Dịch bởi: Baby Laby
**********
Cuộc hôn nhân giữa Sơ Vãn và nhà họ Lục đã được sắp đặt từ khi Sơ Vãn còn trong bụng mẹ.
Nghe nói ngày xưa, từ thuở thơ ấu của ông Lục, ông nội cô đã cưu mang ông ấy, nhặt về nuôi dưỡng suốt một, hai năm. Sau này, bác cả của cô và ông Lục đã cùng nhau chinh chiến chống Nhật, trở thành anh em kết nghĩa tình thâm.
Có một lần họ chạm trán với quân Nhật, vì cứu ông Lục, bác cả của cô đã tự mình đứng ra cản địch, bị lũ tiểu quỷ(*) bắt đi và tra tấn đến chết.
(*)Ý chỉ quân Nhật theo cách nói của quân đội Trung Quốc thời kháng chiến chống Nhật.
Ông Lục nhờ vậy mà sống sót, thành công kháng Nhật cứu nước, lập được nhiều công trạng. Nhưng ông vẫn luôn tiếc thương quá khứ, nhớ nhung người anh em tốt đã vì mình mà chết không toàn thây.
Sau giải phóng, vốn đã định sẵn lập được nhiều công lớn ắt sẽ được khen thưởng, cho nên danh tiếng lẫn tiền tài của ông Lục khi ấy đều chạm tới đỉnh cao. Nhưng nhà họ Sơ lúc này, một gia đình buôn đồ cổ có tiếng đã bị quét sạch ở phố Lưu Ly Xưởng. Ông Lục đã nhiều lần tìm kiếm một chút dấu vết của dòng dõi nhà họ Sơ, nhưng đều không có kết quả.
Một vài năm sau đó, ông Lục tình cờ phát hiện ra ông nội Sơ, người đã từng cưu mang mình, đang sống ẩn dật ở làng Vĩnh Lăng cùng với em trai ruột của người anh em tốt trước đây. Cả hai vẫn còn sống trên đời.
Ông ấy muốn chăm sóc ông nội Sơ như một đứa con của người, báo hiếu thay cho anh trai kết nghĩa cũng như đối xử tốt với em trai ruột của anh ấy, giống như cách ông nội Sơ đã từng nuôi nấng ông.
Tuy vậy, ông nội Sơ vẫn từ chối, bởi vì ông không muốn lên thành phố, ông chỉ muốn sống ẩn danh sau thôn núi, sống một cuộc sống yên tĩnh.
Còn chuyện báo hiếu gì đó thì để sau đi.
Nhưng ông nội Sơ đã để lại một ước nguyện, đó là ông muốn lập hôn ước cho thế hệ sau. Ông nội chỉ tay vào đứa con trai nhỏ của mình và nói, nếu sau này cha Sơ sinh ra con trai thì ông sẽ hỏi cưới con dâu nhà họ Lục, còn nếu là con gái thì ông sẽ gả đứa bé cho nhà họ Lục.
Ông Lục hiển nhiên lập tức bằng lòng, đặt xuống một nét bút, một hôn ước liền ra đời.
Năm 1965 Sơ Vãn chào đời, cuộc hôn nhân được hứa hẹn cuối cùng cũng trở thành hiện thực. Ông Lục cũng đã đến thăm “cháu dâu” tương lai và nói với ông nội Sơ rằng, ông ấy sẽ nuôi nấng con cháu của mình thật tốt, để Sơ Vãn có thể chọn được một người tốt nhất trong số họ.
Nhưng khi Sơ Vãn chưa đầy một tuổi, vùng ngoại ô Trường Bình đã hứng chịu một trận lũ lớn, gây sạt lở dẫn đến vô số thương vong. Mẹ Sơ lúc ấy gặp tai nạn bị nước cuốn trôi, cha Sơ vì cố hết sức để cứu vợ mình mà cũng bị một hòn đá đập trúng đầu, lâm vào tình trạng nguy kịch.
Lần đầu tiên trong đời, ông nội Sơ chủ động gọi điện cho ông Lục cầu giúp đỡ, chính là đón cha Sơ lên thành phố chữa trị. Nhưng đã quá muộn, cha Sơ qua đời năm 1967, tại viện Y học Liên minh Bắc Kinh.
Lúc đó ông Lục cũng đề nghị đưa Sơ Vãn về nuôi và đón ông nội Sơ lên thành phố, nhưng ông nội đã từ chối, Sơ Vãn sẽ đi với ông về làng Vĩnh Lăng.
