Cuộc Sống Ở Bắc Tống

Chương 20: Phong ba hưu thê



Phương thị gả vào nhà họ Trương hơn hai mươi năm, cung kính trước mặt trưởng bối, chưa từng phạm sai lầm, không ai ngờ chỉ vì chuyện bánlương thực mà bị cha chồng mắng bất hiếu, tội danh này không nhỏ, bà tavừa kinh hoảng vừa tức hận, gọi thím Nhâm vào đổ ập xuống chửi một trận, còn phạt ba tháng tiền công.

Thím Nhâm không đợi được tiền thưởng, ngược lại bị phạt mất tiềnlương, trong lòng buồn bực không thôi, ra cửa đi tìm Ngân Tỷ, bắt đền cô ta bù tiền cho mình. Ngân Tỷ buồn cười nói. “Tôi có ép bà dùng biện pháp của tôi đâu, bản thân bà muốn khoe mẽ lấy lòng chủ, trách chi người ngoài?”.

Thím Nhâm cũng chẳng phải người lương thiện gì, bị câu này ép tới đường cùng, nổi quạu chơi trò lưỡng bại câu thương. “Không cho đúng không, tôi đến nói cho Nhị phu nhân, nợ cũ nợ mới chồng chất,Nhị phu nhân đang lo không biết chém vào điểm yếu nào của cô đây”.

Ngân Tỷ thầm sợ, vội đổi mặt cười, bảo rằng vừa rồi chỉ là nói đùa,lại đền cho thím Nhâm bốn tháng tiền công, mới bịt miệng được bà ta.Thím Nhâm tham tiền, dù có bị Phương thị quở trách cũng chẳng coi vàođâu, nhưng Phương thị thấy bà ta kính cẩn nghe theo, ngược lại thấy áynáy, mắng mắng một chút liền ngừng.

Trương lão thái gia rốt cuộc cũng khôngsống thêm được bao lâu, kéo dài hơi tàn nửa tháng, bệnh tình càng ngàycàng nặng, dần dần khó thở, không ăn không uống nữa, một đêm ấy – nhắmmắt buông tay.

Nhà họ Trương có tang, dựng linh đường, thông cáo hàng xóm lánggiềng, Phương thị cho mọi người thay đồ tang, tự tay viết hai phong thư, một gửi cho Trương Đống đang làm quan bên ngoài, một gửi đi kinh thànhcho Trương Lương, gọi hai ông nhanh trở về chịu tang. Lúc này đã vào hạ, thời tiết nóng bức, việc ma chay phải nhanh như lửa sém lông mày, nhưng Trương Đống Trương Lương đều đang ở xa, một tháng trôi qua mà vẫn không thấy bóng dáng, Phương thị bế tắc, ngày đêm phát sầu.

Thím Nhâm hiến kế. “Nhà cữu lão gia có tiền, hằng năm tới mùanóng, trong hầm đều trữ băng, sao Nhị phu nhân không về nhà mẹ đẻ mượnvài khối băng, để trong linh đường cho đỡ nóng bức”.

Cách này hay, Phương thị mừng rỡ, sai người duy nhất trong nhà khôngcần chịu tang là Lâm Y đi nhà họ Phương mượn băng. Lâm Y đến nhà họPhương, cầu gặp Vương thị, tỏ rõ ý định đến. Vương thị đồng ý cho mượn,nhưng có điều kiện. “Người ta có câu anh em ruột còn phải tính chorõ, huống chi nhà chúng tôi và nhà họ Trương chỉ là quan hệ thông gia,nếu cô muốn mượn băng, viết cái giấy vay nợ đi”.

Yêu cầu mặc dù không hợp tình hợp lý, cũng không tính quá phận, nhưng Lâm Y không làm chủ được, đành vội vàng trở về cho Phương thị ra quyếtđịnh. Phương thị trước giờ chưa từng thắng nổi Vương thị, thở dài. “Nếu đi nhà giàu khác mượn sợ còn đòi tiền mặt, muốn giấy vay nợ thì viết giấy vay nợ”.

Lâm Y nghe bà ta nói vậy, lấy giấy bút ra mời bà ta viết, rồi nắmtrong tay đưa cho nhà họ Phương. Vương thị bây giờ rất sảng khoái, thugiấy vay nợ xong lập tức sai người đi mở hầm, khiêng hai thùng băng giúp Lâm Y đưa đến nhà họ Trương.

