Em không thể nói cho chị biết được.
Trường mầm non lớn nhất huyện Năng có tên là Mần non Ánh Sáng.
Bảy năm trước đây ngôi trường này từng được gọi là Mầm non Cây Mận, do một đôi vợ chồng lập ra, thuê hai giáo viên, trong sân trồng một cây mận thấp bé, bên cạnh là tòa nhà hai tầng đơn sơ, tất cả được vây quanh trong hàng lan can trong ngõ nhỏ.
Sau đó đôi vợ chồng sang tay ngôi trường cho người khác, một giáo viên cũng gả chồng xa, nên Cây Mận cũng chỉ còn một mình tôi.
Tôi nhanh chóng đổi cách gọi tên ngôi trường từ Cây Mận thành Ánh Sáng, và trở thành giáo viên duy nhất tại đây.
Tôi không có bằng cấp cao, diện mạo và năng lực không nổi bật, mà đến giờ tôi cũng không thi thố gì, không có chức danh nào, cũng không có động lực cầu tiến, chỉ dựa vào kinh nghiệm trước giờ kiếm 3500 tệ (1) một tháng.
(1) Khoảng 11.8 triệu tiền Việt, mà mình google sơ thì tiền ăn hàng tháng bên đó có thể tầm khoảng 1500 tệ hoặc hơn rồi.
Chu Nhị Đình – đồng nghiệp hiện tại của tôi lúc mới đến thực tập cứ luôn miệng kêu mọi người là “đàn anh” hoặc “đàn chị”, nhưng bây giờ thì chẳng thèm gọi tôi như vậy nữa, mà còn gán cho tôi cái biệt danh mới là “Thì Là” (2). Tôi cũng không thấy cảm thấy có chuyện gì, thì đây vốn dĩ là ý nghĩa tên gọi của tôi mà.
(2) Tên biệt danh gốc là “Hồi Hương”, nghĩa là “thì là”
Tôi tên là Khương Tiểu Hồi, Khương là họ, còn Tiểu Hồi là tên (3). Lúc mẹ sinh ra tôi, bà mụ đỡ đẻ nấu một chén thì là đặc bắt mẹ tôi uống hết. Tôi cất tiếng khóc chào đời trong mùi hương thì là nồng nặc, cân được ba ký sáu, nặng như một quả cân. Bà mụ cho tôi vào nước, tắm thật lâu, đến khi lấy khăn lau người thì mẹ tôi vẫn còn chưa uống xong tô canh lớn kia. Bà mụ nhìn mẹ tôi chằm chặp, mồ hôi mẹ chảy vào tô canh, còn bên ngoài là gió lớn đang thét gào, mẹ hít một hơi sâu rồi uống hết, cái bụng trống rỗng bị nước canh lấp đầy, như thể tôi còn chưa ra khỏi đó vậy.
(3) Khương Tiểu Hồi (姜小茴): phiên âm là Jiang Xiao Hui
Khương: nghĩa là “gừng”, Tiểu: là “nhỏ”, Hồi: từ chữ Hồi Hương, nghĩa là “thì là”
Mẹ tôi có ấn tượng rất sâu với thì là từ dạo ấy, nên đặt tên tôi là Khương Tiểu Hồi, nhũ danh là Hương Hương, từ nhỏ đến lớn bị gọi là Túi Gia Vị.
Túi Gia Vị tôi đây đã quen với việc khóa mình trong bao, chờ khi canh đã nấu chín thì bị vớt ra, vứt bỏ không cần đến nữa. Tôi vẫn luôn là loại nhân vật bên lề thế này trong cái nồi canh tên gọi là Ánh Sáng, chỉ cần dỗ dành tụi nhỏ, không cần phải dạy học hay đốc thúc chúng nó cố gắng gì cả, cứ như vậy mà bình thản tạm biệt chúng từng đứa một.
Lúc Chu Nhị Đình gọi điện cho bạn trai, tôi đã dẫn đám trẻ lớp cô ấy đi ngủ trưa.
