Giản Hạnh bị Giản Như làm ồn mà tỉnh giấc.
“Kẻ ác ắt bị trời trừng phạt, chết thì cũng chết rồi, còn đến nói với tôi làm gì? Ghê tởm cho ai xem?”
Giản Như là đang nói đến Giản Quốc Thắng- người ông ngoại mà Giản Hạnh chưa từng gặp mặt.
Nhà người ta chuyện xấu thì giấu đi, còn đến nhà của Giản Như thì bà ấy không những truyền ra ngoài, mà còn muốn nói cho cả làng cả xóm nghe.
Bà ấy cũng không nghĩ cho Giản Hạnh còn nhỏ mà né tránh những điều này. Đến nỗi mà đêm qua Giản Hạnh nằm mơ nguyên cả đêm, trong cơn mơ toàn là những chuyện cũ đã mà qua Giản Như cứ mãi nhắc đến.
Như một người ngoài đứng bên quan sát tất cả, Giản Hạnh trơ mắt nhìn cả nhà họ Giản xồn sáo, cuối cùng là nhìn thấy Giản Quốc Thắng bỏ lại bà Ngoại, một mình đi xa mãi.
Cái thời đó thì không có ly hôn, vì vậy Giản Quốc Thắng làm như này được gọi là ruồng bỏ vợ con.
“Hứ! Đây cũng coi như bị trời trừng phạt! Giọng điệu của Giản Như không gọi là hả hê, nhưng cũng coi như là đang nói móc.
Gần như là vậy.
Chỉ có đều không phải bị sét đánh mà là bị lũ cuốn trôi. Địa phương điều tra số người chết, nhanh chóng đem bản danh sách đến huyện Hòa, giao cho Giản Như.
Bởi vì chuyện này mà Giản Như mắng mỏ gần cả nửa tháng trời.
“Được rồi đó, lại đánh thức Giản Hạnh nữa kìa.” là giọng của bà Ngoại.
“Được sao mà được? Không lẽ bà còn thương xót cho ông ta à? Ôi, người ta có lo cho bà được miếng nào không? Có tâm rảnh rỗi như này chi bằng nghĩ xem mình còn sống được bao năm nữa.” Giản Như nói chuyện khó nghe, ngay cả mẹ ruột cũng vậy.
Nghe đến đây, Giản Hạnh thở dài, ngồi dậy bước ra.
Giản Như nhìn thấy Giản Hạnh mặt cũng chẳng trở sắc, chỉ là hỏi cô muốn ăn gì, Giản Hạnh nói: “Gì cũng được”.
Bà Ngoại đang ngồi trước cửa nhà, nhìn thấy cô ấy liền quắc quắc tay: “Mau đi đánh răng rửa mặt, lát nữa đừng để đến cửa hàng trễ.”
Giản Hạnh năm nay vừa mới tốt nghiệp cấp hai, nghỉ hè rảnh rỗi nên tìm một cửa hàng làm thêm.
Giản Hạnh đi ngang qua, nói: “Dạ”.
Bà Ngoại rảnh rỗi không có gì làm bèn đi lòng vòng bên cạnh cô, “Sắp khai giảng rồi đúng không? Nhanh nói sớm với ông chủ, đừng để lúc đó rồi người ta lại không cho nghỉ.”
“Không đâu ạ” Giản Hạnh đang nhét bàn chải trong miệng, mơ hồ đáp: “Lúc đầu đã nói rõ là làm đến hôm thôi ạ”. nay
“Vậy cố gắng làm thêm, ngày mai tranh thủ về sóm.”
Giản Hạnh ngậm bàn chải gật đầu.
Ăn cơm xong, Giản Hạnh như mọi ngày, chín giờ sáng đến cửa hàng làm thu ngân, năm giờ rưỡi chiều kết thúc công việc đầu tiên trong cuộc đời cô ấy.
“Thôi được rồi, cầm tiền rồi về lẹ đi. Với cái thời tiết này, chú đoán lát nữa là sẽ mưa đó.”
Giản Hạnh nghe thấy tiếng nên nhìn ra ngoài xem, mặt đất cát bụi bay mù mịt, mấy loại bao nilong đủ màu bay tứ tung.
Gió nổi lên rồi.
Trong chốc lát bầu trời tối sầm lại, trông như bảy tám giờ tối.
Đúng là sắp mưa thật rồi.