Đến khi Sơ Vãn lớn hơn một chút, thỉnh thoảng cô cũng sẽ được đón lên thành phố ở với ông Lục một thời gian. Bởi vì tính cách ôn hòa và thông minh, tuy có hơi trầm tính nhưng cô vẫn được ông Lục yêu thích vô cùng. Thậm chí còn yêu thương cô hơn những đứa cháu trong nhà rất nhiều.
Sơ Vãn nghĩ ngợi đến một chuyện, nhà ông Lục có năm người con trai, khi ấy tất cả đều hưởng ứng theo lời kêu gọi của đất nước, mỗi người đều sinh ra mấy đứa con cho thế hệ sau. Cho nên Lục gia thực sự có rất nhiều con cháu, cô có thể chọn một người tùy ý.
Kiếp trước bản thân cô đã tự chọn Lục Kiến Thời, có lẽ ông nội Lục cũng không hài lòng, nhưng là vì sự lựa chọn của cô, lại nghĩ dù sao cũng là con cháu nhà họ Lục, nên ông mới đành cho qua.
Bây giờ nhìn lại, cho là cô không biết chọn một người đàn ông đi, nhưng mà ông nội Sơ lại có một tầm nhìn quá tốt rồi, đoán như thật.
Nhưng vấn đề là, nếu cô kết hôn với một người đàn ông của gia đình nhà họ Lục một lần nữa, nếu cô lại vướng vào Lục Kiến Thời vì những lý do khác thì sao? Có phải cho dù đến chết cô cũng không thể tẩy sạch bản thân ư?
Cô suy nghĩ cũng không có chút nguyên tắc gì, quả thật cô không biết chọn đàn ông, lại càng không biết kéo một người đàn ông nào đến chỗ ông nội xem xét trong khoảng thời gian ngắn được.
May mắn thay cô còn có thể trì hoãn chuyện này và kéo dài mùa thu năm nay, cô không cần quá vội vàng.
Cô khẽ thở dài mà nhìn lại căn nhà lần nữa, trong nhà rách rưới nghèo nàn, chẳng có gì đáng giá.
Điều này cũng đành chịu, ông nội đã lớn tuổi rồi, chẳng làm được gì nhiều. Ruộng đất và cây hồng trong nhà đều do một tay ông chăm sóc, nhưng cũng không phải việc gì cũng tốt, chỉ hơn không tệ một chút.
Ông Lục trân trọng ân tình, cứ hai tháng sẽ cho người đến gửi một ít gạo, bột ngũ cốc và dầu. Nhưng với sự giúp đỡ của ông ấy, gia đình cô cũng đã đủ sống qua ngày
Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy sự thịnh vượng của thế giới này và được sống lại một lần nữa, Sơ Vãn cũng không cảm thấy dễ chịu với cảnh nghèo đói. Cô hiểu được giá trị của đồng tiền, cô cần kiếm được nhiều tiền.
Ít nhất là đối với Sơ Vãn vào lúc này, tiền thực sự là tất cả.
Cô ngồi xuống, tính toán nghiêm túc và bắt đầu vạch ra con đường tương lai của mình.
Dù vậy, cô cũng không có kỹ năng nào khác để kiếm tiền. Cô vẫn sẽ đi buôn đồ cổ, làm việc quần quật một lần nữa để kiếm tiền, nhưng thực ra cô cũng đã quen với điều này.
Ngoài việc kiếm tiền, cô còn muốn đi theo con đường của Trần Lôi, tìm cách vào đại học, học Khảo cổ học và đi đúng hướng.
Giám định cổ vật có thể đại khái chia thành hai trường phái, một là trường phái lý thuyết, chính là loại người được trang bị kỹ năng cần thiết để giám định cổ vật qua các hệ thống giáo dục, sách vở đào tạo. Trần Lôi kiếp trước là một ví dụ điển hình của loại này. Hai là trường phái thực hành, chỉ loại người thường hay lăn lộn trên thương trường. Về thị lực, cả hai loại đương nhiên sẽ có ưu nhược điểm riêng, nhưng trường phái lý thuyết nói chung là các nhân vật học thuật, chuyên gia về di tích văn hóa và khảo cổ học và cả chuyên gia lý thuyết lý luận. Họ thậm chí còn nổi tiếng hơn trong nước.