Trong thân thể non nớt của những đứa trẻ luôn tràn đầy ngọn lửa sinh mệnh hừng hực, thường vang lên tí tách, không chịu ngủ yên, nên tôi ngồi ở chiếc ghế câu cá cạnh bên, vừa đọc sách vừa nhìn. Khi chúng ngủ, xương cốt chúng vẫn đang sinh trưởng, nếu nói măng trong rừng trúc lớn lên thế nào, thì xương cốt con nít cũng tăng trưởng như vậy. Trong những lúc thế này, tôi nghe thấy tiếng động lách cách là đã biết đứa nhỏ nào đang giả bộ ngủ, đứa nào đang canh me động tĩnh của tôi, chờ thời cơ tới là lủi đi như cơn gió thổi ra cửa.
Tôi không phải là kiểu người nghiêm túc gì, nhưng đã được gọi là cô giáo nên cũng có mấy phần uy nghiêm. Tôi vừa dụ dỗ vừa dọa dẫm đám trẻ đi vào giấc ngủ, trong âm thanh rào rạt sống động của sinh mệnh thế này, giọng nói tiếng được tiếng mất của Chu Nhị Đình dưới lầu có vẻ thật xa xôi. Bên cạnh tôi không phải là hai mươi đứa trẻ, mà là hai mươi chậu hoa xanh tươi mơn mởn, tôi là người làm vườn, nhưng không tưới nước cũng không chăm chút chúng, mà càng giống như ông nông dân lười biếng chỉ trông cậy vào thiên địa sinh dưỡng tự nhiên hơn. Chân tay lũ trẻ duỗi ra ngoài giường giống hệt những củ sen, đủ các loại màu sắc trắng, hồng, đen, cứ như Na Tra trong truyền thuyết, quyết tuyệt gạt bỏ xương thịt của cha mẹ, hoán thân tráo cốt vào cây sen, đường hoàng ngông nghênh sống với đời –
Chu Nhị Đình kết thúc tám chuyện với bạn trai xong, thầm thì bảo nhỏ với tôi, ánh mắt của tôi lúc nãy đáng sợ như muốn ăn tươi nuốt sống tụi nhỏ vậy, tôi liền đáp trả cô nàng rằng, cái con người vô lương tâm nào vừa mới vứt bỏ chúng nó cho kẻ xấu xa này đấy, vậy mà còn nói đến chuyện trách nhiệm được à.
Lập tức Chu Nhị Đình lườm tôi thật sắc, quay phắt lại, biến thân thành cô giáo Chu thân thiết của tụi nhỏ, tôi thức thời lui về cánh gà, trở lại vị trí bảo mẫu của mình.
Phần lớn giáo viên mầm non tới đây thực tập đều không tin tôi mới tốt nghiệp cấp hai đã đến đây làm việc, hơn nữa không có ý chí cầu tiến, thà làm người dỗ con nít chứ không chịu trở thành người dạy bảo chúng. Họ nói tôi có gương mặt hiền lành ngây thơ như trẻ con, giọng nói cũng ngọt ngào, ông trời ban cho tôi nhiều đặc ân thế này mà tôi cứ chẳng màng, thật tiếc thay cho một giáo viên mầm non đầy triển vọng đã bị lãng phí như vậy.
Tôi nói không có gì phải đáng tiếc, người có bao nhiêu khả năng sẽ được hưởng bấy nhiêu quyền lợi, tôi bị như vậy đúng là trời phạt.
Nghe được cụm từ “trời phạt” dùng bừa bãi trong hoàn cảnh như vậy, mọi người đều tin là trình độ văn hóa của tôi rất thấp, không gặng hỏi vấn đề này nữa.
Trong đó bao gồm cả hiệu trưởng ngôi trường, chị ấy tin tưởng Khương Tiểu Hồi tôi là tên thất học cứng đầu, nhưng thái độ làm việc nghiêm túc, làm bảo mẫu cho người già càng có tương lai hơn là giáo viên mầm non, ngấm ngầm hỏi tôi có muốn sang công ty bạn chị ấy làm không. Hiện tại nơi đó đang cần bảo mẫu trẻ tuổi lành nghề, mà tôi chăm trẻ rất tốt, nhất định cũng có thể chăm sóc người lớn tuổi thật chu đáo.
Tôi không chịu đi, lấy lý do là tôi có cảm tình với cây mận thấp bé trong sân, đã tận mắt chứng kiến nó từ cái cọc phơi đồ ốm tong teo lớn thành cái cây to như hiện tại, hệt như là con của tôi vậy.
Cái lý do này vừa nghe đã biết là lý trấu, nhưng mà hiệu trưởng cũng không vặn vẹo tôi nữa, lại còn hỏi tôi thêm một chuyện.