“Còn nhìn gì nữa? Không tin à? Ông chủ nhìn sang cười một cái, miệng nhả đầy thuốc lá mà nói, “Đây đều là kinh nghiệm sống, trường học không có dạy đâu, trường trọng điểm như Hòa Trung cũng không có dạy đâu nhé.”
“Không phải không tin.”
Giản Hạnh cuốn kĩ tám tờ nhân dân tệ màu đỏ bỏ vào trong túi, rồi từ trong tui kia móc ra một tờ đưa cho ông chủ, “Lấy bốn viên kẹo.”
Nói xong còn chưa đợi ông chủ gật đầu, trực tiếp thò tay vào hủ kẹo lấy.
“Đã kiếm được tiền rồi mà còn mua lẻ à? lấy nguyên một dây đi, chú tặng mày đấy.”
“Dạ không cần đâu ạ” Giản Hạnh lật qua lật lại, ló đầu ra nhìn “Hết màu hồng rồi ạ?” ads
“Hết rồi, sót lại chỉ còn nhiêu đây.” Ông chủ nheo mắt dòm, “Vị gì đây, khó ăn đến thế sao? Chẳng bán được gì hết.”
“Vị chuối nguyên vị sữa bò” Giản Hạnh nhìn kĩ vào hũ kẹo, đành rút từ trong túi ra một tệ rưỡi, “Lấy một dây nha.”
Ông chủ đang ngậm điếu thuốc, nói lặm bặm: “Đã bảo là tặng mày rồi, còn ngại gì nữa.”
Giản Hạnh còn chưa kịp đặt tiền lên quầy hàng thì bên tai đột nhiên vang lên tiếng “bụp bụp bup”.
Trời mưa rồi.
Tuy là đã biết trước, nhưng mà Giản Hạnh vẫn có chút ngẩn người.
Ông chủ nhìn thấy biểu cảm của Giản Hạnh, mang nụ cười đắc ý của “người từng trải” mà nói: “Thôi được rồi, vẫn là nán lại chút đi.”
Phải nán lại chút thôi.
Giản Hạnh rảnh thì cũng rảnh rồi nên lại đứng vào quầy thu ngân.
Ông chủ nhìn cô một cái: “Không có trả tiền thêm đâu nhen.”
Giản Hạnh nhét hai tệ rưỡi trên quầy hàng vào trong túi và nói: “Coi như là mua kẹo.”
“Xí.” Ông chủ cũng không hiểu mấy đứa nhỏ tuổi này sao lại vô vị như vậy.
Mưa lớn như thế, cửa hàng cũng không có người.
Giản Hạnh nhàm chán cúi đầu nhìn mấy hộp thuốc lá trong tủ.
Đột nhiên lờ mờ xuất hiện một bóng người, cô ấy theo bản năng đứng thẳng ngẫn đầu nhìn lên, chỉ nhìn thấy được một bóng người nghiêng nghiêng, sự điềm tĩnh trong đôi mắt lại phát ra từng gợn sóng.
Là một nam sinh, dáng người cao cao, bận một chiếc áo sơ mi trắng quần jean, bờ lưng ướt sẫm, lúc cúi đầu sấy sấy tóc, sau gáy cổ phân từng đoạn như hình rẻ quạt.
Động tác cậu ấy không nhanh không chậm, xương bã vai khép mở theo đừng động tác.
Rất nhanh đứng thẳng dậy, tiện tay hất tóc ướt trước trán ra sau, tay cầm điện thoại, có chút thở hổn hển nói: “Mưa lớn quá rồi, mấy cậu đến trước thì gọi món đi.”
“Đừng gọi nhiều quá, lãng phí.”
“Cũng biết đấy à, có lần nào mà tớ không trả chứ?”
Mưa quá lớn, lấn át hết cả nửa tiếng nói của chàng trai.
Giản Hạnh nghe mơ hồ, không biết phải vì tiếng mưa quá to hay là cô ấy lại ù tai rồi.
Phần lớn giác quan của con người đều có sự liên thông, sau khi nghe lãng đãng thì cũng không còn nhìn thấy rõ nữa.
Không phải ngày nào cũng có những cơ hội gặp gỡ tình cờ như này.
Giản Hạnh không kìm lòng được nữa, hai tay ghìm chặt trên mặt kính quầy hàng, ló đầu nhìn ra trước cửa.
