Editor – Tử Dương
***
Tới giờ ăn tối, Đổng Từ dẫn mọi người qua một nhà hàng đặc sản gần đây.
Nhà hàng không thuộc dạng cao cấp nhưng nổi tiếng lâu đời, Đổng Từ bận từ đầu năm bận tới cuối năm, chẳng mấy khi được thưởng thức hương vị quê nhà.
Cô nhớ ở đây có món tôm nõn bóc vỏ(1) và chè hoa quế khiếm thực(2).
Hiện tại đang là mùa xuân, chè hoa quế khiếm thực có thể không ăn nhưng nhất định phải ăn món tôm nõn bóc vỏ. Món ăn truyền thống này được lọc lựa từ những con tôm sông tươi rói, bóc vỏ làm sạch rồi đem xào cho săn cỡ lóng tay, màu sắc mát mắt, hương vị thơm ngọt.
Đổng Từ ăn xong còn mua thêm ít bánh trôi ướp rượu(3) để dành ăn khuya.
Trên đường về, Đổng Từ cứ tiếc nuối: “Phải chi trời thu thì em đã hời thêm chén chè khiếm thực.”
Bùi Tứ Trăn hỏi: “Khiếm thực là gì?”
Đổng Từ cười đáp: “Là loại cây mọc ở ao đầm, vỏ giống đầu gà, rất cứng, khó lột vỏ, nơi khác kiếm không có đâu.”
Bùi Tứ Trăn vừa nghe nơi khác không có, liền nói: “Vậy đợi sang thu chúng ta lại ghé.”
“Ừm.” Đổng Từ cười, ánh mắt khát khao.
Ngày tiết trời vào thu cũng là lúc Đổng viên dưới quyền Đổng Từ, chính thức đặt dấu chấm hết cho những nỗi lo về sau.
Lúc đó chắc chè ngọt lắm.
Bùi Tứ Trăn thấy cô vui vẻ, khóe môi bất giác mỉm cười: “Nếu em thích, năm nào chúng ta cũng đến.”
Năm nào cũng đến…
Tháng ngày bình yên, tương lai rộng mở.
Nghe thật hấp dẫn.
Nhưng Đổng Từ biết hai người đều bề bộn nhiều việc, mối quan hệ lại giẫm trúng cấm kỵ, hoàn toàn không có mối tương quan với bốn chữ ‘tháng ngày bình yên’.
Thôi không sao, hưởng thụ quãng thời gian hạnh phúc trước mắt mới là việc quan trọng, ai biết ngày mai thế nào.
*
Cấu trúc thiết kế của Đổng Viên tương đối phức tạp, quanh co tĩnh mịch, cửa sổ lượn vòng, hành lang gấp khúc, sông nhỏ núi giả, tách phong cảnh và lối đi ra làm hai nửa.
Ban ngày còn đỡ, chứ vào đêm, khi chỉ có vầng trăng lấm tấm vài ngôi sao nhỏ trên bầu trời, cái dễ ấy lại tự biến thành thế khó.
Tới khúc rẽ, Đổng Từ ngẩng đầu cười: “Anh biết đường về phòng chưa?”
Bùi Tứ Trăn nhìn thoáng qua hai bên, thờ ơ nói: “Chưa, hoặc là em dẫn anh về phòng em ngủ, hoặc là anh dẫn em về anh ngủ.”
Trước sao gì cũng phải ngủ chung.
Đổng Từ bật cười, may mà cô biết trước vị đại gia này sẽ không thỏa hiệp nên đã chuẩn bị thấu đáo, âm thầm xếp bọn họ ở một nơi ít ai ngó chừng.
Bằng không lại gặp cảnh bắt gian.
Đổng Từ không dẫn Bùi Tứ Trăn qua phòng anh, mà dẫn thẳng qua căn lầu gác(^) thanh nhã, nơi có phòng cô trên đó.
Ngoài sân trồng hai cây long não, một cây chỉ còn nửa thân, một cây cao lớn tươi tốt, hương thơm lượn lờ khắp chốn.
Bùi Tứ Trăn quan sát bốn phía: “Cây này không tệ, sao phải chặt?”
