Con Thuyền Trống

Chương 7: Cô ta sẽ luôn theo dõi tôi



Dấu vết

Cam Linh là mẹ của Trịnh Ninh Ninh.

Tôi bỏ cả đêm xới tung mớ album ảnh ra, chẳng có tấm hình nào chứng tỏ Cam Linh có liên hệ gì với Trịnh Ninh Ninh hết, trừ tấm có chiếc áo mưa màu đen bị nhòe ra.

Tôi nhớ rất rõ về Trịnh Ninh Ninh.

Tôi còn nhớ bà nội cô bé, đó là một bà cụ với khuôn mặt chữ điền, trông có vẻ đậm người, nhưng nhìn kỹ mới phát hiện ra là khung xương bà ấy khá lớn, da thịt không nhiều. Bình thường bà ấy ăn mặc đơn giản, một tuần đến đón cô bé khoảng một hai lần, khi tới hay đeo cái túi màu đen.

Còn cô bé thì có nét giống con trai, người ta nói cô bé giống ba mình. Con gái giống ba là chuyện bình thường, có điều lúc đó tôi chưa gặp ông ta hoặc là mẹ cô bé, ngày nào bà nội không tới đón thì Trịnh Ninh Ninh dọn đồ rồi tự về nhà.

Trịnh Ninh Ninh trầm tính, ít nói, hay đi bộ về nhà. Mấy bộ đồ cô bé mặc đã rất cũ, nhưng vẫn còn lành lặn. Cô bé không giữ gìn sách vở học tập lắm, quyển nào quyển nấy đều nhăm nhúm cong queo như cuộn giấy lộn; bài tập thủ công thì luộm thuộm, đôi khi còn chẳng thèm làm. Bình nước màu xanh lá cây mà cô bé mang theo chỉ đựng nước sôi để nguội, và trong lúc những đứa trẻ khác đang hào hứng mua đồ uống hoặc ăn kem ngon lành thì cô bé chỉ ôm cái bình ngồi thừ ra.

Tóm lại, trước khi xảy ra chuyện kia, đứa nhỏ này chẳng có gì nổi bật, không thuộc nhóm nghèo nhất, cũng không khá giả gì, chỉ là đứa trẻ đến từ gia đình bình thường, và ấn tượng sâu nhất của tôi với Trịnh Ninh Ninh là ba mẹ cô bé đều đã không còn nữa.

Tôi rất muốn trở lại đợt tổng dợt tháng năm vào bảy năm trước ấy, liệu người phụ nữ tới đón Trịnh Ninh Ninh có thật sự là Cam Linh hay không, nếu vậy tại sao tôi không nhớ gì cả? Chẳng lẽ do việc đó quá nhỏ bé không đáng chú ý nên bị trí nhớ tôi phớt lờ đi à? Tôi cũng chẳng biết sao nữa.

Mà ai nói với tôi là ba mẹ con bé không còn nữa vậy nhỉ? Tôi từ từ nhớ lại mọi chuyện trong đầu.

À, là bà nội Trịnh Ninh Ninh nói thế.

Lúc đó cái cây trong sân trường Cây Mận vẫn còn nhỏ, tôi thì bận cản mấy đứa nhỏ lăm le muốn bứt cành lá của nó, tụi nhỏ thì đang đợi ba mẹ chúng, sau đó lần lượt được dắt về, chỉ còn lại mỗi mình Trịnh Ninh Ninh.

Tôi hỏi, con chưa về sao Trịnh Ninh Ninh?

Cô bé trả lời hôm nay bà nội sẽ đến đón mình.

Tôi “ừm” đáp lại, một lúc sau thì thấy một bà cụ đứng ở cổng ra vào, nhìn quanh quất. Dạo ấy hàng lan can ở trường không cao như hiện tại, bà ấy bước qua lan can, rảo mắt nhìn trong sân rồi vẫy tay với Trịnh Ninh Ninh.

Trịnh Ninh Ninh nhét vở vào cặp sách, yên lặng đứng lên.

Khi đó không rõ tôi suy nghĩ thế nào mà vuột miệng một câu: “Trước giờ tôi chưa thấy mẹ Ninh Ninh đến đón bao giờ nhỉ.”

“Chết rồi,” bà cụ đáp gọn lỏn.

