Hành lang ồn ào theo thời gian dần lắng lại.
Tạ Vụ Thanh trong phòng ngủ miên man chìm vào giấc ngủ.
Hà Vị lấy đôi đũa trúc Tạ Vụ Thanh vừa dùng, gắp mấy cọng hương xuân cho vào miệng. Chầm chậm nhấm nháp, lông mi ướt nhẹp. Cô quan sát Tạ Vụ Thanh ngủ không sâu, khẽ cất đũa, cúi người cẩn thận cởi cúc áo sơ mi giúp anh.
“Mấy giờ rồi?” Tạ Vụ Thanh tỉnh dậy.
Trong mơ màng, anh hỏi như bao ngày trước.
“Giờ Mão, canh ba”. Cô đáp.
Trầm mặc một lúc, anh nói: “Trời sắp sáng rồi?”
“Sắp sáng”.
Hà Vị lắng nghe tiếng hít thở của anh, sau khi xác định anh đã say giấc mới rời giường.
Trên hành lang trong Thái Phong Lâu chỉ còn sót lại mấy gian phòng sáng đèn, bài bạc đều tan hết, chỉ còn những vị khách say khướt giống Tạ Vụ Thanh được người dìu đỡ ra ngoài. Hà Vị vòng qua chỗ rẽ, trông thấy cảnh vệ của Tạ Vụ Thanh đang tránh né những hậu duệ quý tộc chếnh choáng ở kinh thành. Hắn bắt gặp cô liền vội vàng chạy đến hỏi: “Tướng quân vẫn ở trong ạ?”
“Ừm. Có chuyện quan trọng sao?” Cô hỏi.
Cảnh vệ gật đầu.
Hà Vị dẫn cảnh vệ vào phòng ngủ. Tạ Vụ Thanh vừa chống người ngồi dậy, khuỷu tay đặt trên bàn thấp, tự rót tách trà nhuận giọng. Anh nhướng mắt, nhìn thấy cảnh vệ do dự không biết mở lời thế nào.
“Nói đi”. Tạ Vụ Thanh nhỏ giọng nhắc nhở.
“Sau khi trời sáng, Trương Gia Khẩu sẽ… phát điện tín toàn quốc, thông báo Phùng tướng quân rút lui”.
“Nói tiếp”. Anh kiên trì.
Tạ Vụ Thanh nhấc tách trà trên bàn, vô cùng bình tĩnh. Cử chỉ thản nhiên của Tạ Vụ Thanh khiến cảnh vệ lấy lại điệu bộ chuyên nghiệp, ném hết những thấp thỏm cùng lo âu ra sau đầu. Hắn muốn học theo tướng quân, không màng thắng thua, không chùn bước trước khó khăn, không hoảng sợ trước nguy nan: “Sau khi Phùng tướng quân rút lui, tổng bộ quân đồng minh kháng chiến chống Nhật ở Trương Gia Khẩu sẽ tan rã”.
Tạ Vụ Thanh gật đầu, phất tay ra ngoài, ý bảo cảnh vệ đi trước.
Tổng bộ ở Trương Gia Khẩu tan rã, Phùng Ngọc Tường rút lui, không khác gì lệnh giải tán toàn bộ quân đội đồng minh kháng chiến chống Nhật.
Hà Vị khẽ khép cửa, quay đầu nhìn anh: “Tỉnh rượu rồi?”
Tạ Vụ Thanh ngẩng đầu, mỉm cười với cô: “Tỉnh hẳn thì chưa. Có điều tối qua đã cảm nhận được thế nào là sống mơ màng giữa thời cuộc”.
“Khó trách chú hai quý anh như thế, lúc trước ông từng nhắc đến chuyện sống mơ màng giữa thời cuộc”, cô đến gần anh, ngồi xuống cạnh bàn thấp, cởi giày cao gót đặt ven tường, “Ông ấy bảo, sinh giữa thời buổi loạn lạc, say sẽ sống, tỉnh mộng ắt sẽ chết”.