Đổng Từ nhìn cây long não khô cằn: “Chặt lúc mẹ em kết hôn, ông ngoại tự tay đóng rương gỗ để đựng của hồi môn. Đẩy đủ quần áo trang sức, đồ sứ đồ cổ, thậm chí có một rương toàn là tiền, một nửa số tài sản của nhà họ Đổng đều đổ vào đó. Ngờ đâu lại biến thành kho vàng cho kẻ khác trục lợi.”
Bùi Tứ Trăn nhướng mày: “Xem ra ông ngoại rất vừa ý chàng rễ này.”
“Ông ngoại em quá tin người, không, phải nói là con rễ ông ấy quá dẻo miệng, dẻo tới độ khiến người ta cam tâm tình nguyện móc gan móc phổi vì ông ta(*).” (*Cha Đổng Từ)
Bùi Tứ Trăn nhìn Đổng Từ bằng nụ cười như có như không: “Hóa ra em bị di truyền.”
Đổng Từ xoay người, đầu ngón tay mảnh khảnh chọc chọc ngực anh, cười tủm tỉm nói: “Em còn kém Kỷ Bảo Hoa nhiều lắm, phải chi em vô sỉ bằng một nữa ông ta thì em đã kéo truyền thông đến, công khai công bố tin kết hôn với người thừa kế Bùi thị, để anh không cưới được danh môn thục nữ(4) mà phải trả một khoảng phí cấp dưỡng khổng lồ cho em trước, sau đó em sẽ khởi kiện, vớt một vố lớn từ chỗ anh. Đợi em già rồi, biết đâu em lại moi bảy bảy tám tám hồi ức ra viết văn làm thơ về cuộc tình phong lưu của anh, hại anh ăn ngủ không yên… Sợ chưa sợ chưa?”
(4) Chỉ những cô gái đoan trang hiền thục, xuất thân gia giáo giàu có.
Dù ngôn từ vô cùng mưu mô xảo trá, nhưng Bùi Tứ Trăn chẳng buồn chớp mắt, nếu muốn, anh có thể thuận miệng nói những câu còn tàn nhẫn hơn gấp vạn lần.
Đáng tiếc anh không làm, toàn trò trẻ con.
Bùi Tứ Trăn chỉ thấy được vẻ đáng yêu của Đổng Từ mỗi khi cô giương nanh múa vuốt, thậm chí anh còn ước cô bày mưu gài bẫy anh, như vậy cô sẽ từ bỏ ý định chạy trốn. Bùi Tứ Trăn cười nhẹ, khẽ nắm đôi tay nhỏ nhắn trước ngực, đưa lên môi gặm cắn: “Là cuộc tình phong lưu của chúng ta.”
“Chậc.”
“Anh thấy chủ kiến của em không tồi, chúng ta có thể bắt đầu từ chuyện công bố kết hôn.”
Bùi Tứ Trăn muốn ôm cô vào lòng, nhưng bị Đổng Từ xua đuổi: “Anh không sợ mình đá trúng tấm sắt à.”
“Dù trúng tấm sắt, anh vẫn thừa cách làm nó tan chảy.”
“Hơ hơ.”
“Tuy nhiên anh không hiểu, rương đâu phải thứ khó mua, tại sao phải chặt cây trong nhà?”
“Do truyền thống.”
Đổng Từ dắt anh vào sân: “Theo truyền thống của những gia đình giàu có, khi nhà nào sinh con gái sẽ trồng long nhãn. Chờ thêm vài năm, bà mối thấy cây long nhãn nhà ai cao lớn liền biết nhà họ có con gái trưởng thành, thế là tranh thủ tới cửa giới thiệu đối tượng.”
Bùi Tứ Trăn nhìn cây long nhãn thơm lừng trước mặt, nghiêm túc nói: “Ngày mai anh bảo Khải Văn lấy cưa, cưa nát cái cây này.”
Đổng Từ chụp tay anh, cười mắng: “Khốn kiếp, anh thử đụng tới cây đại thụ gia truyền nhà em xem.”
“Chẳng phải nói chặt cây đóng rương làm của hồi môn cho con gái là truyền thống sao, anh cưới em, tự dưng có thêm hai rương long não…”
“Mặt dày vô sỉ, có sính lễ trước mới có của hồi môn, sính lễ không có, anh còn dám đòi của hồi môn?”