Đó là chuyện xảy ra trước đây, và trước cả khi người phụ nữ mặc áo mưa xuất hiện.

Giữa bà nội cô bé và Cam Linh, có một người đã nói sai sự thật.

Sau lời lầm bầm kì lạ kia, Cam Linh biến mất không thấy tăm hơi, có lẽ vì cô ta đá hư biển báo lối thoát hiểm nên sợ bị bắt đền, hay có thể là do mới bị cảnh sát tóm nên muốn tạm lánh đi, thế là có một chốc tôi chưa gặp lại cô ta nữa.

Tôi nhắn tin cho hiệu trưởng, kể tóm tắt việc xảy ra giữa tôi và Cam Linh. Lần này tôi tiết lộ một số tin tức, rằng cô ta tự xưng là mẹ ruột Trịnh Ninh Ninh, muốn hỏi tôi tại sao hung thủ chỉ bị kết án bảy năm tù, tôi thì đương nhiên là không biết là cô ta điên đến thế này.

Bên kia đầu dây hiệu trưởng im lặng suy nghĩ trong chốc lát, cuối cùng chúng tôi tiếp tục nói chuyện, chị ấy đồng ý cho tôi trở lại làm việc.

Tôi phải quay lại làm việc thôi, trường hợp của tôi là xin nghỉ vì lý do cá nhân, không được đồng nào trong thời gian nghỉ phép. Tôi chỉnh trang lại bề ngoài, che quầng thâm mắt, trong gương hiện ra một cô gái hai mươi bảy tuổi với vẻ mặt tươi tắn. Tôi tự đối thoại với chính mình, đảm bảo rằng khi trở về thì gương mặt hay lời ăn tiếng nói của tôi không lộ vẻ là bị ảnh hưởng gì sau đợt nghỉ này cả.

Sau khi chuyện của Trịnh Ninh Ninh xảy ra, bạn trai tôi là Lộ Kim Thời lập tức khuyên tôi không làm giáo viên mầm non nữa, nên chuyển qua làm việc khác không dính dáng đến trẻ con, để tránh bị cảnh tượng cũ ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần.

Nhưng lý do Lộ Kim Thời biến thành người cũ của tôi là do anh ấy muốn nhúng tay vào chuyện này nhiều quá.

Tôi bỏ học từ sớm, không có bằng cấp cao, vì một số lý do phải ra bươn chải ngoài xã hội, sau đó gặp được Lộ Kim Thời. Lộ Kim Thời cực kỳ hợp rơ với tôi, tính cách chúng tôi thuộc dạng truyền thống, đều đồng ý rằng gặp ba mẹ hai bên là sẽ tiến đến chuyện cưới hỏi. Ba mẹ Lộ Kim Thời rất thích tôi, tôi cũng thích có con nít, tính cách lại hiền lành ngoan ngoãn, có tài có đức, nên chúng tôi đính hôn với nhau rất nhanh.

Khi đó tôi còn chắc mẩm rằng Lộ Kim Thời và tôi sẽ ở bên nhau cho tới lúc lìa đời.

Vụ án trường Cây Mận đã đảo lộn cuộc sống của tôi, Lộ Kim Thời và tôi cãi nhau nảy lửa về đề tài trân trọng và nắm bắt hiện tại, lần nào tôi cũng rơi về phe đuối lý. Những gì Lộ Kim Thời nói đều đúng, có điều là bị tôi cự tuyệt. Anh ấy kiên quyết bắt tôi rời đi trường Cây Mận, còn tôi thì cứ khăng khăng ở lại, và rồi chúng tôi đường ai nấy đi.

Tôi cứng đầu cứng cổ giữ rịt lấy công việc này cho tới hiện tại. Không phải là do tôi quá yêu mến trẻ con, cũng chẳng phải là tôi sợ không tìm thấy chỗ khác vì vấn đề bằng cấp, nguyên nhân thật sự thì chỉ có thể mổ xẻ lòng tôi ra mới nhìn được rõ ràng, mà tôi thì tạm thời không muốn nói đến chuyện này.

