú và tiềm năng vô hạn, không có nghĩa là nó cứ thế phát triển lên đến cấp mười hai và được gọi là thần thú. Chỉ có những yêu thú đạt đến cấp mười hai mới được gọi là thần thú, yêu thú đạt đến cấp mười và cấp mười một sẽ được gọi là thánh thú. Còn yêu thú mà được gọi là ma thú thì là chủng loài đặc biệt tàn ác, và cấp độ của chúng cũng có thể đạt đến cấp mười hai.
Chính vì vậy con Thiên Dực hổ này hiện tại cũng chỉ được gọi là một con yêu thú cấp một đỉnh phong mà thôi. Còn nếu sau này nó có thể đạt được đến cấp mười hai thì nó mới có thể được gọi là thần thú. Để có thể đạt được cấp mười hai thì đòi hỏi rất nhiều các yêu tố như huyết mạch, tài nguyên tu luyện, cơ duyên… Trong chủng loài Thiên Dực hổ không phải con nào cũng có thể trở thành thần thú được. Chỉ có điều mang trong mình huyết mạch Thiên Dực hổ thì cơ hội tiến tới thần thú của nó sẽ sáng sủa hơn so với những chủng loài yêu thú khác mà thôi.
Lạc Hồng thế giới có khoảng gần mười chủng loài có tiềm năng phát triển trở thành thần thú như: Rồng (Long), Phượng Hoàng (Phụng, Chu Tước), Kỳ Lân (Ly), Huyền Quy (Huyền vũ), Bạch hổ, Thiên Dực hổ, Tỳ hưu, Nghê… đặc biệt có một loài chim thần rất bí hiểm và có rất ít thông tin về loài chim này là Chim Lạc. Còn các loài yêu thú có huyết mạch có thể đạt đến thánh thú thì có rất nhiều như Si Vẫn, Tượng (voi), Kim Sư (sử tử vàng), Ưng (chim ưng), Đại bàng, Bạch Hạc, Nhai tí, Tích tà… hay những loài yêu thú sống ngoài biển khơi như Kình ngư, Bồ Lao, Giao, Bạch tuộc… Trong số những loài thánh thú có những cá thể gặp cơ duyên hoặc biến dị cũng có khả năng phá vỡ hạn chế huyết mạch trở thành thần thú…
Trong thế giới Lạc Hồng có rất nhiều điều kỳ ảo. Tu luyện giả có thể ký kế kế ước chủ tớ với yêu thú, biến yêu thú trở thành linh thú hộ thân. Trong Lạc Hồng thế giới có rất nhiều tu luyện giả thuần phục yêu thú biến chúng trở thành những linh thú hộ thân cho các tu luyện giả khác. Chính vì vậy trong Lạc Hồng thế giới mới sinh ra cả nghề nghiệp là Thuần thú sư. Ngoài ra cũng có rất nhiều những môn phái lấy việc thuần phục yêu thú làm pháp môn tu luyện.
Tiến lại gần Thiên Dực hổ đang nằm thở hổn hển dưới đất, trên thân các vết thương chằng chịt và máu vẫn rỉ ra từ vết thương trên thân hổ. Kinh Thiên liên lấy những thuốc trị thương mà anh cướp được của nhóm Trạch Ân đổ lên những vết thương trên người của Thiên Dực hổ. Thuốc trị thương của tu luyện giả không có nhiều tác dụng với yêu thú, vì đặc điểm cơ địa của yêu thú khác với tu luyện giả nên linh dược chữa thương cho yêu thú cũng sẽ có khác biệt với đan dược chữa thương cho tu luyện giả. Mặc dù biết điều đó nhưng hiện tại Kinh Thiên không có đan dược hay thuốc trị thương của yêu thú nên đành đem đan dược và thuốc trị thương của tu luyện giả cho Thiên Dực hổ dùng tạm.
“Được rồi chúng ta nên rời khỏi chỗ này, nếu lát nữa có tu luyện giả khác tiến lại thì thực sự cũng sẽ có đôi chút phiền phức đấy”. Kinh Thiên nói với Thiên Dực hổ khi nhìn thấy những vết thương trên thân của Thiên Dực hổ cũng đã bắt đầu ngừng chảy máu.
Thiên Dực hổ vẫn nằm im và thở phì phò, có lẽ nó vẫn chưa hồi lại được sức để có thể tự đứng dậy đi lại.