Đúng lúc chàng trai cũng quay đầu nhìn lại.
Hành động cậu ấy quá đột ngột, cơn gió trong phút chốc thồi ùa đến, mùi bùn đất có chút hăn hắc.
Giản Hạnh né không kịp, chớp chớp đôi hàng mi, biểu cảm đông cứng lại.
Chàng trai mỉm cười, bước đến trước quầy hàng, đặt xuống một đồng tiền xu và nói: “Lấy hai bao giấy”
Cậu ấy nhìn qua, Giản Hạnh liền né tránh.
“À, vâng.” Giản Hạnh dòm xuống nhìn mấy tờ giấy bị gỡ ra phía bên cạnh, giọng điệu như thường: “Hiệu nào?”
“Nào cũng được.”
Giản Hạnh lấy ra hai gói màu xanh hiệu Tâm Tương Ấn rồi đưa cho cậu ấy
Chàng trai đang định cầm lấy thì chuông điện thoại lại vang lên, cậu ấy đành cười một cái rồi nói với Giản Hạnh: “Để đó là được.”
Nói xong liền móc điện thoại đi đến trước cửa nghe.
Giản Hạnh nhìn theo bóng lưng của cậu ấy, hai ngón tay siết chặt sấp giấy, sau đó nhẹ nhàng đặt sấp giấy lên mặt kính tủ quầy hàng.
Lúc vừa rút tay lại, cô ấy cầm lên chiếc đồng xu ở tủ quầy hàng.
Cảm nhận mặt sắt của đồng tiền xu có một màng hơi ấm nhè nhẹ, bên trên còn dính nước, làm ướt cả đôi tay của Giản Hạnh.
Con tim cũng từng chút ướt sũng theo.
Niềm vui mừng đến đột ngột như cơn mưa hối hả này.
Cô sờ nó vài lần rồi bỏ nó vào trong túi áo, sau đó lại móc từ trong túi ra một tờ tiền để vào trong quầy thu ngân.
Cô vừa đóng tủ tiền lại, chàng trai cúp điện thoại quay sang hỏi: “Có ô không?”
Giản Hạnh lúng túng, ngoài mặt thì điềm tĩnh nhưng trong lòng lại xao xuyến không thôi.
Không cẩn thận nên tay còn bị kẹp một cái.
Cô cố gắng nén lại nỗi đau, mặt vô cảm mà nói: “Có, ở phía sau.”
Chàng trai quay đầu nhìn lại, Giản Hạnh hết làm dáng từ trong quầy hàng bước ra, “Để tôi dẫn cậu qua đó.”
“Không cần.” Chàng trai cười nói, “Không làm phiền nữa.”
Chàng trai chọn bừa một chiếc ô, cậu ấy vừa bấm điện thoại vừa hỏi: “Bao nhiêu tiền thế?”
“Chín tệ.”
Chàng trai “Ừm” một tiếng, vô ý nhìn vào tủ quầy hàng, đồng tiền xu đã không còn đó nữa, cậu ấy móc ra một tờ mười tệ đưa cho Giản Hạnh.
Giản Hạnh từ trong tủ tiền lấy ra một tờ tiền đưa cho cậu ấy.
Đều mang giá trị như nhau, chẳng ai quan tâm đến sự khác biệt giữa tiền giấy và tiền xu
Chàng trai chẳng nhìn lấy một cái, trực tiếp nhét vào trong túi.
Những cảm xúc ren rỏi như sợi dây thép, có lẽ chỉ mỗi mình Giản Hạnh là hiểu rõ.
Cơn mưa vẫn không ngừng ngớt, chiếc ô kẻ sọc xanh trở nên thật nhỏ bé dưới đôi bờ vai của chàng trai.
Gió thổi khiến cho những giọt nước mưa rơi lả tả trên vai cậu ấy, cậu khom người bước vào trong cơn mưa.
Trong quầy hàng, Giản Hạnh không dính chút giọt mưa nào nhưng lòng bàn tay lại ướt nhèm nhẹp.
Cô ấy thở dài một hơi, xua tan đi sự căng thẳng và nỗi rối bời.
Không biết ông chủ từ đâu xuất hiện, cảm thán lên câu: “Thằng nhóc đó đẹp trai thật đấy.”
Giản Hạnh giật mình, hơi thở nghẹn lại ở cổ không lên cũng không xuống được làm con mắt cũng đỏ ững hết lên.
