Mười hai năm trước, Vân Nguyệt sáu tuổi.
Ngày ấy mưa rơi tầm tã, gian sau nhà có một cô bé bị nhốt trong chuồng gà. Nó nhìn bầu trời đen kịt, mưa lúc một nặng hạt tát thẳng vào mặt khiến mặt nó đau rát, dường như ông trời cũng ghét bỏ nó nên ông liên tục chớp nhoáng, gầm gừ muốn hù doạ nó.
Nó sợ lắm rồi, nó sợ lắm, nhưng chẳng ai nhẹ nhàng thương yêu nó cả…
Nó bị chị gái và má nhốt vào chuồng gà, má bảo má phạt vì cái tội nó không ngoan ngoãn để chị gái đánh.
Nó buồn lắm, nó vừa buồn vừa đau, đau cả thể xác lẫn tâm hồn.
Trẻ thơ là để yêu thương, nó hay nghe người ta bảo thế, nhưng sao nó lại chẳng được yêu ?
Từ lúc có nhận thức là nó đã bị bạo hành liên tục, nó chẳng biết từ bao giờ, cũng có lẽ là từ khi mới đẻ đến nay. Ngày nào chị gái cũng tìm nó để đánh, nó đau nó khóc nó đi méc má nhưng má chẳng nghe, má còn đánh ngược lại nó, nó ôm lấy thân thể bé nhỏ đầy vết roi đi tìm tia hy vọng cuối cùng là cha, cha nhìn nó thờ ơ lạnh nhạt…nó liền biết trong cái phủ to lớn này chẳng có lấy một ai thương yêu nó.
Từ lần đó tính nó trầm hẳn đi, chẳng còn vui cười như xưa…Năm đó nó mới lên bốn!
Lúc năm tuổi nó được hưởng ké phúc của chị gái, cha mời thầy Kiệm về dạy học cho chị. Nó muốn đi học cùng, nhưng chị chẳng cho, chị bảo nếu nó chui qua chân chị thì chị sẽ cho nó ngồi học cùng. Nó vui lắm, nó cắn răng bỏ qua sỉ diện liền khom người quỳ xuống chui qua chân chị gái.
Chị gái nó có vẻ cao hứng nên dùng nó làm ngựa cưỡi, hôm đó nó lấy lưng làm yên cho chị ngồi, rồi nghe theo lệnh chị mà bò đi khắp sân. Sân toàn đá, đá khứa tay chân nó toàn máu mà chị chẳng bảo dừng…
Sau đó nó được đi học, bé Trăng năm tuổi lần đầu gặp được anh Sáng của đời nó.
Anh Sáng lớn hơn nó năm tuổi, anh ít nói lắm, nó thấy anh chỉ toàn ngồi im lặng một bên nghe thầy Kiệm giảng bài, nó cũng bắt chước học theo anh, nó bắt đầu im lặng rồi tập trung nghe giảng.
Trong mắt nó anh Sáng tốt bụng lắm, nó không hiểu cái gì liền hỏi anh, thế là anh Sáng liền kiên nhẫn giải thích.
Nó vui lắm, từ khi gặp được anh Sáng nó liền không còn cô đơn nữa.
Anh Sáng là người bạn đầu tiên của nó.
Để được hàng ngày gặp anh Sáng nó phải chịu những trận đòn roi như vũ bão của chị gái, tối nào chị gái cũng đánh, rồi bảo nó làm ngựa cho chị cưỡi. Nó vì người bạn đầu tiên nên chấp nhận đổi niềm vui của chị gái để được học chữ cùng anh Sáng.
Năm Vân Nguyệt sáu tuổi.
Đêm mưa ngày ấy nó bị nhốt ở chuồng gà cả một đêm, chẳng ai biết nó đã trải qua những gì, đến khi người làm phát hiện ra nó thì nó đã thoi thóp sắp chết rồi.
Có những lần chìm sâu trong bóng tối nó định buông xuôi kết thúc cuộc đời ở cái ngưỡng lên năm. Nhưng rồi nó lại không nỡ, nó mới gặp được anh Sáng có một năm thôi, nó muốn làm bạn cùng anh lâu dài hơn nữa…Cái sự nuối tiếc ấy chính là sợi dây duy nhất níu kéo nó trên thế gian này, cuối cùng nó cũng khỏi bệnh…Nhưng nó lại chẳng nhớ được gì nữa !
Sau khi nó tỉnh lại, nó nhìn những gương mặt xa lạ, nó chẳng biết ai là ai cả. Nghe người ta nói nó tự nhiên bị bệnh nặng chẳng rõ nguyên do ?
Từ khi nó tỉnh lại nó được biết rằng nó là con gái thứ ba của bá hộ Bùi, nó là Vân Nguyệt, nó có chị gái thương yêu nó, nó có cha má cưng chiều. Nhiều khi nó nghĩ nó là đứa hạnh phúc nhất trên thế gian này…nó thật ngây thơ !
