Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 23: Cấy mạ



Vào ngày mùa bọn nhỏ phải giúp đỡ việc nhà nên học đường trong thôn cũng tạm nghỉ vài ngày.

Lý thị ở nhà nấu cơm, cho heo và gà ăn, hai cô con dâu thì đều xuống ruộng cấy lúa.

Lưu thị và Trương thị đang rút mạ và dùng cỏ bó thành từng bó. Trường Phú và Trường Quý dùng giỏ tre đựng mạ gánh tới ruộng lúa nhà mình. Bọn họ chất mạ trên bờ, còn Đào Tam gia thì phụ trách ném mạ này xuống khắp ruộng.

Chờ rút đủ mạ rồi năm người nhà Đào Tam gia hội hợp bên ngoài ruộng để cấy mạ. Bọn họ phân thành một hàng, tay trái cầm mạ, tay phải cắm mạ xuống ruộng, khoảng cách mạ đều nhau, thẳng tắp chỉnh tề.

Đại Bảo, Nhị Bảo cũng phối hợp làm việc, một đứa ở nhà nấu nước, một đứa cầm cái ấm ra ngoài đồng. Lý thị đưa cho Đại Bảo một cái mũ rơm nhưng hắn không mang đã cầm ấm nước đi ra cửa.

Hắn đưa nước tới thì đặt cả ấm và chén ở bờ ruộng. Lưu thị thấy thế đi tới cầm ấm nước và hai cái chén nhỏ đi sâu vào trong ruộng mạ. Trường Phú đón lấy một chén nước đưa cho Đào Tam gia. Đào Tam gia vội rửa tay một chút rồi mới đón lấy cái chén uống một hơi cạn sạch. Mấy người thay phiên uống thế là ấm nước lập tức cạn.

Lưu thị đang muốn cầm ấm nước đưa tới bờ ruộng thì Đại Bảo đã la hét nói mình sẽ tự xuống lấy. Hắn tháo giày, xắn ống quần trượt xuống ruộng mạ. Bùn mềm mại chen qua kẽ chân, cẳng chân rơi xuống bùn chỉ thấy mát lạnh. Đại Bảo duỗi tay duy trì cân bằng sau đó đi từng bước một vào sâu trong ruộng lúa. Ruộng mạ cũng không dễ đi, mấy lần hắn suýt thì ngã.

Đào Tam gia nhìn Đại Bảo và cười nói: “Tiểu tử này có thể xuống ruộng rồi đó, không tồi!”

Đại Bảo kích động la hét: “Ông nội, cháu cũng có thể cấy mạ đó!”

Đào Tam gia nghe thế thì đưa cho hắn mấy cây mạ để hắn thử cấy xem sao. Đại Bảo xắn cao tay áo đón lấy mạ và học bộ dạng ông nội cầm mạ cắm vào bùn. Cắm xong mạ hắn đắc ý nhìn ông nội và nói: “Ông nội, cắm xong rồi.”

Đào Tam gia cười cười, nói: “Cứ từ từ xem đã.” Nói xong ông khom lưng tiếp tục cấy mạ.

Đại Bảo nghi hoặc nhìn, chỉ lát sau mấy cây mạ hắn cắm xuống đều nổi lên mặt nước. Hắn hoảng hốt hỏi: “Ông nội, sao lại thế? Sao lại nổi hết lên rồi?”

“Hô hô! Lực tay của con quá nhỏ, mạ cắm xuống bùn không được sâu nên đương nhiên sẽ nổi lên.” Đào Tam gia vẫy vẫy tay nói: “Muốn cấy mạ thì phải ăn cơm thêm mấy năm nữa!”

Đại Bảo nhìn bùn trên mặt và trên quần áo ông nội thì gật gật đầu sau đó cầm ấm nước chậm rãi đi về.

Ngày mùa tốn nhiều sức nên thức ăn Lý thị làm cũng tốt hơn.

