Khoa Học Và Tu Luyện

Chương 16: Kiến thức du hành Vũ trụ



Hoàng Phong lại dừng lại một chút cho mấy vị đại lão tiêu hóa mớ kiến thức mà hắn vừa ném ra. Trên kênh chat vô cùng bình lặng, không hề có một ai có động thái nhưng hắn biết đằng sau hắn không biết có bao nhiêu đại lão đang lặng im tư nhân trò chuyện hoặc bàn tán đâu.

Rời khỏi ghế, làm một bữa ăn ngon lành cho mình, pha một cốc trà sau đó Hoàng Phong mới quay lại với màn hình.

– Alo, mọi người còn đầy đủ cả chứ.

(Lý Khắc Cường): Còn tại.

(Trung Kiên): Vẫn ở.

– Chúng ta đến với vấn đề cuối cùng, đó là Tinh tế du hành.

Đúng vậy, nếu không có Nguyên năng thì tinh tế du hành là chuyện bất khả thi, hoặc là nếu có thể làm được thì cái giá cũng là siêu cấp to lớn mà quãng đường thì vô cùng ngắn ngủi. Ở trên tôi có nhắc cho mọi người hai phương pháp du hành Vũ trụ được xây dựng dựa trên Nguyên năng là Warp drive và Cổng không gian. Giờ tôi sẽ giải thích một chút nguyên lý cho các vị.

Theo học thuyết Albert Einstein thì vận tốc ánh sáng trong chân không là 299.792.458 m/s nhưng hiện nay rất nhiều đo đạc cho thấy con số này đã thay đổi rất lớn đúng không? Điều này không hề ngạc nhiên một chút nào cả. Ánh sáng trên bản chất cũng là một loại sóng năng lượng và lúc nó di chuyển trong môi trường tràn đầy Nguyên năng thì tất nhiên tốc độ sẽ nhanh hơn rất nhiều. Học thuyết Albert Einstein vẫn hoàn toàn đúng với môi trường chân không không có Nguyên năng, kể cả trong môi trường có Nguyên năng thì hằng số này chỉ gia tăng tỷ lệ theo mật độ nguyên năng của môi trườn. Hiểu đơn giản thì mật độ Nguyên năng càng cao thì vận tốc ánh sáng càng lớn và có thể gấp mấy chục, thậm chí mấy trăm, mấy ngàn lần vận tốc ánh sáng cố định trong chân không.

Mọi người biết học thuyết BigBang chứ, có ai lý giải tại sao Vũ trụ lại có thể giản nở nhanh hơn vận tốc ánh sáng không? Đó là bởi vì lúc khởi đầu trong Vũ trụ tràn ngập Nguyên năng, điều này làm cho ánh sáng có vận tốc cao hơn rất nhiều. Đến tận bây giờ vùng rìa Vũ trụ nồng độ Nguyên năng vẫn là cực kỳ cao, khiến cho Vũ trụ vẫn giãn nở nhanh hơn vận tốc ánh sáng trong chân không bình thường. Còn vị trí khu vực gần trung tâm Vũ trụ thì qua thời gian, Nguyên năng đều đã được hấp thu gần như hoàn toàn khiến cho trước khi chúng ta có thể đo đạc được tốc độ cơ bản của ánh sáng.

Dựa trên điều này các nhà khoa học sáng tạo ra công nghệ Warp drive. Nguyên lý của nó là sáng tạo một lực trường xung quanh tàu du hành trói buộc chặt chẽ nguyên năng trong lực trường đó rồi gia tăng mật độ Nguyên năng bên trong lực trường đến một mức lý tưởng sau đó mở rộng lực trường về phía trước đồng thời đẩy con tàu tiến lên bên trong.

Bên trong lực trường do mật độ cao Nguyên năng lên vận tốc ánh sáng cao hơn bên ngoài hàng chục, thậm chí hàng trăm lần do đó con tàu chỉ cần đạt 1 hoặc 2 phần trăm vận tốc ánh sáng bên trong là sẽ đi ngang hoặc nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng bên ngoài. Nhìn từ bên ngoài thì chúng ta đã phá vỡ mọi định luật Vật lý thông thường nhưng trên bản chất chúng ta chỉ đi thuyền với tốc độ chưa tới 5 phần trăm vận tốc ánh sáng.

Warp drive có ưu điểm là tiết kiệm năng lượng, dễ dàng định vị và không lo bị lạc hướng giữa các vì sao nhưng nhược điểm là không thể du hành ở khoảng cách xa và liên tục mà chỉ có thể từng tinh hệ, từng tinh hệ di chuyển. Hơn nữa cũng tồn tại nguy hiểm nhất định, trong quá trình di chuyển nếu phía trước có đại hình thiên thạch hay tiểu hành tinh lang thang mà không phanh kịp hay chuyển hướng thì hầu như chết chắc. Còn thiên thạch nhỏ thì sẽ bị lực trường tự động đẩy ra nên không sợ va chạm.

Phương pháp thứ hai là cổng không gian.

Cổng không gian cũng xây dựng dựa trên học thuyết Albert Einstein nhưng cao cấp hơn. Không gian trong Vũ trụ là từng tầng từng tầng xếp chồng nên nhau cuối cùng hình thành lên bề mặt không gian mà vật chất tồn tại. Chúng ta có thể dựa vào siêu cao mật độ và khổng lồ Nguyên năng để đả thông các tầng không gian sau đó đi qua các tầng không gian sâu hơn.

