Hoàng Ái Quốc mở mắt thì ngửi thấy mùi hôi mốc, dựa vào ánh trăng mờ mờ, nhìn ngắm xung quanh, thì nhận ra đây là căn phòng giam ẩm ướt. Hoàng Ái Quốc thầm chửi bậy Cao Tăng, rồi cố gắng gian nan đưa thân hình nhích dậy. Bên cạnh một người thấp nhỏ đang cuộn tròn, bừng tỉnh, hốt hoảng:
“ Thiếu gia, thiếu gia người đã tỉnh.”
Hoàng Ái Quốc bỗng ôm đầu đau đớn, bởi một loạt kiến thức ùa vào. Cỗ thân thể này tên giống như hắn, là con trai độc nhất của Hoàng Thừa – một thương nhân có chút của cải. Nếu Hoàng Thừa chịu an vị, tiếp tục buôn bán có lẽ Hoàng Ái Quốc đã có một cuộc sống an nhàn. Nhưng số phận trớ trêu, Hoàng Thừa trong một trận rượu, nghe lời của bạn, đã nóng máu, lập tức quyên góp 1000 lượng bạc cho quân nổi dậy họ Mạc. Và chân trước vừa đưa tiền, chân sau quân nhà Lê đã ập vào bắt. Hoàng Thừa biết mình bị lừa, dù giải thích bao nhiêu cũng đều quá muộn. Cuối cùng đành phải nộp ra toàn bộ gia sản cất dấu, chịu mất mạng, thì Hoàng Ái Quốc mới được tha, tống giam trong tù. Nhưng có lẽ cũng sớm mất mạng thôi, bởi ba ngày từ khi tống giam, hắn đã không được ăn gì. Còn người vừa lo lắng cho hắn là A Tài – thư đồng sống từ bé với hắn, người duy nhất chịu ở lại, khi gia đình gặp chuyện.
Hơi day day trán, nhìn nước mắt nước mũi A Tài, Hoàng Ái Quốc hơi khẽ cau mày:
“ Ta không sao, giữ lấy sức tìm cách trốn ra. Ta muốn báo thù cho cha.”
A Tài gật đầu:
“ Hay là chúng ta đưa nốt cho chúng gia sản ở Thăng Long để đổi thoát tội. Chết rồi tiền bạc cũng không thể mang đi.”
Hoàng Ái Quốc thở dài:
“ Ngươi khờ thế. Chúng ta thân cô thế cố, mang tiền đưa cũng như nhét vào động không đáy. Bài học của cha ta còn đó.”
A Tài cúi đầu. Hoàng Ái Quốc tiếp:
“ Chúng ta vượt ngục. Ngươi mang bát nước lại cho ta.”
A Tài ngơ ngơ ngác ngác cầm lại. Hoàng Ái Quốc cởi bộ áo trên người, quấn thành một cuộn, đổ nước vào, quấn qua hai thanh gỗ, nói:
“ Ta cùng ngươi thay phiên vặn cái này. Chỉ cần bẻ được là chúng ta thoát.”
Dứt lời, bắt đầu làm mẫu. Do không có hơi, nên cả hai cứ một tuần trà( khoảng 15 phút) lại thay phiên. Khi tiếng gà gáy một tiếng “ Cạch” vang lên. A Tài sung sướng:
“ Thiếu gia..thiếu gia..thành công rồi.”
Hoàng Ái Quốc ngồi trên đất thở hổn hển, đáp:
“ Một nửa thôi. Ngươi bẻ thanh gỗ cho ta.”
A Tài gật đầu, thanh gỗ nhanh được hạ. Hoàng Ái Quốc dùng que, lôi bộ xương người qua. Nhắm mắt, bẻ lấy hai chiếc xương sườn, đưa qua:
“ Chúng ta mai phục, tiêu diệt tên cai ngục là được.”
A Tài gật đầu. Cả hai dìu nhau tới cửa phòng, yên lặng chờ đợi.
*
Giờ Thìn( khoảng từ 7-9 giờ sáng), một tên lính canh mới uể oải bước tới, cầm lấy bánh bao cắn đầy ngán ngẩm. Hoàng Ái Quốc hơi khẽ đánh mắt, A Tài nhảy qua, ôm chặt lấy tên lính, đè nằm xuống. Hoàng Ái Quốc nhanh chóng khép lại cửa ngục, lấy áo khô nhét vào mồm. Sau đó dùng xương sườn để đâm. Cả hai yếu đuối, chút nữa bị đánh bật ra. Không biết chịu bao nhiêu trận đòn roi thì mới chế ngự được. Nhìn máu tuôn ra từ cổ họng tên lính, hai người nằm vật xuống, thở hổn hển. Hoàng Ái Quốc tay dính đầy máu, bẻ đôi cái bánh bao đưa qua, nói:
“ Ăn đi.”
A Tài đẩy:
“ Thiếu gia người vất vả, ăn hết đi ạ. Nô tài chịu được.”
Hoàng Ái Quốc nghiêm mặt:
“ Ta nói ngươi không nghe ư. Mà sau không thiếu gia thiếu giếc nữa. Sau gọi ta là anh, ngươi tên Hoàng Tài.”
A Tài xúc động:
“ Cảm ơn Thiếu….Anh.”
Đợi tiêu hoá xong, đã là đầu giờ Ngọ(11 giờ sáng). Hoàng Ái Quốc quan sát, thấy dòng người dần vơi, nói:
“ Tầm Chính Ngọ(12 giờ), mặt trời thiên đỉnh, dân chúng không dám ra ngoài, chúng ta rời đi.”
