Gia Định, một lầu son gác tía, hai người đang ngồi thưởng trà. Mắt ngắm đoàn người tấp nập ngược xuôi. Một lúc Nguyễn Ánh thở dài. Bá Đa Lộc ngồi bên, thấy vậy hỏi:
” Không biết, Nguyễn Vương sao lại thở dài. Gia Định cũng ngày càng phát triển không phải chuyện đáng mừng a.”
Nguyễn Ánh nghe Bá Đa Lộc nói vậy, cười giễu:
” Phát triển thì phát triển nhưng làm sao so được Hội An, Cù Lao Phố, Mỹ Thọ cùng Chợ Lớn khi xưa. Nhớ lúc đó, thật nhộn nhịp, thương thuyền từ Trung Quốc, Nhật….. thật tấp lập. Gia Định chỉ như là rồng trên cạn, sao so được những con rồng vũng vẫy biển cả năm xưa.”
Nghe vậy, Bá Đa Lộc cũng không khỏi đau lòng, đáp:
” Nhớ lần đầu, khi ta đến Hội An, khắp nơi là nhà ngói cột chàm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo. Ấy vậy mà bỗng chốc, lũ giặc cỏ Tây Sơn kéo vào phá hoại, máu đổ thành xông, các kiến trúc bị đốt trụi, cảnh hoang tàn tang thương. Thật là lũ độc ác.”
Nghe Bá Đa Lộc nói, Nguyễn Ánh cười lớn:
” Haha. Vậy mà những kẻ độc ác đó lại coi ta mới là kẻ ác. Đúng là sự đời chớ trêu thay.”
Nói xong Nguyễn Ánh rơi vào trầm tư, lúc sau nhìn Bá Đa Lộc nói:
” Ngài đã từng hỏi ta rằng, tại sao khi xưa nhân việc Trịnh- Tây Sơn đánh nhau không ra tay kẹp cả hai mà để chúng bắt tay nhau. Đó là vừa là do chậm chễ mà cũng do lời tổ huấn của gia tộc, khiến ông nội ( Nguyễn Phúc Khoát) sau là chú ta khó thể ra tay.
Năm đó Lê Thái Tổ đi săn đã cứu được cả họ Nguyễn ta đang bị kẻ thù đồ sát, người đã cứu và cho cố cố tổ ta theo lính tam phủ, từ đó cũng do cố gắng mà dòng họ Nguyễn vững chân ở xứ Thanh. Cố cố tổ nói: khi Lê bị tai nạn, thì liều mình mà cứu, không được chống đối con cháu họ Lê nếu họ chưa bất trung bất nghĩa. Từ đó đã đeo đẳng dòng họ Nguyễn.”
Ngập ngừng lúc, Nguyễn Ánh tiếp:
” Ngài biết hôm trước, nhà Lê có gửi thơ nhờ phối hợp, kẹp Tây Sơn, nhưng ta chần chờ rất lâu nới đáp ứng. Bởi ngài không biết lũ sĩ phu Bắc Hà đó. Ngoài thì đạo mạo khang trang bên trong thì lòng lang dạ sói.
Họ Nguyễn ta từ thời theo Lê Thái Tổ đã là người tiên phong trong lính Tam phủ(*), đổ bao máu để tạo lên hình hài đất nước.
Đến tận thời Triệu Tổ( Nguyễn Kim) khi họ Mạc tiếm quyền cũng không ngại khó khăn, sang tận Ai Lao mộ quân phò vua để giữ cơ đồ. Ấy là việc tận trung, nhưng sự đời chó trêu thay, cây cao đón gió. Triệu Tổ ra đi mà uất ức không thôi, khi bị vua Lê nghị kị cùng Trinh Kiểm điều ngài vào chỗ chết, nhưng vì tân trung cũng liều mình đi,trách chi sao được.
May mắn Thái Tổ( Nguyễn Hoàng) mưu trí mà đức độ, dù có hiềm khích với Trịnh Kiểm nhưng vì hoàn thành nguyện ước của Triệu Tổ cũng đem quân xung phong đi đầu, tiêu diệt nhà Mạc, khôi phục cơ đồ họ Lê.
