Thất bại trong việc luyện đan lúc này Kinh Thiên đã lại trở về tay trắng. Hiện tại trong tay Kinh Thiên thứ có thể bán ra lấy tiền lúc này chỉ còn lại Cầu Kỷ Tử và cây linh dược cấp ba Bạch Truật Thảo. Kinh Thiên cũng không muốn bán hai trái Cầu Kỷ Tử này đi vì nó cũng là chủ tài của một loại đan dược dùng cho luyện thể là Tẩy Tủy đan cấp một. Kinh Thiên muốn thu thập đủ các nguyên liệu phụ trợ để luyện chế loại đan dược này. Nếu luyện thành công ngoài giúp Kinh Thiên có thể tiến thêm một bước nữa trong quá trình luyện thể, mà loại đan dược này rất có giá trị đối với tu luyện giả. Nó giúp tu luyện giả tạo căn cơ vững trắc, thậm chí giúp tăng lên tiềm năng tu luyện của tu luyện giả. Còn Bạch Truật Thảo là linh dược cấp ba, Kinh Thiên cũng muốn giữ lại có thể sau này còn có cái cần dùng.
“Haizz thôi từ từ tính, mọi việc đâu còn có đó”. Kinh Thiên lẩm bẩm tự an ủi mình.
Kết thúc hai lần luyện đan thất bại cũng là lúc trời đã tối. Kinh Thiên thu dọn Huyền Hạt Đỉnh và những nguyên liệu linh tinh khác và bắt đầu nghỉ ngơi. Vì quá trình luyện đan khiến cho Kinh Thiên tiêu hao hầu như toàn bộ linh lực và linh thức của mình. Kinh Thiên đả tọa vận dụng ‘Kinh Thiên Quyết’ tu luyện, hấp nạp linh khí bổ xung linh lực tiêu hao.
Sau một đêm nghỉ ngơi lấy lại tinh thần và sức lực sáng hôm sau Kinh Thiên bắt đầu suy tính lại con đường tu luyện của mình.
“Từ lúc thức tỉnh trí nhớ cho đến giờ mình cũng ở thế giới này cũng được vài tháng rồi. Tu luyện cũng có chút thành quả, thế giới này hoàn toàn khác với thế giới cũ mà mình hiểu biết. Tuy nhiên cả hai thế làm người mình vẫn là kẻ độc hành. Haizz, độc hành thì độc hành vậy, những kiếp này quyết không làm tên ăn hại, nhất định phải đứng trên đôi chân của mình, phải vững vàng gây dựng sự nghiệp ở thế giới này. Để không phụ với cái tên Kinh Thiên a”. Kinh Thiên tự nhủ.
Quả thực hai thế làm người đều là trẻ mồ côi, không có người thân thích. Tất cả mọi việc đều phải tự làm bằng chính đôi tay và sức lực của mình. Đó cũng là nét đượm buồn của Kinh Thiên. Tuy nhiên với suy nghĩ của người trưởng thành, Kinh Thiên nhanh chóng lấy lại tinh thần. Định hướng cho mình phát triển ở thế giới mới này. Hiện tại có thể Kinh Thiên là người cô độc, nhưng tương lai anh có thể xây dựng cho mình gia đình, sự nghiệp. Kinh Thiên tin rằng tạo hóa đã cho anh cơ hội để sống lại lần thứ hai, chắc chắn sẽ cho anh những cơ hội mới, cuộc đời mới. Chỉ có điều anh có quyết tâm nắm lấy cơ hội, quyết tâm thực hiện nó bằng toàn bộ tâm trí và sức lực của mình hay không. Con người có thể mất đi cái này, hay cái kia nhưng tuyệt đối không được mất đi niềm tin.
Loading…
Sau một hồi suy nghĩ miên man hồi tưởng lại quá khứ hiện tại. Kinh Thiên cũng đã đưa ra quyết định.
“Cứ ngồi mà ảo tưởng thì chẳng giải quyết được việc gì. Điều quan trọng là hiện tại và tương lai. Cần lên kế hoạch cho cuộc sống và tu luyện tiếp theo. Những cái khác có lẽ để sau tính a”. Kinh Thiên tự nhủ.