Sau khi khoẻ hẳn nó trở lại học chữ cùng chị gái, nó nhìn vị thầy đồ trung niên và cậu con trai của thầy, nó chẳng nhớ rõ, nhưng nó lại cảm thấy mến cậu chàng đó lắm.
Từ đó chẳng bao giờ nó gọi cậu chàng là “Anh Sáng” nữa, vì nó có nhớ đâu.
Người ngoài không ai biết gì, chỉ biết từ nhỏ cô ba Bùi gia luôn được nuông chiều, lúc sáu tuổi bệnh nặng một trận liền không nhớ ra ai…
Đó là những gì phủ bá hộ nói cho người ngoài.
Nó lớn dần theo năm tháng, năm mười bốn tuổi nó âm thầm đứng từ xa nhìn theo bóng lưng cậu chàng con trai thầy Kiệm, nghe nói cậu đi Kinh Đô…nó buồn hiu đứng từ xa lén tiễn cậu chàng đi thi.
Cậu đi một lèo hẳn ba năm trời, hôm ấy nó nghe dân trong huyện bàn tán về Quan tri huyện mới của huyện Đồng.
Nó biết cậu về rồi, nhưng nó lại chẳng có sức mà đi.
Năm ấy nó mười bảy tuổi ốm yếu nằm trên giường bệnh nghe kể về cậu chàng thư sinh nghèo nay đã đỗ đạt làm Quan.
Một ngày đẹp trời, nó nghe được tin chấn động. Cậu chàng mà nó ngày đêm nhớ mong nay lại mang sính lễ sang hỏi cưới nó.
Đêm đến nó nuốt nước mắt vào trong, nó nhìn trăng trên cao, nó thẩn thờ bật cười.
Nó trách ông trời sao trớ trêu
Ban nó mệnh mỏng duyên đìu hiu
Liêu xiêu trước gió như cành liễu
Ông trời chế giễu nó buồn hiu.
Vân Nguyệt từ hôn.
Cái ngày nó chẳng còn chống chọi được nữa, nó xin được gặp mặt cậu chàng một lần.
Nó biết bây giờ nhìn nó trông xấu xí lắm, nhưng nó mặc kệ, nó vẫn cố gượng cười thật tươi để chào đón cậu chàng của lòng nó.
Cuộc đời nó đây là lần đầu tiên nó được dựa vào lòng người nó thương…nhưng cũng là lần cuối cùng.
Nó trút hơi thở cuối cùng trong lòng cậu chàng…
Cứ ngỡ cuộc đời ngắn ngủi của nó đến lúc chết trong lòng cậu chàng thì đã kết thúc…nhưng không…nó biến thành linh hồn phiêu diêu bay bỏng đi theo cậu chàng, nó không hề biết là tại sao nó chẳng đi đầu thai được, nó còn oán niệm…nhưng oán niệm là gì thì nó không biết, hoặc có thể nói đúng hơn là nó không nhớ.
Năm đó sau khi nó chết, nó thấy cậu chàng quỳ ba ngày để xin cưới bài vị của nó.
Nó còn thấy được mặt tối trong chuyện này nữa, nó biết cậu chàng còn đưa ra rất nhiều vàng bạc ruộng đất mới không bị Bùi gia làm khó mà cho cậu chàng cưới bài vị và chôn cất nó.
Vân Nguyệt mười bảy tuổi được chính tay Đức Khiêm chôn cất.
Hàng ngày nó điều phiêu dạt bay theo cậu chàng của nó, cho đến một ngày cậu chàng lên chùa cầu siêu cho nó, nó thấy vị sư thầy nhìn vào nó chằm chằm…dường như ông ấy có thể thấy được nó. Sau đó nó nghe sư thầy nói với cậu chàng rằng nó còn ở đây, nó không siêu thoát được.
Đêm đó nó nhìn cậu chàng đang ôm bia mộ nó khóc, cậu nói xin nó hãy vào trong mơ của cậu, cậu nhớ nó.
Nhưng cho dù nó có khàn giọng hét lên đáp lại lời nói của cậu, thì cậu cũng chẳng nghe được…
Chẳng biết cậu nghe từ ai về một loại thuật cấm, ngày đó nó bay theo cậu đi đến nhà của một vị thầy pháp.
Thầy làm phép, nó chẳng biết cậu và thầy làm gì cả, nó bị cản ở ngoài.
Mãi lâu về sau nó mới biết được, ngày hôm đó cậu chàng xin thầy pháp làm một loại thuật để bảo tồn hồn phách của nó, cậu sợ nó ở bên cậu lâu sẽ bị hồn siêu phách tán không siêu thoát được.
Nó ở cùng cậu ba năm, chứng kiến cảnh cậu điên tiết huỷ diệt Bùi gia, chứng kiến cảnh cậu hành hạ bọn họ, thì ra cậu biết hết…cậu đã tìm ra được bà vú năm xưa chăm sóc nó, bà đã kể hết tất cả mọi việc nó bị hành hạ như thế nào…kể cả bà ta cũng đã hành hạ nó.
