… Hết giờ câu, trên tay Gạo xách từng chùm cá nặng trĩu, cô cười như vớ được mùa trước sự suýt xoa của mấy ông lão thành .
Đi ngang qua cô Bảy, Gạo biết mình câu được nhiều cô ấy sẽ không ưa. Thế nên, đưa lại cho cô hai con cá to nhất,Gạo nói lấy lòng:
– Cô ạ, đáng lí ra cháu câu nửa tiếng, thế nhưng cháu chỉ câu hai mươi phút thôi. Hai con cá to nhất này cháu biết cô lấy thảo….
Vừa trình bày, Gạo vừa đưa hai tay hai con cá cho cô Bảy. Khẽ liếc Gạo, thế nhưng cô vẫn nhận lấy . Vì gạo câu được quá nhiều cá ,cho nên cô bảy không mấy thiện cảm từ hôm trước. Với một người làm kinh doanh như cô, cô chỉ muốn lợi chứ không muốn thiệt tí nào. Gật đầu tỏ vẻ bớt dỗi đi một chút, cô Bảy chấp nhận:
– Cứ xem như mày cũng có lòng, cũng biết sống . Thôi về đi!
Gạo vâng dạ cảm ơn rối rít, nhìn đống cá trên tay nhiều gấp ba lần hôm trước, Gạo long tong xách về. Vậy là, có thể ,cô sẽ có tiền đỡ đần cho ông Đỏ vào tiền học chứ không trông chờ vào tiền bán lợn của thầy nữa.
Tối hôm ấy, cả nhà lại ăn cá kho. Suốt hai ba bữa ròng phải ăn cá,khiến cái Thảo phát ngấy. Nhưng nó không dám nói, bởi sợ thầy nó lại chửi cho:
– Thảo! Mai lại đi bán cá nhé!
– Ơ ,sao lại đi nữa ạ? Chẳng phải hôm nay con đã đi rồi sao?
Thảo bị thầy bắt đi bán cá thì quay ngoắt mặt đi, Gạo cũng muốn làm lành cho nên tranh đi thay:
– Thôi, thầy cứ để con đi bán. Cũng chẳng nặng nhọc gì, kiếm được tiền lại phấn khởi thêm ấy.
Gạo vừa cười vừa nói ,nhưng cái Thảo quay sang nói xéo:
– Mày lại tranh đi để lấy lòng thấy chứ gì, tao biết tỏng.
– Mày …
Ông Đỏ nghe con gái lớn nói ngang thì định chửi, nhưng Gạo đã nhanh mồm nói chị:
– Em chẳng lấy lòng thầy thì sao, đứa nào ngoan chăm chỉ ,không cãi thì thầy chẳng thương. Thế chị không đi, em không đi, thì ai đi? Thầy đi chắc? Giờ Chị có đi thì em để cho chị đi này. Đỡ lằng nhằng rách việc.
Gạo vừa cười vừa nói, biết con chị mình nó hấp nên cô không muốn cãi nhau, bởi cô mà cãi nhau với nó, thì chẳng phải cô cũng ngáo như nó hay sao .
Không muốn đi vì lười, nhưng cũng không muốn cho em gái đi vì nghĩ em mình đabg lấy lòng thầy u. Bị em gái bắt bài , Thảo ậm ờ nói:
– Thôi để tao đi !
Gạo nghe vậy gật đầu, sự khéo léo trong cách ăn nói khiến Thảo trở nên nghe lời . Gạo nhận ra, Thảo rất thích ưa nịnh, chứ cứ chửi mắng như thầy, nhất định nó sẽ không chịu nghe.
Bà Đỏ tuy mệt, nhưng trông thấy hai đứa con đôi co, bà thở dài lắc đầu:
– May là có hai đứa con gái đấy. Chứ mà thêm vài đứa nữa chắc chửi nhau tung nóc mất.
Đúng vậy! Nhà ông bà có hai quả con gái thật đáo để. Đứa lớn đáng lí ra phải biết suy nghĩ thấu đáo, biết thương thầy thương u, phải biết vươn lên số phận khi nhan sắc mình không còn. Thế nhưng không, bao nhiêu trí thông minh, , sự hiếu thảo , sắc sảo, Gạo là người có tất cả . Cô gái bé nhỏ bị chết hụt ngay từ khi lọt lòng lại hiểu chuyện một cách đáng kinh ngạc, mà đứa chị to xác không bao giờ có thể ngẫm ra. Tuy thảo là chị đấy ,xong tất cả đều là Gạo nhường nhịn. Gạo biết xót thương cho khuôn mặt của chị ,cho suy nghĩ bồng bột này. Cô hiểu, chị gái với nhan sắc bị hủy hoại sẽ thiệt thòi biết bao. Thậm chí , Thảo sẽ không thể tìm được người thương yêu mình thực lòng.
