Trời bắt đầu ngả bóng nơi phía đông buồn thẳm, người đàn ông lái taxi chán nản đánh xe về nhà sau một ngày ế ẩm. Ông từ nhà ra cầm theo một cây chổi phủi bụi, dọn dẹp qua chiếc xe của mình. Khi dọn đến ghế sau, ông nhặt được một mảnh giấy note màu vàng dính lủng lẳng ở mặt sau của chiếc gạt tàn giữa hai ghế chính và phụ, bên trên có dòng chữ: “Giúp tôi báo cảnh sát!” khiến ông bất ngờ và có phần lo sợ, tự hỏi là của ai.
Cả ngày có mỗi cô gái lúc sáng gọi xe của ông, chắc là của cô ấy. Nghĩ vậy ông mới giật mình nhớ lại. Thảo nào, lúc cô ấy lên xe, sắc mặt có gì đó không ổn. Tay cứ cầm chặt cái điện thoại chưa kịp tắt, không nói câu nào.
Vì là người làm thuê, ông cũng chẳng nhiều chuyện mà hỏi vì sao. Chỉ sợ chuyện này liên quan đến tính mạng con người, ông đặt vội cây phủi bụi xuống đất, lái xe đến đồn cảnh sát báo tin.
Ông đưa họ một mảnh giấy note và thuật lại sự việc nhưng có vẻ họ không tin lắm. Sau một hồi suy nghĩ, phía cảnh sát quyết định phái ba người đi theo người đàn ông. Ông chở họ đến khu nhà kho bỏ hoang hồi sáng. Đấy là nơi hoang vu nhất của thành phố, một điểm đến bất thường khiến ai chở cũng phải lưu tâm.
Ba người cảnh sát lùng sục một lúc mới thấy điểm bất thường. Rìa phải của nơi này bao phủ bởi cỏ và bông lau, ở giữa có nhiều dấu chân to lớn đan xen, đi theo thì thấy một cánh cửa nhôm mở tung. Nếu đây là nơi bỏ hoang, chắc chắn bên bộ phận thị trường hoặc công ti sẽ khóa chặt, làm gì có chuyện mở toang ra như thế này, xung quanh đó còn nhiều tàn thuốc lá nữa.
Có lẽ người đàn ông kia nói đúng.
Đi sâu vào trong thì chẳng thấy ai, cảnh sát phát hiện nơi bỏ hoang này đã trở thành nơi tập trung của một bộ phận nào đó. Lòng vòng quanh đấy một hồi, ba người cảnh sát thấy một căn phòng kính có lỗi thoát bắn những giọt máu lăn tăn với mật độ dày, và hai vũng máu mới khô cùng vỏ đạn tròn 7,62 x 25 mm, là đạn được sử dụng cho súng K54 – một loại súng ngắn phổ biến trong quân đội Việt Nam, thường được trang bị cho sĩ quan cấp úy hay lính cảnh vệ. Ở đây có ít nhất hai vỏ đạn như vậy và có ít nhất một người chết. Ba cảnh sát mới này bàn hoàn trước cảnh lộn xộn trong căn phòng kính này, thất thần một lúc mới lóng ngóng gọi cấp trên báo cáo hiện trường. Một đội cảnh sát quân sự và hai người khám nghiệm được điều đến hiện trường, được đón ở phía trước khu nhà.
Nhưng lạ thay, khi họ quay lại thì chẳng có vết máu nào cả, sàn phủi lớp bụi mịn, căn phòng kính cũng có vẻ lâu không sử dụng, không khí phảng phất khói rơm rạ cháy đằng xa khiến đám người chẳng thể tin nổi vào mắt mình. Chẳng lẽ ba người cảnh sát kia bị ảo giác? Duy chỉ có một người bình tĩnh bước lên trước kiểm tra, lấy đèn soi từng ngóc ngách rồi quay lại. Đấy chính là vị đội trưởng của đội hình sự.
– Xem qua thì không có gì đặc biệt, chỉ là bụi quá nhiều so với một nhà kho bỏ hoang hai năm. Nếu ba người kia đi vào trước, chắc hẳn phải để lại đấu chân, đằng này lại không có. Khả năng nhiều đã có người đến đây phi tang dấu vết trong khoảng 15 phút ba người ra ngoài. Dùng mùn cưa mịn giả làm bụi bởi ở cái nơi chó ăn đá gà ăn sỏi này lấy đâu ra người làm mộc mà có mùn cưa. Chúng đánh lạc khứu giác bằng cách dùng khói rơm rạ để làm che đi mùi mùn cưa, mùi gay của gỗ. Vết máu mà ba vị cảnh sát nhìn thấy có lẽ được chúng lau bằng oxy già bởi gần đây có lọ oxy già đã hết và hơn nữa, tốc độ bay hơi cao, phù hợp với khoảng thời gian ngắn. Nếu dùng luminol để kiểm tra có lẽ sẽ có kết quả.