Sáng thứ năm tôi chuẩn bị kỹ đồ đạc, vác túi ra ngoài. Do xe đạp điện còn để ở trường, tôi đi sớm hai mươi phút, khi đó chỉ mới sáu giờ năm mươi, trời hửng sáng, chỉ có một làn mây mỏng hơi đo đỏ gần chân trời. Có bà cụ ra chợ sớm tay xách nách mang vừa trở về, vui vẻ chào hỏi tôi. Gần đó là một người công nhân vệ sinh đang đổ rác, lấy chân đẩy thùng rác trở về vị trí, trên chiếc bao tay cao su vương đầy nước canh thừa từ mớ rác đổ đi.

Gần cửa khu dân cư chỉ có lác đác mấy chiếc xe lướt qua, cái ghế sô pha to cộ vẫn nghiêng ngả dựa vào góc tường, trông xám xịt hẳn đi.

Tôi mua cái bánh bao trứng cút vừa ngồm ngoàm vừa đi làm như thường lệ.

Nghỉ phép hai ngày là chuyện nhỏ, với lại tôi cũng không phải tổ trưởng nhóm phó gì nên việc này rất ít người để ý.

Có mỗi Chu Nhị Đình gửi cái tin chị tới rồi à, tôi nói ừ chị đến rồi, Chu Nhị Đình đáp chị nhìn đám nhỏ giúp em nha, em gọi điện thoại tẹo.

Thế là cô ấy lại đi nấu cháo điện thoại với bạn trai.

Giờ nghỉ trưa, mọi thứ vẫn bình thường như trước, đám trẻ vẫn không gây ra chuyện xấu nào. Khi đến lúc dậy, tôi nói chúng nó có thể ra ngoài chơi rồi, mấy đứa hiếu động nhanh nhẹn lập tức nhảy cẫng lên, còn mấy đứa khác thì còn dụi đôi mắt buồn ngủ nhập nhèm, tôi bảo chúng mang giày vào, rồi dẫn cả đám ra ngoài sân.

Cái nắng sau giờ trưa vẫn còn gay gắt, nên tôi nói chúng chỉ có nhiều nhất mười phút để chơi đùa, sau đó cần trở về rửa mặt đi học. Mà tụi nhỏ cũng chẳng sợ bị cảm nắng gì cả, yêu quý mười phút này vô cùng, ùa ra ngoài nhanh như chớp.

Sân cát đã hơi nóng lên, hạt cát chen lung tung vào giày và đồ chơi của tụi nhỏ. Nhiệt độ cầu trượt cũng tăng dần, tôi sờ thử, thấy vẫn còn chịu được mới cho phép chúng chui ra chui vào. Nhưng chỗ mấy cái xích đu lại nóng dẫy lên, nên tôi canh gác luôn ở đây, vừa hay lọt vào bóng râm của cây mận, vừa đứng hóng mát vừa nhìn đám nhỏ nô đùa ầm ĩ.

Bỗng nhiên tôi nghe tiếng một đứa trẻ kêu oái lên, cô bé đó là Nghệ Hàm – là bé gái thứ mười trong trường Ánh Sáng có tên như vậy.

Cô bé mặc cái váy hoa, lăn xả vào sân cát mà không ngại bẩn, chợt đùng đùng đứng lên xách đôi giày bước ra ngoài.

Bên cạnh cô bé là một cậu bé đang quay lưng về phía tôi, tôi tạm thời quên tên cô bé, gọi to: “Con đi đâu đó!”

Nghệ Hàm đi được nửa đường chợt khựng lại rồi chạy như bay về phía tôi: “Cô Tiểu Khương ơi cô Tiểu Khương! Ở ngoài có người ném cục đá vào lan can đó!”

Tôi đỡ chiếc máy bay Nghệ Hàm vừa lao tới, bảo cô bé mang giày vào đàng hoàng, rồi nhìn về chỗ kia.

Ánh mắt bọn trẻ đồng loạt dồn về nơi đó, tôi vội vàng kéo Nghệ Hàm lại, rồi vọt trên trước đám trẻ: “Đừng đến gần lan can!”

Phía sau lan can là người phụ nữ mặc áo hoodie màu đen.

Mặt sau trường Ánh Sáng là một khu dân cư, ban đầu hàng lan can của trường Cây Mận kéo dài ra tận đó, lúc sau được thay mới lại nhưng ngắn hơn trước, thế là chỗ dôi ra xuất hiện một khoảng trống nhỏ. Cam Linh đứng ở khoảng trống đó, cái tay đút vào túi áo, cô ta nhìn thấy tôi, hơi ngẩng mặt lên.