“Có lẽ đã đến lúc nên rời khỏi Trấn Quy Phong”. Kinh Thiên suy tính.
Trấn Quy Phong là nơi yên bình hầu như không có tranh chấp. Nơi đây cũng chỉ có một số ít tán tu hầu như không có cơ hội phát triển dùng làm nơi nghỉ chân và sống những ngày an bình. Nơi đây tài nguyên thiếu thốn, nếu cứ ở lại nơi này có lẽ cơ hội phát triển của Kinh Thiên sẽ bị thui chột. Muốn phát triển và trở thành một tu luyện giả thì cần môi trường cạnh tranh va chạm, cần có động lực và tài nguyên để phát triển… Tất cả những thứ đó thì Trấn Quy Phong đều không có.
“Học tiếp hai thức ‘Kinh Thiên Cước’ trước đã, sau đó sẽ rời khỏi Trấn Quy Phong tìm cơ hội tốt hơn vậy”. Kinh Thiên lẩm bẩm.
Lấy từ trong nhẫn trữ vật ra ‘Kinh Thiên Cước’ Kinh Thiên bắt đầu ghi nhớ khẩu quyết của hai chiêu tiếp theo: Nghịch cước hoành lưu và Hoành tảo phong vân.
‘Nghịch cước hoành lưu’ là chiêu thức tấn công đối thủ phía sau. Nghiêng người về phía trước tùy theo vị trí đối thủ mà xuất tả cước hay hữu cước đá ngược về phía sau theo đường thẳng từ dưới lên trên hoặc đá theo hình vòng cung. Chiêu thức này là một trong những chiêu thức chủ yếu dùng để phòng thủ, nhưng cũng có thể dùng để tấn công đối thủ bất ngờ ở một vị trí góc độ khó phòng thủ. Uy lực của nó khi được thi triển cũng vô cùng lớn.
‘Hoành tảo phong vân’ là chiêu thứ tư trong ‘Kinh Thiên Cước’. Đây là chiêu thức dùng để phản đòn khi đối thủ ở phía sau hoặc dùng trong loạn đả một người đấu với nhiều người. ‘Hoành tảo phong vân’ là chiêu cước đá vòng ba trăm sáu mươi độ thân hình người thi triển xoay tròn và tung ra những cú đá ở nhiều góc độ khác nhau bằng cả hai chân trái phải. Khi phải đối mặt với hai hoặc ba đối thủ trở lên thì ‘Hoành tảo phong vân’ sẽ phát huy tác dụng rất cao. Phạm vi tấn công của chiêu thức này rất lớn.
Điểm đặc biệt của cả hai chiêu thức thứ ba và thứ tư này là cũng vận dụng kết hợp với ‘Kinh Thiên Bộ’ để phát huy sức mạnh tối đa của chiêu thức. Ví dụ chiêu ‘Ngịch cước hoành lưu’ khi chân trái xuất chiêu ngược về phía sau theo hình vòng cung từ dưới lên trên. Lúc chân trái đi hết khoảng cách, chân trái vẫn ở trên không lúc này ‘Kinh Thiên Bộ’ phát huy tác dụng. Lấy chân trái phát chiêu ‘Hư không bộ’ làm điểm tựa trên không xuất tiếp chiêu ‘Ngịch cước hoàn lưu’ bằng chân phải hoặc xuất chiêu ‘Hoành tảo phong vân’ bằng chân phải, tùy vào tình huống. Tương tự như vậy với chiêu ‘Hoành tảo phong vân’ được kết hợp với ‘Kinh Thiên bộ’ cho người thi triển điểm tựa trên không để liên tục xuất chiêu ‘Hoành tảo phong vân’ bằng cả hai chân hoặc thay đổi chiêu thức khác, tùy vào tình huống đối chiến. Đây là điểm đặc biệt, và linh hoạt của ‘Kinh Thiên Cước’ mà các bộ vũ kỹ khác không có được. Còn uy lực của ‘Kinh Thiên Cước’ khi vận dụng linh lực thì không cần phải bàn cãi. Tùy vào tu vi của người tu luyện mà ‘Kinh Thiên Cước’ cho ra uy lực khi được thi triển, tất nhiên so với những vũ kỹ khác thì uy lực lớn hơn rất nhiều.