Tạ Vụ Thanh chiêm nghiệm câu nói này, gật đầu tán thành: “Chú hai sáng suốt”.
“Sau khi Liên quân tám nước đốt thành Bắc Kinh, lương thực trong thành cạn kiệt, dân chúng khắp nơi ăn không đủ no. Cha ruột em lúc đó có tiền nhưng không chịu phát ngân phiếu mua lương thực giúp đỡ, đích thân chú hai cùng vài người bạn của ông phải mạo hiểm vận chuyển lương thực từ ngoài vào thành để cứu tế dân đen. Sau chuyện đó, chú hai có chút danh tiếng, lại bị kẻ khác ghen tức đổ oan đầu cơ trục lợi lương thực, bức ép tống giam”, Hà Vị nhớ lại chuyện xưa, “Năm đó, ông ấy mới hơn hai mươi tuổi”.
“Em từng kể chuyện này”. Tạ Vụ Thanh đáp.
“Còn có một chuyện, anh trai lén nói cho em biết”, cô nói khẽ, “Chú hai thầm thích một cô gái, là học trò của ông. Khi ông ấy du học từng làm gia sư trong một gia đình người Hoa. Khi chú hai ra tù thì không còn liên hệ nữa”.
“Lúc chú hai còn trẻ, rất nổi tiếng ở kinh thành”, cô tiếp tục kể, “Không kém gì Tạ thiếu tướng quân đây”.
“Diện mạo thần thái của chú hai Hà, quả thật khiến Tạ Vụ Thanh phải ngưỡng mộ”. Tạ Vụ Thanh đệm thêm.
“Nếu em là cô gái ấy, từng nảy sinh một đoạn tình cảm với chú hai, chỉ e sau này khó lòng để ý ai khác”, cô chăm chú nhìn Tạ Vụ Thanh, “Tối qua lúc anh say rượu, em sợ nói anh cũng không hiểu. Tạ Vụ Thanh, đúng là anh đã phụ lòng em, lúc ở Bách Hoa Thâm Xử, anh không nên xuất hiện trước mặt em, không nên để em nhìn thấy anh”.
Hai người đối diện.
Cô cười: “Cũng không nên không bằng lòng ngoan ngoãn ở trường quân đội, lại lén lút trốn ra ngoài, tham gia Cách mạng Tân Hợi. Không nên, đánh giặc giỏi như thế, nổi tiếng như thế khiến ai cũng e sợ”.
Tạ Vụ Thanh bị chọc cười: “Là Tạ mỗ sai rồi”.
“Không nên để em mới 7-8 tuổi đã nghe đến cái tên Tạ Vụ Thanh”.
“Phải”, Tạ Vụ Thanh mềm giọng, “Tạ mỗ sai”.
“Ngày đó khi biết anh là Tạ Vụ Thanh…” Hà Vị hạ giọng oán trách, “Em mất ngủ cả đêm”.
Tạ Vụ Thanh bình tĩnh nhìn cô.
Mãi lúc sau, cô mới tiếp tục: “Trong nhà mọi người đều có tên đệm [1], sau khi em được chú hai nhận con nuôi mới sửa tên. Chắc anh không đoán được ý nghĩa của tên em nhỉ”.
[1] Nguyên văn là “tự bối”, ý chỉ tên đệm (tên lót) trong văn hoá đặt tên của người Hán. Thông thường, trong một gia tộc lớn hoặc những gia đình có truyền thống lâu đời đều rất xem trọng cách đặt tên có đủ 3 thành phần là Họ – tên đệm – tên (Ví dụ Nguyễn Văn A thì “Văn” là tên đệm). Thậm chí, có nhiều gia đình còn có sẵn những quy cách đặt tên đệm để phân biệt các nhánh, chi, dòng trong gia tộc hoặc phân biệt giữa người đời trước với người đời sau. Lấy ví dụ như cha chú của Hà Vị đều lấy chữ “Tri” làm tên lót, đến đời của Hà Vị thì dùng chữ “Chí” làm tên lót.
Anh lắc đầu. Quả thật nghĩ không ra.