Nghệ Hàm tiếp tục kể tội Cam Linh: “Cô ấy ném cục đá qua đây, xém cái nữa là đụng con rồi.”

Tôi không nói nên lời, chỉ có thể lùa bọn nhỏ sang một bên, nói lảng đi: “Trời nóng quá đi, mấy đứa coi kìa, bẩn hết cả rồi, đi rửa mặt, đi rửa mặt đi… rồi về đi học thôi!”

Vất vả dắt tụi nhỏ trở về thì gặp được giáo viên chính của tiết buổi chiều, tôi nói với cô ấy là trời nóng quá, chỉ nên cho chúng hoạt động trong nhà thôi, rồi quầy quả đi ra ngoài.

Cam Linh vẫn lẳng lặng đứng sau lan can, hai tay đút túi áo, cái túi căng phồng lên, hình dạng lổm nhổm. Cô ta rũ mắt, tuổi còn trẻ mà mái đầu đã bạc trắng phân nửa, sợi tóc chỉa lung tung trên đỉnh đầu. Thấy tôi bước tới, cô ta không thèm chớp mắt, im lặng kéo khẩu trang xuống cằm, tiến thêm một bước đối diện tôi qua hàng lan can.

Tôi lên tiếng trước: “Cô đừng có chọi đá vào con nít chứ!”

Cô ta lom lom nhìn tôi, tôi có cảm giác như bị kề dao vào cổ, thầm hít một hơi lạnh: “Cô đi theo tôi là muốn làm gì? Giết tôi à?”

“Kẻ nào giết Trịnh Ninh Ninh?” Cam Linh hỏi, giọng trầm khàn, hệt như tiếng vọng bị đè dưới viên gạch thoát ra, khuôn mặt lạnh lẽo không cảm xúc.

“Hắn đã bị kết án rồi, bảy năm…” Tôi không rõ Cam Linh có biết hung thủ đã được thả ra hay chưa, nhưng tôi nghĩ là tôi không nên nói ra điều này.

“Ai vậy?”

“Pháp luật đã xử hắn rồi, cô còn muốn làm gì nữa?”

“Tôi muốn biết.” Cam Linh nói xong, móc ra cục đá trong túi, dứ dứ trước mặt tôi, nhưng vẫn không ném qua, thả bộp xuống đất.

Tôi không sợ, nắm lấy thanh lan can đang nóng rừng rực, trên đó có vẽ mấy con thú nhỏ, tay tôi vừa vặn chạm vào lỗ tai một chú thỏ, rướn cổ ra bên ngoài: “Tôi không biết.”

“Tôi sẽ luôn đi theo cô.” Cam Linh lại móc ra cục đá khác ném trên mặt đất, rồi cứ thế tiếp tục, cái áo hoodie dần xẹp đi, hiện ra thân hình thon gầy.

Cô ả này nói lời dọa nạt mà thái độ cứ nhẹ bẫng như không, từng cục đá nện vào mặt đất.

Tôi lùi về phía sau.

“Vậy cô cứ đi theo đi. Nhưng không được ném đá tụi nhỏ nữa.”

Bị theo dõi, bị bám đuôi à, tôi chẳng có cách nào ngăn cản chuyện này được.

Tôi quay trở về, tầng hai trường Cây Mận đã được xây mới lại, cạnh đó lại có thêm một tòa nhà mới nữa. Tòa nhà hai tầng xoay mặt đối diện với lan can, trên bức tường lớn là hình vẽ chú sư tử nắm tay bạn cừu cùng nhảy múa, ông mặt trời và đám mây trên đầu đều cười thật tươi.

Sau lưng hơi nhói lên, tôi ngoái lại nhìn, Cam Linh lôi ra hòn đá cuối cùng, ném về phía tôi, cốp –

Hòn đá đập vào lan can.

“Tôi sẽ còn đi theo cô.”

https://youtu.be/dX909Avzb6Q

Góc xàm xí:

Lần này là Wellerman bản nữ, nghe ám ảnh ma mị hơn hẳn:”> Mà quả Cam Linh này cũng đáng sợ thiệt chứ:v Qua mấy chương nữa mấy bạn sẽ thấy càng ngày bả càng điên nha:v


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.
Con Thuyền Trống

Chương 7: Cô ta sẽ luôn theo dõi tôi



Dấu vết

Cam Linh là mẹ của Trịnh Ninh Ninh.

