Điền Viên La Nhiễm

Chương 4



Lời nói của tiểu hài tử vẫn là lời nói suông, La Nhiễm lại cố tình “mặt dày” đi tìm hiểu.

Nguyên lai nơi này là La gia trang, đại khái giống với khí hậu phương Bắc Trung Quốc, tạm thời không biết vị trí địa lý cụ thể. Bên cạnh thôn trang La gia có một con sông nhỏ, còn có một ngọn núi, không cao, không có tên, bất quá người trong thôn đều gọi nó là núi Hậu.

La gia trang là thuộc phạm vi quản lý của trấn Thanh Hà, khoảng cách với trấn Thanh Hà không xa, khoảng 5 dặm. Bình thường người trong thôn đi trấn trên đều bắt đầu đi bộ từ lúc sáng sớm, nếu đi nhanh, không sai biệt lắm thì nửa canh giờ là có thể tới nơi. Nếu có mang theo vật nặng thì sẽ ngồi xe la đi qua đầu thôn.

Trong thôn ban đầu phần lớn đều họ La, song theo sự thay đổi của thời gian, những thôn dân họ khác cũng tới đây, thời đại qua đi, họ trong thôn thực ra rất nhiều, bởi vậy mọi người cũng không phân biệt người ngoài đến.

La gia nơi La Nhiễm ở nằm ở phía nam của La gia trang. Hiện tại vai vế lớn nhất cũng chính là ông nội của La Nhiễm, La Trụ. La Trụ có một người đại ca gọi là La Trang, nhưng thời điểm lũ lụt tàn phá nhà cửa, cả nhà tản mạn chạy nạn, cũng không biết là mẹ mìn bắt cóc, hay là làm sao nữa, đến nay không có tin tức.

La Trụ là đàn ông điển hình của Trung Quốc cổ đại, năm nay 58 tuổi, vợ là Tần thị, năm nay 55 tuổi, là lão thái thái duy nhất của La gia. Lão thái thái chính là người có tiếng nói nhất, quyền lực nhất của La gia, là một người danh xứng với thực.

La lão gia và La lão thái thái tổng cộng có 3 người con trai, 2 người con gái. Con trai lớn tên là La Hữu Hiếu, lấy vợ là Triệu thị, hiện tại đã có 1 trai 1 gái, trai tên là La Văn Danh, gái tên là La Bình. Con gái lớn là La Tú, gả cho Vương Trung của Đại Vương trang, làm việc ở trấn trên, nói là làm buôn bán nhỏ, sinh được 1 trai 1 gái. Con trai thứ hai là La Hữu Lễ, cũng chính là cha của La Nhiễm, vợ là Trịnh thị, hiện có 2 trai 1 gái, tương ứng là La Văn Xuyên 10 tuổi, La Nhiễm 7 tuổi, La Văn Sinh 5 tuổi. Con trai thứ ba là La Hữu Phú, vợ là Lưu thị, hiện có 2 trai 1 gái, tương ứng là La Văn Tài, La Văn Quân, La Lệ. Con gái thứ hai là con gái nhỏ nhất của ông bà, tên là La Xảo, còn chưa lấy chồng.

Là trụ cột gia đình, cả một đời La Trụ là người nông dân lương thiện, mang theo con trai và con dâu lo liệu hết hai mươi mấy mẫu đất trong nhà, nhưng hiện tại chỉ còn mười mấy mẫu đất, xem như thuộc bậc trung của thôn, nhưng ngày ngày trôi qua vẫn quá nghèo khó. Vì hy vọng tôn nhi La gia có tiền đồ, cho nên đến đời hậu bối La gia trong tên đều có chữ “Văn”. Nghe nói nguồn gốc của điều này còn có điển cố đấy.

Nghe nói lúc ấy khi đại tôn tử được sinh ra, La gia trang và mấy trang gần đấy chỉ có một vị tú tài duy nhất đúng lúc trúng cử nhân, tiếng la báo tin vui vừa đi qua La gia, La Văn Danh liền sinh ra. Điều này làm cho La lão gia hết sức cao hứng, đây chính là điềm lành, cho rằng tôn tử vừa sinh ra đã đem đến vận may cho người khác, dự đoán chắc chắn là làm quan. Sinh ra liền mang theo hào quang, cái tên La Văn Danh này cứ như vậy mà được đặt.

Sau này vị cử nhân kia của La gia trang được làm quan, sau đó được tiến cử đi nhậm chức, nghe nói là làm đại quan gì đó, chỉ có điều vẫn không có tin tức cụ thể gì truyền đến. Tuy rằng mười mấy năm trôi qua, La Văn Danh từ lúc còn là đứa trẻ mới cất tiếng khóc chào đời mà nay đã là thanh niên mười bảy mười tám tuổi, nhưng La lão gia tử vẫn không quên nhắc lại câu chuyện xưa này. Hơn nữa khi đại tôn tử được 7 tuổi, liền dốc sức đem đại tôn tử vào học đường ở trấn trên, toàn gia nuôi dưỡng chỉ mong đại tôn tử học tập tốt đạt được thành tựu, có thể thi đỗ tú tài, thi đỗ cử nhân làm rạng rỡ tổ tông.

Thời gian này, toàn gia La gia sống thắt lưng buộc bụng, trong nhà còn bán đi 10 mẫu ruộng tốt, phải nuôi dưỡng hơn mười nhân khẩu, còn hơn mười mẫu ruộng nữa không thể bán tiếp, hơn nữa nông sản cũng đổi thành ngân lượng coi như là học phí.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.