Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 4: Vô đề



Những món quà vặt dân quê nhanh chóng hấp dẫn Nguyễn Toản từ cốm, bánh đa kê, bánh tráng, sung …. có mùi ngai ngái nhưng ăn ngon đến lạ.

Dạo đến khu vực cuối chợ, Nguyễn Toản chầm chậm bước vào một ngõ nhỏ, vắng vê, cất cao giọng:

“ Đi theo lâu vậy, thì cũng lên ra đi.”

Không nhanh không chậm, hơn mười tên bước ra quanh quanh tứ phía, cầm đầu là một gã trung niên mặt sẹo trông khá dữ tợn, nhìn tay nải trên người Nguyễn Toản, hắn tham lam liếm bờ môi, quát:

“ Để lại tay nải, ta tha cho mạnh sống, không thì đừng trách.”

Nguyễn Toản thản nhiên đặt tay nải xuống, bẻ bẻ các đầu ngon tay, rồi vẫy vẫy ngón tay trêu ngươi nói:

“ Ta đặt đây có giỏi thì lên mà lấy “

Vũ Tam ( tên gã thủ lĩnh) không rõ hành động của Nguyễn Toản là gì, nhưng trông khá ngứa mắt, quát lớn:

“ Hừ, rượu mời không uống lại muốn uống rượu phạt. Anh em đâu, lên hết cho ta.”

Nghe lời đại ca, lũ đàn em lao lên, còn Vũ Tam thì đứng nhìn chờ đợi một con cừu non bị làm thịt. Nhuẽng mọi sự đã hoàn toàn đi lệch dự đoán.

Nguyễn Toản nhẹ nhàng thi triển những thế võ của Ngọc trản ngân đài(*):

“ Ngọc Trản ngân đài./Tả, hữu tấn khai thập tự./Luyện diệp liên hoa./Đả sát túc, tọa, hồi mai phục……Hướng, hậu đả thập tự/Diện tý./Hồi, tẩu mã giang tiên./Bái tổ, lập như tiền.”

Lúc sau, Nguyễn Toản tay không, đánh cho tan tác, ngồi trên người Vũ Tam, kề con dao sát cổ gầm:

“ Giờ ngươi muốn sống hay muốn chết.”

Vũ Tam sắc mặt trắng bệch, đáp:

“ Xin đại nhân làm ơn làm phúc tha cho tiểu nhân. Tiểu nhân trót mạo phạm. Từ nay tiểu nhân gặp đại nhân đâu sẽ xin cúi đầu làm lễ.”

Nguyễn Toản cười lắc đầu:

“ Không cần. Ta đang thiếu người một tên người hầu, mà tìm chưa thấy.”

Vũ Tam hổn hển đáp:

“ Tiểu nhân xin được làm người hầu cho đại nhân ạ.”

“ Được.” Rồi đứng dậy, cất dao đi, nhặt lên tay nải, nói:

“ Được, đi theo ta.”

Rồi đi ra ngõ, Vũ Tam đứng dậy, nhìn đám tiểu đệ, nói vài câu, rồi hấp tấp theo sau.

Hai người về đến Cao Lầu trời cũng đã nhá nhem, ăn uống xong, cả hai đi lên lầu. Vũ Tam vừa đi vừa sợ, kể từ lúc đi theo cả hai chưa hề trao đổi, điều đó làm Vũ Tam càng lo sợ.

Lên đến phòng, nhìn thấy Vũ Tam khúm lúm, Nguyễn Toản cười:

“ Ngồi xuống đi, ta có vài điều cần hỏi.”

“ Vâng. Tiểu nhân nếu biết sẽ hồi đáp, không gian dối.”

“ Được. Vậy năm nay là năm nào.”

Vũ Tam nghe xong, tuy hơi ngạc nhiên, nhưng cũng đáp:

“ Dạ bẩm năm nay là niên hiệu Quang Trung thứ hai.”

Nguyễn Toản trầm ngâm:

“ Vậy là năm 1789, ba năm nữa. Cũng không quá muộn. Nơi đây là đâu.”

“ Dạ bẩm, đây thuộc châu Bảo Lạc, trấn Tuyên Quang.”

“ Ồ, vùng vẫn còn tranh chấp giữa nhà Tây Sơn và triều Hậu Lê ư.”

“ Vâng, tuy nói vậy, nhưng Bắc Bình Vương cũng đang cho quân rục rịch tiến đánh, chả bao lâu sẽ diệt.”

“ Ừm. “ điều này Quang Toản cũng biết, nhưng cũng cũng phải năm nữa thì ông Hoàng Ba(**) lận đận nhất triều Lê mới bị Quang Trung cho người trầm hà( dìm xuống sông cho ngạt) mà chết, sau khi suýt cấu kết với chính quyền Vạn Tượng, Trấn Ninh, Trịnh Cao và Quỳ Hợp mưu tính đánh Nghệ An.

Biết được đây là đâu và năm bao nhiêu, Nguyễn Toản cũng tường minh nhiều việc. Chậm rãi suy tính kế hoạch cho riêng mình.

Ngẩng đầu, thấy Vũ Tam vẫn ngồi đó, Nguyễn Toản cười:

“ Vậy ai sai ngươi đánh chủ ý ta, với ngươi tên gì.”