Tôi bỏ cả đêm xới tung mớ album ảnh ra, chẳng có tấm hình nào chứng tỏ Cam Linh có liên hệ gì với Trịnh Ninh Ninh hết, trừ tấm có chiếc áo mưa màu đen bị nhòe ra.

Tôi nhớ rất rõ về Trịnh Ninh Ninh.

Tôi còn nhớ bà nội cô bé, đó là một bà cụ với khuôn mặt chữ điền, trông có vẻ đậm người, nhưng nhìn kỹ mới phát hiện ra là khung xương bà ấy khá lớn, da thịt không nhiều. Bình thường bà ấy ăn mặc đơn giản, một tuần đến đón cô bé khoảng một hai lần, khi tới hay đeo cái túi màu đen.

Còn cô bé thì có nét giống con trai, người ta nói cô bé giống ba mình. Con gái giống ba là chuyện bình thường, có điều lúc đó tôi chưa gặp ông ta hoặc là mẹ cô bé, ngày nào bà nội không tới đón thì Trịnh Ninh Ninh dọn đồ rồi tự về nhà.

Trịnh Ninh Ninh trầm tính, ít nói, hay đi bộ về nhà. Mấy bộ đồ cô bé mặc đã rất cũ, nhưng vẫn còn lành lặn. Cô bé không giữ gìn sách vở học tập lắm, quyển nào quyển nấy đều nhăm nhúm cong queo như cuộn giấy lộn; bài tập thủ công thì luộm thuộm, đôi khi còn chẳng thèm làm. Bình nước màu xanh lá cây mà cô bé mang theo chỉ đựng nước sôi để nguội, và trong lúc những đứa trẻ khác đang hào hứng mua đồ uống hoặc ăn kem ngon lành thì cô bé chỉ ôm cái bình ngồi thừ ra.

Tóm lại, trước khi xảy ra chuyện kia, đứa nhỏ này chẳng có gì nổi bật, không thuộc nhóm nghèo nhất, cũng không khá giả gì, chỉ là đứa trẻ đến từ gia đình bình thường, và ấn tượng sâu nhất của tôi với Trịnh Ninh Ninh là ba mẹ cô bé đều đã không còn nữa.

Tôi rất muốn trở lại đợt tổng dợt tháng năm vào bảy năm trước ấy, liệu người phụ nữ tới đón Trịnh Ninh Ninh có thật sự là Cam Linh hay không, nếu vậy tại sao tôi không nhớ gì cả? Chẳng lẽ do việc đó quá nhỏ bé không đáng chú ý nên bị trí nhớ tôi phớt lờ đi à? Tôi cũng chẳng biết sao nữa.

Mà ai nói với tôi là ba mẹ con bé không còn nữa vậy nhỉ? Tôi từ từ nhớ lại mọi chuyện trong đầu.

À, là bà nội Trịnh Ninh Ninh nói thế.

Lúc đó cái cây trong sân trường Cây Mận vẫn còn nhỏ, tôi thì bận cản mấy đứa nhỏ lăm le muốn bứt cành lá của nó, tụi nhỏ thì đang đợi ba mẹ chúng, sau đó lần lượt được dắt về, chỉ còn lại mỗi mình Trịnh Ninh Ninh.

Tôi hỏi, con chưa về sao Trịnh Ninh Ninh?

Cô bé trả lời hôm nay bà nội sẽ đến đón mình.

Tôi “ừm” đáp lại, một lúc sau thì thấy một bà cụ đứng ở cổng ra vào, nhìn quanh quất. Dạo ấy hàng lan can ở trường không cao như hiện tại, bà ấy bước qua lan can, rảo mắt nhìn trong sân rồi vẫy tay với Trịnh Ninh Ninh.

Trịnh Ninh Ninh nhét vở vào cặp sách, yên lặng đứng lên.

Khi đó không rõ tôi suy nghĩ thế nào mà vuột miệng một câu: “Trước giờ tôi chưa thấy mẹ Ninh Ninh đến đón bao giờ nhỉ.”

“Chết rồi,” bà cụ đáp gọn lỏn.

