Ép Hôn Lấy Chồng Tàn Tật

Chương 45: Chứng cứ



– Anh đừng vào đây, xin anh đó.
Ngọc xua tay với Nguyên, bảo anh đừng có vào trong phòng. Nhưng đứng ở bên ngoài, anh cũng đã có thể nhìn thấy hết những gì đang xảy ra ở đây.
– Được rồi anh không vào, ông nội… ông nội làm sao vậy em?
– Ông nội chết rồi. Ông nội chết mất rồi. – Ngọc nói mà chẳng nghe thấy tiếng của mình. – Anh mau gọi cảnh sát đi, đừng có vào đây để lại dấu chân ở hiện trường.
Ngoài trời bông nhiên đổ cơn mưa, qua cánh cửa sổ đang mở toang hắt vào trong phòng. Ánh chợp lập lòe trên mặt Nguyên. Anh đứng như trời chồng, hỏi lại:
– Ông bị làm sao cơ?
– Ông bị đẩy vào thành tủ, mất máu nhiều quá. Em đã kiểm tra rồi, ông không còn thở nữa.
Giọng của Ngọc lí nhí, vẫn chưa hết hoang mang. Nguyên đã hiểu vấn đề, anh không tiếp tục hỏi tại sao cô cho mình vào bên trong, tỉnh táo mà gọi điện thoại cho cảnh sát báo chuyện đang xảy ra.
– Em cầm máu cho ông đi. Có thể hơi thở của ông chỉ đang yếu mà thôi.
Lúc này Ngọc mới lấy lại được bình tĩnh, cô nhớ ra rất nhiều người có tình trạng chết lâm sàng, hoặc hơ thở quá mỏng manh làm người nhà tưởng họ đã qua đời, bỏ qua cơ hội cấp cứu để cứu sống nạn nhân.
– Vậy để em xem lại.
– Hay để anh đi.
Ngọc vội vàng từ chối:
– Không không! Anh đừng vào đây. Nghe em nói, ở đây có tên anh.
– Có tên anh là sao?
– Ông nội lấy máu để viết tên anh. Trong tay ông có một tờ di chúc dính máu, trong này có quá nhiều thông tin bất lợi cho anh.
Cùng lúc Ngọc nói ra những điều ấy, Nguyên cũng đã hiểu hết những gì đang xảy ra. Đây là một cái bẫy. Cái chết của ông Nghiêm không phải tai nạn, mà là thứ âm mưu thâm độc nhắm vào anh.
Kẻ đó biết rõ ràng mười một giờ ông Nghiêm sẽ gặp mình, còn biết rõ trong khoảng thời gian này người làm đều vắng nhà cả. Nếu không có gì ngoài ý muốn như sự xuất hiện của Ngọc, anh sẽ là người phát hiện ra cái chết của ông Nghiêm đầu tiên, cũng là người đầu tiên nắm trong diện nghi ngờ của cảnh sát.
Cả người Nguyên rét run.
Đúng lúc ấy, có tiếng người sang sảng vang lên bên ngoài.
– Có chuyện gì thế?
Chú Minh ghé đầu vào trong phòng, chỉ lướt qua mấy giây đã biết có chuyện gì xảy ra. Chú giơ ngón tay chỉ vào hai người:
– Mấy đứa! Mấy đứa làm gì ông nội vậy hả? Khốn nạn, tao phải gọi cảnh sát.
Ngọc đang kiểm tra vết thương trên người ông Nghiêm, đồng thời ấn lồng ngực cho ông nên không thể dừng tay. Chỉ có Nguyên quay sang lạnh nhạt nói:
– Cháu đã gọi cảnh sát rồi. Ai hãm hại ông, sẽ biết sớm thôi.
***
Cảnh sát làm việc hết hiệu suất, vừa đến tiếp quản hiện trường vừa đưa ông Nguyên đi bệnh viện. Nghe cô y tá nói, ông vẫn còn một ít hơi thở, may mà được cấp cứu kịp thời.
Ngọc vuốt ngực thở phào, đồng thời tự trách bản thân mình rất nhiều. Chỉ trách cô quá hấp tấp, suýt chút nữa thì đã hại chết ồm mất rồi.
– Không sao đâu em. Mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Giọng nói của Nguyên ôm lấy Ngọc, sự kiên cường nãy giờ của cô bị rút sạch. Cô vùi đầu vào trong lòng anh, khóc nấc lên, bàn tay đầy máu cứ bôi hết lên chiếc áo sơ mi của anh.
Có trời mới biết cô sợ máu như thế nào. Cô đã phải cắn chặt môi cho đến khi rớm máu để ép nỗi sợ xuống thật sâu.
– Anh xin lỗi, đáng ra anh nên vào trong với em.