Hai thùng băng giúp Phương thị bớt khổ, bà ta an tâm canh giữ linh đường, chỉ chờ Trương Đống Trương Lương về nhà.

Lại nói đến Trương Lương, tháng chín năm trước thi Hương đã xong, ông ta lại lên đường du sơn ngoạn thủy, ăn Tết bên ngoài rồi mới quay vềnhà, không ngờ vừa mới đặt chân vào đất Thục* liền nhận được tin dữ cha già qua đời, ông ta sợ hãi quá, nhanh chóngthay đồ tang, chạy không ngừng nghỉ về đến nhà, gục trước linh cữuTrương lão thái gia, gào khóc thảm thiết.

*Giản xưng của Tứ Xuyên là “Xuyên”hoặc “Thục”, do thời Tiên Tần, trên đất Tứ Xuyên có hai nước chưhầu là Thục và Ba, nên Tứ Xuyên còn có biệt danh là “Ba Thục” –Wikipedia Tiếng Việt.

Phương thị xem thấy ông ta một mình về nhà, bên cạnh không có Kim TỷĐồng Tỷ đi theo, trong lòng không khỏi vui sướng vài phần, nhưng ngạiđang có ma chay trong nhà, không dám cười, cúi gầm mặt giấu giếm.

Trương Lương khóc đã rồi dừng lại, quỳ gối trước linh cữu nhìn tứ phía, hỏi Phương thị. “Đại ca chưa về?”.

Phương thị lắc đầu, nói. “Gần hai tháng lão gia mới về tới nhà, đại ca đường xá xa xôi hơn, hẳn là mấy ngày sau mới đến nơi”. Nói xong lại lo lắng. “Đại ca chưa gặp mặt cha lần cuối, không dám liệm, băng lại không đủ dùng, tôi đi nhà mẹ đẻ mượn tiếp?”.

Trương Lương thấy bốn góc linh đường có đặt bồn băng, nghĩ bụngPhương thị làm việc cũng khá chu đáo, liền gật gật đầu, nói bà ta tự đilàm. Phương thị về phòng cầm bút viết giấy vay nợ, giao cho Lâm Y đilàm. Lâm Y xếp giấy vay nợ vào ống tay áo, quen thuộc chạy hướng nhà họPhương, thầm nghĩ Trương Đống sao còn chưa về, đây đã là tờ vay nợ thứnăm rồi, đợi ma chay xong xuôi phải trả bao nhiêu băng?

Hai thùng băng nữa được khiêng vào linh đường, Trương Lương và Phương thị tự mình khiêng thùng, bỏ băng vào bồn. Phương thị rốt cuộc vẫn làngười hơn bốn mươi tuổi, thể lực chống đỡ hết nổi, đợi bốn chậu băng đều đầy thì bà ta đã mệt nâng không nổi thắt lưng, nhưng linh đường chưahạ, bà ta không dám đi nghỉ tạm một mình, đành lấy cớ đi vệ sinh, đếnnhà kề nghỉ tạm chốc lát.

Từ lúc Trương Lương trở về, Ngân Tỷ vẫn im lặng, một câu cũng khôngnói, giờ phút này Phương thị ra ngoài, cơ hội tốt đã đến, cô ta vội vàng hành động, lặng lẽ lấy trong tay áo một bình nước gừng nhỏ, rỏ vài giọt lên khóe mắt, bưng bộ mặt nước mắt lưng tròng đến bên cạnh TrươngLương, làm như bi thương quá độ, nói. “Lão gia, tại sao không hỏi một chút lão thái gia đột nhiên qua đời là do nguyên nhân gì?”.

Trương Lương đúng là chưa nghĩ tới, chỉ nghĩ rằng Trương lão thái gia tuổi gần thất thập, đã thọ lắm, qua đời là bình thường, nhưng Ngân Tỷđã hỏi như vậy tất có nguyên nhân, liền yêu cầu cô ta kể lại.

Ngân Tỷ dụi hai mắt có chút cay rát, nhỏ giọng trả lời. “Lão thái gia là bị Nhị phu nhân làm cho tức chết, lão gia quả thật không biết sao?”.

