Dì Ghẻ

Chương 63: Chú đại ra mặt giúp mụ hường...



Vừa nhìn thấy mặt mụ Hường chú Đại dã không vừa ý:

– -Chị này, tôi hỏi thật hình như cứ mỗi lần chị xuất hiện là y rằng không chuyện này thì chuyện nọ. Mà tôi thấy chị chỉ chạy vào đây khi gặp phải một điều gì đấy, anh Tuấn có phải chồng chị không vậy..?

Mụ Hường đáp lại:

– – Chú đừng nói thế, anh Tuấn không phải chồng tôi thì chồng ai. Bao ngày nay anh ấy nằm viện, mọi công việc ở nhà tôi phải lo liệu thì lấy đâu ra thời gian mà đến đây thường xuyên được. Chẳng phải bố mẹ cũng nói ở đây đã có ông bà rồi hay sao, còn chuyện đen đủi nó ập đến tôi mong muốn vậy à..? Giờ chủ nợ đến nhà đòi tiền, gây sức ép tôi không đến cầu cứu chồng tôi thì làm gì có ai giúp..?

Mẹ chú Đại thấy mụ nói cũng có lý nên vội ngăn:

– – Đúng rồi, chuyện nó như thế không ai mong muốn. Cái Hường nó cũng rối lắm rồi, hay là….

Chú Đại biết mẹ muốn nói gì bèn chen ngang:

– – Vầng, coi như con sai mẹ không cần nói gì thêm nữa..

Ông Tuấn hỏi:

– – Thế bọn nó giờ đang ở đâu..?

Mụ Hường vội nói:

– – Dạ, gần chục người đang ở trong nhà em anh ạ..? Nhà trong đó thì em cắm sổ đỏ cho ngân hàng rồi. Vốn liếng có bao nhiêu thì anh cũng biết cho thằng kia nó vay cả rồi, lại còn đi vay thêm dốc hết vào đó. Anh nghĩ cách xem thế nào đi anh..?

Chú Đại vốn dĩ không ưa gì mụ Hường, nhưng nay ông Tuấn cũng không đi lại được. Nếu không có người đứng ra giải quyết thì ông Tuấn sao có thể yên tâm mà dưỡng bệnh. Tuy nhiên chuyện nợ nần, vay mượn của mụ Hường trước giờ chú Đại không quan tâm, nếu đứng ra thì sẽ thế nào.? Suy nghĩ một lát chú Đại nói:

– – Anh cứ nghỉ đi, để em đi gặp đám chủ nợ đó xem sao..? Sau đó em sẽ về báo với anh.

Mụ Hường nghe thấy vậy mừng quýnh:

– – Chú đồng ý giúp chị à..? Chị cảm ơn chú nhiều lắm.

Chú Đại đáp:

– – Tôi không hứa gì hôm nay cả, trước mắt tôi sẽ đi cùng chị đến gặp đám chủ nợ để thương lượng, chuyện vay mượn của chị không phải nói cái là trả ngay được. Tôi cần xem xem những ai đến đòi nợ, giấy tờ vay mượn ra làm sao, bao nhiêu tiền…Nói chung nếu thực sự hợp lý và hoàn cảnh của chị không thể trả được tôi với cương vị là em anh Tuấn sẽ tìm hướng giải quyết.

Ông Tuấn vui mừng:

– – Nếu được vậy thì tốt rồi, chú cố gắng làm sao nói cho đến khi anh khỏi anh sẽ giải quyết. Tiền nong đừng hứa hẹn gì vội.

Chú Đại gật đầu:

– – Anh yên tâm, mấy chuyện này em biết phải làm thế nào. Anh cứ nghỉ ngơi đi, em tự có cách của em.

Mụ Hường xun xoe:

– – Thế để chị gọi mấy đứa em của chị đi cùng nhé. Sợ chúng nó quá khích không muốn nói chuyện.