Sau khi ăn xong cơm sáng Lý thị cầm rổ tới ruộng rau ở bờ sông. Cây đậu cô-ve trưởng thành nhanh hơn so với đậu đũa, đám đậu cô ve mọc lan um tùm trên giá, dưới lá cây giấu những bông hoa màu tím nhạt cùng một đám đậu cô ve ra sớm đã bằng ngón trỏ treo lủng lẳng. Lý thị hái được nửa rổ đậu cô-ve, lại tìm trong đám dưa chuột thì thấy đúng lúc hoa đang nở rộ. Trên giàn toàn là lá cây màu xanh, hoa vàng thấp thoáng trong đó, ong và bướm bay múa qua lại.

Lý thị cắt một bó rau hẹ rồi mang theo đậu cô ve về nhà. Ngày hôm qua nhờ Đào Vĩnh Thịnh mang theo một ít thịt heo từ trấn trên về thế nên giữa trưa bọn ho ăn đậu hầm thịt.

Nhị Bảo đào được một rổ rau cần nước, từng ngọn tinh tế, lá xanh non tản ra mùi đặc trưng của rau cần. Lý thị không hái lá xuống mà trực tiếp rửa sạch thái đoạn.

Ngày thường đều là con dâu nhóm lửa, hiện giờ đổi thành Nhị Bảo. Đừng nhìn Nhị Bảo còn nhỏ nhưng tài nghệ nhóm lửa của hắn quả thực có vài phần chân truyền của Trương thị. Nhị Bảo ngồi ngay ngắn trên ghế nhỏ trong bếp, khuôn mặt nhỏ bị lửa chiếu đỏ rực. Hắn nghiêm túc nhìn bếp lửa, thi thoảng dùng que cời chọc đống tro, thêm củi đốt. Lý thị thấy thế thì không nhịn được khen cháu nhà mình giỏi giang.

Bà ta làm một nồi đậu xào thịt, xào trứng gà với rau hẹ, thêm món rau cần nước trộn và một nồi cháo bắp thật to.

Vào giữa trưa Đại Bảo múc hai thùng nước trong và chuẩn bị sẵn khăn vải bông chờ ông nội và mọi người về ăn cơm.

Đào Tam gia và con trai, con dâu đã rửa sạch bùn đất bên cạnh ruộng mạ, lúc này về chỉ cần dùng nước trong rửa qua một lần là ổn. Cấy mạ thoạt nhìn không tốn sức nhưng cứ phải khom lưng liên tục nên cực kỳ mệt mỏi.

Cơm trưa nay cực phong phú, có thịt hầm và cả trứng gà thế là người một nhà ăn cực kỳ vui vẻ. Sau khi ăn xong nghỉ tạm một lát cả nhà lại bận rộn.

Giữa trưa nắng to nên mọi người đều đội mũ rơm.

Buổi chiều Đại Bảo, Nhị Bảo và Tam Bảo vẫn ra ngoài cắt rau ngổ như cũ thế nên Lý thị mang nước đưa ra ngoài đồng cho mọi người, bản thân bà cũng xuống ruộng cấy mạ. Tứ Bảo và Nữu Nữu thì ngoan ngoãn chơi ở sân trước. Hai đứa còn bé nên cũng chưa giúp được việc gì.

Trong viện có một con gà trống lông đuôi xanh thẫm dẫn theo 10 con gà mái lắc lư mổ chỗ này một chút, đào chỗ kia một chút, sau đó dẩu mông ị một đống phần gà.

Tứ Bảo và Nữu Nữu đẩy xe đầu gỗ chơi, Hoàng Hoàng thì vây quanh xe gỗ nhảy tới nhảy lui kêu gâu gâu. Bánh xe dính mấy đống phân gà, Tứ Bảo không chú ý thế là sờ phải một tay phân gà.

“A! Thối quá!” Tứ Bảo dùng sức vẩy tay, còn cọ lên mặt đất vài cái.

Nữu Nữu thì cười khanh khách. Đợi Tứ Bảo rửa sạch tay đi ra thì lập lập tức nhặt một nhánh cây và dẫn Hoàng Hoàng lao về phía đàn gà.

“Con gà thối chết tiệt, ị phân khắp nơi! Ta đánh, ta đánh!” Tứ Bảo múa may cây gậy và reo lên.

Uông! Gâu gâu! Hoàng Hoàng cũng dẩu mông gầm rú với đàn gà.