– Không phải cấp trên chỉ định mới được dùng luminol sao, đội trưởng?
– Ừ. Nó không phải muốn dùng là được đâu. Chất đấy có thể làm hỏng hiện trường vụ án bằng tốc độ ăn mòn cao với bất kì vật nào.
Chợt một trong ba người cảnh trẻ lên tiếng:
– Đúng rồi, vừa nãy tôi có chụp một góc lại lúc tôi vào…. theo thói quen. Các anh xem thử không?
Hai người khám nghiệm chăm chú nhìn vào bức ảnh, ngồi một góc thảo luận. Bức ảnh chụp lại hai vũng máu hòa lại với nhau. Nhìn qua cũng thấy mức đông của máu, có thể đoán được thời gian chết lệch nhau. Không biết có do ánh sáng hay thông số màu trên camera hay không, màu của hai vũng này có chút khác nhau. Muốn biết chỉ có thể trực tiếp khám nghiệm hiện trường
Vị đội trưởng đi tìm người lái xe hỏi vài chuyện. Một lúc sau quay lại, đội trượng nghiêm mặt, lập tức bảo tất cả về trụ sở, cấp trên báo họp khẩn. Dù chưa kịp hiểu gì nhưng ai nấy đều nhanh nhẹn quay xe về.
Phòng họp tại trụ sợ bao trùm sự căng thẳng. Một người cấp cao trực tiếp xuống chỉ huy. Phòng rộng mà chỉ có vài người được phái đi điều tra vừa nãy, người nào người nấy nghiêm chỉnh ngồi, nét căng thẳng, lo sợ, khép nép đều hiện rõ trên từng khuôn mặt. Chỉ huy cấp cao đã ngồi sẵn đợi họ trong phòng khiến ai cũng toát mồ hôi hột khi bước vào. Ông ta nói:
– Chào các đồng chí. Vụ này các đồng chí điều tra như thế nào rồi? Báo cho tôi tiến độ.
Mối nghi trong lòng vị đội trưởng dâng cao. Ông đứng lên nói đầy ngụ ý:
– Báo các chỉ huy, vụ này không có manh mối cụ thể. Chúng tôi mới xác định được tội phạm chuyên nghiệp có sử dụng súng K54 và có khoảng hai người chết trong vụ bắt cóc này. Chỉ huy có dặn dò gì thêm không ạ?
– Thế là được rồi! Dừng vụ này ở đây nếu không hậu quả mà các đồng chí phải gánh không lường trước được đâu.
– Rõ!
– Còn ai có ý kiến gì không?
– ……
– Buổi họp kết thúc tại đây.
Những người có mặt trong phòng đồng loạt đứng lên, nghiêm trang chào.
Chỉ huy cấp cao lạnh lùng đi ra, bỏ lại những khuôn mặt méo mó pha chút kinh ngạc. Căn phòng im lặng không một tiếng động. Vị đội trưởng nhiều kinh nghiệm trong nghề, gặp không ít mấy vụ như này nhưng lần này vẫn không khỏi chấn động tâm lí. Đợi những người còn lại bình tâm, ông thở dài rồi nói:
– Các cậu nghe rồi đấy! Vụ này không lưu vào hồ sơ và dừng tại đây. Không tiết lộ vụ án cho bất kì ai, coi như chưa có chuyện gì xảy ra. Đừng ai dại dột điều tra sâu làm gì. Mệnh lệnh là tuyệt đối.
Một người trong đội đứng lên, nghi hoặc nói:
– Nhưng đội trưởng, vụ này có người chết đấy! Sao có thể làm ngơ được. Lúc tập huấn vào nghề chẳng phải quân đội ta luôn hướng vào chính nghĩa sao?
– Đó là lý thuyết còn thực tế phải tùy cơ biến hóa. Cậu cũng không phải lính mới, vào sinh ra tử cũng có ít nhiều kinh nghiệm nhưng đây không như vậy. Cái mạng gia đình và người thân cậu có bằng công lí cậu đánh đổi không? Tôi hỏi cậu: Việc gì khiến một chỉ huy cấp cao phải xuống tận nơi để nhắc một câu? Cậu thử nghĩ đi rồi nói xem tình hình nghiêm trọng đến mức nào?
– ……
Dù chẳng thể nào phản bác lại được nhưng cái day dứt và không cam chịu vẫn hằn sâu trong lòng vị cảnh sát. Ba người mới vào nghề cũng cùng tâm trạng.
Cái công lí sáng ngời trong những con người trẻ tuổi bị đè nặng bởi tiền bạc và chức quyền. Họ chỉ bỡ ngỡ chưa quen hồi đầu nhưng làm lâu rồi, họ mới cảm nhận được cái tuyệt vọng của sự “biết mà không dám nói, dễ mà không dám làm” nơi những linh hồn oan khuất. Càng vào nghề lâu, họ mới thấy được những vụ án bỏ dở, những người vô danh mất tích hóa vô tiếng nhiều kể sao cho hết.