Sau bữa cơm tối, Ông Đỏ bắt Thảo đi rửa bát , nó bưng bát đũa ra ngoài bờ ao rửa. Buổi tối trăng thanh gió mát dễ chịu vô cùng ,nhưng cái Thảo lại thấy bức bối khó chịu. Nó có thể ăn hơn, nhưng làm hơn là nó không chịu rồi.
Thấy chị bị thầy mắng cũng tội, Gạo lững thững đi theo. Ngồi xuống cạnh chị,cũng xăn tay tráng bát. Thảo ngước lên lườm em rồi choảng một câu lạnh lùng:
– Biến mẹ mày đi cho đỡ chật!
Tuy câu chửi có phần quá đáng, Gạo cũng buồn, xong biết Thảo còn giận vì thầy thiên vị. Thế cho nên gạo vẫn cười, tranh cái giẻ rửa bát của Chị gái, cô rửa từng cái bát. Nửa đùa nửa thật Gạo nói:
– chị ghét em đến thế cơ à. Tại chị lười nên thầy Chả mắng, chị cứ siêng năng lên xem thầy có mắng không?…
– Này!
Gạo vẫn đang nói thì Thảo chen vào, cái mặt nó nhìn cô lạnh lùng,không hung dữ nhưng cũng không thân thiện gì. Khi Gạo im lặng, thì nó lại lên giọng nói ngang:
. -Thầy ghét tao cũng không phải việc của cái loại mày. Chuyện của tao không cần mày quan tâm. Mày nói thế thôi ,chứ mỗi lần tao bị ăn đánh, mày hả hê lắm đúng không? Thôi thì ,thân đứa nào đứa nấy tự lo, mày khỏi phải vòng vo rách việc.
Gạo nhìn Chị không giấu nổi sự thất vọng, cô nói nhỏ hỏi lại:
– Thật, đến bây giờ em cũng không biết vì đâu mà chị ghét em đến thế?. Chị nói xem lí do vì sao. Và làm thế nào để chị không ghét em nữa?
Gạo thực lòng muốn tìm ra nguyên nhân để sửa chữa. Bởi cô biết, thảo không ưa mình từ bé. Nhưng càng lớn, Gạo càng nhận ra Thảo không phải giận kiểu nông nổi, mà đã chuyển sang kiểu thù hằn.
Liếc em cười khẩy, Thảo thu dọn bát đũa để gọn vào trong mâm rồi khinh Bỉ đáp:
-Muốn làm lành với tao chứ gì, muốn không bị tao ghét nữa chứ gì? Được thôi! Mày vào lấy dao rạch mặt để bị sẹo xấu xí giống tao đi rồi tao không ghét mày nữa. Mà cái mặt mày ra đời, là tao đã ghét rồi, chằng cần có lí do nào cả. Chắc mày nghe chuyện ngày xưa mày bị xem là yêu nghiệt chứ. Tao thấy người ta nói đúng đấy chứ chẳng oan uổng tí nào .
Nói xong, Thảo quay ngoắt toan đi, thế nhưng Gạo đã túm vai kéo nó lại, khiến đống bát đũa trên tay xô đổ tí nữa thì rơi khỏi mâm. Gạo nhìn Chị gái mình nói:
– Chị Thảo!chúng ta cùng một mẹ đẻ ra, máu mủ ruột già vậy mà chị đem lòmg ghen ghét tôi . Tôi nói chị hay, chẳng phải do chị có sẹo ở mặt xấu xí không lấy được chồng. Cũng chẳng bỗng tự dưng chị bị thầy u ghét. Mà do bản thân chị sống quá tệ mà thôi. Ngày xưa bé chị trang giành với tôi,nhưng giận dỗi một chốc một lát lại làm lành. Giờ chị càng lớn Chị càng quá thể đáng, cái lòng dạ thối nát của chị tôi giờ mới nhận ra. Vậy nên từ nay không ai đụng chạm ai, quần áo chị chị tự giặt, đun nước tắm chị tự mà đun. Tôi sợ có ối người lười lại để thối ra ấy. Chứ tôi không được chị xem trọng tôi chẳng chết.