Hoàng Tài rụt rè:
“ Trong phòng giam còn rất nhiều người. Chúng ta có thả bọn chúng đi không.”
Hoàng Ái Quốc lắc đầu:
“ Ta không phải thánh nhân. Kệ bọn họ tự sinh tự diệt đi.”
Rồi tiếp:
“ Ngươi canh trừng, ta đi thay bộ đồ của tên này.”
Hoàng Tài đáp:
“ Vâng.”
*
Mặt trời chói chang, dòng người gần như biến mất. Hoàng Ái Quốc mang theo Hoàng Tài rời đi. Khi tới một vệ đường, có một nhóm người đang tụ tập đánh bài. Hoàng Ái Quốc bước tới, quát lớn:
“ Bọn bay dám tụ tập chơi bài mảnh. Không vào sòng ư, các ngươi chán sống à.”
Cả đám đang máu đỏ đen, giật mình quay lại. Khi nhìn Hoàng Ái Quốc trang phục lính giam, mùi máu còn nồng nặc, cùng gậy nhăm nhăm trên tay. Sợ hãi bỏ chạy. Hoàng Ái Quốc nhìn vậy, vội cúi xuống, vơ lấy đám bạc trên sàn, kéo tay Hoàng Tài đi. Quả nhiên, không lâu, đám ăn mày trở lại, một tên hung tợn, quát:
“ Đuổi theo. Dám tới nơi của ta. Quan phủ cũng chết.”
*
Chạy một hồi, Hoàng Ái Quốc tới căn nhà cũ. Lúc này, đã được tên bạn kia chiếm dụng, nhất là nhìn những kẻ người hầu cũ vốn gọi hắn một câu Thiếu gia, hai câu Thiếu gia, giờ lại tươi cười phụng sự kẻ hãm hại. Hoàng Ái Quốc hai mắt sôi trào. Hoàng Tài vội kéo tay:
“ Anh đừng kích động. Quân tử trả thù mười năm chưa muộn.”
Hoàng Ái Quốc gật đầu, biết sự tức giận tới từ linh hồn chủ nhân cũ, lẩm bẩm: ‘ Yên tâm ta sẽ trả thù cho ngươi’. Sau đó nhìn Hoàng Tài:
“ Lấy lại được món đồ kia, chúng ta rời đi luôn.”
Sau đó cả hai chui qua lỗ chó, quen thuộc vào một căn phòng nhỏ dưới đất. Nơi đây vốn Hoàng Thừa đào sẵn để trốn, nhưng do quá vội, mà không dùng. Hoàng Ái Quốc cầm lấy một hộp gỗ, chưa giấy tờ gia sản ở Thăng Long, thay đổi y phục, và rời đi.
*
Dùng số tiền ít ỏi vừa cướp được. Cả hai ăn uống lo, và thuê một khách sạn để tắm rửa, nghỉ ngơi. Giữa đêm, Hoàng Ái Quốc đánh thức Hoàng Tài dậy:
“ Đi thôi.”
Cả hai theo đường cửa sổ trốn ra, Hoàng Ái Quốc dùng chìa khoá đánh cắp, mở cửa ngục. Chậm rãi mở từng cửa phòng, nói:
“ Ta giúp các ngươi đến đây thôi. Chạy được thì chạy.”
Hoàng Tài nhìn vậy, mặt ngấn lệ. Quả nhiên, đám ngục khi chạy hết, bắt đầu phóng hoả, sự việc kinh động trong thành. Binh lính giới nghiêm. Nhưng cả hai đã biến hoá khác, Hoàng Ái Quốc lại mang một cỗ thư sinh nho nhã, nên lính canh vô cùng khách khí mời qua. Cả hai thuận lợi trốn thoát. Ra thành, Hoàng Ái Quốc nhìn thấy một đoàn thương thuyền. Tiến tới bắt chuyện:
“ Các ngài đây là đi tới Thăng Long ư? Chúng tôi đi ké với. Tại hạ là Học sinh, nên đó ứng tài, theo Chiếu cầu hiền của vua Lê.”
Rồi khẽ ngâm nga:
“ Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Nhân sinh thế thuợng thuỳ vô nghệ. Truyện Mỹ Thực
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ
Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ
Đuờng mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi ruợu bầu…”
Lời ra, tên cầm đầu đoàn, khách khí:
“ Vâng. Nếu cậu đi, chúng tôi luôn miễn phí.”
Hoàng Ái Quốc cũng hiểu cái thời mà Thương thấp nhất, sĩ được coi trọng, đáp:
“ Cảm ơn.”
Và trên cuộc hành trình, với tài ăn nói của mình. Hoàng Ái Quốc cũng biết thời gian này khoảng những năm đầu thế kỉ 17, đất nước đang trong thời kỳ Ngũ Hổ phân tranh: Chúa Bầu( do họ Vũ Văn Mật thành lập ở Tuyên Quang), Nhà Mạc( do Mạch Kính Chỉ – chi của Mạc Kính Điển, được nhà Minh nâng đỡ, kiểm soát Cao Bằng; Họ Nguyễn ( do Nguyễn Hoàng thành lập, Chăm Pa và vua Lê – chúa Trịnh. Dù là kẻ không quá yêu sử, nhưng Hoàng Ái Quốc cũng biết đây là cơ hội của mình, trong thời loạn xưng hùng. Nhưng muốn làm đều phải có thực, lại khẽ thở dài.