Chú Đại liếc qua mụ Hường một cái rồi lắc đầu:

– – Không, tôi sẽ gọi người của tôi bên chỗ anh Tuấn đi cùng. Mấy thằng nghiện đá chuyên đi đòi nợ cho chị cho đi cùng chỉ tổ nhục mặt.

Thực ra khi nói đến chuyện tiền bạc, làm ăn chú Đại là một người rất tinh nhanh. Các cụ đã bảo nhất lé nhì lùn mà, đôi khi ông Tuấn cứ hay trêu chú Đại là khôn quá quắt người không lớn được. Cũng là ám chỉ dộ nhạy bén trong cách xử lý tình huống của chú Đại. Tất nhiên không như thế làm sao mới ngoài 30 tuổi đã có cơ ngơi vững chắc như vậy, lại còn được anh em nể trọng. Họ không phục chú Đại ở điểm đầu gấu hay xã hội đen gì mà cái họ phục chính là đầu óc làm ăn của anh Đại.

Đồng ý ra mặt giúp mụ Hường cũng nằm trong một phần việc mà mới đây chú Đại vừa nảy ra suy nghĩ. Ra bãi xe mụ Hường định đi cùng nhưng chú Đại nói:

– – Chị đi xe anh Tuấn đi, tôi đi một mình đến đó. Khi nào tôi gọi điện chị hãy xuất hiện.

Mụ Hường mặt đần vội lùi lại cho chú Đại đánh xe ra mồm vẫn không quên lạu bạu cái gì đó. Chắc là mụ đang chửi thề, vừa lái xe chú Đại vừa gọi điện cho Long:

– – Alo Long à, ừ…Anh về cũng lâu rồi. Giờ lại có chuyện đây, nhưng chuyện này cần kín đáo một chút.

Long đáp:

– – Anh ở đâu em đi đến, có cần gì nữa không anh..?

Chú Đại nói:

– – Không, chuyện này nếu chú ra mặt anh sợ lộ vì cái này có liên quan đến vợ anh Tuấn. Anh định đi một mình thôi nhưng nghĩ lại anh muốn chú làm cái này cho anh.

Long vẫn đang nghe, chú Đại nói tiếp:

– – Chú cho hai thằng ất ơ, kiểu thanh niên chân nhang ong ve vớ vẩn đến địa chỉ này lát anh gửi qua tin nhắn. Bảo chúng nó đi với anh không nói năng gì cả, nhưng phải khéo léo chụp ảnh từng người có mặt ở đó cho anh. Chụp làm sao mà để người ta không phát hiện ra ấy. Chỉ cần thế thôi, sau khi về thì anh mới cần gặp chú để bàn chuyện. Nhanh nhé, tìm đứa nào nó ranh ma một chút..

Long đáp:

– – Ok anh, chuyện nhỏ, mấy thằng trẻ trâu bây giờ nó ma quái lắm. Gì chứ chuyện này đơn giản, anh gửi địa chỉ đi em bảo hai thằng đi xe máy đến luôn. Chắc cũng trong khu vực mình thôi chứ gì.? Tại anh bảo em ra mặt thì họ biết nên em đoán vậy

Chú Đại cười:

– – Ừ, cũng không xa nhà anh Tuấn mấy đâu. Vậy nhé.

Chú Đại cúp máy rồi gửi tin nhắn cho Long, quả nhiên khi gần đến nơi đã có hai thanh niên nhìn khá lấc cấc đứng đợi ở đầu ngõ nhà mụ Hường. Chú Đại đậu xe xong bấm điện thoại gọi mụ Hường, bước đến gần hai thằng choai choai cúi đầu chào:

– – Em chào đại ca.

Chú Đại lắc đầu hỏi:

– – Đại ca cái gì, hai thằng là em thằng Long hả..? Mà sao lại biết anh, anh đã gọi gì đâu.?

Một thằng đáp:

– – Dạ, anh Long có cho số điện thoại, lẫn biển số xe nên nhìn biển số con xe của đại ca là bọn em nhận ra ngay ạ.

Chú Đại cười:

– – Thế biết mình phải làm gì rồi chứ..?

