Mạc Chu nghe như vậy liền không đồng ý nói:
– Không được… Nguy hiểm như vậy ta càng không thể để tiểu thư ra ngoài đó cùng ta được.
Nguyệt Y thấy Mạc Chu đứng lên khỏi ghế, tỏ ý không cho nàng ta theo thì vội vàng đưa tay giữ tay Mạc Chu lại rồi nói:
– Đại nhân Nguyệt Y biết được căn nguyên của chứng bệnh này có Nguyệt Y bên cạnh người sẽ dễ dàng ứng phó hơn. Đại nhân cho Nguyệt Y theo đi.
Cái nắm tay bất ngờ của Nguyệt Y làm cho Mạc Chu ngớ ngẩn cả người ra. Ngài ấy mềm lòng,càng nỡ từ chối đôi mắt kiên quyết của Nguyệt Y đành phải để nàng ta đi cùng. Vậy là Yên cô cô lại phải ba chân bốn cẳng giúp Nguyệt Y thay y phục, chải lại tóc rồi để Mạc Chu đỡ Nguyệt Y ra thư phòng của nha môn.
Mạc Chu ngồi ở ghế chính giữa phòng, trước mặt bàn gỗ lớn chắn ngang, còn Nguyệt Y ngồi ở ghế nhỏ phía sau ngài ấy.
Nha sai nhanh chóng dẫn Ái lão sư và Bửu Thạnh Quan vào thư phòng gặp Mạc Chu. Truyện Ngược
– Thảo dân tham kiến đại nhân.
Cả hai người đồng thanh cúi người hành lễ chào Mạc Chu. Mạc Chu đáp lại:
– Hai vị mời đứng lên. Ở đây không phải công đường không cần quỳ lễ.
Hai người nhanh chóng tạ ơn rồi đứng lên. Mạc Chu nhìn Bửu Thạnh Quan rồi nói:
– Vị này là Bửu Thạnh Quan là đệ tử tục gia của An Tự phải không?
Bửu Thạnh Quan dáng người cao ráo, nước da hơi ngâm đen, khoác trên người bộ y phục vải thô, cơ thể rắn chắc có căn cốt của người đã từng luyện qua võ công. Nhưng hôm nay trong vẻ mặt hắn khá nhợt nhạt. Khí sắc cứ như người vừa mới khỏi cơn bệnh nặng.
Bửu Thạnh Quan bước lên một bước, động tác hơi khó khăn một chút, người khom xuống nét mặt nhăn lại hình như hắn đau thì phải.
– Dạ, thảo dân là Bửu Thạnh Quan. Đến chùa An Tự theo sư phụ học đạo đã mười năm, nhưng do tuệ căng yếu ớt vẫn chưa làm đệ tử chính thức của An Tự. Thật hổ thẹn.
Mạc Chu nhìn thấy cử chỉ thái độ của Bửu Thạnh Quan không được tự nhiên nên hỏi:
– Hình như ngươi không khỏe trong người thì phải.
Bửu Thạnh Quan nghe Mạc Chu nói vậy thì tỏ ra khá bối rối liền đáp lời:
– Dạ bẩm đại nhân thảo dân… Thảo dân mấy ngày trước ngã bệnh nằm liệt giường nên chỉ mới vừa khỏe lại gần đây thôi.
Mạc Chu lại nói:
– À… thì ra là vậy.
– Vậy Bửu công tử có quen biết Ái tiểu thư, nhi nữ của Ái lão sư đây không?
Nghe Mạc Chu hỏi Bửu Thạnh Quan gương mặt có chút do dự, ánh mắt nhìn về phía Ái lão sư một cái. Rồi cúi đầu đáp lời:
– Dạ… Thảo dân… Thảo dân không quen Ái tiểu thư.
Ái lão nghe nói vậy thì ánh mắt nhiên chuyển hướng nhìn chằm chằm về phía Bửu Thạnh Quan, trong ánh mắt chất chứa mấy phần tức giận.
Mạc Chu khẽ quan sát phản ứng của Ái lão, ngài ấy phần nào cũng nhìn thấy tia hận thù ẩn chứa trong mắt Ái lão. Mạc Chu lại hỏi:
– Bửu Thạnh Quan ngươi có biết cho lời khai giả sẽ nhận lấy hình trượng nặng nề không?
Bửu Thạnh Quan bắt đầu lo lắng, không biết Mạc Chu đã biết được những gì sao lại hỏi hắn như vậy. Nhưng Bửu Thạnh Quan vẫn giữ quyết định của mình cúi đầu đáp:
– Thảo dân… Thảo dân không hiểu ý của đại nhân cho lắm!
Mạc Chu lớn tiếng hơn nói:
– Có nhân chứng khai là Ái tiểu thư trước khi chết một ngày đã nhờ người này giao một bức thư cho Bửu ca ca ở An Tự. Trùng hợp ở An Tự chỉ có một mình ngươi họ Bửu thôi.
Bửu Thạnh Quan giật mình, không ngờ đến là Ái Diệp lại gửi thư cho hắn manh mối này đã tiết lộ phần nào mối quan hệ của hai người. Bửu Thạnh Quan lúng túng hơn, hắn đang cố tìm cho mình một lý do giải thích thỏa đáng với Mạc Chu:
– Dạ thảo… Thảo dân không… Không biết vì sao Ái… Ái tiểu thư lại gửi thư cho thảo dân.
Mạc Chu nhìn thái độ của Bửu Thạnh Quan kinh nghiệm quan trường nhiều năm chỉ cần nghe hắn ấp úng đôi lời là ngài ấy biết được lời nói là thật hay giả dối. Mạc Chu chuyển mục tiêu sang Ái lão sư rồi nói:
– Ái lão, lão có biết Ái tiểu thư và Bửu Thạnh Quan có quen biết nhau hay không?
Ái lão nghe hỏi thì đáp lời ngay:
– Bẩm đại nhân tiểu nữ khuê các luôn giữ lễ, suốt ngày ở trong nhà không hề ra khỏi nhà thì làm sao quen biết với người khác, đừng nói là nam nhân.
Mạc Chu giọng trầm hơn, ánh mắt vẫn nhìn Ái lão chăm chăm rồi hỏi lại:
– Thật không?
Ái lão không suy nghĩ vẫn khăng khăng đáp:
– Thật thưa đại nhân.
Mạc Chu lại tiếp tục hỏi:
– Có nhân chứng từng nhìn thấy trước khi Ái tiểu thư trước khi chết đã từng cãi nhau với Ái lão sư. Lão còn khóa cửa nhốt tiểu thư ấy ở bên trong. Bổn quan lại nghe nói Ái lão từ xưa giờ hết lòng yêu mến tiểu nữ chưa bao giờ nặng lời khiển trách. Cớ sao hôm ấy phụ tử lại xảy ra xung đột lớn như vậy?
Biểu cảm của Ái lão bắt đầu thay đổi. Xem ra những gì mà Mạc Chu điều tra được khá là nhiều, nhưng Ái lão vốn trầm tính, tuổi tuy cao trí óc vẫn còn minh mẫn và nhanh nhạy nên đã nhanh chóng đáp lời lại ngay:
– Bẩm đại nhân hôm ấy là do thảo dân hiểu lầm nhi nữ có lời nói bất kính với mình, nên mới lớn tiếng trách mắng rồi bắt tiểu nữ ở trong phòng tự rèn chữ để suy ngẫm lỗi lầm chứ không phải giam giữ như lời đồn đại.