Hà Vị chăm chú nhìn anh, thấp giọng: “Không biết con đường phía trước thế nào, chỉ biết vì sao mình theo đuổi”.
Ánh nến lập loè, không gian yên tĩnh.
Tạ Vụ Thanh như nhìn thấy rất nhiều chuyện quá khứ lướt qua trước mắt, chuyện lớn chuyện nhỏ, nhiều vô số kể.
“Chính là hai chữ “vì sao” ấy”. Cô chốt lại.
Ngày 5 tháng Tám, dưới áp lực của quân Nhật và chính phủ Nam Kinh, Phùng Ngọc Tường phát thông báo cả nước, tuyên bố tổng bộ quân đồng minh kháng chiến chống Nhật tan rã.
Chỉ 3 ngày sau, nguỵ quân tấn công quy mô lớn khiến thành Đa Luân lần nữa rơi vào tay địch.
Tướng quân Cát Hồng Xương duy trì quân đội kháng Nhật, dẫn theo mấy nghìn người còn sót lại, quyết chiến tới cùng với quân Nhật, quân đội chủ lực trong ngoài Trường Thành, cuối cùng thất bại thảm hại.
Ngày thứ 5, người từng đưa quân đoạt lại thành Đa Luân – Tướng quân Cát Hồng Xương bị ám sát trong nhà tù lục quân Bắc Bình.
—
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
“Lần đầu Cát tướng quân bị bắt, trên đường áp giải về Bắc Bình, ông đã giảng về chiến trường kháng chiến chống Nhật ở quan ngoại, lời lẽ bi hùng cảm động người lính áp giải nên được hắn lén thả ra ngoài. Sau đó bị người ta đặt bẫy hãm hại ở tô giới Pháp Thiên Tân, tống giam vào nhà tù lục quân Bắc Bình”.
Hà Vị ngồi trong toa riêng trên xe lửa, chậm rãi vén rèm cửa sổ, nói với sĩ quan từ Nam Kinh tiếp đón: “Trước khi Cát tướng quân qua đời có để lại một bài thơ”.
“Ti chức có nghe nói”. Sĩ quan nghiêm túc đáp.
Hận không giết sạch Nhật, ôm hổ thẹn muôn đời. Từng mảnh đất tàn phá, chẳng tiếc cái đầu chi.
Bài thơ của danh tướng đại diện cả thế hệ, từng câu từng chữ như mang theo máu, không ai không từng nghe.
Sau sự kiện ở cầu Lư Câu, Bắc Bình bị chiếm đóng.
Ngày qua ngày, số lượng các hộ công nghiệp ở phương Bắc quyết định xuôi Nam nhiều vô số.
Tổng biên tập tờ Kinh Báo – bà Thang cũng bỏ lại toàn bộ gia nghiệp, rời khỏi Bắc Bình, từ đó Kinh Báo chính thức ngừng xuất bản.
Công ty chế biến muối tinh luyện Thiên Tân Cửu Đại, người đầu tiên xuất khẩu bao muối tinh luyện ra nước ngoài, người doanh nhân mang theo tinh thần lãng mạn in hình sao Hải Vương trên bao bì muối, vì sự xâm lược của quân Nhật ở Bình Tân nên quyết định đóng cửa nhà máy sản xuất muối, vận chuyển toàn bộ thiết bị xuống phía Nam.
…
Hà Vị tuân theo lời hứa năm đó, một khi Bắc Bình bị chiếm đóng, di dời cả nhà, quyết không giữ lại bất kỳ con tàu vận chuyển nào để người Nhật lợi dụng.
“Vận mệnh gia quốc nhiều nguy nan, gieo rắc khổ ải xuống phàm trần. Xuôi nam người Tấn đều rơi lệ, như kẻ khát nhớ màu suối trong”. Dưới tiếng ầm ầm của bánh xe kim loại trên đường ray, Tư Niên nhỏ giọng đọc bài thơ trong sách.