– Không, anh vào trong em càng cuống mất.
Ngọc ngăn chặn suy nghĩ tự trách của Nguyên. Cô không muốn anh vào trong đó, mà anh cũng biết rằng nếu mình đặt chân vào bên trong, mọi chuyện sẽ càng thêm nguy hiểm. Dấu chân anh có mặt ở hiện trường, di chúc, lời tố cáo của ông Nghiêm… Tất cả đều là chứng cớ sắt thép có thể dồn anh vào chỗ chết, hoặc ít nhất cũng phải bị giữ lại một thời gian rất dài chờ điều tra. Dù cho Ngọc đã vào trong phòng, nhưng hiềm nghi của cô nhỏ hơn Nguyên rất nhiều.
– Trong tờ di chúc kia viết gì em có biết không? – Nguyên chợt hỏi trong lúc chờ đợi.
– Em có. Trong tờ di chúc đó ghi giao toàn bộ công ty cho Tùng, kèm theo căn nhà. Anh và mẹ được chia một số bất động sản ở ngoại ô, hoàn toàn không đáng kể.
Nguyên nghĩ mãi vẫn không hiểu lý do tại sao tờ di chúc đó lại bị ông Nghiêm nắm trong tay. Ngọc nhanh nhạy hơn anh, vội nói nhỏ vào tai chồng:
– Cách phân chia tài sản trong này quá bất công. Ông Nghiêm nắm lấy nó trong lúc bị đẩy ngã, người ta đang cố thêu dệt việc anh bức xúc với ông nội nên mới ngộ sát ông đó. Anh không hiểu hả?
Cô vừa nói xong, hai đồng chí cảnh sát đã bước đến đề nghị đưa hai người về đồn để lấy lời khai. Ông Nghiêm vẫn chưa tỉnh, và cũng chưa chắc rằng có thể tỉnh lại hay không, mà nhân viên pháp y lại nhận định có dấu hiệu phạm tội ở hiện trường. Tất nhiên, đây là một vụ án mạng phải điều tra nghiêm túc.
Nguyên luồn tay vào trong tay vợ mình:
– Đừng sợ, anh không sao đâu.
– Ừm. Em muốn nói…
Ngọc còn chưa nói hết câu đã bị tách ra khỏi Nguyên. Hai viên cảnh sát yêu cầu cô và anh tách ra, đi hai xe để về đồn. Họ đang tránh việc hai người thông đồng làm giả lời khai. Cùng với Nguyên và Ngọc, còn có chú Minh cũng bị đưa đi.
Thím Thanh đứng trốn sau cầu thang nãy giờ lại xù lông lên:
– Tại sao các cậu lại đưa chồng tôi đi? Chúng tôi không có nhà, vừa về đã thấy hai đứa nó ở trong phòng bố. Ông ấy có mệnh hệ gì thì chỉ có do hai đứa nó, chồng tôi là nhân chứng mà các người cũng đưa đi à?
– Tất cả mọi người ở trong căn nhà này đều có hiềm nghi. Chúng cháu đưa những người tiếp xúc đầu tiên với nạn nhân trước, sau đó sẽ triệu tập mọi người đến đồn cho lời khai.
– Cái quỷ gì thế chứ? Bọn hủi nhà chúng mày, đổ oan cho con tao một lần tao đã không nói. Giờ chúng mày còn định hại cả cái nhà này đó hả?
Ngọc ở gần thím Thanh hơn nên chịu trận, suýt chút nữa thì bị bà ấy vung tay đánh vào mặt. Trải qua sự sợ hãi ban nãy, Ngọc đã cứng rắn hơn rất nhiều. Cô nắm lấy tay bà ta, hất ra:
– Thím à, đi đêm lắm có ngày gặp ma. Ở trong căn nhà này toàn là oán khí thôi, thím có nhìn thấy không?
– Cái… cái gì…?
– À không, cả nhà thím còn đáng sợ hơn ma quỷ, làm sao mà sợ mấy cái đó được.
Ngọc chỉ nói được một câu đó rồi bị cảnh sát mới đi. Bà Thanh đứng hình nhìn theo lưng cô, rồi bị ánh mắt sâu thẳm của Nguyên lướt ngang. Theo bản năng, bà ta rùng mình, cảm giác như vừa mới bị nhấn xuống vứt sâu rồi được kéo lên.
Ánh mắt đó, giống như muốn xé xác bà ta ra vậy.
Thím Thanh cứ lẩm bẩm:
– Đi đêm lắm có ngày gặp ma. Chúng mày mới là ma quỷ. Suốt ngày chỉ biết hãm hại người khác. Sao mà còn mặt mũi để nói tao thế chứ?