Bùi gia cơ nghiệp mấy đời, trong ba năm bị Đức Khiêm dồn ép huỷ hoại, cuối cùng nhà tan cửa nát.
Ngày hôm đó giỗ nó, cậu chàng yếu ớt phun ra một búng máu.
Không chết cùng năm, nhưng chết cùng ngày cùng tháng.
Quan huyện Đức Khiêm hưởng dương hai mươi lăm tuổi, hạ táng cùng vợ tại một huyệt.
[…]
Sau khi nó sống lại nó chỉ nhớ đến lúc trước khi chết, nó không hề nhớ đến việc bản thân biến thành linh hồn phiêu diêu bay theo Đức Khiêm.
Người nó gặp đầu tiên là Thu Cúc, con hầu trung thành kiếp trước tự nhiên mất tích, Thu Cúc theo hầu nó từ khi nó tỉnh lại sau sự việc năm nó sáu tuổi.
Mãi đến cái hôm nó cứu Vân Nguyên khỏi tay Lý Văn Phách, đêm đó nó ở nhà cậu chàng bị sốt.
Sau trận sốt đó nó liền nhớ ra tất cả, kể cả việc bị hành hạ trước năm sáu tuổi và việc nó biến thành linh hồn bay theo cậu chàng, rồi việc cậu chàng trả thù cho nó như thế nó điều nhớ hết.
Bắt đầu từ đó nó liền lên kế hoạch trả thù, hàng ngày nó điều phải vui vẻ diễn vở kịch này.
Bùi Hanh là bác hai của nó, cha nó là em của Bùi Hanh, ngày xưa cả hai cùng thích mẹ nó, nhưng Bùi Hanh không tranh được, ôm hận giết cha nó, bà Mai hận mẹ nó vì nhận được tình yêu của Bùi Hanh nên bà ta đã lén ra tay giết chết mẹ nó.
Gia đình ba người của nó liền tan biến, Bùi Hanh thấy nó giống mẹ nên ông ta si mê giữ nó lại nuôi, bà Mai ôm hận từ mẹ sang con, hàng ngày mẹ con bà ta hành hạ nó.
Đến năm đó sự kiện năm sáu tuổi xảy ra sau đêm mưa ấy, có một vị thầy bói đi ngang phán là phải giữ mạng nó nếu không sẽ mang hoạ sát thân. Bà ta là người tin tưởng vào tâm linh nên mới để nó sống tiếp, nhưng nó tỉnh dậy chẳng nhớ gì nữa, bà ta liền thở phào mới lên kế hoạch diễn tiếp vở kịch mẹ con tình thâm này.
Nó càng lớn càng giống mẹ, bà ta nhìn thấy khuôn mặt này liền chán ghét thế nên mới chơi bùa nó năm mười bảy tuổi, kiếp này nó tránh được còn kiếp trước thì không…
Sống lại nó liền lên kế hoạch hù doạ nhát ma bà ta, người mà bà ta gặp hàng đêm là Thu Cúc giả thành. Do bà ta có tâm ma thế nên nhìn thấy liền tưởng đó là mẹ ruột của nó.
Còn phía Bùi Hanh, ngày đó nó cố ý để cho thầy lang nói với Bùi Hanh cách trích máu, sau đó trong chén nước trích máu nó bỏ thêm dầu cải vào, cho dù có là máu mủ ruột thịt thì cũng chẳng thể hoà tan.
Lý do Bùi Hanh chết đúng là do bà Mai chọc tức đến chết, nếu hai người họ tin tưởng nhau thì Vân Nguyệt chẳng thể thành công được, đáng tiếc là giữa họ luôn tồn tại khúc mắc về cái chết của mẹ ruột Vân Nguyệt.
Người vũ nữ có khuôn mặt giống với mẹ ruột nó cũng là do nó cố tình cho ả tiếp cận Bùi Hanh, thật ra ả ta còn sống, nó không muốn vì mình trả thù mà liên luỵ người vô tội, thế nên nó liền mua xác chết để giả thành ả, rồi hàng đêm ả giả ma nhát bà Mai, ả muốn tiền nên điều chấp nhận làm việc cho nó, xong việc nó cho ả khoản tiền lớn bỏ xứ này đi.
Nó biết được gương mặt của mẹ ruột mà thuê ả vũ nữ cũng vì kiếp trước Đức Khiêm vô tình điều tra được mẹ ruột nó còn sống, nó cũng đã nhìn thấy bà, nhưng dường như bà cũng không yêu nó !
…—————-…
Lưu ý : Chương này có yếu tố về bùa ngải, tất cả điều KHÔNG CÓ THẬT, KHÔNG KHUYẾN KHÍCH MÊ TÍN DỊ ĐOAN.