2. Trưởng phòng
Chủ nhiệm ban Chính trị là đầu não của ban Chính trị.
Tất cả đầu não của các phòng trong cục Công an đều gọi là Trưởng phòng, chỉ có ban Chính trị mới gọi là Chủ nhiệm.
Chủ nhiệm đương nhiệm của ban Chính trị ở phân cục P họ Cát, tục gọi là: Các lão.
Lai lịch của Các lão rất vững vàng, làm người rất khiêm tốn, từng là một trong mười bốn vị lãnh đạo của phân cục. Trong mười bốn vị lãnh đạo này, có người được thăng chức, có người về hưu, có người vì nguyên nhân chung mà đã hi sinh vì nhiệm vụ, có người mới đi vào, còn có vài người đã qua đời từ lâu. Mà từ đầu đến cuối, Các lão vẫn kiên cường không ngã xuống, từ thanh niên ‘lão tam giới”(*) biến thành ông Chủ nhiệm, hai ba năm nữa là có thể về hưu rồi.
(*) 老三届 /lǎosānjiè/: lão tam giới (học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học những năm 1966, 1967, 1968)
Các lão uống rượu, tổng kết một đời làm cảnh sát của mình, kéo tay học trò Vương Hoành nói: “Cả đời này của thầy, có từng làm việc tốt chưa hả? Có chứ. Có từng làm việc thiếu đạo đức chưa hả? Cũng có luôn. Có từng làm việc trái lương tâm chưa ư? Chưa từng! Một việc cũng chưa từng!”
Vương Hoành bắt bẻ ông cục: “Nếu như thầy mà làm chuyện trái lương tâm thì cục trưởng hiện nay cũng không tới lượt Điểm Điểm của chúng ta.”
“Điểm Điểm là cái thá gì chứ?” Ông cụ tỏ ra khí khái lắm. “Mấy tên trước ông ta cũng xuống lỗ cả rồi.” Khí khái đi qua, một tiếng thở dài lại đến. “Điểm Điểm cũng khá vất vả, lần trước say rượu ôm chân bàn khóc không ra hơi kia kìa, vừa bảo người ta làm bậy, lại vừa ồn ào đòi phải tích đức làm việc thiện… Thầy ở ngay cạnh nhìn thấy mà.”
Vương Hoành gắp đồ ăn cho ông cụ: “Thầy à, con hiểu ý của người mà.”
“Nhớ đấy, ngồi ở vị trí càng cao thì càng khó làm việc gì đó bằng lương tâm.” Các lão lẩm bẩm: “Nhưng khó khăn cỡ nào cũng vẫn phải lấy lương tâm mà đong đo việc làm.”
“Con nhớ rồi.”
“Phải ghi nhớ vào tận xương tủy đấy.” Các lão uống một ngụm lớn, tiện tay đập vỡ một chai bia, nói với học trò: “Để thầy khắc lên cho con nhé.”
“Đừng, đừng mà thầy.” Vương Hoành cố gắng ngăn hành động cố ý gây thương tích cho người khác của ông cụ lại. “Con nhớ thật rồi mà, không ghi tạc trên da thịt mà con ghi tạc trong lòng rồi.” Thầy không phải là mẹ con, con cũng không phải là Nhạc Phi!
(*) 岳飞/yuèfēi/: Nhạc Phi – một nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, sinh năm 1103 thời Tống Huy Tông, mất năm 1142 thời Tống Cao Tông.
Các lão rất hài lòng, lại dốc một ly rượu vào bụng, vẫn chưa nói hết lời, đôi mắt mờ mịt tìm kiếm ‘lòng’ của Vương Hoành, trao đổi với anh: “Hay là thầy khắc vào lòng con nhé!”
=_=!
Cái này gọi là cố ý giết người đó!
Cho nên, sự thật chứng minh, tửu lượng của Chủ nhiệm giống Cục trưởng Tôn – chẳng ra làm sao cả!