Trần Lôi kiếp trước nổi tiếng kể cả khi thực lực của cô ta không mạnh, nhưng bởi vì có lớp vỏ bao bọc nên rất dễ lừa người.
Sơ Vãn cảm thấy mình phải cố gắng học hỏi từ Trần Lôi. Nếu không vào được khoa khảo cổ của một trường đại học tốt thì cô sẽ thi vào trường đại học bình thường. Nếu trường đại học bình thường không có khoa khảo cổ thì cô sẽ chọn khoa lịch sử có giảng dạy các nội dung liên quan đến khảo cổ học. Dù bằng mọi giá nào, ít nhất cô cũng phải cho mình một lý lịch chính thống.
Tính toán như vậy, cô đã lên cho mình rất nhiều việc phải làm. Hai ngày tới cô sẽ đọc lại sách giáo khoa một chút để phổ cập lại kiến thức cấp ba, mấy ngày nữa cô sẽ đi dạo quanh thị trường đồ cổ trong thành phố để tìm kiếm một vài cơ hội.
Sơ Vãn kiểm tra xung quanh nhà một vòng, thùng bột mì trong nhà không còn nhiều lắm, đã gần cạn đáy. Cô đổ bột mì trắng mới mua vào rồi lấy miếng thịt trong giỏ trúc ra.
Miếng thịt này là thịt ba chỉ cao cấp, nặng cả cân, đoán chừng là do đối trứng lấy thịt.
Ông nội của cô ăn chay không ăn thịt, đã hình thành thói quen này nhiều năm. Còn cô đương nhiên sẽ ăn thịt, nhưng một cân thịt này chưa chắc chi cho một mình cô, có lẽ cô định đem đi chia cho cả Tô Nham Thúc.
Sơ Vãn lúc này thầm nghĩ bản thân trước đây thật ngu ngốc, được món hời như vậy lại còn rẻ tiền, có tên đàn ông nào mà chẳng muốn chiếm tiện nghi?
Cô lại hồi tưởng một chút tình hình trong làng. Trường học trong làng hiện chỉ có hai giáo viên, một người là Tô Nham Thúc, người còn lại là thầy Ninh đã ngoài 40 tuổi. Nghe nói thầy Ninh này dạy học ở trường cấp ba trong thành phố, nhưng mấy năm về trước làm ra nhiều chuyện đáng xấu hổ nên bị đuổi đi, rồi mới lưu lạc đến làng của cô. Tuy những năm gần đây hắn đã cải tà quy chính, nhưng vì vợ hắn là người trong thôn, nên hắn không muốn quay về, ở lại dạy học cho trẻ em trong làng.
Tự mình đọc sách giáo khoa cấp ba thực sự cũng khó, cô mong có thể nhờ thầy ấy xem giúp, chỉ giáo cho.
Lúc này, cô lục lọi hộc tủ, lôi chồng sách giáo khoa cấp ba ra. Thật may rằng sách vẫn còn nguyên, không thiếu mất trang nào.
Đặc biệt là môn toán, hồi còn học cấp ba cô vốn không giỏi toán, bây giờ nhìn lại càng đau đầu.
Cô không khỏi thở dài một tiếng, muốn vào đại học thật khó.
Cô đặt sách ở đó, lấy từ trong giỏ ra một nắm hạt dẻ, bóc vỏ rồi vào bếp, cắt bụng lợn làm món thịt lợn kho hạt dẻ.
Loại bếp này trong tương lai không giống nhau, không nói sau này cô quả thật không thích nấu cơm, nhưng cho dù có tự mình làm thì vẫn là dùng bếp ga.
Tuy bây giờ cô không còn cách nào khác ngoài tự nấu ăn, nhưng may mắn thay cô vẫn có thể đốt bếp và kéo ống bễ.
Mất thật nhiều công sức đến mức làm cho mũi nhỏ của cô bị hun đen, cuối cùng cô cũng hoàn thành và vô cùng hài lòng. Hạt dẻ vàng ươm, thịt kho màu mỡ với một màu nâu cháy xém hoàn mỹ.
Cô cắn một miếng hạt dẻ, mùi thơm của hạt dẻ hòa quyện cùng mùi vị béo ngậy từ thịt kho, tạo nên một hương thơm ngất ngây, mềm dẻo. Quả thật trông rất ngon miệng.
Hiển nhiên lúc này cô cảm thấy vô cùng hài lòng với thành quả của mình. Cô chừa lại một ít để ăn dần, phần còn lại cho vào hũ sành cũ rồi đậy nắp lại, cho vào giỏ tre xách về phía bắc của làng.