“Cũng đúng.”
Bùi Tứ Trăn suy tư gật đầu, chẳng mấy khi thấy anh chịu học hỏi: “Vậy anh nên chuẩn bị sính lễ gì, hay hỏi ý kiến trưởng bối?”
Làm như thật.
Đổng Từ phục anh sát đất, rõ ràng do hai người đánh cược, nhất thời kích động mới dẫn đến hệ lụy kết hôn. Bộ anh tưởng chỉ cần tam môi lục sính(5) là trưởng bối cho phép kết hôn chắc: “Đại thiếu gia, kiềm chế chút được không?”
(5) Tam môi là nhà trai mời bà mối, nhà gái mời bà mối và người trung gian làm cầu nối, ”Lục sính” và ”Lục lễ” thì là Nạp Thái, Vấn Danh, Nạp Cát, Nạp Tệ, Thỉnh Kỳ, Nghênh Thân.
“Gọi chồng.”
“Chồng ơi, người trưởng thành kết hôn ly hôn là chuyện diễn ra thường xuyên, chúng ta vui là được, đâu cần làm phiền trưởng bối.”
“Nhưng sính lễ…”
“Bánh trôi ướp rượu sắp lạnh rồi, chúng ta mau ăn đi.”
Đổng Từ khăng khăng chuyển đề tài, hai người tìm một nơi trong sân ăn bữa khuya, hương rượu xông vào mũi, tuy hơi nguội nhưng vị ngọt lịm.
Ăn xong, hai người tản bộ dưới trăng cho tiêu thực, vô tình làm Bùi Tứ Trăn phát hiện điểm kì quái: “Sao lại có võng ở đây?”
Vì căn nhà theo lối cổ điển nên để giữ được phong cách ngôi nhà, nơi đây buộc phải hạn chế sử dụng các thiết bị điện trang trí, nơi nào cần dùng máy móc hiện đại đều được che khéo.
Sân sau có võng không phải chuyện hiếm lạ.
Nhưng nó không hợp thẩm mỹ của viện trưởng Đổng.
Đổng Từ cười khúc khích: “Thật ra lúc đó ông ngoại đâu chịu đâu, tại em nhịn ăn rồi khóc lóc dữ quá nên ông mới đồng ý.”
Bùi Tứ Trăn liếc xéo Đổng Từ, chợt nhớ tiểu thiên sứ trong ảnh lúc còn ở nhà cô: “Quả nhiên em không hề ngoan như vẻ bề ngoài.”
Đổng Từ không quan tâm thái độ phỉ nhổ của anh, cô muốn thử cái võng.
Nhưng chưa kịp ngồi đã bị Bùi Tứ Trăn kéo lại, anh ghì tay kéo mạnh, xem coi võng có chắc không. Thấy chắc rồi mới cởi áo khoác, lót xuống võng: “Qua đây, anh bế em.”
Ánh mắt Đổng Từ mềm nhũn, nhưng ngoài miệng lại cười cợt: “Dám lấy áo khoác mấy vạn làm đệm lót, không sợ hỏng à.”
“Hỏng thì hỏng.”
“Thôi anh mặc đi.”
Đổng Từ chủ động cầm áo khoác lên người Bùi Tứ Trăn, còn nhón chân hôn anh: “Ban đêm gió nhiều, dễ cảm lạnh.”
Từng sắc thái vui giận yêu ghét của cô đều mang vẻ rất riêng, nhưng lúc quan tâm lại cho đối phương cảm giác khác hẳn, tựa như làn nước róc rách, đắm say lòng người.
Bùi Tứ Trăn cầm tay Đổng Từ, bao chặt tay cô, lòng bàn tay thô ráp vuốt ve làn da ấm nóng.
Quyến luyến không buông.
“Muốn ngồi không?”
“Muốn chứ.”
Đổng Từ lôi Bùi Tứ Trăn vào nhà lấy tấm lót giường, điều chỉnh võng cho thoải mái ổn thỏa rồi ngồi xuống.