Nhưng ngài cũng biết họ Trịnh là kẻ gian xảo lên nhờ Trạng Trịnh mách kế. May Trạng là ngừoi thông tỏ, hiểu lẽ ân đức của ngài mà nói “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, nghĩa là một dải Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời.”, từ đó Thái tổ xin vào trấn giữ Thuận Hoá mở mang cơ đồ đến tận Gia Đinh ngày nay.
Hơn 300 năm, lính Tam phủ ta đổ mồ máu, dùng thân mình dựng lên đất nước, nơi có chiến trận là đi đầu, khi thời bình cũng được vua chúa tin dùng, cho hưởng phúc lợi, lẽ là tất yếu. Cũng cẩn tuân lời Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Đức Thánh Trần – trước khi mất hai tháng, đã tâu với vua Trần Anh Tông: “Thời bình, phải khoan thư sức quân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước”.
Nhưng những kẻ sĩ phu Bắc Hà đâu cho là như vậy, cậy có tài văn chương thơ phú, luôn coi mình là trung tâm, là tầng lớp thống trị, chỉ khua môi múa mép, nhìn thấy giặc thì đã hai tay xin hàng, nhưng luôn tỏ ra thượng đẳng, kiêu ngạo. Đáng khinh.
Lòng lang dạ sói của bọn sĩ phu đó ta chả nhẽ không hay, lên việc đồng minh đó chỉ tin được 1/4, tin bọn chúng, thì nó sẽ ăn ta không còn cọng lộng.”
Nói một hơi, trút được tâm sự, Nguyễn Ánh cũng nhẹ nhàng.
……..
Hôm trước khi nhận được lá thư đó, Nguyễn Ánh đã lật đi lật lại nhiều lần, suy nghĩ. Từ thời Triệu Tổ đến Thái tổ tất cả đều tận trung với họ Lê, trong những lúc khó khăn đều giúp đỡ, nhưng cái nhận được là gì? Chỉ là bạc bẽo và vô ơn. Ơn cưu mạng năm đó đáng giá họ Nguyễn trả như vậy ư.
Nguyễn Ánh suy nghĩ thật lâu, hướng về Thuân Hoá thắp ba nén nhang quỳ mà thưa:
” Cháu Nguyễn Ánh, đời thứ 10 của Thái tổ cẩn tâu, nay họ Lê lại gặp suy tốn, đến thời huỷ diệt, theo lời dặn dạy tổ tiên đámg nhẽ cháu phải đem quân đi cứu. Trả cái ơn xưa của Lê Thái Tổ, nhưng cháu nghĩ nay đã tròn 350 năm, chúng ta đã hai lần cứu dỡ, tránh cho nhà Lê diệt tuyệt, nhưng nay hoàn cảnh khác, nó cũng liên quan đến cơ đồ nhà Nguyễn. Cháu muốn nghe được lời khuyên của Thái tổ.” Rồi gieo quẻ.
Lúc sau, nhìn quẻ Nguyễn Ánh cúi gập đầu tạ ơn.
Sau đó Nguyễn Ánh cho gọi quân lính rồi bảo:
” Từ thời Triệu tổ đã giúp nhà Lê tránh cho tuyệt hậu, coi như trả ơn Lê Thái Tổ cứu năm đó. Các cụ nói, không quá tam ba bận, nay con cháu Lê Thái Tổ gặp nguy, dù binh ta còn yếu nhưng vẫn phối hợp. Coi như trả nợ ân tình, sau này coi như hết. Dù làm lại lần nữa cũng không sao.”
Rồi nhìn Nguyễn Văn Nhơn đứng đầu Ngũ Hổ Gia Định nói:
” Người điều Lê Văn Quân mang 6.000 quân thủy bộ ra đánh chiếm được Phan Rí và Bình Thuận. Đầu năm sau, quân Lê phất binh cũng theo đường đó mà đi. Các ngươi nghe rõ.”
” Chúng thần nghe rõ Vương.”
” Được, ngươi lui đi.”
……..
(*) lính tam phủ: lính ở ba phủ là Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An