Điểu Đại Hữu Thí Dụng

Chương 4: Cái thời buổi khốn nạn



Năm đó, tôi đệ đơn từ chức ở bệnh viện kia xong cũng ở nhà đợi mấy tháng, tính nghỉ ngơi đã đời chút. Vốn nghĩ là nghĩ vậy nhưng tôi còn phải trả tiền nhà, tiền xe, nếu không đi làm thì chỉ có nước miệng ăn núi lở.

Sau đó, tôi tìm được việc ở phòng khám Đông- Tây y mới mở gần nhà. Ông chủ phòng khám này hơi bị chơi nổi, có cái phòng khám tư nhân cũng muốn làm thành như một bệnh viện nhỏ, bác sĩ các khoa cộng vào đến mười mấy người. Tôi vẫn làm bác sĩ nhi, cũng coi như nhiều tiền ít việc, lại gần nhà.

Mấy năm nay, có lẽ tại không khí quá ô nhiễm, đồ ăn chuyển gien lại nhiều, hoặc có thể là do ai ai cũng đóng bảo hiểm xã hội nên phòng khám làm ăn ngày càng phát đạt. Hậu trường của ông chủ phòng khám này có vẻ vững chắc lắm, mới được vài năm thôi mà phòng khám từ hai tầng lầu đã thành cả tòa nhà rồi. Súng bắn chim đổi thành đại bác, từ phòng khám đã thành một bệnh viện tư nhân có thể quét thẻ bảo hiểm.

Nha khoa lớn hơn, từ tẩy răng, trồng răng lúc đầu giờ đã thành chiếu laser làm trắng, trồng răng vàng nhãn khoa mở rộng, giờ còn có điều trị cận thị bằng laser phụ khoa mở rộng, giờ còn làm gì mà phá thai không đau (nhìn cái biển quảng cáo viết học sinh chỉ lấy nửa giá mà tôi thấy cái thế giới này đúng là hỏng hết thật rồi).

Bác sĩ phụ khoa lúc ăn cơm còn bảo tôi, nếu vợ tôi mà muốn phá thai cứ tới đó, cô ấy sẽ chiết khấu cho. Clgt, tôi đây bốn năm năm nay không đụng gì tới vợ, có cái gì phá mà phá. Nhưng mà thịnh tình của mấy cô tôi thực sự không thể chối từ, được rồi, đợi khi nào Tiết Đồng có thể mang bầu thì nói sau đi.

Giờ, khoa nào cũng mở lớn, chỉ có nhi khoa là không thay đổi. Như trước cả viện chỉ có mười mấy bác sĩ, tôi ở nhi khoa một mình còn chưa tính, giờ đã có đến hơn trăm bác sĩ mà nhi khoa vẫn chỉ có mình tôi. Tôi cũng từng kháng nghị vài lần nhưng vẫn chẳng được gì. Cũng may, sau đó lại có người nhà bệnh nhân kháng nghị, nói lúc bác sĩ nhi mà nghỉ cũng chỉ có thể đi chỗ bác sĩ đa khoa, như vậy không tốt nên cuối cùng họ mới đưa thêm một nữ bác sĩ tới. Tuy người đến là một nữ bác sĩ đã ngoài bốn mươi nhưng tốt xấu cũng là nữ, lúc này tôi mới được trải qua cuộc sống nam nữ phối hợp làm việc mới không mệt mỏi.

Vợ tôi từ lúc bắt đầu ra riêng đến giờ vẫn ở nhà cơ quan phân cho, con trai thì chúng tôi thay nhau chăm, nhưng bởi thời gian nghỉ của tôi khá nhiều nên thằng bé ở với tôi cũng nhiều hơn. Trước khi nó ra đời, bác sĩ nhi tôi đây vẫn luôn thấy trẻ con đúng là cái loại sinh vật phiền toái nhất thế giới, bởi bạn thường chẳng sao biết được chúng nó khóc vì cái gì.