Chiếc võng canh góc rất chuẩn, xung quanh không bị kiến trúc cao tầng che lấp, tầm mắt xuyên qua hàng cây mát rượi, nhìn lên bầu trời lập lòe ánh sao.
“Anh không ngồi hử, chịu lực nổi mà.”
“Không cần, em ngồi đi, anh đẩy em.”
Âm thanh từ tính lẩn quẩn bên tai, cảm giác phía sau luôn tồn tại một bức tường kiên cố để cô dựa vào.
Sau đó, võng theo đôi tay hữu lực của người đàn ông, chậm rãi đong đưa.
Cảnh vật trước mắt lay động theo gió, Đổng Từ ngẩng đầu nhìn sao trời, đáy lòng vắng lặng, hồn về không lối.
“Trước kia ông ngoại cũng từng đẩy em thế này, nhưng từ lúc ông qua đời, bao nhiêu chuyện rắc rối đua nhau kéo tới, làm em mất luôn cơ hội thăm nom.”
Bùi Tứ Trăn giơ tay ôm cô: “Ông ngoại không còn thì để anh đẩy em.”
Bằng cách nào đó, xoa dịu tim cô.
Như ông đã từng…
Đổng Từ bất giác ngã người về sau, tìm một nơi thoải mái, hai mắt khép dần.
Bị cơn buồn ngủ đánh úp, Đổng Từ thiếp đi trong vô thức.
Bùi Tứ Trăn nghe tiếng thở mỏng manh của cô gái nhỏ, nhẹ nhàng đung đưa võng như chăm một đứa trẻ sơ sinh trong nôi, vừa kiên nhẫn vừa dịu dàng.
Chờ Đổng Từ ngủ say, Bùi Tứ Trăn mới bế cô khỏi võng.
Động tác rất nhẹ, Đổng Từ ưm một tiếng, nắm chặt góc áo người đàn ông, đầu vùi sâu, chóp mũi cọ cọ cổ anh.
Sự quyến luyến ấy đủ làm tim ai kia mềm như nước.
Bùi Tứ Trăn cúi đầu hôn trán Đổng Từ, cố định thân người, bước chân không chút chần chờ, thẳng tiến ôm cô về phòng.
*
So với bầu không khí yên bình bên đây, Cố Diễm Sinh bên kia lại lo lắng không thôi.
Anh ta không ngủ được nên đi dạo lanh quanh, đầu óc suy nghĩ lung tung, cứ thế tới phòng Đổng Từ lúc nào không hay.
Có lẽ trực giác đã khiến Cố Diễm Sinh có dự cảm bất an, lẽ ra càng gần ngày ‘của về chủ cũ’ thì mối hôn nhân của anh ta phải tiến triển tốt mới đúng, nhưng cớ sao cứ nhộn nhạo không yên, tỷ như lo người khác chen chân phá đám. Tỷ như gặp vị khách không mời mà đến —— Diệp Cảnh Trình.
Cố Diễm Sinh vừa ngước đầu liền thấy bóng dáng lén lút đứng sau núi giả, bộ quần áo sáng rỡ của anh ta làm Cố Diễm Sinh chú ý.
Còn ai ngoài Diệp Cảnh Trình!
Cố Diễm Sinh nhìn căn phòng khuất sau tàng cây trên lầu hai, rồi quay sang nhìn Diệp Cảnh Trình, sắc mặt nhất thời khó coi.
“Anh Diệp, đã trễ thế này, sao anh lại ở đây?”
“Ơ, ai đó?”
Diệp Cảnh Trình nghe tiếng người mà giật mình thon thót, đến khi nhận ra Cố Diễm Sinh mới thở phào: “Làm tôi sợ muốn chết.”
Cố Diễm Sinh cau mày: “Anh Diệp sợ gì?”
Diệp Cảnh Trình không dám chê nhà này âm u chướng khí, đã không có đèn mà khắp nơi còn toàn nước với nước, anh ta cười miễn cưỡng: “Sợ ma.”
Cố Diễm Sinh muốn nói, người không làm chuyện trái lương tâm, nửa đêm không sợ ma gõ cửa.