“Cao như này, chắc là sinh viên Đại học rồi.” Ông chủ mỉm cười nói, “Còn cao hơn con trai chú nữa.”
“Không phải đâu ạ.” Giản Hạnh đột nhiên thốt lên.
Ông chủ “Hả” một tiếng: “Cái gì không phải?”
“Cậu ấy không phải sinh viên Đại học.” Giản Hạnh nói.
Ông chủ có chút bất ngờ, “Con quen à? Nhưng mà biểu cảm của hai đứa lúc nãy cũng không giống là kiểu quen biết?”
“Biết nhau ạ” Giản Hạnh nhìn theo dấu chân bị giẫm trên mặt đất, giọng nói khe khẽ, “Con biết cậu ấy.”
Chỉ cậu là không biết cô thôi.
Mưa mùa hạ đúng là cơn mưa phùn, một giây trước vẫn còn rơi lộp bộp, sang giây sau thì tạnh hẳn. Chỉ cách vài phút, lại nóng hừng hực.
Nếu như không phải vì trên mặt đất vẫn còn đọng nước thì Giản Hạnh còn tưởng những gì vừa xảy ra lúc nảy chỉ là một con ảo giác.
Trên đường đi cô bóc kẹo ra ăn, lúc về đến nơi thì thấy trong nhà lại chẳng có ai, mãi đến trời sập tối, bà Ngoại mới cùng Giản Như và Lữ Thành trở về.
Bà Ngoại nhìn thấy Giản Hạnh liền nhét thứ gì đó vào tay cô ấy, “Cầm lấy.”
Giản Hạnh hỏi: “Cái gì vậy ạ?”
Cô cúi đầu nhìn chiếc túi trong tay, bên trong có một cái bình nhỏ, chiếc túi che mất nên không thể nhìn rõ, đang định móc ra xem thì Giản Như vừa đậu xe trong sân vừa nói: “Kem chống nắng lòe loẹt gì đó.”
“Không phải con sắp học Quân sự sao? Thời tiết kiểu này mà đứng phơi dưới nắng thì đen mất.” bà Ngoại nói, “Thoa nhiều một chút, con gái mới lớn trắng trẻo mới xinh.”
Giản Như cười gằn: “Xinh ư? Xinh chắc ăn được như cơm không?”
Bà Ngoại “aiyo” một tiếng: “Phiền chết đi được.”
“Phiền ư? Bà phiền, chứ nó mà dám phiền thử xem?” Giản Như đi ra nhà bếp, lúc đi ngang qua Giản Hạnh thì dừng lại, quay đầu nhìn vào Giản Hạnh từ trên xuống dưới, dáng vẻ dòm ngó soi mói rồi phán một câu: “Cấp ba rồi, đừng có nghĩ rằng vẫn còn cấp hai, đi sai một bước là cả nhà đều phải ra ruộng mà cày với mày nha con.”
Giản Hạnh không nói gì.
“Có nghe rõ không?” Giản Như hỏi.
Giản Hạnh trả lời: “Nghe thấy rồi.
Thái độ cũng ổn, Giản Như xem như khá hài lòng nhưng trên miệng thì luôn mắng mỏ: “Chả được tích sự gì, cha với chả con y như nhau”
Lữ Thành bị ăn chửi mười mấy năm trời, lúc trước còn quen chứ hai năm gần đây Giản Hạnh ngày càng lớn dần, ông ấy cũng có vài phần khó chịu. Nhưng là một người đàn ông nên ông ấy cũng không biết làm sao để biểu đạt với con gái, chỉ là nói dăm dăm vài câu: “Không sao đâu con, vào thoa thử kem chống nắng bà Ngoại mua xem có thích không.”
Giản Hạnh đáp dạ.
Bà Ngoại có vẻ rất vui, cùng Giản Hạnh phước vào phòng và nói: “Đừng có quên thoa đó nhé, nhất định phải thoa đó.”
Giản Hạnh phì cười: “Dạ biết rồi ạ.
Bà Ngoài giơ tay lên nhéo vào má Giản Hạnh, “Nhìn xem, con gái mới lớn cười lên đẹp biết bao.”
Giản Hạnh cũng cười theo.
Vài ngày sau, Trường Hòa Trung khai giảng, mới sáng sớm Giản Hạnh còn chưa bước ra cửa thì bà Ngoại đã nhắc là phải thoa kem chống nắng.
