Sau màn cầu hôn đặc biệt của anh giành cho Nguyệt Dao, hai người được anh em trong đội đãi cho bữa tiệc nhỏ.
Họ nói: Để xin vía cô vợ trẻ của đội trưởng Phạm!
Từ khi nghe từ miệng Trần Hùng cho đến khi đã tận mắt chứng kiến: cô bé sinh viên dễ thương kia cứ thế nhận chiếc nhẫn đồng ý là làm bà Đội. Anh em trong đơn vị vẫn chưa hết ái mộ vị đội trưởng.
Cả ngày đám anh em cứ rồng rắn theo sau hỏi chỉ có một câu: “Đội trưởng! anh làm thế nào cưa đổ được chị dâu?”
Làm sao cưa đổ à? Phạm Chánh đang đi đã dừng lại. Thú thật, anh cũng chẳng rõ vì sao mình có được Nguyệt Dao?
Giữa dòng đời ngược xuôi tất bật. Giữa hàng triệu triệu con người. Trong hàng ngàn con hẻm anh xuyên đêm thực hiện nhiệm vụ trinh sát. Tai anh đã nghe biết bao lần tiếng đàn, tiếng hát. Vậy mà, anh lại gặp đúng Nguyệt Dao, si mê cô, si mê tiếng đàn tranh của cô.
“Chắc là do duyên nợ!” Anh xoay mặt nhìn đám anh em nói.
Ngoài chữ duyên nợ ra, anh thật sự không biết chọn từ nào để nói cho anh em hiểu vì sao anh cưa đổ được Nguyệt Dao?
Chỉ có hai chữ đó mới có thể đủ ý nghĩa gắn kết được một người lính biệt kích ba mươi với cô bé sinh viên Âm nhạc kém xa anh đến mười tuổi.
“Vậy đến bao giờ tụi em mới gặp được người có duyên nợ đây?” Suốt ngày được đội trưởng phát cẩu lương ăn, họ thật sự nghiện món ăn đó nên ai cũng nôn nóng có người yêu.
“Từ từ cũng gặp được thôi! Ai rồi cũng có cho riêng mình một ‘cục nợ’!” Anh động viên đám anh em còn ế.
Trong thời gian chờ đợi ‘cục nợ’ của đời mình, đám người độc thân đội biệt kích lo chăm sóc cho chị dâu của họ và tổ chức liên hoan mừng người con gái đầu tiên của đội.
Gọi là liên hoan chỉ để cho sang vậy thôi. Chứ thật ra chỉ là bữa cơm thêm ít cây trái và hoa tươi để trang hoàng căn phòng sinh hoạt chung của anh em trong đội.
Trong bữa tiệc, mười bốn tên biệt kích bu quanh Nguyệt Dao, thay nhau chăm sóc cô. Phạm Chánh hôm nay trở thành người thừa nên tay chân ở không nhàm chán gát luôn lên cây đàn ghita.
Tiếng rung vô tình của tiếng đàn thành công kéo giãn khoảng cách cho cảnh đang bu kín cười cười nói nói trước mặt.
“Anh đưa đàn cho em!” Nguyệt Dao giơ tay chờ.
“Ừ, chị dâu đàn cho tụi em nghe đi!” Đám anh em nhiệt liệt hưởng ứng. Một khoảng không gian trống được tạo ra để người nghệ sĩ tự do sáng tạo âm thanh.
Nguyệt Dao khẽ chỉnh dây đàn, cô nhìn khắp một lượt anh em trong đội rồi nói:”Em đại diện gia đình xin cảm ơn tình cảm quí giá của các anh trong đội. Nhân tiện mời mấy anh chuẩn bị ăn cưới!”
“Sẵn đây em đàn bản gọi là tri ân tình cảm thân tình mà các anh đã giành cho chồng em, đội trưởng Phạm!”
Tiếng vỗ tay phấn khích. Khi âm điệu đầu tiên của tiếng đàn ghita vang lên, đám anh em đều đồng loạt chống hai tay nghếch mắt nhìn Nguyệt Dao.
Cô đang đàn cho anh em nghe bản nhạc ‘Lời người ra đi’ của nhạc sĩ Trần Hoàn.
Anh em trong đội ai cũng thích bài hát này nên khi cô đàn đến đoạn:
“Ngày nào nghe tiếng chim
Ca líu lo trên cành hoa đào
Em nhủ thầm
Rằng bóng dáng người tình về
Về đến bến đò đầu làng
Là giờ anh về!
Lá vàng rơi, mưa buồn rơi
Bao tháng ngày hình bóng xa xôi
Nay anh về mừng lắm anh ơi!
Ta xây đời …mới
Một nguồn vui…tới
Ý phơi phới.”
Anh em cùng hòa giọng hát vang!Mười bốn giọng hát khác nhau. Trong tiếng đàn đệm ghita. Tất cả hòa vào làm một. Phạm Chánh im lặng lắng nghe không khỏi cảm thán khen họ hai tiếng:”Quá hay!”