Nhưng Diệp Cảnh Trình là khách, Cố Diễm Sinh không thể bất lịch sự, ngày nào chưa bắt được chứng cứ, ngày đó Cố Diễm Sinh vẫn phải nể mặt: “Anh Diệp định đi đâu?”
“Tối chán quá nên ra ngoài hóng mát.”
“Ra ngoài sao lại đi hướng này?”
Sắc mặt Cố Diễm Sinh trầm xuống, nhìn Diệp Cảnh Trình bằng ánh mắt âm trầm: “Đổng viên chỉ có hai cổng, một cổng ra vào và một cổng nối qua phòng của nữ quyến trong nhà, hiện tại anh đang đứng gần cổng nữ quyến, đằng trước là nơi vợ tôi ở…”
Diệp Cảnh Trình vỗ trán: “Bảo sao càng đi càng xa, hóa ra tôi đi ngược hướng.”
Anh ta bị chứng mù đường từ nhỏ, may phước gặp Cố Diễm Sinh, bằng không có đi tới sáng cũng chưa tìm được đường.
Diệp Cảnh Trình xoay người, phàn nàn nói: “Nhà gì mà như cái mê cung, khó trách tôi bị lạc.”
Diễn như thật.
Cố Diễm Sinh lo mình đi rồi, tên hoa hoa công tử này lại kiếm cớ quay lại, anh ta không muốn Diệp Cảnh Trình đục nước béo cò.
“Tôi cho người dẫn anh ra ngoài.”
“Được được.”
Thấy Diệp Cảnh Trình khuất bóng, Cố Diễm Sinh thở phào, cuối cùng cũng được ngủ ngon, trước khi ngủ còn không quên dặn quản gia mua bữa sáng.
“Bữa sáng của người khác cứ đưa qua phòng, còn bữa sáng của thiếu phu nhân cứ đưa đến chỗ tôi, tôi tự đưa cô ấy.”
“Vâng thưa nhị thiếu.”
“Đúng rồi, nhớ chuẩn bị hoa bách hợp.”
Cố Diễm Sinh một đêm an giấc, còn nằm mộng đẹp, mơ thấy quãng thời gian lúc ở Nam Phi, anh ta vào vai chồng Đổng Từ trong [Trời sinh một đôi]. Nhưng mơ và thực vốn không giống nhau, người chồng trong mộng không phải người qua đường vội vã, mà là trời sinh một đôi đúng nghĩa…
Quản gia nghe theo lời dặn, đem bữa sáng của Đổng Từ qua chỗ Cố Diễm Sinh, đặt trong hộp thức ăn kiểu cổ.
Đương nhiên không thể thiếu bó bách hợp, ngụ ý bách niên hảo hợp.
Cố Diễm Sinh rất hài lòng với tác phong nhanh nhẹn của quản gia, bèn khen ông ấy vài câu, sau lại sực nhớ chuyện khác: “Tối qua anh Diệp về chưa?”
Quản gia gật đầu: “Đã về, còn uống say khướt, nhưng kể cũng lạ, hôm nay lúc đưa bữa sáng thì thấy phòng trống không.”
“Lát nữa tìm xem.”
Cố Diễm Sinh nhíu mày, cúi đầu nhìn đồng hồ, hiện đã không còn sớm, nhưng Đổng Từ thích ngủ nên chắc cô còn say giấc.
Giờ đem qua rồi gọi cô dậy ăn sáng là vừa.
Cố Diễm Sinh cầm hộp thức ăn, thẳng bước tới khu Đổng Từ đang ở, ngoài sân không khóa cửa mà nhờ bụi cây bao phủ.
Đương nhiên lầu gác không hề có chỗ cho những ổ khóa hiện đại.
Cách bố trí mang hơi hướng cổ điển, lầu một dùng cho sinh hoạt, lầu hai là phòng ngủ, cầu thang đóng từ gỗ nguyên chất, vô cùng tinh tế, nhưng khá chật hẹp.(^^)
Cố Diễm Sinh đặt bữa sáng ngay bàn ăn dưới lầu, không muốn quấy rầy, nhưng hình như trên lầu có tiếng ồn.
Anh ta mỉm cười gọi Đổng Từ.
Chốc lát sau, lọt vào tai là một giọng nói mềm như bông: “Alo?”