Chương 46: Chân tướng

Ngọc và Nguyên được đưa lên hai chiếc xe để về đồn. Ngọc có gì nói nấy, tất nhiên sau khi đã lược bỏ chi tiết giấc mơ kỳ lạ xảy ra mấy ngày trước.
– Sáng nay tôi đến trường thì đột nhiên bị ngất. Bác sĩ chẩn đoán đưa ra kết quả là có thể tôi đã có thai rồi. Cho nên tôi thấy anh Nguyên nhắn tin cho mình báo rằng chuẩn bị đến nhà ông nội, tôi dự tính đến đó, cho anh bất ngờ.
Câu chuyện của Ngọc có đầu có cuối, nhưng cảnh sát không phải dễ tin người. Họ đưa tấm ảnh chụp một người đàn ông ra:
– Cô có biết đây là ai không?
Ngọc nhìn tấm ảnh lúc lâu, ngờ ngợ nhận ra đây là người tài xế đã chở mình về nhà ban nãy. Cô thành thực gật đầu:
– Tôi nhận ra, đây là chú tài xế đã đưa tôi về nhà.
– Ồ, chú tài xế đưa cô về tên là Nghị. Ông ấy đang ở cách vách.
Người thẩm vấn dùng đầu ngón tay gõ gõ lên mặt bàn, trong căn phòng xám xịt chỉ có mấy mét vuông thế này, âm thanh đó làm người yếu tâm lý cảm thấy căng thẳng.
Anh ta nói tiếp:
– Ông ấy nói trạng thái của cô rất bất thường. Ở trên đường cứ giục ông ấy đi mau, nếu không sẽ không kịp mất. Tại sao lại không kịp? Cô chỉ đang báo tin có thai cho chồng thôi, lúc nào báo mà chẳng được. Tại sao cô hoảng sợ thế, lẽ nào không lo lắng cho đứa trẻ chút nào sao?
Ngọc hít sâu một hơi:
– Tôi là bà bầu, bị ngất trong bệnh viện không có chồng bên cạnh, cảm xúc quá khích là chuyện bình thường.
– Ra là thế.
Viên cảnh sát nhìn cô gái với ánh mắt thán phục, nhưng vẫn không bớt hoài nghi.
– Tôi còn tưởng cô vội vã đến dọn dẹp hiện trường giúp ai nữa chứ.
Ngọc cụp mắt xuống, không hề phản ứng trước lời nói bâng quơ của anh ta.
– Nhưng cô Đoàn Bích Ngọc này, tại sao khi nhìn thấy ông nội sắp chết, chồng cô lại không vào trong nhà vậy? Đó là ông nội của anh ta mà đúng không?
Đây là một câu hỏi khó, nếu không trả lời cẩn thận, có thể khiến cả hai người đều bị nghi ngờ.
Ngọc thản nhiên đáp:
– Tôi không cho anh ấy vào. Trước đây khi đi làm thêm, tôi phụ trách phiên dịch sách trinh thám cho nhà xuất bản. Theo mấy cuốn sách đó, việc đầu tiên khi phát hiện thi thể là phải giữ nguyên hiện trường, nên tôi không muốn vết chân của anh ấy xuất hiện trong phòng, cản trở việc điều tra. Sau đó anh ấy bảo tôi bình tĩnh, xem ông nội có khi nào còn sống không? Tôi mới kiểm tra lại, sơ cứu cho ông và gọi cứu thương.
– Chúng tôi có kết quả khám nghiệm ở đây. Cô Ngọc, cô có biết rằng ở hiện trường chỉ có dấu chân của một mình cô không? Ngoài ra không còn ai khác. Nếu như có ai đáng ngờ trong việc này, chúng tôi sẽ nghi ngờ cô đầu tiên.
– Có thể hung thủ đã xóa dấu chân trước khi tôi đến đây. Dù gì chuyện đó quá đơn giản.
– Thế chúng tôi có thể nghĩ rằng cô đã xóa dấu chân của anh Võ Duy Nguyên để che giấu cho chồng mình không?
Viên cảnh sát bắt đầu lên cao giọng, chẳng chờ Ngọc phản bác, anh ta bắt đầu nói liên tục:
– Thực tế việc biết có thai chỉ là cái cớ mà thôi. Cô nhận được tin chồng mình ngộ sát ông nội, anh ta đang rất hoảng loạn. Tố chất tâm lý của cô tốt hơn anh ta rất nhiều, nên mới giả vờ ngất để bác sĩ chẩn đoán mình có thai, rồi đến nhà ông Nghiêm. Cô trở thành người đầu tiên phát hiện ông ấy bị ngã, sau khi đã xóa sạch dấu vết chồng mình để lại ở hiện trường. Sau đó anh ta hoảng hốt xuất hiện, bị cô cản ở ngoài cửa?