Hai thằng đồng thanh:

– – Dạ em biết rồi đại ca.

Chú Đại gõ vào đầu một thằng bảo:

– – Không phải gọi đại ca, mà chuyện này chỉ anh với hai thằng mày biết. Lát có ai đến cứ bảo em anh là được. Không cần nói gì thêm, chỉ cần hai thằng làm tốt việc anh giao là ok.

Mụ Hường lúc này cũng đang từ bên đường chạy sang:

– – Chú đi nhanh thế, mà đây là người chú bảo đây á. Hai thằng ranh con này thì làm được trò trống gì, hỉ mũi chưa sạch. Thế mà chú còn chê đám em của chị..

Chú Đại đáp:

– – Thế chị gọi mấy thằng đó đến mà giúp đỡ.

Mụ Hường vội dịu giọng xun xoe:

– – Chú lại nói thế, thôi chị dẫn chú vào. Gọi điện cho hàng xóm thấy họ bảo đám chủ nợ ngồi lỳ ở cổng không chịu đi.

Chú Đại đi theo mụ Hường vào đến trong ngõ, vừa thấy mặt mụ Hường cả đám gần chục con người nhao nhao lên:

– – A, nó đây rồi….Thế giờ mày có trả nợ cho bọn tao không..? Sao mày cứ trốn tránh không chịu gặp thế.

– – Đứng nghĩ mày cậy lão Tuấn mà xong chuyện nhé. Cái gì ra cái đấy, tiền nong vay mượn có giấy má đàng hoàng. Không ai ăn được của bọn tao một đồng nào đâu..

Một gã khác hùng hổ hơn:

– – Mà giờ chồng mày cũng nằm viện, sau này chắc cũng chẳng còn oai phong được như bây giờ đâu mà vênh váo. Tao không cần biết, nếu mày không trả nợ thì mày với con mày đừng hòng yên.

Chú Đại lúc này mới nói:

– – Chị mở cổng mời người ta vào nhà nói chuyện cho đàng hoàng. Đứng ngoài này cãi nhau à..?

Đám kia nhìn chú Đại hỏi:

– – Thằng nào đây, á à mày còn định dẫn người đến đây dọa bọn tao à..? Nhà mày thì kinh rồi, nhưng kinh hay nguyệt thì nợ vẫn phải trả.

Cổng mở ra chú Đại mỉm cười đáp:

– – ́y chết, hiểu lầm rồi..Tôi là em anh Tuấn, hôm nay cũng vì chuyện nợ nần mà đến đây gặp mọi người. Anh tôi hiện giờ chưa khỏe nên tôi đi thay, cứ vào nhà uống nước rồi ta bàn chuyện. Nợ có đầu oan có chủ, mọi người nếu cứ như thế có giết người cũng không lấy được tiền. Vào nhà đi rồi tôi nói tiếp…Nào nào…

Nhìn thái độ bình tĩnh của chú Đại đám giang hồ đòi nợ cũng nghe theo, đi vào nhà chú Đại ngồi xuống chính giữa chiếc ghế gỗ khá lớn, còn đám người kia người đứng người ngồi lổn nhổn, bình thường không hút thuốc, nhưng nay chú Đại lấy bao thuốc trong túi áo khoác ra châm một điếu rồi khẽ nhả hơi khói xong nói:

– – Ok, giờ ổn định rồi thì từng người một nói số nợ, giấy tờ vay mượn, lãi lời, thế chấp như thế nào cho tôi nghe. À mà quên chưa nói, nếu hợp lý và đúng chị Hường đây vay mượn mọi người tôi sẽ trả sau khi xem xét và báo lại với anh Tuấn.

Liếc mắt nhìn hai thằng thanh niên một cái, hai thằng như cũng hiểu ý chú Đại muốn nói gì chúng nó cũng khẽ gật đầu. Sau màn giới thiệu thì đám chủ nợ cũng bớt ầm ỹ hơn hẳn. Một buổi đòi nợ văn minh bắt đầu….


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.