“Chị nghe nói bảy năm trước, trường Cây Mận từng có một vụ giết người.”
Lúc hiệu trưởng hỏi câu này thì chúng tôi đang ngồi trong văn phòng tràn đầy ánh sáng của chị ấy, trông ra cửa sổ là hàng lan can vây quanh bãi cát, cạnh đó là cầu trượt và xích đu, còn cây mận thì co quắp rúc vào một góc, giống như ông lão gầy gò ốm yếu vậy.
“Chị vừa nói gì?” Tôi hoàn hồn.
Hiệu trưởng gõ gõ mặt bàn, thay đổi cách nói: “Chị nghe người ta nói từng có người chết ở trường Cây Mận.”
“Đúng rồi, trường này trước đây là nghĩa trang, em nghe người khác nói rằng dương khí của tụi nhỏ có thể cảm hóa pha loãng dần những oán khí kia đó. Chị có nhớ đợt trước trường tiểu học Hồng Chí của huyện chúng ta còn đào ra được xương người ra không? Ầm ĩ cũng mất hai ba ngày, nhưng cuối cùng vẫn ổn đấy thôi.”
Tôi cười xòa, nói lảng sang chuyện của trường tiểu học mới xảy ra gần đây, đột nhiên hiệu trưởng đóng bức màn một tiếng xoẹt.
Lúc ánh sáng bị che khuất bớt đi, tôi mới nhìn rõ mặt chị ấy hơn. Hiệu trưởng chúng tôi xăm lông mày, vừa dài vừa mỏng, môi đỏ, nước da ngăm đen, nếu chụp ảnh vào những năm 80 thì đã có thể được liệt vào hàng ngũ xinh đẹp, nhưng mà trong cuộc sống hàng ngày lại có vẻ hơi đáng sợ. Hôm nay chị ấy mặc đồng phục, áo khoác đã cởi ra, bên dưới nách áo sơ mi là hai mảng mồ hôi ướt đẫm, nhưng trong phòng đã mở máy lạnh, tôi không biết tại sao chị ấy lại nóng như vậy.
“Em nghe chị nói nè Khương Tiểu Hồi, mấy ngày nay có việc xảy ra, em nói rõ cho chị là -“
“Em không biết.” Tôi nhanh miệng xen vào.
“Khương Tiểu Hồi à.” Hiệu trưởng thở dài.
“Em không biết gì cả.”
Hiệu trưởng mở to mắt nhìn tôi, bị câu trả lời gọn gàng dứt khoát vừa rồi đánh cho một phát, nhuệ khí đã tụt đi tám phần mười.
“Khương Tiểu Hồi, em có chuyện lớn rồi. Nếu em không chịu nói cho chị thì chị sẽ không giúp em được đâu -“
Chị ấy xoa xoa điểm giữa hai lông mày, vẻ mặt ngập ngừng, cuối cùng cũng chỉ nói được những lời này.
Tôi có một cái bí mật, nói lớn thì cũng không lớn, nhưng cho là nhỏ thì cũng không nhỏ.
Bí mật này được ghi vào hồ sơ, bị thẩm phán gõ một búa định đoạt, cất giấu vào trong mỗi một giấc mơ của tôi.
Ở cảnh tượng mông lung trong mơ, luôn có một đứa bé như búp măng dần mọc lên, một mét năm, một mét sáu, rồi một mét bảy, nhưng vẫn có cùng một khuôn mặt ấy.
Khuôn mặt ấy quay về phía tôi, kêu lên: “Cô Tiểu Khương ơi, cứu con với.”
Tôi nhớ lúc người cảnh sát già kia lặng lẽ kéo tay tôi lại, thầm thì: “Tiểu Hồi, con đừng nói gì cả, dù ai hỏi đến thì con cũng đừng nói gì hết, tất cả đã kết thúc tại đây rồi.”
Tôi xoa xoa đôi tay, nhớ đến mấy chuyện cũ, còn hiệu trưởng thì hé môi, như muốn lựa chọn một vũ khí thích hợp trong kho ngôn từ để cạy miệng tôi ra, nhưng tôi đã đóng chặt thành trì, co đầu rụt cổ núp kỹ bên trong.
“Em không thể nói cho chị biết được.”
Tôi trả lời như vậy.
