Trịnh Nhạc Nhiên khẽ ngước nhìn người đàn ông đang đứng thẳng tắp ở cửa, lòng chợt nghĩ, có phải anh cũng muốn tự do bay ra ngoài mà không phải bị hạn chế bởi đôi mắt không nhìn thấy gì không.
Ngôi nhà này lớn như vậy, nhưng lại như chiếc lồng sơn son thiếp vàng giam lại bước chân anh. Anh vốn có thể ta ngoài nhưng bản thân đã mất đi thứ duy nhất giúp anh thưởng thức thế giới này, nên anh quyết định nhốt mình ở đây, sống trong thế giới riêng của mình.
Khâm Minh bỗng nhiên không nghe thấy cô nói gì nữa thì bất giác lo nghĩ không đâu, có phải mình đã quá khắc khe không.
Cô nói đúng, nếu anh không bước vào phòng thì anh đâu sợ quá ồn ào.
Nhưng anh lại…
Khâm Minh cũng không rõ vì sao nữa.
Khâm Minh dựa theo trí nhớ của thân thể, định vị sơ bộ nơi cô ngồi rồi đi tới.
Có thời điểm Trịnh Nhạc Nhiên cho rằng anh chẳng hề bị mù.
Anh đi tới trước mặt cô, vươn tay ra mò một cái đã nắm lấy tay cô, kéo cô lên: “Đi theo tôi.”
“Đi đâu?”
Trịnh Nhạc Nhiên thuận miệng hỏi nhưng vẫn thuận theo để anh kéo ra khỏi phòng.
Khâm Minh dẫn cô đến phòng đàn.
Trịnh Nhạc Nhiên biết có phòng đàn nhưng cô chưa từng vào đây. Bởi vì cô không biết đàn. Mà trong phòng này trừ một cây đàn ra thì không còn gì cả.
Cả một căn phòng rộng năm sáu chục mét vuông tôn vinh một cây đàn dương cầm màu gỗ mun đen tuyền thần thánh.
Khâm Minh kéo cô ngồi xuống ghế dài lót nhung, trước khi cô kịp nói gì thì anh đã bảo: “Ngồi nghe tôi đàn.”
“So với thứ âm nhạc khiến người ta nhức đầu kia thì vẫn còn rất nhiều thứ âm nhạc khiến người ta vui vẻ.”
“…”
Cô cảm thấy mình bị sỉ nhục.
Vài giây sau khi những nốt nhạc đầu tiên vang lên, Trịnh Nhạc Nhiên đã quên mất ý nghĩ trước đó.
Âm nhạc… Thật sự rất đa dạng.
Cô nghe anh đàn một khúc vũ điệu Samba.
Thứ âm nhạc khiêu vũ đường phố Hawaii sôi động và náo nhiệt.
Dưới tiếng đàn dương cầm đặc thù, nó bỗng trở nên đặc biệt.
Bác Lưu ở dưới phòng bếp bất giác bình phẩm một câu: “Lần đầu tiên nghe cậu Minh đàn một bản nhạc như vậy. Có vẻ hôm nay tâm trạng cậu rất tốt.”
Ông hoàn toàn không biết nguyên nhân cậu chủ ông đàn bản nhạc hoàn toàn không giống sở thích của mình như vậy. Thậm chí chính Khâm Minh cũng rất bất ngờ.
Nhưng anh chính là muốn làm.
Thế thì anh cứ làm thôi.
Giống như khẩu vị, sẽ có lúc thay đổi vì tâm tình mà.
“Đây là nhạc gì? Có thể nhảy không!?”
“…”
Khâm Minh bất giác bỏ thiếu một nốt nhạc vì câu hỏi của cô vợ.
Sự đời thật là khó lường, anh không ngờ trong một ngày mà anh làm hẳn hai chuyện khác người, một là đàn một khúc nhạc sôi động, hai là đàn sai một nốt nhạc. Nguyên nhân đều là do một người.
Nhưng khi cảm nhận được sự vui vẻ của cô, anh lại bất giác nói cho cô: “Có thể.”
Có thể… Có thể…
Kết quả là sau đó cô vợ anh chuyển từ nhạc sàn qua khiêu vũ.
Đều là quẩy.
Cô không quẩy cô sẽ chết.
“Khâm Minh, cái này nhảy một mình không vui!”
“…”
Anh có dự cảm chẳng lành.
“Trịnh Nhạc Nhiên!”
“Anh yên tâm, em sẽ dẫn anh, đảm bảo không đạp lên chân anh đâu!”
“Trịnh Nhạc Nhiên! Em được nước lấn tới!”
Tưởng tôi không dám mặt nặng mày nhẹ với em sao??
“Vậy anh mắng em đi!”
“!!”
“Anh đừng dùng dằng nữa, anh không thấy rất vui sao?”
“!!”
Tôi!! Không!! Vui!!
Nửa tiếng sau, bác Lưu nấu sau bữa tối ngẩng đầu nhìn lên lầu, bên tai vẫn nghe thấy tiếng nhạc vui nhộn cùng tiếng bước chân hỗn loạn không ra quy tắc, còn có tiếng càm ràm chê bai của cậu chủ nhà mình, tiếng cười của mợ chủ, mặt già của ông cũng rạng rỡ theo.
“Như này thật tốt.”
“Ước gì bà chủ có thể nhìn thấy.”
…
“Bên tình nguyện vẫn chưa có kết quả gì sao?”
Mẹ Khâm hỏi trợ lý.
“Vẫn chưa thưa phu nhân.”
Trợ lý cung kính đáp, trong lòng cũng thở dài.
Đã mười mấy năm rồi, có lẽ mọi người đã sớm quen với việc đại thiếu gia của nhà họ Khâm là một người mù, thậm chí bản thân Khâm Minh cũng vậy, nhưng Khâm gia chưa từng từ bỏ tìm mắt hiến tặng cho anh.
Vì để tăng cao khả năng tìm được mắt, Khâm gia đã quyên góp cho rất nhiều cơ sở tình nguyện, cả bên bệnh viện cũng không thiếu, nhưng tìm một đôi mắt đâu có dễ, chứ chưa nói còn phải phù hợp nữa.
Họ cũng không thể lấy mắt người sống để đắp vô, mà đợi người chủ động hiến tặng khó như lên trời. Bởi đâu ai muốn bản thân không ngoài nguyên vẹn sau khi chết.
Đều đã nghe lời này mười mấy năm nhưng mẹ Khâm vẫn không khỏi thất vọng.
“Đúng rồi, dự án đã cho Trịnh gia thế nào rồi?”
Trợ lý nghe bà hỏi thì bất giác để lộ sự khinh thường, đáp: “Bên chúng ta đều đã chuẩn bị hết mọi khâu yêu cầu, chỉ cần bên đó tiếp nhận, triển khai rồi ngồi ăn lợi nhuận thôi, nếu còn không làm được thì cũng không phải vấn đề của chúng ta thưa phu nhân.”
“Tôi biết.”
Mẹ Khâm lạnh giọng nói: “Vốn dĩ tôi chẳng quan tâm. Chẳng qua là nể mặt con dâu tốt của tôi thôi.”
“Cái tốt nhất của nhà họ là cho tôi được một đứa con dâu tốt.”
“Cuộc sống tân hôn của thiếu gia rất tốt sao phu nhân?”
Trợ lý chính là người đón dâu khi đó, ít nhiều cũng có chút cảm giác mình có thể hỏi thăm chuyện này khi nghe bà nói như vậy.