Một cơn gió thổi nhẹ qua, những lấm tấm ra gà nổi lên toàn thân, hơi men còn chếnh choáng, hắn co rúm người, ôm lấy bộ hạ. Quẳng đằng sau những suy nghĩ miên man, thầm thì:
“ Mẹ kiếp, lạnh thật, trước hết kiếm gì che đã.”
Rồi bắt đầu tìm kiếm xung quanh, chỉ thấy rải rác đằng xe là một vật sắc nhọn hình lá tre trông giống con giao bấm, và đồng 100.000 mà lúc ấy chưa kịp đút vào túi.
Nhặt lấy hết, cầm con dao, hắn tiến đến bụi cọ đằng xa, cắt xén thành một chiếc khố che lại vùng nhạy cảm, vừa cảm thán:
“ Thật may, mình cũng nhanh trí, chứ để ai trông thấy thì nhục không ngẩng mặt được. Có thế này thì có thể là chống chế đang hành động Khỏa thân vì môi trường. cũng không đến nỗi.”
Rồi hắn cứ bước đi. bước đi, chả biết bao lâu, nhưng dần dần có tiếng róc rách của dòng nước truyền vào tai.
Hắn rên lên mừng rỡ, lắng nghe thật kĩ xác định vị trí. Rồi chạy nhào về phía tiếng nước. Trước mặt bỗng hiện lên 1 dòng suối khoan thai chảy trong lùm cỏ. Tiếng róc rách vang lên du dương như một điệu nhạc. Hắn mò mẫm đi dọc theo dòng suối, chẳng bao lâu, nó kết hợp với dòng suối khác đổ vào một cái hồ lớn. Đứng bên cạnh, phóng tầm mắt ra xa, hắn nghe thấy những tiếng sáo êm ả vang lên, những cánh diều bay phấp phới trên bầu trời, từ xa có thể thấy được những đứa trẻ đang cưỡi trên những con trâu thả diều thổi sáo,..
Hắn tham lam hít lấy bầu không khí trong lành, đảo mắt thấy những đứa trẻ không để ý về mình, Hắn mon men chầm chậm tiếp cận ngôi nhà bên ria, túm lấy bộ áo Ngũ Thân bạc màu, nhưng chưa kịp vui sướng, bỗng một con chó xồ lại gần, gâu ỉnh ỏi. Một giọng nam trung cơn ngái ngủ vang lên:
“ Mẹ kiếp, con lu im ngay để tao ngủ. Không thịt mày giờ.”
Con chó không gâu chỉ gầm gừ đứng nhìn, Nguyễn Toản xoa xoa lồng ngực ho bớt cẳng thẳng, rồi ngồi xuống vớ lấy viên gạch, làm động tác vờ ném, con chó sợ hãi cụp đuôi bỏ chạy, hắn cười:
“ Mẹ, chiêu này vẫn hữu nghiệm gớm.”
Rồi thong thả mặc vào bộ quần áo, tuy có chút khó khăn dù sao kiểu này tuy không quá quen nhưng cũng đã từng thử khi đi check-in ở các khu du lịch, một hồi lâu cũng mặc xong.
Thoải mái, hắn nhìn trời đang nắng, lên đi tới gốc đa, tựa mình ngồi, ngắm nhìn hình ảnh mình hiện trên làn nước.
Một thân ảnh xa lạ mà quen, đây chính là hình ảnh của hắn khi mới 18 tuổi, không còn bụng bịa, làn da cũng trắng chưa hề rám nắng,…..Thật vui, hắn từng tập luyện để có được vóc dáng bây giờ, vậy mà niềm vui đến cũng thật bất ngờ.
Mặt khác nhìn bộ áo Ngũ Thân đang mặc, hắn cũng đại lọai suy đoán được thời điểm nào, đại loại là những năm 1744 trở đi, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát với tâm lý muốn độc lập hoàn toàn một cõi, nên bên cạnh những cải cách về chính trị – xã hội, ông cũng tiến hành những cải cách trang phục ở Đàng Trong. Ông đã quy định toàn bộ người dân Huế và các vùng đất phía Nam nằm trong sự cai trị, cát cứ của ông phải mặc kiểu áo mới: cổ đứng, cài khuy về bên phải, tay áo hẹp, kết hợp với chiếc quần hai ống, được gợi ý từ kiểu áo của người Trung Hoa.