Thật ra hôm nay chưa học Quân sự, chỉ là đơn giản đến để điểm danh nên việc thoa hay không thoa cũng vậy thôi.
Nhưng khi nhìn thấy dáng vẻ tươi cười hớn hở của bà Ngoại, Giản Hạnh không nỡ làm tụt hứng bà ấy.
Hẳn hoi thoa từng lớp kem chống nắng, buổi trưa thì ở nhà phụ giúp Giản Như, ba giờ chiều mới đi đến trường.
Điểm danh ngày đầu tiên, buổi sáng trước bảng thông báo người vây quanh đông như kiến, một lát sau thì chỉ còn lát đác vài người.
Trên bảng thông báo dán danh sách phân lớp, phân lớp dựa vào điểm thi xét tuyển, xếp từ trên xuống dưới, mỗi lớp tầm cỡ sáu mươi lăm người.
Trường Hòa Trung phân lớp làm bao loại, gồm lớp Hoành Chí, lớp Quá Độ và lớp bình thường.
Lớp Hoành Chí ý chỉ “Hoành đồ kỳ Đảng ân, Chí viễn vi quốc cường” Kế hoạch lớn gửi đến Đảng, chí cao làm nước giàu mạnh’, trong lớp toàn là những học sinh thành tích nổi trội, bình thường để vào được lớp Hoành Chí thì đều là đứng đầu top danh sách thi xét tuyển của toàn Huyện.
Lớp Quá Độ, bề ngoài nghe là vậy nhưng thực chất là lớp chuyển từ lớp này sang lớp khác. Trường sẽ lấy tên lớp Hoành Chí với hơn một trăm hai mươi học sinh, phân thành ba lớp.
Số còn lại toàn là lớp bình thường.
Thành tích của Giản Hạnh ở cấp hai luôn rất nổi bật, đến khi lên cấp ba mới nhận ra thành tích của mọi người còn hơn thế. Cô dốc tâm học ba năm cũng chỉ miễn cưỡng xếp vào lớp Quá Độ.
“Giản Hạnh!” Có người vỗ vai cô.
Giản Hạnh quay đầu, nhìn thấy Hứa Lộ-cán bộ môn tiếng Anh của lớp bên cạnh ở trường cấp hai, hai người lúc trước có học chung một giáo viên Anh văn nên cũng có chút quen biết.
Đa số có rất ít bạn bè thi đậu trường Hòa Trung nên khi nhìn thấy Giản Hạnh, Hứa Lộ có chút phấn khích, “Trùng hợp thế.”
“Đúng là trùng hợp thật.” Giản Hạnh nói.
Ngày trước tính cách của Giản Hạnh không có nhiệt tình cho lắm, vì thế đối với sự trả lời thờ ơ của Giản Hạnh, Hứa Lộ cũng không lấy làm lạ. Chủ động hỏi: “Cậu ở lớp nào thế? Tớ nhớ thành tích thi xét tuyển của chúng ta tương đương nhau, lẽ nào chung lớp không?”
Lúc nãy Giản Hạnh xem danh sách lớp chỉ có xem mỗi tên mình, không có xem cho người khác, cô trả lời lại: “Tớ ở lớp ba.”
Hứa Lộ mừng rỡ đôi mắt tròn xoe, “Thật à, tớ cũng vậy!”
Giản Hạnh cũng có chút bất ngờ, lần này thì bộc lộ cảm xúc ra, “Vậy đúng là quá trùng hợp rồi.”
Có lẽ sự trùng hợp liên tiếp nhiều lần sẽ làm cho con người ta cảm thấy có duyên. Khoảng cách nhỏ bé lúc nảy còn tồn tại giữa hai con người thì giờ đây đã tan biến hoàn toàn. Hứa Lộ trực tiếp khoác tay Giản Hạnh, “Tốt quá đi, hôm nay có thể cùng nhau ăn cơm rồi.”
“Hở?” Giản Hạnh hỏi: “Cậu không về nhà à?”
Từ Lỗ hỏi: “Cậu không biết gì à? Lên cấp ba buổi tối còn phải tự học, tối hôm nay là bắt đầu rồi đó “
Giản Hạnh không ngờ rằng lại bỏ qua một tin tức quan trọng như thế, cô ấy hỏi: “Đã thông báo rồi ư?”