“Anh thấy mấy chú khi nghỉ phép nên về tụ hội cùng chị dâu!”
Bởi anh nhận ra: đám anh em của anh rất hợp với sự náo nhiệt của Nguyệt Dao.
Nghe lời mời không cần biết bao nhiêu phần trăm là thật lòng, đám anh em vui vẻ nhận lời ngay:”OK, tán thành! Đội trưởng!”
Cứ như vậy. Trong đêm trăng khuyết đầu tháng, cả dãy phòng đội biệt kích An Nam rộn ràng tiếng cười, tiếng nói.
Đã vậy tay xạ thủ bắn tỉa của đội anh hôm nay cực kì phấn khích. Anh ta hắng giọng xin phép đội trưởng Phạm để chị dâu đệm đàn cho anh ta đọc bài thơ ‘Đợi anh về’ của nhà thơ Liên Xô- Konstantin Mikhailovich Simonov. Với bản dịch thơ hay tuyệt mỹ của nhà thơ Tố Hữu.
Trong ánh đèn vàng, giọng đọc thơ ấm áp của xạ thủ bắn tỉa cất lên.
“Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi!…”
Bài thơ là lời tình yêu bất tử giữa người chiến sĩ ở mặt trận với người con gái ở hậu phương. Người chiến sĩ ở mặt trận không thể chết vì có người mình yêu thương ở nhà chờ đợi. Niềm tin của người con gái rằng người chiến sĩ nhất định sẽ thắng trận, trở về.
Lời tác giả K. Simonov gửi gắm cũng là lời của cánh lính gởi về người yêu, người vợ ở hậu phương. Ai nghe xong, lòng cũng dạt dào bao cảm xúc.
Đêm liên hoan cứ thế dây dưa, níu kéo đến thẳng mười một giờ khuya. Anh em đang vui, đang phấn khởi vì gặp đúng người hợp gu. Phạm Chánh cũng châm chước bỏ qua ba giới nghiêm hàng ngày để anh em trọn niềm vui một bữa.
Giấc ngủ muộn của đội biệt kích không vì vậy mà thức dậy không đúng giờ.
Khi Nguyệt Dao còn mơ màng trong giấc ngủ, cô mơ hồ nghe tiếng chạy thể dục ‘một, hai’ của anh em trong đội biệt kích.
Lại một ngày mới nữa bắt đầu về nơi căn cứ. Nhưng có chút luyến lưu xảy ra cho ngày hôm nay. Đó là anh em trong đội phải tạm chia tay đội trưởng Phạm và cô sinh viên xinh đẹp, luôn tràn đầy năng lượng Nguyệt Dao. Phạm Chánh được duyệt nghỉ dưỡng thương thêm và lo công tác làm chú rể. Còn cô vợ chưa cưới của anh phải trở lại trường tham gia học tập sau một tháng nghỉ chăm người yêu. Hai người họ phải quay về thành phố.
Lúc tiễn chiếc SUV lăn bánh, trên mặt các anh biệt kích ở lại ai cũng vương nét buồn.
“Tạm biệt chị dâu! Tạm biệt đội trưởng!” Những cánh tay quen chắt tay súng vẫy vẫy vào hai người ở trong chiếc SUV.
“Tạm biệt các anh! Hẹn gặp ở đám cưới nha!” Nguyệt Dao ló cái đầu nhỏ ra ô cửa, vẫy tay tạm biệt thêm anh em ở giờ xe lăn bánh.
Trong lòng người ở lại chất chứa nhiều lưu luyến. Mà lòng người đi cảm giác bịn rịn cũng luôn đong đầy.
“Em buồn gì! Sau này có dịp anh lại đưa em lên!” Phạm Chánh bên ghế lái an ủi vị hôn thê.
“Biết là vẫn gặp lại. Nhưng người ta vẫn buồn!” Cô tiu nghỉu dựa lưng vào ghế.
“Vui lên! Anh ban thưởng!” Phạm Chánh làm ra vẻ bí mật để khích lệ cô gái nhỏ.
“Anh cho em xem trước đã!” Để thử quà gì đó của anh có khiến cho cô cười vui vẻ lên không?
“Đây!” Một tấm hình xòe ra trước mặt Nguyệt Dao.
Nhìn tấm hình cô quả thật đã cười vui vẻ. Vì ở trong đó là cảnh cô đang hát hả to cả miệng. Còn đám anh em của anh đang mở to đôi mắt vỗ tay tán thưởng rần rần.
“Thật là biết chụp!” Cô khen anh mà Phạm Chánh nghe như đang chê khéo!
Kệ! Đẹp xấu không quan trọng. Cốt là ở vui. Nhìn tấm hình Nguyệt Dao thầm ước: những ngày tháng như thế này sẽ còn mãi dài lâu!