Đó là chuyện xảy ra trước đây, và trước cả khi người phụ nữ mặc áo mưa xuất hiện.

Giữa bà nội cô bé và Cam Linh, có một người đã nói sai sự thật.

Sau lời lầm bầm kì lạ kia, Cam Linh biến mất không thấy tăm hơi, có lẽ vì cô ta đá hư biển báo lối thoát hiểm nên sợ bị bắt đền, hay có thể là do mới bị cảnh sát tóm nên muốn tạm lánh đi, thế là có một chốc tôi chưa gặp lại cô ta nữa.

Tôi nhắn tin cho hiệu trưởng, kể tóm tắt việc xảy ra giữa tôi và Cam Linh. Lần này tôi tiết lộ một số tin tức, rằng cô ta tự xưng là mẹ ruột Trịnh Ninh Ninh, muốn hỏi tôi tại sao hung thủ chỉ bị kết án bảy năm tù, tôi thì đương nhiên là không biết là cô ta điên đến thế này.

Bên kia đầu dây hiệu trưởng im lặng suy nghĩ trong chốc lát, cuối cùng chúng tôi tiếp tục nói chuyện, chị ấy đồng ý cho tôi trở lại làm việc.

Tôi phải quay lại làm việc thôi, trường hợp của tôi là xin nghỉ vì lý do cá nhân, không được đồng nào trong thời gian nghỉ phép. Tôi chỉnh trang lại bề ngoài, che quầng thâm mắt, trong gương hiện ra một cô gái hai mươi bảy tuổi với vẻ mặt tươi tắn. Tôi tự đối thoại với chính mình, đảm bảo rằng khi trở về thì gương mặt hay lời ăn tiếng nói của tôi không lộ vẻ là bị ảnh hưởng gì sau đợt nghỉ này cả.

Sau khi chuyện của Trịnh Ninh Ninh xảy ra, bạn trai tôi là Lộ Kim Thời lập tức khuyên tôi không làm giáo viên mầm non nữa, nên chuyển qua làm việc khác không dính dáng đến trẻ con, để tránh bị cảnh tượng cũ ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần.

Nhưng lý do Lộ Kim Thời biến thành người cũ của tôi là do anh ấy muốn nhúng tay vào chuyện này nhiều quá.

Tôi bỏ học từ sớm, không có bằng cấp cao, vì một số lý do phải ra bươn chải ngoài xã hội, sau đó gặp được Lộ Kim Thời. Lộ Kim Thời cực kỳ hợp rơ với tôi, tính cách chúng tôi thuộc dạng truyền thống, đều đồng ý rằng gặp ba mẹ hai bên là sẽ tiến đến chuyện cưới hỏi. Ba mẹ Lộ Kim Thời rất thích tôi, tôi cũng thích có con nít, tính cách lại hiền lành ngoan ngoãn, có tài có đức, nên chúng tôi đính hôn với nhau rất nhanh.

Khi đó tôi còn chắc mẩm rằng Lộ Kim Thời và tôi sẽ ở bên nhau cho tới lúc lìa đời.

Vụ án trường Cây Mận đã đảo lộn cuộc sống của tôi, Lộ Kim Thời và tôi cãi nhau nảy lửa về đề tài trân trọng và nắm bắt hiện tại, lần nào tôi cũng rơi về phe đuối lý. Những gì Lộ Kim Thời nói đều đúng, có điều là bị tôi cự tuyệt. Anh ấy kiên quyết bắt tôi rời đi trường Cây Mận, còn tôi thì cứ khăng khăng ở lại, và rồi chúng tôi đường ai nấy đi.

Tôi cứng đầu cứng cổ giữ rịt lấy công việc này cho tới hiện tại. Không phải là do tôi quá yêu mến trẻ con, cũng chẳng phải là tôi sợ không tìm thấy chỗ khác vì vấn đề bằng cấp, nguyên nhân thật sự thì chỉ có thể mổ xẻ lòng tôi ra mới nhìn được rõ ràng, mà tôi thì tạm thời không muốn nói đến chuyện này.