“Đúng vây” Hứa Lộ chỉ vào và nói: “Trên đó có dán thông báo, tối hôm nay lớp mười tự học như bình thường. Bây giờ còn là tháng mùa hạ, sáu giờ năm mười là bắt đầu.”
Nhưng mà…
“Bây giờ không phải còn chưa đến bốn giờ sao? Giản Hạnh thắc mắc.
Hứa Lộ “Aiyo” một tiếng, “Chứ cậu không muốn kiếm gì ăn xung quanh trường sao? Tớ còn chưa ăn lần nào ở trường nữa là, thấy phấn khích quá đi!”
Giản Hạnh không chưa thể cảm nhận được sự phấn thích này, nhưng mà cũng đành gật đầu đồng ý.
Trường Hòa Trung là một trong những trường ở Huyện đứng đầu Tỉnh, cơ cấu và phong cách kiến trúc của trường hầu như là được xây theo mẫu chữ P.
Giản Hạnh và Hứa Lộ lần đầu tiên bước vào môi trường mới, cả hai cùng đi tham quan hết một vòng
Lúc đi ngang qua đình Trạng Nguyên, Hứa Lộ buông Giản Hạnh ra, đứng trước hồ Trạng Nguyên chắp tay lại, gương mặt thành kính, nhỏ giọng khấn vái: “Hy vọng con có thể như ý nguyện thi đậu trường đại học trọng điểm.”
Thành tâm thành ý cầu khấn ba lần, Hứa Lộ kéo Giản Hạnh vái theo.
Giản Hạnh bất lực, “Này thì có ích gì chứ, chi bằng bây giờ ngồi đây làm hai bộ đề còn hơn.”
Từ Lỗ ngay lập tức trở mặt, “Cậu đừng có nói nữa, tớ áp lực lớn lắm.”
Giản Hạnh cười tít nói: “Vậy thì đi dạo tiệm sách đi, trường có một tiệm sách Tân Hoa.”
“Thật ư? Tuyệt cú mèo!”
Hứa Lộ vui mừng đến mức thậm chí còn chưa kịp phản ứng vì sao Giản Hạnh chỉ vừa vào trường chưa được một tiếng sao lại biết ở đây có tiệm sách.
Hai người không đi vòng về mà là định băng qua cây cầu hình vòm bắt ngang trên mặt hồ. Cuối cùng khi vừa đi đến giữa cầu, vừa nhìn xuống thì thấy phía bên kia cầu có nhóm mấy cậu con trai đang ngồi.
Trong nhóm người này, có người thì nhàn tản tựa vào thân cây, còn có đám miệng ngậm lá liễu ngồi xụm lại bên bờ hồ, còn có người ngồi thẳng lên trên tản đá, trên tay còn cầm điếu thuốc chưa tàn.
Bọn họ đều mặc đồng phục xanh trắng của trường Hòa Trung, phía sau in năm 2008.
Là học sinh lớp mười một.
Ấn tượng của Hứa Lộ đối với trường cấp ba trọng điểm luôn rất tốt, không ngờ ở đây còn có loại học sinh hư.
Có lẽ vì ánh mắt của hai người họ nhìn quá trực tiếp đã thu hút sự chú ý của nhóm học sinh kia.
Hứa Lộ có chút sợ hãi, kéo kéo lấy tay Giản Hạnh, nói nhỏ: “Hay là chúng ta về đi.”
Hứa Lộ vốn tưởng rằng Giản Hạnh còn sợ hơn mình, bởi vì trong ấn tượng của cô ấy, Giản Hạnh dường như chẳng có lấy một người bạn thân nào.
Hơn nữa, năm cấp hai bọn họ học ở trường tư, thật ra ở đó cũng không có mấy người có thành tích tốt. Phần lớn đều là từ thôn quê lên nên không có hộ khẩu hộ tịch trong thành phố, hoặc là học ở trường công nhưng quậy phá nên chuyển trường đến. Rất ít người chấp hành quy định giáo viên chủ nhiệm đề ra.
Nhưng mà ba năm qua, Giản Hạnh rất luôn tuân thủ quy định.
Cô ấy là con nhà người ta trong mắt mọi người. Đ Học sinh ngoan nhìn thấy học sinh hư thì phản ứng đầu tiên là trốn đi.
Nhưng cớ sao, Giản Hạnh lại nói một câu: “Không sao, tớ quen bọn họ.”