“ Là Vũ Trượng sai tiêu nhân, ông ta chính là chủ quán Cầm đồ Kim Sơn các, tiểu nhân tên họ là Vũ Tam.”

“ Ừm, nhìn thế cục khang trang vậy, chắc cũng không phải kẻ thường.”

“ Vâng, ông ta là chú của Tiết chế Vũ Văn Nhậm (*), đang nắm quyền ngoài Bắc Hà, nên không ai dám động.”

Nguyễn Toản cười:

“ Vậy cũng không quá lâu nữa, ta cũng trả thù được, giờ không phải lúc.” Rồi ném cho Vũ Tam một quan tiền nói:

“ Giờ ngươi coi như người hầu của ta, cầm lấy quan tiền lo ăn uống hằng ngày, và sắm chút đồ ăn mặc cho tiwr tể, không xấu mặt ta. Sau ra ngoài gọi ta công tử là được.”

“ Vâng.”

“ Giờ ngủ đi, mai còn có việc.”

“ Vâng.”

Đúng lúc này, ngoài trời chớp giật liên hồi và sấm động. Sau những tiếng nổ vang trời, mưa bắt đầu trút nước. Gió trở mạnh hơn, giật từng hồi khiến cơn mưa càng lúc càng trở nên dữ dội. Những hạt mưa tạt mạnh vào cỏ cây cuốn theo hàng ngàn chiếc lá. Cảnh tượng khiến người ta kinh hãi và dự cảm sẽ có điều gì đó không lành sắp xảy ra. Mọi nhà đều đóng kín cửa, không ai dám ra ngoài vì sợ tai bay vạ gió khi trời đang nổi cơn cuồng nộ thế này. Tuy vậy cũng có kẻ lớn gan hé cửa lén nhìn ra bên ngoài. Và những gì đang diễn ra trong đêm bão tố qua ánh chớp đã làm họ kinh hồn bạt vía, tay chân rụng rời.

Tại nông trang bên bờ bờ sông bỗng xuất hiện nhiều bóng đen như những bóng ma, nhanh chóng bao vây trang trại. Bọn họ đều mặc đồ dạ hành, mặt bịt kín, trên tay đao kiếm sáng ngời. Hòa trong tiếng gió loạn sấm cuồng là những tiếng reo hò, gào thét và tiếng đao kiếm chạm nhau chan chát. Đao ảnh, kiếm quang lấp loáng dưới ánh sáng của những tia chớp. Rồi những tiếng rú thảm thiết vang lên không ngớt. Cuộc chém giết kéo dài không bao lâu thì trong đám hỗn loạn bỗng có tiếng la lớn:

“ Em trai chạy mau đi! Lê gia chúng ta dù chết hết cũng phải bảo vệ thanh Thuận Thiên Kiếm(**), đừng để nó rơi vào tay kẻ xấu.

Ngay sau đó là tiếng huýt gió, tiếng vó ngựa dồn dập vang lên. Dưới ánh chớp người ta nhìn thấy một người đàn ông tay cầm kiếm nằm rạp trên lưng ngựa phóng như bay vào vùng núi Pắc Ban. Lại có tiếng người đang đuổi theo sát phía sau:

“ Muốn sống sót hãy để Thuận Thiên Kiếm lại cho ta!

Hai con ngựa lao đi mất hút trong màn đêm. Cuộc thảm sát vẫn tiếp diễn cho đến khi cơn mưa nhẹ hạt dần. Lúc này, không gian quanh vùng Bảo Lạc bỗng bừng sáng bởi ánh lửa bốc lên từ những ngôi nhà ở Lê gia trang. Cảnh vật im ắng sau cơn hoảng loạn, chỉ còn tiếng nổ lách tách của ngọn lửa đang bùng cháy mỗi lúc một mạnh hơn. Người ta nhìn thấy ánh lửa bên Bảo Lạc nhưng không một ai dám đến xem vì họ vẫn còn khiếp đảm bởi những thanh âm cuồng nộ vừa qua.

Chú thích:

(*) Ngọc Trản ngân đài: tên khác là Chén ngọc trên Đài bạc, là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc và là bài chính thống, đặc trưng của đất võ Bình Định.

(**} Ông Hoàng Ba Lê Duy Chỉ là con trai thứ chín của hoàng thái tử Lê Duy Vỹ, em ruột vua Lê Chiêu Thống. Từng bị giam trong phủ chúa Trịnh 10 năm, khi Lê Chiêu Thống kéo quân Thanh sang được phong chức công, nhưng không bao lâu thì lại phải chạy chui lủi trên Tuyên Quang.

(*) Vũ Văn Nhậm: là danh tướng, con rể Nguyễn Nhạc, sau Ngô Văn Sở nghi kị báo cáo Nguyễn Huệ, lên bị Nguyễn Huệ giết trong lúc ngủ khi kéo quân ra bắc.

(**) Thuận Thiên Kiếm: xuất hiện lần đầu trong tay Lê Lợi, là một bộ phận của Lĩnh Lam thần kiếm- một trọng tứ đại Thần khí đât Việt.

P/s: Sẽ xảy ra hiệu ứng hồ điệp do main trọng sinh. Nến sẽ có sai lệch về sự sinh và mất của các danh nhân đất việt trong vòng 100 năm. Nhưng bố cục chung lịch sử không đổi kể từ trước năm 1789.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.