Sáng thứ năm tôi chuẩn bị kỹ đồ đạc, vác túi ra ngoài. Do xe đạp điện còn để ở trường, tôi đi sớm hai mươi phút, khi đó chỉ mới sáu giờ năm mươi, trời hửng sáng, chỉ có một làn mây mỏng hơi đo đỏ gần chân trời. Có bà cụ ra chợ sớm tay xách nách mang vừa trở về, vui vẻ chào hỏi tôi. Gần đó là một người công nhân vệ sinh đang đổ rác, lấy chân đẩy thùng rác trở về vị trí, trên chiếc bao tay cao su vương đầy nước canh thừa từ mớ rác đổ đi.

Gần cửa khu dân cư chỉ có lác đác mấy chiếc xe lướt qua, cái ghế sô pha to cộ vẫn nghiêng ngả dựa vào góc tường, trông xám xịt hẳn đi.

Tôi mua cái bánh bao trứng cút vừa ngồm ngoàm vừa đi làm như thường lệ.

Nghỉ phép hai ngày là chuyện nhỏ, với lại tôi cũng không phải tổ trưởng nhóm phó gì nên việc này rất ít người để ý.

Có mỗi Chu Nhị Đình gửi cái tin chị tới rồi à, tôi nói ừ chị đến rồi, Chu Nhị Đình đáp chị nhìn đám nhỏ giúp em nha, em gọi điện thoại tẹo.

Thế là cô ấy lại đi nấu cháo điện thoại với bạn trai.

Giờ nghỉ trưa, mọi thứ vẫn bình thường như trước, đám trẻ vẫn không gây ra chuyện xấu nào. Khi đến lúc dậy, tôi nói chúng nó có thể ra ngoài chơi rồi, mấy đứa hiếu động nhanh nhẹn lập tức nhảy cẫng lên, còn mấy đứa khác thì còn dụi đôi mắt buồn ngủ nhập nhèm, tôi bảo chúng mang giày vào, rồi dẫn cả đám ra ngoài sân.

Cái nắng sau giờ trưa vẫn còn gay gắt, nên tôi nói chúng chỉ có nhiều nhất mười phút để chơi đùa, sau đó cần trở về rửa mặt đi học. Mà tụi nhỏ cũng chẳng sợ bị cảm nắng gì cả, yêu quý mười phút này vô cùng, ùa ra ngoài nhanh như chớp.

Sân cát đã hơi nóng lên, hạt cát chen lung tung vào giày và đồ chơi của tụi nhỏ. Nhiệt độ cầu trượt cũng tăng dần, tôi sờ thử, thấy vẫn còn chịu được mới cho phép chúng chui ra chui vào. Nhưng chỗ mấy cái xích đu lại nóng dẫy lên, nên tôi canh gác luôn ở đây, vừa hay lọt vào bóng râm của cây mận, vừa đứng hóng mát vừa nhìn đám nhỏ nô đùa ầm ĩ.

Bỗng nhiên tôi nghe tiếng một đứa trẻ kêu oái lên, cô bé đó là Nghệ Hàm – là bé gái thứ mười trong trường Ánh Sáng có tên như vậy.

Cô bé mặc cái váy hoa, lăn xả vào sân cát mà không ngại bẩn, chợt đùng đùng đứng lên xách đôi giày bước ra ngoài.

Bên cạnh cô bé là một cậu bé đang quay lưng về phía tôi, tôi tạm thời quên tên cô bé, gọi to: “Con đi đâu đó!”

Nghệ Hàm đi được nửa đường chợt khựng lại rồi chạy như bay về phía tôi: “Cô Tiểu Khương ơi cô Tiểu Khương! Ở ngoài có người ném cục đá vào lan can đó!”

Tôi đỡ chiếc máy bay Nghệ Hàm vừa lao tới, bảo cô bé mang giày vào đàng hoàng, rồi nhìn về chỗ kia.

Ánh mắt bọn trẻ đồng loạt dồn về nơi đó, tôi vội vàng kéo Nghệ Hàm lại, rồi vọt trên trước đám trẻ: “Đừng đến gần lan can!”

Phía sau lan can là người phụ nữ mặc áo hoodie màu đen.

Mặt sau trường Ánh Sáng là một khu dân cư, ban đầu hàng lan can của trường Cây Mận kéo dài ra tận đó, lúc sau được thay mới lại nhưng ngắn hơn trước, thế là chỗ dôi ra xuất hiện một khoảng trống nhỏ. Cam Linh đứng ở khoảng trống đó, cái tay đút vào túi áo, cô ta nhìn thấy tôi, hơi ngẩng mặt lên.