Nhưng mà sau khi có con, tôi đột nhiên lại thấy cái đám nhóc nước mắt nước mũi ròng ròng, tiêm thì chân tay đạp tứ tung lúc đi làm lại trở nên thật đáng yêu, vậy nên cảm thấy mình cũng có chút luyến đồng.

Trường con ở gần nhà tôi nên giữa trưa tan học nó đều chạy tới chỗ tôi ăn cơm. Nếu tôi không trực ban, mỗi ngày đều sẽ ở nhà nấu cơm đợi nó về ăn. Còn nếu tôi bận trực, nó sẽ đến thẳng phòng khám, chúng tôi cùng ra ngoài ăn, ăn xong nó về nhà tôi ngủ trưa. Buổi tối tan học nó về nhà tôi để tôi đưa về hoặc ở luôn với tôi. Nếu ngẫu nhiên tôi phải trực đêm cũng sẽ có Tiết Đồng đưa nó về. Thường xuyên qua lại, nó cũng biết tôi có một “người bạn” cảnh sát tên Tiết Đồng.

E hèm… Được rồi, kì thật thằng quỷ nhỏ mấy tuổi đầu này cũng đã biết quan hệ giữa tôi và Tiết Đồng cho nên có khi nó còn gọi Tiết Đồng là “mẹ kế”, nhưng sau mấy lần bị anh đánh mông liền không dám làm trò trước mặt Tiết Đồng nữa. Xem ra thằng oắt này cứ phải tìm cái ác nhân vặn vẹo nó nó mới chừa được.

Con tôi tên Tô Nam, năm nay bảy tuổi, vừa vào tiểu học. Như vậy tính ra, tôi giờ cũng đã là ông anh già ba mươi hai tuổi rồi, nhưng còn may, trên đời có hai nghề mà không bao giờ sợ già, một là chính khách, hai là bác sĩ. Không tin? Ví dụ nhá: Chủ tịch tỉnh ba mươi hai tuổi? Uầy, trẻ vậy cơ à? Chuyên gia y tế ba mươi hai tuổi, trẻ như thế á, chắc là giả rồi? (nếu làm hai nghề này mà còn là nữ thì lại càng trẻ đến đáng sợ).

Tiết Đồng bằng tuổi tôi nhưng lớn hơn hai tháng nên anh càng xem như ông anh già. Vậy nhưng khí thế của anh vẫn cứ hừng hực phi thường, thể trạng cho đến phản xạ thần kinh đều mạnh khỏi phải bàn. Mỗi lần chúng tôi làm, dù có hăng hái đến đâu, chỉ cần trong đội gọi đến một cuộc điện thoại anh liền lập tức nhảy xuống giường chạy mất.

Có câu quái gì ý nhỉ, đàn ông ba mốt nhành hoa. Nếu coi Tiết Đồng là một đóa hoa, tôi thấy anh hẳn phải là một đóa hướng dương. Bởi vì dường như anh cứ vài ngày không làm chút là hoa cúc sẽ lại ngứa ngáy, lại phải chạy tới chỗ tôi qua đêm. Chẳng những qua đêm, bình thường cứ có thời gian rảnh là anh sẽ xách một đống đồ ăn đến bắt tôi nấu. Hoàn toàn đem căn nhà hai phòng một sảnh năm đó tôi mua cùng vợ này trở thành nhà mình.

Có gương Tiết Đồng cảnh sát mà lưu manh như thế, tôi cảm thấy xã hội này thật đúng là hết thuốc chữa rồi mà. Không trách trên đường thường thấy quảng cáo: “Có khốn, khó tìm cảnh sát.” Thì ra tất cả đều chạy tới nhà người ta ăn cơm bá vương với làm trò “bá vương ngạnh thượng điểu” (1) rồi đi.

Hôm nay đúng ngày tôi được nghỉ, vốn muốn ngủ bù, nhưng mới có bảy giờ Tiết Đồng đã mua bữa sáng tới, xếp ê chề trên bàn (thật ra tới giờ tôi cũng đã cho anh chìa khóa đâu, nhưng mà thế nào anh cũng sẽ có cách mở cửa). Đang lúc sắp ăn thì thằng cu con lại tới, nó bảo hôm nay đi sớm, lạnh quá nên tới chỗ tôi trước để tránh rét.