Vậy là hắn thực sự xuyên không ư.
Hắn cũng cảm thấy đầu óc minh mẫn, những thứ trước đã xem qua, giờ gần như in hằn lại trong đầu. Xoa xoa thái dương, hắn buổn rầu, tuy từng có mong ước xuyên việt, mở mang bờ cõi, xưng Đế, nhưng khi trong lòng còn vướng bận nhiều thứ, khiến hắn chả vui mừng nổi.
Đúng cho câu: “ “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Trời nắng chang chang, bỗng một cơn mưa ù ù kéo đến, “ Đoàng” những tiếng sấm chát chúa vang lên.
Hắn nằm xuống, ngẩng nhìn bầu trời đen kịt, u ám như lòng mình, lẩm bẩm:
“ cái cảnh tượng gì thế này, nhà cao tầng san sát của tôi đâu, xe hơi đâu? “
“ Ống khói công nghiệp nghi ngút đâu?”
“ Sự ồn ào bụi bậm của tôi đâu?”
“ Đám người mà mình ghét bỏ đâu rồi?”
“ Người thân của mình, bọn họ ở đâu rồi?”
“ Đừng bỏ tôi lại một mình.”
Những giọt nước mắt tuồn trào qua khóe mắt, hết nhắm mắt lại rồi mở ra. Chỉ muốn nghĩ đây chỉ là giấc mơ. Nhưng dù nhắm mắt và mở mắt lại bao nhiêu lần. Cảnh tượng vẫn như cũ.
……………
Mưa rơi, dân làng trên những cánh đồng lần lượt đi về, những đứa trẻ cũng lùa trâu vào chuồng, thỉnh thoảng có vài người đi qua cũng nhắc:
“ Này cậu, mưa sắp đến đó, dạy mà về.”
Nguyễn Toản trong cơn miên man, không nghe thấy, những người dân nhắc xong không thấy đoái hoài cũng lắc đầu bỏ đi.
Cơn mưa đến nhanh rồi đi cũng nhanh, cầu vồng bảy sắc vắt ngang chân trời, những sắc màu rực rỡ như ngon lửa xua tan tăm tối, hắn thì thầm:
“ Nếu đã không thay đổi được, thì sẽ chấp nhận. Ba..mẹ …con sẽ trở về. Mọi người giữ bình an.”
Rồi đứng dậy, gạt đi dòng nước mắt. Hắn bước dọc theo con đường đất đắp khá rộng. Có những nốt hằn bánh xe.
P/s:
Chương này: Làm rõ 2 vấn đề được các bạn hỏi:
Tại sao main có thể nói chuyện được với người thời xưa: Điều này do các bạn lầm tưởng về ngôn ngữ viết trong hành chính( chữ Hán, Nôm….) và ngôn ngư nói( tiếng việt, gần như giống khỏng 80% bây giờ.). Có thể tham khảo, bài viết sau:
https://www.facebook.com/tiensinh.thanh.16/posts/588392425224508
Về cái tên Đông Lào: Giải thích cái tên tại nhiều bạn thắc mắc ạ.
” Có thể bạn chưa hiểu tại sao mình dùng tên này. Bởi:
Việt Nam: là một quốc gia hiền lành, ngoan ngoãn, yêu hòa bình, ghét chiến tranh, luôn bày tỏ quan ngại với những động thái chạy đua vũ trang, đồng thời khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng.
Còn Đông Lào là một quốc gia hiếu chiến, hung hăng, chạy đua vũ trang với Cua đồng, cá quả, ngư dân thích tạt đầu tàu chiến và tàu ngầm hột nhãn của nước bạn, gây quan ngại sâu sắc.
Nên mình muốn viết lớn mạnh thì Đông Lào là dễ, viết VN dễ đi lên phường ý.