Em không thể nói cho chị biết được.
Trường mầm non lớn nhất huyện Năng có tên là Mần non Ánh Sáng.
Bảy năm trước đây ngôi trường này từng được gọi là Mầm non Cây Mận, do một đôi vợ chồng lập ra, thuê hai giáo viên, trong sân trồng một cây mận thấp bé, bên cạnh là tòa nhà hai tầng đơn sơ, tất cả được vây quanh trong hàng lan can trong ngõ nhỏ.
Sau đó đôi vợ chồng sang tay ngôi trường cho người khác, một giáo viên cũng gả chồng xa, nên Cây Mận cũng chỉ còn một mình tôi.
Tôi nhanh chóng đổi cách gọi tên ngôi trường từ Cây Mận thành Ánh Sáng, và trở thành giáo viên duy nhất tại đây.
Tôi không có bằng cấp cao, diện mạo và năng lực không nổi bật, mà đến giờ tôi cũng không thi thố gì, không có chức danh nào, cũng không có động lực cầu tiến, chỉ dựa vào kinh nghiệm trước giờ kiếm 3500 tệ (1) một tháng.
(1) Khoảng 11.8 triệu tiền Việt, mà mình google sơ thì tiền ăn hàng tháng bên đó có thể tầm khoảng 1500 tệ hoặc hơn rồi.
Chu Nhị Đình – đồng nghiệp hiện tại của tôi lúc mới đến thực tập cứ luôn miệng kêu mọi người là “đàn anh” hoặc “đàn chị”, nhưng bây giờ thì chẳng thèm gọi tôi như vậy nữa, mà còn gán cho tôi cái biệt danh mới là “Thì Là” (2). Tôi cũng không thấy cảm thấy có chuyện gì, thì đây vốn dĩ là ý nghĩa tên gọi của tôi mà.
(2) Tên biệt danh gốc là “Hồi Hương”, nghĩa là “thì là”
Tôi tên là Khương Tiểu Hồi, Khương là họ, còn Tiểu Hồi là tên (3). Lúc mẹ sinh ra tôi, bà mụ đỡ đẻ nấu một chén thì là đặc bắt mẹ tôi uống hết. Tôi cất tiếng khóc chào đời trong mùi hương thì là nồng nặc, cân được ba ký sáu, nặng như một quả cân. Bà mụ cho tôi vào nước, tắm thật lâu, đến khi lấy khăn lau người thì mẹ tôi vẫn còn chưa uống xong tô canh lớn kia. Bà mụ nhìn mẹ tôi chằm chặp, mồ hôi mẹ chảy vào tô canh, còn bên ngoài là gió lớn đang thét gào, mẹ hít một hơi sâu rồi uống hết, cái bụng trống rỗng bị nước canh lấp đầy, như thể tôi còn chưa ra khỏi đó vậy.
(3) Khương Tiểu Hồi (姜小茴): phiên âm là Jiang Xiao Hui
Khương: nghĩa là “gừng”, Tiểu: là “nhỏ”, Hồi: từ chữ Hồi Hương, nghĩa là “thì là”
Mẹ tôi có ấn tượng rất sâu với thì là từ dạo ấy, nên đặt tên tôi là Khương Tiểu Hồi, nhũ danh là Hương Hương, từ nhỏ đến lớn bị gọi là Túi Gia Vị.
Túi Gia Vị tôi đây đã quen với việc khóa mình trong bao, chờ khi canh đã nấu chín thì bị vớt ra, vứt bỏ không cần đến nữa. Tôi vẫn luôn là loại nhân vật bên lề thế này trong cái nồi canh tên gọi là Ánh Sáng, chỉ cần dỗ dành tụi nhỏ, không cần phải dạy học hay đốc thúc chúng nó cố gắng gì cả, cứ như vậy mà bình thản tạm biệt chúng từng đứa một.
Lúc Chu Nhị Đình gọi điện cho bạn trai, tôi đã dẫn đám trẻ lớp cô ấy đi ngủ trưa.