Trương Lương cả kinh, nhưng không tin, trách mắng cô ta. “Đừng nói bậy, phu nhân hiếu thảo, trong thôn ai cũng công nhận”. Ở trong lòng ông ta, Phương thị dù hay bắt chẹt người khác, nhưng vềmặt phụng dưỡng cha chồng thì đúng thực tận tâm hết sức, nếu không ôngta đã không yên tâm vào kinh, giao hết cả gia đình cho bà ta quán xuyến.

Ngân Tỷ thấy ông ta không tin, kể chuyện Phương thị bán lương thực cho ông ta nghe, nói. “Nếu không phải Nhị phu nhân bán lương thực, hại lão thái gia mang tiếngthất tín, lão nhân gia làm sao tức đến sinh bệnh? Đây không phải bấthiếu ư? Lão thái gia lúc còn bệnh nằm trên giường, vẫn mắng phu nhân như thế”.

Trương Lương nghe xong, cơn giận bốc lên hừng hực, lập tức gọi Phương thị tiến vào, hỏi bà ta vì sao phải ngỗ nghịch ý lão thái gia, vụngtrộm bán lương thực.

Phương thị và ông ta vợ chồng lâu năm, biết rõ bản tính ông ta và lão thái gia khác nhau, hỏi ngược lại. “Lương thực nhà chúng ta cũng không phải trên trời rớt xuống, lão gia muốn phân phát hết ra ngoài, để chúng ta nhịn đói sao?”.

Trương Lương á khẩu không trả lời được, nếu đổi lại là ông ta, đươngnhiên không muốn, nhưng ông ta không thể nói như vậy, liền nén giận mộtcâu. “Cho dù không muốn cũng phải nói năng uyển chuyển, sao lại chọc cha tức giận?”.

Phương thị biện hộ. “Tôi có chọc tức cha đâu, là người trong thôn lòng tham không đáy, trách cha phát thiếu một ngày lương thực, mớikhiến cha tức mà sinh bệnh”.

Ngân Tỷ thấy cơn tức của Trương Lương dần dần xẹp xuống, vội thêm dầu vào lửa. “Lão thái gia trước giờ là người đã nói là làm, lại bị phu nhân hại thành kẻ thất tín, vừa ra cửa đã bị người ta chỉ trỏ. Lão gia hiểu đúng không,lão thái gia thích nhất là rong chơi, phu nhân bán lương thực, lão tháigia không dám ra cửa, làm sao không nghẹn đến bệnh cho được?”.

Cô ta nói, thật ra cùng một ý với Phương thị, nhưng trọng điểm thìbất đồng, Trương Lương nghe hiểu sang ý khác, trầm ngâm suy nghĩ.

Ngân Tỷ thấy mục đích đã đạt được, không nói nữa, vòng lưng tránh đirỏ thêm nước gừng vào mắt, bổ nhào xuống trước linh cữu, khóc lóc kêugào “Lão thái gia oan ức quá ~” vân vân.

Trương Lương vốn không định thế nào, bị hành động của cô ta kích động, sa sầm mặt, buồn bực hỏi cô ta. “Rốt cuộc cô có ý gì?”.

Ngân Tỷ nức nở. “Lúc lão thái gia bệnh nặng, em hầu hạ trước mặt, nghe lão thái gia nói phải bắt Nhị lão gia bỏ Nhị phu nhân”.

Phương thị nổi điên, quát mắng cô ta nói hưu nói vượn, nhưng sở dĩNgân Tỷ dám nói như vậy cũng là có nguyên do, Trương lão thái gia bệnhthì bệnh nhưng không quên trách cứ Phương thị, Phương thị không dám tớigần hầu hạ, trọng trách chăm sóc lão thái gia liền đổ lên Ngân Tỷ vàthím Nhâm, bởi vậy Ngân Tỷ có thể nghe lão thái gia nói như vậy cũngkhông hoàn toàn vô căn cứ.

Bên vợ bên thiếp, nhà họ Phương có tiền có thế, sao nói bỏ là bỏđược, nhưng sự tình liên quan đến Trương lão thái gia, Trương Lươngkhông dám ngó lơ, định sai người gọi thím Nhâm đến đối chất với Ngân Tỷ, thím Nhâm lại không biết chạy đi đâu, không tìm ra, ông ta đành tạm gác chuyện này qua một bên, chờ thím Nhâm về, nghe xong làm chứng mới quyết định.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.