Xem ra thằng oắt này đã thấy Tiết Đồng mua bữa sáng về rồi, muốn xin một phần đây.

Đồ ăn mua về tuy nhiều nhưng nhìn thể trạng Tiết Đồng là biết, cái người này chắc chắn là một kẻ phàm ăn. Bánh bao, bánh quẩy, lòng mề cái gì anh cũng thích tất, ăn cứ như gió cuốn mây tan. Nhưng vẫn còn may, mỗi lần anh mang bữa sáng tới đều rất là nhiều nên dù tôi có chia chút cho Tô Nam cũng vẫn còn đủ ăn.

Ăn sáng xong, Tô Nam lấy trong cặp ra mấy bài thi đưa tôi kí, không cần xem cũng biết ranh con chắc chắn lại thi trượt, không dám đưa mẹ nó kí.

Tôi cầm bài thi nhìn lướt qua, bốn mươi sáu điểm. Giỏi, ranh con mày có bản lĩnh, lại đạt đến một tầm thấp mới rồi, tôi nhớ lần trước còn được năm mươi bảy điểm. Mới lớp một đã được điểm thấp đến như vậy, thật sự là rất có bản lĩnh mà. Còn như vậy vài năm nữa, mày có thể đạt kỉ lục điểm thấp mới của tiểu học, đạt số điểm âm rồi.

Tôi tìm bút của Tiết Đồng, vừa kí vừa bảo: “Ranh con, sao dốt thế hả, mày có phải con tao thật không đấy? Nhớ khi đó, ba mày năm nào cũng đạt loại giỏi, ở đại học còn từng đoạt học bổng ấy.”

Tô Nam cầm lấy bài thi, thè lưỡi nói: “Năm nào cũng loại giỏi, có mà lừa quỷ ấy. Ba mà trâu như vậy thật, giờ còn làm bác sĩ nhi nho nhỏ trong cái phòng khám tin hin ấy á?”

Cái thằng quỷ con này, ăn với chả nói (2). Năm đó tôi bị người ta đập xe, lại bị đánh, cuối cùng còn bị bắt viết kiểm điểm, tôi nhất thời tức giận liền không thèm làm ở cái bệnh viện cấp thành phố kia nữa, giờ hối cũng chẳng kịp. Tuy chỗ làm bây giờ cũng không tồi nhưng trước kia tôi làm ở bệnh viện công, là khối sự nghiệp, mà chỗ hiện tại chỉ là bệnh viện tư, chỉ là bên tư nhân thôi.

Đợi Tô Nam cất xong bài thi, lại lấy trong túi ra một tờ đơn, ra là tối thứ năm tuần sau có họp phụ huynh, hôm đó lại đúng là hôm tôi trực đêm, lát phải nhờ ai đổi ca mới được.

Chẳng cần nghĩ cũng biết làm sao giấy báo họp phụ huynh nó lúc nào cũng chỉ đưa cho tôi. Thứ nhất là vì vợ tôi quả thực là người cuồng công việc. Sau khi ở riêng, ngày nào ở cơ quan cô cũng dốc sức làm việc, hoàn toàn biến thành một “nữ cường nhân” (3), căn bản là chả có thời gian đi họp hội phụ huynh đâu nữa. Thứ hai là bởi nhà chúng tôi vừa đúng là nghiêm mẫu từ phụ (4), tôi đi họp cùng lắm cũng chỉ nghe mắng mấy câu con tôi học hành không ra sao, đến khi trở về tôi mắng lại thằng ranh vài câu nữa thôi, nếu mẹ nó mà đi, lúc về chắc chắn là cho ăn đòn rồi.

“Ba, còn cái này nữa.” Thằng nhỏ nhìn tôi đang kí vào tờ giấy báo họp huynh, lại lôi ra một cái đơn khác.