Nói xong ,Gạo đi vào trước ,lòng nặng trĩu như đá đè. Chị em ruột vậy mà thâm thù nhau như người dưng nước lã. Lời thảo nói ra không khác gì cầm dao cứ vào da thịt đứa em gái. Tuy không muốn thù địch với con chị cám hấp hấp này, xong nếu nhịn, thì Gạo e nó còn làm những thứ quá quắt hơn là cái bánh gai rơi trong chuồng lợn.
Buổi tối cuối mùa hè gió thổi mát rượi như muốn xua đi cái oi ả, tiếng ve kêu râm ran tứ phía nghe mà xót ruột. Nhà ông Đỏ đã có điện như bao nhà, không những thế, nhà ông là hộ nghèo còn được hỗ trợ một nửa tiền đómg điện. Nhưng vì tiết kiệm, cả nhà chỉ thắp đúng một cái đèn học của Gạo ôn thi cuối cấp . Ấy vậy mà cái Thảo cũng ganh tị cho bằng được…
– Gạo ơi! Đi chơi không?Giá Của Cái Nghèo
Tiếng đám bạn nhao nhao ngoài cổng gọi khiến ông Đỏ ngoái đầu vào trong nhà:
– Kìa! Chắc bạn học cùng gọi đấy Gạo. Con ra xem thế nào.
Gạo vâng dạ đóng nắp bút rồi đi ngay. Ra đến ngoài cổng thì đúng thật bạn cùng lớp. Gạo nhìn chúng nó hỏi:
– Chúng mày đi đâu thế này?Không ở nhà mà ôn thi à?
– ôi dào ôn thi cái gì?Mày học nó vừa thôi chứ học nhiều lồi mắt ra đấy. Hôm nay sinh nhật thằng Quý , nó rủ cả lớp sang đấy ăn liên hoan, bọn tao tiện đường vào rủ mày luôn. Đi đi cho vui, tí về học tiếp mất mát gì đâu .
Cả đám nhao nhao Lên rủ, Gạo nhìn chúng nó ái ngại, thực lòng cô không hề biết hôm nay simh nhật quý. Mà cũng có thể nó thông báo với cả lớp nhưbg cô không để ý. Giờ đi thì vui thật đấy, nhưng cô lại không chuẩn bị quà gì cho nó cũng ngại. Cô gãi đầu viện lí do:
– Thôi chúng mày đi đi, thầy tao không cho đi đâu. Với cả… tao cũng không chuẩn bị quà gì, tao… tao ngại lắm.
– Đi chơi hả con!đi đi con ạ, thầy sẽ để cổng.
Khi vừa mới thấy con gái nói tới mình, ông Đỏ đã nói vọng ra khiến Gạo lúng túng. Mấy đứa bạn nằng nặc kéo cô đi, chúng nó nói:
– Đấy, thầy mày nói thế rồi, đi đi cho vui. Bọn tao cũng không mang gì cả, nó bảo khômg cần mang gì, đến chơi thôi mà.
Từ chối không được, Gạo vào tắt đèn bàn học rồi xin lại thầy u thêm một lần nữa. Tất nhiên ,ông cho con gái đi ngay, bởi Gạo là đứa biết suy nghĩ, chẳng bao giờ khiến ông Đỏ phải thất vọng hay gì. Hơn nữa ,cô cũng đã mười tám tuổi rồi, cũng phải để cho cô chơi bời một chút:
– Thầy lại để cho cái Gạo đi chơi dễ thế sao? Chẳng phải thầy nói con gái không nên đi đêm hôm sao thầy? Thầy lại thiên vị nó rồi, vậy con cũng đi chơi
Nhấp chén nước, bà Đỏ ngồi đấy nãy giờ không nói câu nào, giờ thấy Thải nói vậy thì lên tiếng:
– Cái Gạo thầy u còn tin tưởng chứ mày thì không. Cái Gạo thì có bạn, ai cũng quý mến nó, còn mày bói cũng chẳng có đứa nào chơi cùng. Muốn đi thì cứ đi ai cấm hãm gì đâu.
Thảo nhìn lừ lừ, đúng thật chẳng ai chơi được với cái tính khi của nó. Thế nhưng , ai chê bôi cái gì, nó lại vin vào cái cớ có sẹo trên mặt nên mọi người xa lánh chứ không phải nó không ra gì. Cũng may là nó có cái sẹo để mà đổ lỗi, chứ không, chẳng biết nó có cái cái lí do nào hơn thế nữa.