Phía bắc của làng trước kia là trụ sở của lữ đoàn. Bởi vì sau này trong làng muốn mở trường học, còn sở này thì bị lôi ra chuyện tham ô nên bị đập đi tu sửa lại một chút, trở thành trưởng tiểu học của làng.
Gia đình thầy Ninh và Tô Nham Thúc đều sống trong ngôi nhà gạch sau trường học, nhà ông Ninh chiếm hai phòng, Tô Nham Thúc một mình một phòng.
Khi Sơ Vãn xách giỏ đi ngang qua, vô tình nhìn thấy Tô Nham Thúc đang nói chuyện với ai đó trước cổng trường tiểu học. Người đang nói chuyện với anh ta không ai khác là con gái của trưởng làng, tên là Tam Ngôn.
Tam Ngôn là con gái duy nhất của trưởng làng, từ nhỏ đã được cưng chiều. Gia đình trưởng làng giàu có, của ăn không thiếu. Trong túi cô ấy lúc nào cũng có đậu phộng hoặc trứng luộc, là một người thích ăn nên cô ấy đã sớm trở thành một người mập mạp.
Cô ấy từ nhỏ bị sốt cao, đầu óc cũng vì thế mà không được thông minh cho lắm, gia đình cô ấy muốn để cô ấy yên bề gia thất nhưng vẫn chưa tìm được một người ưng ý.
Sơ Vãn quan sát từ xa, thấy Tam Ngôn cũng đang mang một cái giỏ tre, có vẻ muốn đưa đồ gì đó trong giỏ cho Tô Nham Thúc.
Mặt Tam Ngôn ửng mặt, lắp bắp nói: “Thầy, thầy Tô… đậu phụ… đậu phụ này ăn rất ngon…” Vừa nói, cô ấy vừa cúi đầu muốn đưa đậu hũ trong giỏ cho Tô Nham Thúc, lông mày khẽ rũ xuống
Khi cô lần đầu tiên được nhìn thấy cảnh này, trái tim cô như hẫng mất một nhịp. Cô biết tính tình của Tam Ngôn rất bướng bỉnh, được gia đình chiều chuộng đến sinh hư, bất cần và kiêu ngạo.
Kiếp trước, Tam Ngôn cũng thích Tô Nham Thúc, nhưng Tô Nham Thúc chưa từng để Tam Ngôn vào trong mắt, anh ta coi thường cô ấy béo ú và ngu ngốc. Sau này, Tô Nham Thúc được nhận vào trường đại học, giấy báo nhập học đã được gửi đến làng. Nhưng cần có con dấu của trưởng làng, ngược lại trưởng làng lại vận động quan hệ trong làng khiến việc rời đi của anh ta khó khăn hơn, không cho Tô Nham Thúc vui vẻ.
Tô Nham Thúc lo lắng đến mức phải đến cầu xin Sơ Vãn để cô đến nói chuyện với trưởng làng.
Trưởng làng trước đây vẫn luôn kính trọng ông nội của cô, vì vậy khi Sơ Vãn đã ngỏ lời thì trưởng thôn không còn cách nào khác ngoài việc để anh ta đi.
Còn kiếp này ư?
Sơ Vãn khẽ nhếch môi cười khẩy, cô đi đến bên cây hồng để che giấu bóng dáng mình.
Ai thèm quan tâm đến anh ta.
– ———–
Góc nhỏ của B.Laby: “Mọi người chắc hẳn đang thắc mắc tại sao bác cả của Sơ Vãn, cha của Sơ Vãn và ông nội của Lục Kiến Thời là cùng thời với nhau, đáng lẽ Sơ Vãn sẽ gọi ông ấy bằng chú hoặc bằng bác, nhưng mà cô vẫn gọi bằng ông Lục và ông nội Lục phải không? Thật ra theo Laby nghĩ, vốn kiếp trước Sơ Vãn được gả cho Lục Kiến Thời, chồng gọi bằng ông thì vợ cũng sẽ gọi bằng ông. Nên cho đến hiện tại, Laby vẫn đang để đại từ nhân xưng của ông nội Lục là ông nội Lục, có khi sẽ là ông Lục. Trong tương lai Sơ Vãn có gả cho ai, gọi cha hay gọi ông thì đến lúc đó chúng ta sẽ đổi nhân xưng sau nhé. Yêu mọi ngườiiiii”
– ———