“Câu thơ này ý chỉ Y quan Nam độ [2]”, Hà Vị giảng, “Trong lịch sử nhiều lần sĩ phu phía Bắc cùng học trò phải lánh nạn ở phương Nam do bị ngoại địch xâm lấn hoặc chiến tranh loạn lạc”.
Tư Niên nghiền ngẫm bốn chữ “Y quan Nam độ”.
[2] Bài thơ Tư Niên đọc có tên là “Vĩnh Gia loạn y quan nam độ lưu lạc nam tuyền làm nhớ tích ngâm” (tạm dịch là “Ngâm khúc nỗi nhớ nhung của y quan nam độ lạc đến suối nam sau loạn Vĩnh Gia”). Ngoài ra, “y quan nam độ” còn mang ý chỉ chiến sự hỗn loạn cuối thời Tây Tấn khiến các sĩ tộc Trung Nguyên chạy về phía Nam để ẩn thân. Sau này, mỗi khi phía Bắc có biến, những người yêu nước, nhà văn hoá, công nghiệp… xuôi Nam lánh nạn được gọi là yeutruyen.net “y quan nam độ”.
Ngoài toa tàu có người gõ cửa, sĩ quan bước đến mở ra một khe hở, thì thầm vài câu với người bên ngoài rồi quay đầu báo cáo với cô: “Đã tới sân ga Kinh Hán rồi ạ”.
“Đến Vũ Hán rồi sao?” Tư Niên nhỏ giọng lặp lại.
“Đúng vậy, đến Vũ Hán rồi”. Cô đáp.
Vũ Hán, một nơi cô chưa từng đặt chân.
Cuộc kháng chiến toàn dân nổ ra, Quốc Cộng lần nữa liên hợp, chính phủ Nam Kinh đã di chuyển đến Vũ Hán từ cuối tháng Mười, ngay cả bốn ngân hàng lớn cùng các đại sứ quán quốc gia ở Trung Quốc cũng dời đến Vũ Hán. Giang Thành trở thành trung tâm kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước trong thời chiến.
Cùng thời điểm, tất cả người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội tham gia kháng chiến chống Nhật cứu nước đều tập trung về “ngã rẽ chín tỉnh” [3].
[3] Cách gọi khác của Vũ Hán. Nguyên nhân do vị trí địa lý nằm ở phía đông đồng bằng Giang Hán, trên ngã ba sông Dương Tử với phụ lưu lớn nhất của nó – sông Hàn nên được gọi là “ngã rẽ chín tỉnh”.
Trên chuyến tàu xuôi nam lần này không chỉ có sĩ quan, quân lính, doanh nhân, mà còn có các danh nhân trong giới văn nghệ sĩ, hay những người tiên phong trong báo giới cùng những sinh viên tạm rời bỏ quê hương để lánh nạn. Cách một cánh cửa, cô nghe thấy tiếng ồn ào xôn xao sát vách toa xe. Trong lúc thu dọn hành lý để chuẩn bị xuống tàu, tiếng tranh luận nói chuyện của những người trẻ tuổi làm náo động khắp cả khoang.
Tư Niên giống như bị ảnh hưởng, nhanh chóng thu dọn sách vở vào cặp để chuẩn bị xuống tàu.
Tuy Hà Vị không nói với Tư Niên nhưng cô gái nhỏ vẫn cảm giác đến Vũ Hán có thể gặp lại cha đã xa cách bấy lâu, còn có em trai từ khi sinh ra đã được đưa đến Hồng Kông nuôi dưỡng…
“Em trai gọi con là chị đúng không ạ?” Cô bé thấp giọng hỏi, tay nhanh nhẹn đeo cặp lên vai.
Hà Vị hơi gật đầu: “Tất nhiên rồi, còn biết đọc sách ngâm thơ, nhưng em nhỏ tuổi hơn con nhiều”.
Bọn họ theo dòng người xuống tàu.