Trong thân thể non nớt của những đứa trẻ luôn tràn đầy ngọn lửa sinh mệnh hừng hực, thường vang lên tí tách, không chịu ngủ yên, nên tôi ngồi ở chiếc ghế câu cá cạnh bên, vừa đọc sách vừa nhìn. Khi chúng ngủ, xương cốt chúng vẫn đang sinh trưởng, nếu nói măng trong rừng trúc lớn lên thế nào, thì xương cốt con nít cũng tăng trưởng như vậy. Trong những lúc thế này, tôi nghe thấy tiếng động lách cách là đã biết đứa nhỏ nào đang giả bộ ngủ, đứa nào đang canh me động tĩnh của tôi, chờ thời cơ tới là lủi đi như cơn gió thổi ra cửa.
Tôi không phải là kiểu người nghiêm túc gì, nhưng đã được gọi là cô giáo nên cũng có mấy phần uy nghiêm. Tôi vừa dụ dỗ vừa dọa dẫm đám trẻ đi vào giấc ngủ, trong âm thanh rào rạt sống động của sinh mệnh thế này, giọng nói tiếng được tiếng mất của Chu Nhị Đình dưới lầu có vẻ thật xa xôi. Bên cạnh tôi không phải là hai mươi đứa trẻ, mà là hai mươi chậu hoa xanh tươi mơn mởn, tôi là người làm vườn, nhưng không tưới nước cũng không chăm chút chúng, mà càng giống như ông nông dân lười biếng chỉ trông cậy vào thiên địa sinh dưỡng tự nhiên hơn. Chân tay lũ trẻ duỗi ra ngoài giường giống hệt những củ sen, đủ các loại màu sắc trắng, hồng, đen, cứ như Na Tra trong truyền thuyết, quyết tuyệt gạt bỏ xương thịt của cha mẹ, hoán thân tráo cốt vào cây sen, đường hoàng ngông nghênh sống với đời –
Chu Nhị Đình kết thúc tám chuyện với bạn trai xong, thầm thì bảo nhỏ với tôi, ánh mắt của tôi lúc nãy đáng sợ như muốn ăn tươi nuốt sống tụi nhỏ vậy, tôi liền đáp trả cô nàng rằng, cái con người vô lương tâm nào vừa mới vứt bỏ chúng nó cho kẻ xấu xa này đấy, vậy mà còn nói đến chuyện trách nhiệm được à.
Lập tức Chu Nhị Đình lườm tôi thật sắc, quay phắt lại, biến thân thành cô giáo Chu thân thiết của tụi nhỏ, tôi thức thời lui về cánh gà, trở lại vị trí bảo mẫu của mình.
Phần lớn giáo viên mầm non tới đây thực tập đều không tin tôi mới tốt nghiệp cấp hai đã đến đây làm việc, hơn nữa không có ý chí cầu tiến, thà làm người dỗ con nít chứ không chịu trở thành người dạy bảo chúng. Họ nói tôi có gương mặt hiền lành ngây thơ như trẻ con, giọng nói cũng ngọt ngào, ông trời ban cho tôi nhiều đặc ân thế này mà tôi cứ chẳng màng, thật tiếc thay cho một giáo viên mầm non đầy triển vọng đã bị lãng phí như vậy.
Tôi nói không có gì phải đáng tiếc, người có bao nhiêu khả năng sẽ được hưởng bấy nhiêu quyền lợi, tôi bị như vậy đúng là trời phạt.
Nghe được cụm từ “trời phạt” dùng bừa bãi trong hoàn cảnh như vậy, mọi người đều tin là trình độ văn hóa của tôi rất thấp, không gặng hỏi vấn đề này nữa.
Trong đó bao gồm cả hiệu trưởng ngôi trường, chị ấy tin tưởng Khương Tiểu Hồi tôi là tên thất học cứng đầu, nhưng thái độ làm việc nghiêm túc, làm bảo mẫu cho người già càng có tương lai hơn là giáo viên mầm non, ngấm ngầm hỏi tôi có muốn sang công ty bạn chị ấy làm không. Hiện tại nơi đó đang cần bảo mẫu trẻ tuổi lành nghề, mà tôi chăm trẻ rất tốt, nhất định cũng có thể chăm sóc người lớn tuổi thật chu đáo.
Tôi không chịu đi, lấy lý do là tôi có cảm tình với cây mận thấp bé trong sân, đã tận mắt chứng kiến nó từ cái cọc phơi đồ ốm tong teo lớn thành cái cây to như hiện tại, hệt như là con của tôi vậy.
Cái lý do này vừa nghe đã biết là lý trấu, nhưng mà hiệu trưởng cũng không vặn vẹo tôi nữa, lại còn hỏi tôi thêm một chuyện.
