Lữ Gia đi vào trong thủ phủ, phủi phủi tuyết đọng trên người đi vào diện kiến Lý Anh Tú, một tay hắn bây giờ phải xây dựng Cơ Mật viện từ con số không, cả ngày hôm qua lựa chọn nhân sự thực sự rất vất vả, muốn Cơ Mật viện được xây nên nhanh chóng cũng chỉ có thể chọn lựa nhân tài từ Cổ Loa.
– Bẩm bệ hạ, đây là tổ chức Cơ Mật viện và danh sách nhân viên cấp dưới, mời bệ hạ phê chuẩn.
Lữ Gia hai tay nâng lên sớ đưa đến cho Trần Thư đưa đến tận tay Lý Anh Tú. Tên này cận vệ cũng thật xứng chức, nhưng sao càng ngày càng giống thái giám, chẳng lẽ hắn lại muốn làm Lý Thường Kiệt 2.0? Lý Anh Tú âm thầm lắc đầu nghĩ. Cầm lấy sớ của Lữ Gia hắn chú tâm đọc khá kỹ. Về cơ bản Lữ Gia chỉ mới tổ chức Cơ Mật viện thành hai cấp. Đầu não Xu Mật viện bao gồm Lữ Gia, các quan đại thần như Cao Lỗ, Lê Chân, lấy hoàng đế làm lãnh đạo trực tiếp, bên dưới là ba ti sự vụ: Hộ ti, Nông ti, Thư Lại ti. Mỗi ti có một Chánh ti và hai phó Chánh t. Trong đó Hộ ti chưởng quản thu thuế, Nông ti chăm lo việc làm thủy lợi, trồng trọt, Thư Lại ti lo việc soạn thảo, bảo quản các loại văn bản. Về cơ bản các ti sự vụ trở thành tiền thân của các bộ sau này, tuy nhiên quyền lực hiện tại rất nhỏ, chủ yếu là thi hành các mệnh lệnh từ Cơ Mật viện đưa xuống mà thôi.
Lữ Gia còn để lại rất nhiều vị trí nhân sự trống, sở dĩ như vậy là vì với tình hình Đại Việt hiện tại sự vụ cũng không quá nhiều, không quá phức tạp nên chỉ cần nhân sự rất ít để giải quyết, nhưng khung xương vẫn để đó, chờ đợi các nhân tài tốt nghiệp từ trường học bổ sung vào, khi đó Đại Việt hẳn đã phát triển đến mức cần một bộ máy hoàn thiện để quản lý.
– Được rồi, nhân sự Trẫm không có ý kiến, phê chuẩn, khanh trở lại tính toán lương bổng các cấp sau đó lại báo lên cho Trẫm một lần.
– Thần tuân chỉ.
Lữ Gia cung kính nói, hiện tại không có người, đành chờ khi có nhân sự đầy đủ hắn hẳn có thể nghỉ ngơi một hồi.
– Trần Thư, truyền chỉ tuyên Phạm Cự Lượng vào thủ phủ.
Lát sau Phạm Cự Lượng một thần Quyên giáp đi vào thủ phủ. Minh Quang Khải của hắn đã bị Cao Lỗ “trưng dụng” đem về lò rèn nghiên cứu để chế tạo ra khải-giáp cho binh lính. Hiện tại trong trang bộ binh của Đại Việt cũng chỉ có tam trọng giáp, sức phòng ngự rất có hạng.
– Vi thần bái kiến bệ hạ.
Phạm Cự Lượng ôm quyền khom người cúi chào. Lý Anh Tú liền nói.
– Cự Lượng miễn lễ. Không biết khanh có thể huấn luyện thủy binh hay không? Tài thống binh thế nào?
Phạm Cự Lượng không kiêu ngạo, khôm xiểm nịnh nói.
– Bẩm bệ hạ, thần có thể luyện binh thủy bộ đều được, nhưng không thể bằng được Thánh Chân công chúa. Còn thống binh thần có thể chỉ huy cả bộ và thủy.
Lý Anh Tú gật đầu. Phạm Cự Lượng tinh thông thủy, bộ. Đánh Tống đại thắng đường thủy, bình Chiêm công thành, đoạt đất cũng không phải dạng vừa. Thế nhưng không biết sao hệ thống lại đánh giá Phạm Cự Lượng tinh thông thống binh đường thủy vượt trội, hẳn là quy kết tại chiến công.
– Trẫm muốn khanh huấn luyện một đạo binh lính, sau này sẽ là xương sống của vương quốc ta. Đạo quân này không cần phải quá giỏi thủy chiến nhưng phải giỏi đi biển, đặc biệt khả năng chiến đấu trên bộ cực cao, khanh có dám đảm nhận không?
Đúng vậy, ý định của Lý Anh Tú chính là thành lập hải quân đánh bộ hay thủy binh lục chiến. Lý Anh Tú cũng cảm nhận được địa thế của Đại Việt nằm giữa Tử Vong rừng rậm, hai bên là núi cao, phía Bắc hiện tại giáp biển, chỉ có thể mở rộng về phía Nam, nhưng về sau muốn mở rộng thực lực chỉ có thể di chuyển bằng đường biển đi về Đông và Tây. Giống như nước Mỹ thời hiện đại, thủy quân lục chiến của họ được triển khai khắp nơi trên thế giới, là lực lượng tinh nhuệ tham gia vào mọi điểm nóng, Lý Anh Tú muốn có một đội quân như vậy.
Sở dĩ Phạm Cự Lượng chính là nhân tố tốt nhất cho vị trí này bởi vì Lượng tinh thông thống binh thủy bộ, có thể đối phó với mọi tình huống xảy ra trong cả hai loại điều kiện địa hình. Binh sĩ quân chủng này cũng cần phải được lựa chọn một cách kỹ càng gắt gao.