Nhà ga Kinh Hán được xây dựng vào năm Quang Tự triều Thanh, là trạm cuối phía nam của tuyến đường sắt được khánh thành đầu tiên. Lúc đó Hà Vị còn nhỏ, theo chú yeutruyen.net hai xuống phía nam đã hỏi ông, chúng ta đi đâu? Chú hai đứng giữa sân ga Chính Dương Môn, chỉ tay về hướng nam nói: Đến cực nam của tuyến đường sắt này.
Bây giờ, cô đã tận mắt chứng kiến toà kiến trúc Pháp vĩ đại.
Cô dắt tay Tư Niên, bước ra từ cổng chính sân ga. Phía trên cổng đá có một con diều hâu đang giương cánh, dõi mắt nhìn xuống biển người.
Bên ngoài nhà ga đông đúc, Hà Tri Hân mặc quần dài màu xanh thiên thanh cùng áo ngoài, mái tóc dài được tết bím thả sau đầu. Cô ấy khoanh tay đứng cạnh chiếc xe hơi màu đen, từ xa trông thấy Hà Vị và Tư Niên.
Tư Niên chạy bước nhỏ đến gần, ôm chặt eo Hà Tri Hân, phấn khởi gọi: “Bà cô bảy”.
Hà Tri Hân không nhịn được cười, vuốt mái tóc cô gái nhỏ, sai bảo nhân viên của văn phòng vận tải đường thuỷ Lưỡng Giang sắp xếp hành lý của Hà Vị lên xe. Cô kể sơ tình hình vận chuyển hàng hoá và lưu lượng hành khách tại các bến tàu ven sông Trường Giang, đến khi ngồi lên xe mới nghiêm túc quan sát mặt Hà Vị: “Nhìn ta hiện tại hẳn rất khác lần trước nhỉ? Năm năm tháng tháng người cũng già đi”.
Hà Vị ngẩn người, khuôn mặt cô bảy lộ vẻ uể oải, bỗng nhớ đến lúc trước khi rời khỏi Bắc Bình, nhìn thấy Chúc tiên sinh trong tiểu viện ở ngoại ô: “Có một vị tiên sinh, được người Nhật năm lần bảy lượt tìm đến mời hắn trở lại. Nhưng người đó nói chỉ muốn trồng rau nuôi cá, không muốn mặc áo choàng lên sân khấu nữa”.
Cô bảy sững sờ, sau đó mỉm cười.
“Hắn là người hát Phàn Lê Hoa”, Hà Tri Hân nói khẽ, “Sao có thể vì người Nhật mặc áo choàng chứ?”
Phàn Lê Hoa là binh mã đại nguyên soái tây chinh ngày xưa, chỉ bằng một thanh đao Cửu Phượng Triều Dương đã có thể bình định quân xâm lăng Tây Bắc.
“Con hỏi hắn, có chuyện gì muốn nhắn người không”.
Hà Tri Hân cười nói: “Thật tốt quá, vừa gặp mặt đã nhắc người xưa”.
“Chúc tiên sinh nhấp nửa chung trà, sau đó nhờ con hỏi người, mọi chuyện thuận lợi chứ.
Hà Tri Hân nghẹn một lúc, hiếm khi lộ ra biểu cảm e thẹn của thiếu nữ, hạ tầm mắt nhớ đến quá khứ: Khi hai người bái sư học nghệ, vì không cùng một thầy nên luyện tập khá vất vả, cơ hội gặp mặt cũng không nhiều, mỗi lần vô tình nhìn thấy nhau trên hành lang tối om, Chúc Khiêm Hoài đều cố gắng duy trì cử chỉ đấng nam nhi dưới lớp hoá trang của con gái, thắt lưng hắn thẳng tắp, chăm chú nhìn hai mắt cô, lúng túng hỏi: “Mọi chuyện… thuận lợi chứ?”
Xe hơi bon bon chạy trên đường, ghế sau đã rơi vào trầm mặc.
Hà Vị không muốn quấy rầy suy nghĩ của cô bảy, tay nắm chặt túi, cách một lớp đệm trân châu như sờ được mảnh giấy bên trong. Đó là một bức điện báo:
Giang Thành đông rét đẫm hương mai, mong nhớ em mỗi ngày.