“Chị nghe nói bảy năm trước, trường Cây Mận từng có một vụ giết người.”
Lúc hiệu trưởng hỏi câu này thì chúng tôi đang ngồi trong văn phòng tràn đầy ánh sáng của chị ấy, trông ra cửa sổ là hàng lan can vây quanh bãi cát, cạnh đó là cầu trượt và xích đu, còn cây mận thì co quắp rúc vào một góc, giống như ông lão gầy gò ốm yếu vậy.
“Chị vừa nói gì?” Tôi hoàn hồn.
Hiệu trưởng gõ gõ mặt bàn, thay đổi cách nói: “Chị nghe người ta nói từng có người chết ở trường Cây Mận.”
“Đúng rồi, trường này trước đây là nghĩa trang, em nghe người khác nói rằng dương khí của tụi nhỏ có thể cảm hóa pha loãng dần những oán khí kia đó. Chị có nhớ đợt trước trường tiểu học Hồng Chí của huyện chúng ta còn đào ra được xương người ra không? Ầm ĩ cũng mất hai ba ngày, nhưng cuối cùng vẫn ổn đấy thôi.”
Tôi cười xòa, nói lảng sang chuyện của trường tiểu học mới xảy ra gần đây, đột nhiên hiệu trưởng đóng bức màn một tiếng xoẹt.
Lúc ánh sáng bị che khuất bớt đi, tôi mới nhìn rõ mặt chị ấy hơn. Hiệu trưởng chúng tôi xăm lông mày, vừa dài vừa mỏng, môi đỏ, nước da ngăm đen, nếu chụp ảnh vào những năm 80 thì đã có thể được liệt vào hàng ngũ xinh đẹp, nhưng mà trong cuộc sống hàng ngày lại có vẻ hơi đáng sợ. Hôm nay chị ấy mặc đồng phục, áo khoác đã cởi ra, bên dưới nách áo sơ mi là hai mảng mồ hôi ướt đẫm, nhưng trong phòng đã mở máy lạnh, tôi không biết tại sao chị ấy lại nóng như vậy.
“Em nghe chị nói nè Khương Tiểu Hồi, mấy ngày nay có việc xảy ra, em nói rõ cho chị là -“
“Em không biết.” Tôi nhanh miệng xen vào.
“Khương Tiểu Hồi à.” Hiệu trưởng thở dài.
“Em không biết gì cả.”
Hiệu trưởng mở to mắt nhìn tôi, bị câu trả lời gọn gàng dứt khoát vừa rồi đánh cho một phát, nhuệ khí đã tụt đi tám phần mười.
“Khương Tiểu Hồi, em có chuyện lớn rồi. Nếu em không chịu nói cho chị thì chị sẽ không giúp em được đâu -“
Chị ấy xoa xoa điểm giữa hai lông mày, vẻ mặt ngập ngừng, cuối cùng cũng chỉ nói được những lời này.
Tôi có một cái bí mật, nói lớn thì cũng không lớn, nhưng cho là nhỏ thì cũng không nhỏ.
Bí mật này được ghi vào hồ sơ, bị thẩm phán gõ một búa định đoạt, cất giấu vào trong mỗi một giấc mơ của tôi.
Ở cảnh tượng mông lung trong mơ, luôn có một đứa bé như búp măng dần mọc lên, một mét năm, một mét sáu, rồi một mét bảy, nhưng vẫn có cùng một khuôn mặt ấy.
Khuôn mặt ấy quay về phía tôi, kêu lên: “Cô Tiểu Khương ơi, cứu con với.”
Tôi nhớ lúc người cảnh sát già kia lặng lẽ kéo tay tôi lại, thầm thì: “Tiểu Hồi, con đừng nói gì cả, dù ai hỏi đến thì con cũng đừng nói gì hết, tất cả đã kết thúc tại đây rồi.”
Tôi xoa xoa đôi tay, nhớ đến mấy chuyện cũ, còn hiệu trưởng thì hé môi, như muốn lựa chọn một vũ khí thích hợp trong kho ngôn từ để cạy miệng tôi ra, nhưng tôi đã đóng chặt thành trì, co đầu rụt cổ núp kỹ bên trong.
“Em không thể nói cho chị biết được.”
Tôi trả lời như vậy.