Nếu trong Vũ trụ khoảng cách giữa hai tinh hệ là 1000 năm ánh sáng thì tại tầng không gian thứ hai khoảng cách này chỉ là 100 năm, tại tầng thứ ba là 10 năm.

(Michael Jackson): Vẫn chưa hiểu lắm.

(David Cawthorn): Chưa hình dung rõ.

– Nếu hình dung đơn giản thì các vị cứ tưởng tượng bề mặt không gian là bề mặt trái đất, con người sinh sống trên bề mặt cũng như các hành tinh tồn tại trong vũ trụ, các tầng không gian là các tầng đất đá.

Nếu coi điểm A là Thăng Long thành, điểm B là New York thành thì nếu đi từ A đến B trên bề mặt là khoảng 13,000 km nhưng nếu ta cắt xuyên qua vỏ quả đất thì khoảng cách này sẽ ngắn hơn.

Không gian cũng có nguyên lý tương tự nhưng hệ số rút ngắn lúc này là gấp 10 lần chứ không phải ngắn hơn tý tẹo như ví dụ đơn giản mà tôi vừa so sánh. Nhưng cái giá ngắn hơn gấp 10 lần này cho mỗi tầng không gian cũng là gấp 10 lần năng lượng cho việc đả thông và duy trì mỗi một tầng không gian cao hơn.

(William Gates): Vũ trụ có bao nhiêu tầng không gian?

– Cái này tôi cũng không biết, bởi vì đến Thần linh cũng không thể và cũng không điên đến mức bỏ ra siêu cấp khổng lồ nguồn năng lượng đi tìm hiểu điều này.

Ngoài hai phương pháp này ra thì còn một số phương pháp khác nhưng đều xây dựng dựa trên hai nguyên lý cơ bản trên. Tiêu biểu trong đó thì có một thứ mà có lẽ rất nhiều người biết đến, đó chính là cầu Bifrost.

(Prancesco):??? Ngài có đùa không? Đó chỉ là thần thoại.

– Thần linh đều có các vị nghĩ thần thoại chỉ là hư cấu sao?

Văn minh Asgard là hoàn toàn có thật nhưng Lam tinh là Midgard lại là một lời nói dối.

Asgard là một Thần giai văn minh có lãnh thổ trải dài qua 8 đại tinh vực, bên dưới có nhiều phụ thuộc văn minh. Mọi người có thể lên mạng tra một chút là có thể thấy tên của 8 tinh vực đó, duy chỉ có Lam tinh chúng ta là có tên khác biệt giống với tinh vực trung tâm Asgard, có ai từng nghĩ tại sao không?

Bởi vì đó đơn giản chỉ là cái tên do Văn minh Asgard bịa ra lừa gạt chúng ta rằng chúng ta là một thành viên trong văn minh của họ khiến cho chúng ta dễ dàng tín ngưỡng Thần linh trong văn minh Asgard thôi. Trên thực tế là vài ngàn năm trước Thái dương hệ tình cờ bay ngang qua rìa lãnh thổ Asgard, họ thấy được một sơ khai văn minh và nảy sinh ý đồ gieo rắc tín ngưỡng hạt giống mới đến Lam tinh.

Lời nói dối chân thật nhất là lời nói dối chín thành chín đều là thật. Họ kể cho chúng ta về văn minh Asgard hoàn toàn là sự thật, chỉ có Lam tinh thuộc văn minh Asgard thì là bịa đặt. Nếu không Asgard tại sao lại buông tha cho một hành tinh màu mỡ nằm ngay trong trung tâm của văn minh mình đây.

Quay trở lại với cầu Bisfrost, nó trên bản chất là một môn diệt tinh pháo, có tầm bắn đến tất cả mọi tinh hệ trong Văn minh Asgard, còn vượt ra ngoài văn minh thì nó chỉ được coi là một công cụ giao thông mà thôi.

Cầu Bisfrost nối liền với nguồn năng lượng hạch tâm của Asgard là một lò phản ứng phản vật chất khổng lồ. Nó có hai chức năng chính, một là phóng ra một chùm nguyên năng mật độ cao tạo thành con đường giống như lực trường của Warp drive nhưng là có thể duy trì liên tục. Quân đội và cường giả Asgard có thể thông qua con đường này nhanh chóng di chuyển khắp lãnh thổ văn minh. Chức năng thứ hai là Diệt tinh pháo, tập trung một luồng Nguyên năng cực cao và liên tục, có thể dễ dàng khoan thủng và phá vỡ bất kỳ một hành tinh nào được nhắm đến trong vài phút. Tuy nhiên chức năng này chỉ có thể uy hiếp các tinh hệ ở gần Asgard, còn với các tinh hệ ở xa thì các văn minh cấp cao có thể dễ dàng khai thác các biện pháp ứng đối trong thời gian diệt tinh pháo bắn đến.

(Prancesco): Thần thoại về Asgard là có thật vậy các Thần thoại khác thì sao?

– Các vị nghĩ sao?

Cảm ơn mọi người đã theo dõi và ủng hộ.

Vô danh chúc mọi người vui vẻ và hạnh phúc.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.