Cố Diễm Sinh nhìn bó bách hợp, tâm trạng hứng khởi, cách nói chuyện cũng thân mật hơn thường ngày: “Anh mang bữa sáng tới, có cả chè khiếm thực mà em thích, anh đem lên được không?”
Cố Diễm Sinh vừa dứt lời, đầu dây bên kia liền đáp một tiếng “Được”, mơ mơ màng màng.
Tâm trạng Cố Diễm Sinh càng vui hơn: “Vậy anh lên đây.”
Anh ta cầm hộp thức ăn và bó bách hợp lên lầu.
*
Mỗi lần Đổng Từ rảnh rỗi, cô đều ngủ đến tận lúc mặt trời lên cao.
Lúc bị tiếng điện thoại đánh thức, cô đang trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, nghe ba chữ “Hạt khiếm thực” mà tưởng đâu mình nằm mơ thấy đồ ăn ngon.
Thế nên Đổng Từ đồng ý ngay tắp lự.
Sau đó ném điện thoại qua một bên ngủ tiếp, ánh mặt trời xuyên qua tấm màng lụa đỏ thẫm chiếu xuống đôi mắt lim dim của cô.
Đổng Từ cau mày định kéo màng, nhưng thứ đầu tiên đập vào mắt lại là bờ vai trần trụi cùng cánh tay rắn chắc đang vắt ngang hông mình.
“Thiên Tứ?”
“Ngủ thêm chút nữa.” Bùi Tứ Trăn cau có, thuận tay kéo Đổng Từ vào lòng, lòng bàn tay luồn qua eo cô theo quán tính.
Vị trí quen thuộc của tên đại thiếu gia này.
Đổng Từ mới chửi thầm một câu liền nghe tiếng bước chân, rõ ràng cô không nghe nhầm, sượt nhớ cú điện thoại ban nãy!
“Anh mang bữa sáng tới, có cả chè khiếm thực mà em thích, anh đem lên được không?”
“Được.”
Nếu Đổng Từ có thể ngược dòng về hai phút trước, cô sẽ tự bóp chết bản thân, lời chưa nghe rõ đã xớn xác nói ”được”! ”Được” cái gì mà ”Được”! Tính cảnh giác chạy đâu mất rồi?
Tai Bùi Tứ Trăn giật giật, anh lười mở mắt, mày rậm nhíu chặt, không kiên nhẫn hỏi: “Tiếng gì vậy?”
Đổng Từ bị anh dọa sợ, vội bịt miệng anh: “Đừng nói chuyện, có người lên đây.”
Bùi Tứ Trăn đè tay cô: “Ai?”
Đổng Từ không đáp, luýnh quýnh tìm điện thoại gọi cho Cố Diễm Sinh, bảo anh ta đừng lên, để cô tự xuống, nhưng muộn mất rồi.
Tiếng bước chân càng ngày càng rõ, càng lúc càng gần.
Theo tiếng kẽo kẹt, cửa phòng mở toang.
Đổng Từ nhìn người đàn ông trần trụi kế bên theo bản năng, tim đột nhiên nhảy dựng.
Khu ngoài để bàn nhỏ, sau lưng là giường lớn, về cơ bản, màn lụa là thứ duy nhất có thể che chắn.
Đổng Từ xuyên qua tấm lụa đỏ nửa trong suốt(*) nhìn bóng người đàn ông xuất hiện ở cửa. (*Không quá mỏng cũng không quá dày)
Anh ta vừa đến liền đặt bữa sáng lên bàn: “Tiểu Từ, anh vào được không?”
Giọng nói ôn hòa nhất quán.
Không phải Cố Diễm Sinh thì còn ai!
(1) Tôm nõn bóc vỏ
(2) Chè khiếm thực
(3) Bánh trôi ướp rượu
(^) Lầu gác: từ cổ dùng để chỉ nơi ở của những cô gái có gia cảnh giàu có trước khi đi lấy chồng, do căn Đổng Viên có lối kiến trúc xa xưa nên mình nghĩ dùng tử cổ sẽ hợp hơn. Đây là hai hình mình họa theo như lời diễn tả của tác giả.
(^) Hình 1
(^^) Hình 2 (ở đoạn sau)