‘Kinh Thiên Cước’ rất đặc biệt, không phải uy lực của các chiêu thức tăng lên theo thứ tự chiêu thức. Mỗi một chiêu thức có cách thi triển trong những tình huống khác nhau trong giao đấu. Uy lực của sáu chiêu thức đầu tiên đều tương đương nhau, uy lực của chiêu thức sẽ tăng lên theo tu vi của người tu luyện. Ngoài ra mức độ thuần thục của tu luyện giả cũng sẽ làm uy lực của chiêu thức tăng lên. Khi tu luyện giả nhập môn uy lực thi triển sẽ khác, nếu đạt đến đại thành, viễn mãn… uy lực của chiêu thức cũng sẽ tăng lên rất nhiều, mặc dù tu vi của tu luyện giả không tăng lên. Chiêu thức thứ bảy và thứ tám của ‘Kinh Thiên Cước’ là: Cước Chấn Đại Địa và Bách Cước Phá Thiên uy lực của hai chiêu thức lớn hơn sáu chiêu thức còn lại đòi hỏi người thi triển phải có tu vi khá cao vì khi thi triển sẽ hao tốn khá nhiều linh lực. Chiêu thứ thứ chín ‘Phá Diệt’ là chiêu thức có uy lực kinh khủng nhất nó có thể hủy thiên diệt địa. Nếu không phải trong tình huống đặc biệt giữa sinh và tử thì không nên sử dụng chiêu thức này. Bởi khi thi triển xong người thi triển sẽ tiêu hao hết toàn bộ linh lực trong người, nếu không tiêu diệt được đối thủ thì người thi triển cầm chắc cái chết.
Mặc dù sáu chiêu thức đầu tiên uy lực tương đương nhau, nhưng lại đòi hỏi cấp độ tu vi của tu luyện giả khác nhau mới có thể tu luyện được, đây cũng là điểm đặc biệt của ‘Kinh Thiên Cước’. Vì uy lực của ‘Kinh Thiên cước’ rất lớn, khi tu luyện giả luyện được hai chiêu đầu tiên sẽ có một khoảng thời gian phải nâng cao tu vi lên, đó cũng là khoảng thời gian để tu luyện giả tu luyện thuần thục hai chiêu thức, trước khi tu luyện hai chiêu tiếp theo. Đây cũng là ẩn ý của người sáng tạo ra bộ cước pháp này.
Sau ghi nhớ khẩu quyết chiêu thức và đồ hình của hai chiêu thứ ba và thứ tư của ‘Kinh Thiên Cước’ Kinh Thiên bắt đầu dành thời gian để luyện tập hai chiêu thức này. Dù sao có thêm chiêu thức sẽ thêm một phần sức mạnh, thêm cơ hội giành chiến thắng trong giao đấu.
Do đã có kinh nghiệm tu luyện hai chiêu thức đầu tiên, nên cách vận hành linh lực của ‘Kinh Thiên Cước’ không mấy lạ lẫm với Kinh Thiên. Thêm vào đó Kinh Thiên là một trong những thiên tài tu luyện võ thuật, nên chỉ mất một ngày miệt mài tu luyện Kinh Thiên cũng đã nhập môn được hai chiêu thức thứ ba và thứ tư của ‘Kinh Thiên Cước’. Trong quá trình tu luyện vũ kỹ Kinh Thiên cũng không quyên rèn luyện cả hai chiêu thức đầu tiên, để liên kết các chiêu thức của ‘Kinh Thiên Cước’ trở lên liền mạch và xuất cước tùy tâm tùy ý.