Một mảnh gà bay chó sủa tức khắc hiện ra, trong cơn hoảng loạn đám gà lại ị mấy đống phân nữa sau đó trốn vào vườn rau. Tứ Bảo không dám đi vào vườn rau vì sợ dẫm hỏng đồ ăn thế nên hắn đành lấy cái chổi tới quét sạch sân sau đó tiếp tục cùng Nữu Nữu chơi xe đầu gỗ.

Chỉ chốc lát sau gà trống lại mang theo đám thê thiếp của mình đi dạo trong sân. Não của đám chim này đúng là nhỏ, một trận gà bay chó sủa vừa rồi đã bị tụi nó ném hết ra sau đầu rồi.

Tứ Bảo chơi hăng say, cũng quên mất khó chịu vì phân gà lúc nãy thế nên hai đứa nhỏ và mấy con gà lại bắt đầu chung sống hòa thuận.

Gà trống duỗi cái cổ dài rồi đập cánh hai cái sau đó nhìn chằm chằm một con gà mái nhỏ trong đàn mà nó coi trọng. Tiếp theo nó tiến lên dựa trên người con gà mái, sau đó mổ con gà đáng thương kia và cưỡi lên. Con gà mái nhỏ khiếp sợ dâm uy của con gà trống nên ngồi xổm xuống đón nhận lâm hạnh.

Gà trống vui vẻ kêu ác ác, thích con gà mái nào thì lập tức vọt lên đè đầu cưỡi cổ.

Tứ Bảo và Nữu Nữu nhìn chằm chằm cảnh đó, miệng há thành hình chữ O. Sau đó Nữu Nữu quay đầu nói với Tứ Bảo: “Tứ ca ca, gà trống điên rồi!”

Tứ Bảo gật đầu và lại nhặt cái gậy ném trên mặt đất lên chỉ vào con gà trống nổi điên kia mà mắng, “Mày điên à, có tin tao đánh mày không!”

Hoàng Hoàng cũng cậy thế chủ ào lên.

Thế là một trận gà bay chó sủa nữa lại diễn ra, gà trống và đám thê thiếp lại trốn vào vườn rau. Lần này, Tứ Bảo và Hoàng Hoàng canh ngay bên ngoài, chỉ cần gà trống thò đầu ra là hắn lập tức múa gậy gầm lên.

Con gà có bộ não bé tí kia căn bản không hiểu vì sao con người kia lại múa may gậy. Nếu không cho nó đi vào sân thì nó ở trong vườn đào đất vậy.

Tứ Bảo canh một lát thấy không thú vị thế là lại theo Nữu Nữu chơi. Mãi tới khi đám Đại Bảo đi cắt cỏ về mà bầy gà vẫn còn loanh quanh trong vườn tìm đồ ăn.

Đại Bảo lại tới ruộng mạ mang ấm nước không về đổ đầy nước mang ra. Lý thị về nhà trước để làm cơm, vẫn là Nhị Bảo giúp đỡ nhóm lửa. Lúc trời gần tối Đào Tam gia, con trai và con dâu mới kết thúc công việc và trở về. Hoàng Hoàng gâu gâu gâu chạy tới đón chủ nhân của mình.

Buổi tối phải tắm rửa, Trường Phú và Trường Quý lại đi gánh mấy gánh nước về để dùng.

Sau bữa cơm chiều người một nhà rửa mặt sạch sẽ và đi nghỉ ngơi sớm. Người lớn cấy mạ cả ngày vất vả nên vừa đặt lưng xuống đã ngủ. Nữu Nữu và hai anh rúc trong chăn lại không ngủ được nên nàng năn nỉ Đại Bảo kể chuyện xưa. Đại Bảo lập tức thấy to đầu, chuyện xưa hắn biết đều là do Đào Tam gia kể, mà chuyện ấy thì mọi người đều nghe hết rồi.

Nhưng Nữu Nữu làm nũng một hai phải nghe chuyện xưa, Tam Bảo cũng la hét muốn nghe thế là Đại Bảo đành phải kể một câu chuyện trăm ngàn chỗ sơ hở. Thế mà hai đứa kia vẫn há hốc mồm ra nghe, cuối cùng Đại Bảo mệt nhọc, cái tay vỗ lưng cho Nữu Nữu cũng chậm dần. Lúc ánh trăng chiếu vào ba anh em an tĩnh ngủ rồi.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.