– Chỉ cần có đầy đủ phương tiện, thần xin lập quân lệnh trạng với bệ hạ.
Phạm Cự Lượng tự tin nói. Lý Anh Tú vỗ tay hô tốt một tiếng nói.
– Cho phép khanh tuyển bốn trăm binh sĩ, có thể từ trong dân gian hoặc chọn lọc từ trong quân thủ phủ và xứ Giác Long thành lập thành một quân đặt tên là Thần Sách quân được xếp loại Cấm quân. Mọi phương tiện huấn luyện, vũ khí trang bị trực tiếp tìm Cao Lỗ giải quyết.
Sau khi lập quốc Lý Anh Tú cũng chia quân đội ra làm ba thứ quân. Cấm quân gồm có Thiên Tử quân, Tĩnh Hải quân và bây giờ là Thần Sách quân là quân tinh nhuệ của Đại Việt. Lộ quân là binh lính chính quy của Đại Việt bao gồm Bắc Hải thủy sư, Hải Đông quân và binh lính đóng giữ tại các địa phương. Cuối cùng là dân quân đóng tại các làng, khi có chiến tranh sẽ được triệu tập. Như vậy Thần Sách quân thành lập sẽ trở thành lực lượng cơ động của Đại Việt là chủ lực để chinh phạt và phòng ngự cho vương quốc.
– Tạ ơn bệ hạ. Nhưng không biết thần sẽ đóng quân ở đâu?
Phạm Cự Lượng hỏi, có thể chọn lựa binh lính từ trong các binh chủng khác, đội quân của hắn tuyệt đối là tinh nhuệ trong tinh nhuệ, bệ hạ đối với hắn thật quá tốt. Lý Anh Tú nói.
– Các Thăng Long ba dặm về phía Tây có một con sông nối ra Bắc Hải gọi là sông Lục Giang. Khanh có thể đóng bản doanh ở đó.
Sông Lục Giang là con sông mà Phạm Tu vô tình phát hiện khi đi bình định An Bang. Từ cửa sông đi ngược dòng lên Phạm Tu mới phát hiện con sông này cách thủ phủ rất gần mà lại nối với An Bang. Lý Anh Tú để Thần Sách quân đóng tại đây cũng xem như là một bức tường chắn cho Thăng Long thành.
Một ngày sau một tiếng chuông vang vọng khắp thủ phủ Thăng Long, từ ngọn núi cách Thăng Long một dặm ánh hào quang tỏa ra lấn áp cả ánh sáng mặt trời. Người dân vô cùng kinh ngạc nhìn cạnh tượng này thiếu chút nữa tưởng rằng thần linh giáng lâm mà quỳ bái. Dân chúng trăm họ kéo nhau đến tìm hiểu ánh hào quan đó là có chuyện gì.
Lý Anh Tú từ trong thủ phủ cũng nhìn thấy cảnh tượng này, nhưng khác với trăm họ, hắn biết ánh hào quang đó là việc gì xảy ra.
Khai Quốc tự: Ngôi chùa trấn giữ long mạch của Đại Việt mang theo đại lượng khí vận quốc gia. Tàng trữ Phật pháp, phổ độ chúng sinh. Đặc điểm: Mỗi ngày tự triệu hoán đến một nhà sư.
Lý Anh Tú thở phào, may mắn không đòi hỏi nông dân xuất gia, bằng không dù tổn hại đến long mạch hắn cũng phải đốt ngôi chùa này. Dân số Đại Việt bất quá mơi hơn vạn lại phải làm sư, sức lao động ở đâu?
– Trần Thư!
Lý Anh Tú hướng bên ngoài hô hoán. Trần Thư liền bước vào, Lý Anh Tú nói.
– Chuẩn bị đi cùng ta đến Khai Quốc tự một chuyến.
Nửa giờ sau một đội người ngựa đã phóng về phía Khai Quốc tự, dọc đường toàn là dân chúng tò mò đi xem thử. Người bản địa đối với Phật giáo khá xa lạ nhưng người Việt lại không. Phật giáo với những giáo lý phù hợp với truyền thống của người Việt đã được truyền bá và lưu hành rất dễ dàng, thậm chí vào thời Lý-Trần còn được chọn là quốc giáo. Không phải chỉ vì tính chất chính trị, Phật giáo là nơi chống lưng cho triều Lý thì giáo lý của nó cũng rất phù hợp với xã hội Việt quốc ngày đó, không có quá nhiều mâu thuẫn về giai cấp mà mâu thuẫn chủ yếu đến từ những người từ các vùng miền khác nhau. Khi đó Phật giáo chính là keo gián dính chắc toàn bộ tộc Việt lại thành một khối đoàn kết vững mạnh.
Rất nhanh Lý Anh Tú liền đi đến dưới chân chùa. Khai Quốc tự tọa lạc bên cạnh một đầu của sông Nguồn, phía sau là một ngọn núi nhỏ, không biết có phải Lý Anh Tú hoa mắt không nhưng ngọn núi kia hắn thấy tựa như một cái đầu rồng ngẩng cao. Đây quả là thế “tựa sơn, hướng thủy mà”. Muốn đi sang Khai Quốc tự thì phải qua một đoạn sông, nơi đây rõ ràng lại có một cây cầu bằng đá được chạm khắc rất tinh xảo. Lý Anh Tú nhớ rõ ràng trước đây không hề có cây cầu này đấy.
Qua cầu lại phải đi tiếp một trăm linh tám bậc thang liền đến được cổng chùa được sơn vàng óng. Hai bên cổng là hai câu đối.
“Vang tai xe ngựa qua đường tục
Mở mặt non sông đứng cửa thiền”.