… Gạo sang nhà Quý theo chúng bạn. Nhà thằng Quý này ở cuối làng, cả đám đi bộ sang vừa đi vừa nói chuyện rất vui. Thế cho nên quãng đường có xa một chút, xong cũng hóa thành gần.
Nhà Quý này là con gia đình khá giả , cha mẹ nó chính là Long lợn- người năm xưa làm nghề đồ tể, nay làm thêm cái nghề cho vay lãi, kinh tế lại càng đi lên. Vì là con trai một, trước nó có chị gái đã lấy chồng, cho nên thầy u Quý chiều lắm, nó đòi gì cũng phải đáp ứng cho nó .
Đây là lần đầu tiên cả đám được vào nhà Quý . Nhà nó kín cổng cao tường, nhà lại làm nghề nhạy cảm, cho nên gần như không ai dám vào.
Đi đến cổng, thì Quý đã đứng đấy chờ, hắn tươi cười đon đả nói:
– Đến hơi muộn đấy nhé. Vào cả đây!.
Nói xong thì Quý đi trước dẫn đường, trong khi các nhà còn lợp rạ, nhà có lắm cũng lợp ngói, vậy mà nhà Quý đã đóng trần, lên tầng. Đúng thật bước vào trong, không khi trong nhà sang hẳn.
Đám bạn được Quý dẫn lên trên nhà, trên ấy ,đã trải ra ba cái chiếu hoa mới tinh ,sàn nhà lát gạch . Bên trên bày biện nào nước ngọt ,bánh kẹo trái cây , có cả bánh ga tô to bự. Gạo cũng thấy ngỡ ngàng trước độ giàu có của gia đình Quý .
Sau khi tất cả đã ngồi yên vị trí, một số đại diện đứng lên chúc mừng, nhiều đứa còn hài hước trêu:
– Chúc cho quý đỗ tốt nghiệp năm nay. Bao năm rồi phải ra trường thôi , mày đúng là lưu luyến thầy cô quá đấy.
Quý cười gãi đầu, quả thực hắn đã ở lại hai năm lớp mười hai vì dốt. Nếu năm nay không thi đỗ, chắc có lẽ năm sau hắn lại tiếp tục học lại. Tuy giàu có, nhưng quý dốt đặc, hắn chán học lắm rồi đấy chứ, nhưng thầy hắn nói cố gắng lấy được cái bằng mười hai để chạy chọt vào đâu đó nhờ người cho làm công chức. Đấy! Giờ cần gì học giỏi đâu ,có tiền thì người ta đã lo cho con tới việc làm tương lai rồi. Còn những người giỏi bằng thực lực như Gạo biết có tiền để lên được đại học hay không?
– Chào mấy đứa nhé?
Khi đang ngồi nói chuyện ăn kẹo, thì hai người chắc là bố mẹ Quý đi đến, họ ngồi lên ghế gỗ. Tất cả đều đồng thanh Chào lại . Quý chạy ra giới thiệu:
– Giới thiệu với mọi người, đây là ông bà bô tôi. Mọi người không phải ngại cứ ăn xuống tự nhiên.
Tất cả gật đầu,vừa ăn vừa trò chuyện. Gạo nhìn thầy thằng Quý thì không mấy lạ, bởi ông ta thi thoảng ra chợ xem người làm bán thịt. Từ hồi phất lên giàu có nhờ cho vay, Long Lợn không còn mấy nhìn về nghề thịt lợn mà giao cho vợ quản lí:
– Ngày xưa thằng Quý này học cùng với anh trai tao đấy, thế nhưng anh tao bảo thằng này keo lắm, chẳng thấy bao giờ nó cho các bạn về nhà. Vậy mà giờ nó học cùng với mình, nó lại rủ cả lớp đến ăn sinh nhật mày bảo có lạ không. Hơn nữa ,nhà nó giàu bằng nghề cho vay, tao cứ thấy nó làm sao ấy.
Gạo ngồi bên cạnh nghe được hai đứa bạn thì thầm to nhỏ. Gạo lặng thinh không nói gì, lia mắt về phía Quý cùng thầy u nó đang ngồi, bất chợt Gạo gặp ngay con mắt nhà thằbg quý cũng đang nhìn mình. Quý vừa nói thầm vào tai ông Long ,vừa đánh mắt về phía Gạo khiến cô chột dạ lúng túng. Không biết nhà nó đang nói đếnh ai? Có phải đang nói chuyện về Gạo hay không?