“Còn cái gì muốn kí thì lấy hết ra đây luôn đi.” Tôi cầm tờ giấy trong tay nó, đang tính kí lên, nhưng vừa nhìn đến nội dung ở trên lại chẳng muốn kí nữa.

Có lầm không, trường học bây giờ làm sao vậy không biết, đứa nhỏ mới học lớp một mà đã có nhiều hoạt động từ thiện đến thế là làm sao.

Nước XX bị lũ lụt, quyên tiền! (Tuy là tôi cũng chẳng biết nước XX nó ở cái Châu nào), tỉnh XX hạn hán, quyên tiền (thế sao lúc trồng loạn đủ giống cây trồng không nghĩ đến vấn đề này, quên đi, thì bỏ tiền, dù sao tôi cũng là người yêu nước), thành phố XX bị lở đất (chặt hết cây quanh núi rồi, đất đá nó có thể không lở hay sao? Tôi yêu dân, tôi quyên), có bạn nhỏ ở thành phố gì gì đó bị bệnh máu trắng, quyên (Được rồi, nhi đồng là đóa hoa của Tổ quốc, móc hầu bao), người làm vệ sinh trong trường chết, quyên đi, mẹ giáo viên nào đó chết, quyên hay không đây (mẹ nó, liên quan ệch gì đến tôi).

Danh mục tiền quyên lần này lại càng nhảm, chỉ thấy trên giấy toàn là mấy kiểu công thức hóa: Bản kiến nghị quyên góp, thưa phụ huynh học sinh XX, bởi sự kiện XX gần đây, cho nên trường tổ chức quyên XX đồng cho XXX.

X, tôi X nó cái XXXX, mẹ nó chứ, có giáo viên nào đó nhặt được mấy con chó con ở gần trường, định để nuôi trong trường, xem như cho mấy đứa nhỏ tham quan động vật. Nhưng mà hiện tại trời lạnh nên trường xây kí túc xá chó cho mấy chú chó nhỏ đáng thương, mua sữa dành cho chó, rồi quần áo rét cho chó.

Nhìn đến đề nghị mỗi người quyên mười lăm đồng, tôi khẳng định luôn, mấy con chó con này nhất định là con ngoài giá thú của lão hiệu trưởng là cái chắc.

Tác giả: Hôm mồng hai chúng tôi cả lũ đi uống rượu, mười mấy người tổng cộng đi bốn xe, có hai cậu là cảnh sát. Làm một trận hai bình Lô Châu lão diếu năm mươi sáu độ xong, hai cậu cảnh sát kia liền lái xe đi.

Nghe đâu có mấy ông anh cảnh sát đi uống rượu còn mang theo máy kiểm tra nồng độ cồn gì đó, uống một ngụm lại thổi một cái, uống đến 29.9 là thôi, bảo với người rót rượu: “29 rồi, quá 30 mới tính là lái xe uống rượu mà.”

PS: Tra trên mạng thấy bảo 20 đã tính là lái xe uống rượu rồi, không biết nên tin cảnh sát hay tin trên mạng đây. (Quan tâm làm gì…)

(1): xuất phát từ câu “bá vương ngạnh thượng cung”, chắc ai hay đọc truyện Trung Quốc cũng biết câu này, nói chung là nó nói về chuyện “hấp diêm”, nhưng ở đây tác giả biến đổi chút cho hợp tình huống, hờ hờ.

(2) 那壶不开提那壶啊 (nǎ hú bù kāi tí nǎ hú): Xuất phát từ một tích dân gian, sau lại mở rộng thành câu tục ngữ này. Nghĩa đen là cầm bình nước lạnh, làm người khác phải uống nước lạnh. Nghĩa rộng là nói những chuyện không nên nói, làm những chuyện ngốc nghếch không nên làm.

Nói chung là khuyên ta không nên đề cập đến chuyện riêng không hay của người khác, cái gì nên nói thì nói, không nên nói thì chớ có nói.

Nó có một cái tích hơi hơi dài, bạn nào quan tâm có thể tìm hiểu ở ĐÂY (thông cảm, bạn lười dịch lắm >.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.