Lục tung những thứ mang theo, Kinh Thiên băng bó qua loa cho Thiên Dực Hổ, sau đó nhanh chóng lấy cây kiếm lách theo vế thương trên người con yêu dơi lấy ra yêu đan của yêu dơi. Mặc dù trông con yêu dơi rất bẩn thỉu và kinh tởm, nhưng trên người của nó cũng có không ít thứ giá trị như: da dơi nếu lọc ra giao cho những luyện khí sư sơ chế, rèn luyện có thể làm thành bộ áo giáp cấp hai so giai, xương của dơi có thể nghiền ra để làm thành phần cho một số vị thuốc… thứ quý nhất trên người yêu dơi tất nhiên là yêu đan. Kinh Thiên không có thời gian và công cụ (vũ khí cấp hai) để phân giải xác con yêu dơi, nên chỉ lấy đi yêu đan của yêu dơi.
Cất yêu đan của yêu dơi đi, Kinh Thiên quay lại cõng Thiên Dực hổ rời khỏi nơi này.
Đúng như Kinh Thiên dự đoán, khoảng một lúc sau anh rời khỏi có một nhóm tu luyện giả đã xuất hiện. Nhóm tu luyện giả này đang hoạt động tìm kiếm tài nguyên gần khu vực này, nghe động tĩnh đánh nhau nên tiến lại gần xem xét. Bởi trong Vân Lĩnh sơn mạch, các yêu thú tranh giành địa bàn đánh nhau xảy ra thường xuyên. Nhiều trận chiến giữa hai con yêu thú dẫn đến lưỡng bại câu thương, nhiều tu luyện giả vì mạo hiểm đến xem đã nhặt được rất nhiều tiện nghi khi cả hai con thú đều trọng thương hoặc một con bị chết một con trọng thương. Nhóm tu luyện giả này cũng mang tâm lý như vậy, hơn nữa trong nhóm của họ có nhiều tu luyện giả đã đạt đến Nhân hoàng cảnh thất giai, bát giai. Nên họ cũng không e sợ lắm mấy con thú cấp hai sơ giai hoặc trung giai.
“Chỉ một con bị chết, còn một con đã đi mất. Hơn nữa yêu đan của con yêu dơi này cũng bị lấy đi mất. Có thể nói đã có người đến đây nhặt tiện nghi trước chúng ta”. Một tu luyện giải khi xem xét hiện trường xong nói với những người còn lại. Bởi yêu đan của con yêu dơi được lấy ra bằng kiếm chứ không phải vết cắn của yêu thú khác. Những liệt thú giả nhiều kinh nghiệm chỉ cần nhìn xác yêu thú, cũng như vết cắt trên người yêu thú có thể xác định được yêu đan do người lấy hay bị yêu thú khác móc ra.
“Sao người đến trước không lấy luôn xác con dơi mặt quỷ này mà bỏ lại?” Một người khác lên tiếng hỏi.
“Ài cũng không rõ nữa, yêu đan đã bị lấy đi. Từ việc giải phẫu yêu đan có thể thấy người này không có binh khí cấp hai, nên dựa vào vết thương trên đầu của yêu thú để moi yêu đan ra. Nên có mang xác con yêu dơi đi cũng chẳng làm gì được nên chỉ lấy yêu đan còn đâu bỏ lại”. Một người khác thêm vào.
“Có thấy vết tích gì xung quanh không?” Một người dường như là dẫn đầu đoàn đội có tu vi cao nhất là Nhân hoàng cảnh bát giai hỏi.
“Có dấu tích của tu luyện giả, tiến về hướng này, nhưng chỉ một đoạn sau không còn thấy dấu tích nữa”. Một tu luyện giả khác trả lời và chỉ tay vào một hướng phía sâu trong rừng.
“Thôi bỏ đi, xem có thu thập được gì không thì thu thập. Dù sao chúng ta cũng đến đây nhặt tiện nghi. Nhặt được ít nào hay ít đấy. Chúng ta cũng chẳng biết người đến trước thế nào? Cũng không nên mất nhiều thời gian vào đây làm gì. Thu thập xong chúng ta tiếp tục công việc theo kế hoạch của mình”. Tu luyện giả Nhân hoàng cảnh bát giai nói với cả nhóm của mình.
Quen việc dễ làm, cả nhóm liệp thú giả này nhanh chóng phân giải con yêu dơi, lấy đi toàn bộ những thứ giá trị trên người con yêu dơi. Những thứ không giá trị thì vứt lại trong rừng để dành cho những con yêu thú khác hoặc những thứ đó sẽ bị phân hủy thành phân bón cho các loài cây.