Nghệ Hàm tiếp tục kể tội Cam Linh: “Cô ấy ném cục đá qua đây, xém cái nữa là đụng con rồi.”

Tôi không nói nên lời, chỉ có thể lùa bọn nhỏ sang một bên, nói lảng đi: “Trời nóng quá đi, mấy đứa coi kìa, bẩn hết cả rồi, đi rửa mặt, đi rửa mặt đi… rồi về đi học thôi!”

Vất vả dắt tụi nhỏ trở về thì gặp được giáo viên chính của tiết buổi chiều, tôi nói với cô ấy là trời nóng quá, chỉ nên cho chúng hoạt động trong nhà thôi, rồi quầy quả đi ra ngoài.

Cam Linh vẫn lẳng lặng đứng sau lan can, hai tay đút túi áo, cái túi căng phồng lên, hình dạng lổm nhổm. Cô ta rũ mắt, tuổi còn trẻ mà mái đầu đã bạc trắng phân nửa, sợi tóc chỉa lung tung trên đỉnh đầu. Thấy tôi bước tới, cô ta không thèm chớp mắt, im lặng kéo khẩu trang xuống cằm, tiến thêm một bước đối diện tôi qua hàng lan can.

Tôi lên tiếng trước: “Cô đừng có chọi đá vào con nít chứ!”

Cô ta lom lom nhìn tôi, tôi có cảm giác như bị kề dao vào cổ, thầm hít một hơi lạnh: “Cô đi theo tôi là muốn làm gì? Giết tôi à?”

“Kẻ nào giết Trịnh Ninh Ninh?” Cam Linh hỏi, giọng trầm khàn, hệt như tiếng vọng bị đè dưới viên gạch thoát ra, khuôn mặt lạnh lẽo không cảm xúc.

“Hắn đã bị kết án rồi, bảy năm…” Tôi không rõ Cam Linh có biết hung thủ đã được thả ra hay chưa, nhưng tôi nghĩ là tôi không nên nói ra điều này.

“Ai vậy?”

“Pháp luật đã xử hắn rồi, cô còn muốn làm gì nữa?”

“Tôi muốn biết.” Cam Linh nói xong, móc ra cục đá trong túi, dứ dứ trước mặt tôi, nhưng vẫn không ném qua, thả bộp xuống đất.

Tôi không sợ, nắm lấy thanh lan can đang nóng rừng rực, trên đó có vẽ mấy con thú nhỏ, tay tôi vừa vặn chạm vào lỗ tai một chú thỏ, rướn cổ ra bên ngoài: “Tôi không biết.”

“Tôi sẽ luôn đi theo cô.” Cam Linh lại móc ra cục đá khác ném trên mặt đất, rồi cứ thế tiếp tục, cái áo hoodie dần xẹp đi, hiện ra thân hình thon gầy.

Cô ả này nói lời dọa nạt mà thái độ cứ nhẹ bẫng như không, từng cục đá nện vào mặt đất.

Tôi lùi về phía sau.

“Vậy cô cứ đi theo đi. Nhưng không được ném đá tụi nhỏ nữa.”

Bị theo dõi, bị bám đuôi à, tôi chẳng có cách nào ngăn cản chuyện này được.

Tôi quay trở về, tầng hai trường Cây Mận đã được xây mới lại, cạnh đó lại có thêm một tòa nhà mới nữa. Tòa nhà hai tầng xoay mặt đối diện với lan can, trên bức tường lớn là hình vẽ chú sư tử nắm tay bạn cừu cùng nhảy múa, ông mặt trời và đám mây trên đầu đều cười thật tươi.

Sau lưng hơi nhói lên, tôi ngoái lại nhìn, Cam Linh lôi ra hòn đá cuối cùng, ném về phía tôi, cốp –

Hòn đá đập vào lan can.

“Tôi sẽ còn đi theo cô.”

https://youtu.be/dX909Avzb6Q

Góc xàm xí:

Lần này là Wellerman bản nữ, nghe ám ảnh ma mị hơn hẳn:”> Mà quả Cam Linh này cũng đáng sợ thiệt chứ:v Qua mấy chương nữa mấy bạn sẽ thấy càng ngày bả càng điên nha:v


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.