Tu luyện vũ kỹ cũng là một phần trong quá trình tu luyện, Kinh Thiên cũng không quên ôn luyện ‘Thái cực đơn đao thức’ và ‘Kinh Thiên Bộ’. Kinh Thiên dành thời gian ba ngày liền để vừa luyện tập hai chiêu tiếp theo của ‘Kinh Thiên cước’ đồng thời ôn luyện toàn bộ những vũ kỹ mà anh đã học được trong thời gian qua. Tuy rằng mức độ tăng lên của vũ kỹ chưa hoàn toàn tăng lên một cấp độ mới nhưng Kinh Thiên đã có một bước tiến dài nâng cao uy lực của các vũ kỹ lên một tầng cao mới. Thêm vào đó tu vi của Kinh Thiên đã đạt đến Nhân vương cảnh nhất giai nên uy lực thi triển các chiêu thức cũng hoàn toàn khác biệt khi anh còn là một tu luyện giả có tu vi ở Hóa Cảnh.
Nghỉ ngơi một đêm sau khi tu luyện và ôn luyện vũ kỹ, vào buổi sáng sớm Kinh Thiên tỉnh dậy và bắt đầu chuẩn bị mọi thứ để rời đi. Cũng đã ba tháng kể từ khi Kinh Thiên thức tỉnh lại trí nhớ kiếp trước, giờ đây cuộc sống của Kinh Thiên đã thay đổi hoàn toàn. Trong tay Kinh Thiên nắm những tài nguyên rất quý giá, chỉ có điều do tu vi chưa đủ và chưa có nhiều thời gian rèn luyện nên anh chưa thể phát huy hết giá trị của những tài nguyên đó. Tuy nhiên Kinh Thiên cũng đã có những thành tựu bước đầu đặt nền mỏng và cơ sở vững chắc cho quá trình tu luyện của anh sau này. Cái Kinh Thiên cần giờ là thực chiến, và kinh nghiệm sống để rèn luyện và nâng cao hơn nữa tu vi của mình.
“Cũng nên sắp xếp lại chút rồi chuẩn bị rời đi thôi”. Kinh Thiên lẩm bẩm và bắt đầu xem xét lại tài sản của mình, để chuẩn bị rời đi.
Thực tế thì tài sản của Kinh Thiên chẳng có cái quái gì cả. Tất cả mọi thứ giá trị đều nằm trong nhẫn trữ vật Kinh Thiên cả rồi. Mà trong nhẫn chữ vật cũng chẳng có gì đáng giá ngoài Huyền Hạt Đỉnh, Câu Kỷ Tử, và linh dược cấp ba Bạch Truật thảo. Những thứ quý giá nhất mà kinh Thiên đang giữ là những đan phương cổ, đây là những đang phương gần như tuyệt tích trên tu luyện giới Lạc Hồng. Ngoài ra ‘Minh Văn cơ sở lục’ và một số nguyên liệu khác nữa cũng đều là những thứ quý giá. Còn linh ngọc thì giờ trên người Kinh Thiên một viên cũng chẳng còn.
Sau khi nhìn quanh cái lều rách của mình Kinh Thiên mới biết là chẳng có thứ gì cần phải thu dọn và sắp xếp cả. Chỉ có mỗi một thứ mà Kinh Thiên chưa biết phải làm gì với nó. Đó chính là quả trứng màu bạch kim mà Kinh Thiên lấy được trong một cái động lưng trừng vách núi.
“Thôi cứ vứt nó trong nhẫn trữ vật vậy. Nếu sau này có thời gian sẽ mang ra nghiên cứu, biết đâu lại có cái hay. Kinh Thiên lẩm bẩm.
“Vậy là xong chẳng còn gì cần phải chuẩn bị cả. Giờ có thể lên đường được rồi”. Kinh Thiên tự nhủ sau khi xem xét lại hết mọi tài sản mà anh có.
Mục đích của Kinh Thiên rời khỏi Trấn Quy Phong để đến thành Vân Long, nhưng khi rời khỏi Trấn Quy Phong Kinh Thiên lại nhằm thẳng vào Vân Lĩnh Sơn Mạch. Cũng dễ hiểu thôi bởi vì trong túi Kinh Thiên không có lấy một xu, nếu tiến thẳng đến thành Vân Long không có tiền để trang trải kinh phí sinh hoạt, thì làm sao có thể tìm kiếm cơ hội phát triển được. Mục tiêu tiến vào trong rừng rậm Kinh Thiên muốn thu thập một ít tài nguyên làm tài sản để có thể tìm cơ hội đặt chân trong thành Vân Long.