Ngọc vẫn kiên nhẫn nghe người thẩm vấn hỏi, nhưng nói cho đúng hơn, cô không tìm được chỗ để xen lời.
– Tôi nói có đúng không cô Ngọc?
Cô không trả lời câu hỏi của anh ta, ngả lưng ra ghế:
– Tôi cần chứng cứ.
– …
– Đây là chỗ hành pháp. Mong anh thận trọng với suy đoán của mình. Chồng tôi chỉ nhắn một tin duy nhất vào lúc 9 giờ sáng, khi tôi tỉnh lại đã là gần 11 giờ. Khoảng thời gian đó tôi bị ngất, bạn bè ở bên cạnh làm chứng. Tôi lấy đâu ra không gian hoặc là thời gian để nghe anh ấy kể rằng anh ấy vừa giết người chứ? Các người đã tra hết lịch sử cuộc gọi của tôi rồi mà, đúng không?
Viên cảnh sát lại im lặng.
– Chồng tôi không giết người, tôi cũng không bao giờ bảo vệ cho kẻ giết người. Chúng tôi chỉ là nhân chứng.
– Nhưng…
– Đội phó, người nhà của nghi phạm đến.
Đúng lúc người thẩm vấn định phản bác lại, có một viên cảnh sát khác ngăn lại.
– Có chuyện gì thế? Từ bao giờ mà người nhà nạn nhân được quyền đến đây gây rối thế? Đuổi họ đi.
– Bà ấy… bà ấy…
– Bà ấy mang một người đến, nói cậu ta mới là kẻ giết người, yêu cầu cảnh sát thả con trai với con dâu bà ấy ra ạ.
Ngọc đang ngồi trên chiếc ghế đặc biệt dành cho buổi thẩm vấn, vừa nghe đã biết người mà họ nhắc đến là ai.
Cô ngạc nhiên hỏi:
– Bà ấy là mẹ tôi ạ?
– Thì đúng rồi đó, bà ấy hung hãn lắm. Đòi gặp đội trưởng của chúng tôi cơ.
– Đi ra xem.
Đợi mọi người chuẩn bị đứng lên hết, Ngọc cũng đứng dậy gọi với theo:
– Tôi cũng muốn đi.
Viên cảnh sát hồi vừa rồi bị cô áp đảo, giờ sưng mặt cảnh cáo:
– Cô là nghi phạm đấy, còn muốn ra ngoài? Cô cứ chờ ở đây chưa biết chừng một lát mẹ cô cũng vào cùng đấy.
Ngọc biết điều im lặng nhìn cánh cửa phòng phỏng vấn từ từ khép lại. Cô đoán ở bức tường bên cạnh, Nguyên cũng đang bị hỏi những câu hỏi giống như mình.
Cô nhớ lại đoạn hội thoại vừa nãy. Trong phòng không có dấu chân của bất kỳ ai, có nghĩa là hung thủ đã dọn dẹp giấu vết hết rồi. Hắn ta biết chắc Nguyên sẽ đến lúc mười một giờ, để tờ di chúc đáng ngờ kia ở lại, dùng máu của ông Nghiêm để viết tên anh. Có một điều kẻ đó không ngờ được là cô sẽ xuất hiện ở đó, đồng thời còn không cho Nguyên vào trong phòng.
Tuy nhiên, vẫn có quá nhiều sự nghi vấn đổ lên đầu Nguyên, cảnh sát sẽ không thể tin tưởng tuyệt đối được.
Không biết bà Diệp đã tìm được chứng cứ rồi. Còn hung thủ trong lời của bà, rốt cuộc là ai đây?
Trong lúc Ngọc đang bối rối, giờ đây, bà Diệp đang đứng trước phòng cảnh sát. Chú Phước lôi kéo một người bị ngất xỉu vào trong sảnh, ném hắn ta xuống.
– Xin lỗi bà nhưng đây là cơ quan nhà nước, không thể tùy tiện vào được.
– Xin hỏi anh, công dân bắt tội phạm mang đến đồn cảnh sát, cống hiến cho việc giữ gì tài sản và tính mạng của nhân dân cũng không được sao?
– Tất nhiên là được, nhưng bà không thể hành hung người ta thế.
– Chúng tôi đã quay lại hết rồi. Chúng tôi bắt nó, nó muốn chạy nên tự ngã, chẳng có ai hành hung hết.
Bà Diệp đưa điện thoại cho cảnh sát, đồng thời tiện chân đá người đang nằm trên mặt đất một cái. Hắn ta nằm ngửa lên, ngay lập tức có thể nhìn rõ khuôn mặt bầm tím sau mái tóc lòa xòa.
Thím Thanh đang từ nhà vệ sinh trở lại hành lang để chờ chồng bỗng nhiên hét lên:
– Ôi con tôi, con bị làm sao vậy?


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.