Ngoài trời mưa lất phất, Tôi cố gắng lết khỏi giường, xỏ dép đi ra tới cửa. Anh đứng trước mặt tôi, Cầm một túi bánh bao lớn nóng hổi, tay đút trong túi áo như đang ủ cái gì. Mặt mũi anh như tím tái lại, môi run cầm cập. Tóc tai ẩm ẩm bết lại có dính chút nước mưa. Anh mở lời, phá vỡ bầu không khí ngượng ngùng:
– Tôi vào được không? Mời cô bữa ăn sáng.
– Được.
Tôi nói anh ngồi chờ để tôi đi hâm nóng đồ ăn, rồi đánh răng rửa mặt. Anh ngồi xuống sofa rồi lấy từ trong túi áo, một bọc sữa đậu nành còn hơi ấm ấm. Kiệt nói: “Xin lỗi, tôi mua bánh bao hơi lân nên đã làm sữa nguội mất rồi! Vậy phiền cô làm nóng lại nhé.”
Vệ sinh cá nhân xong, tôi đi thẳng ra phòng bếp, làm nóng lại bánh bao và sữa. Mở bọc giấy ra, tôi mới phát hiện anh mua bánh ở hàng bánh đắt nhất Hà Nội, cũng là nơi khó mua bánh nhất – Đệ Nhất Bánh Bao. Ây vậy mà anh còn mua biết bao nhiêu loại, nhiêu vị, một chiếc này cũng phải gần 40 chục nghìn.
Xong xuôi tôi bê đồ ăn sáng ra. Thấy anh đã ngủ gục trên sofa lúc nào không hay. Tôi đành phải mang lap ra co giò lên, ngồi ăn sáng và làm việc ở ghế bành. Nhìn thấy anh ngủ ngon như vậy không nỡ gọi dậy…
“Trong thế giới của những “đứa trẻ người lớn” của chúng tôi, nụ cười chân thành có lẽ chính là vàng, bởi vậy bình yên là may mắn. Tôi, anh hay ai đi chăng nữa không phải lo lắng về nơi đi chốn về hay cơm ăn từng bữa cũng đã hạnh phúc hơn biết bao nhiêu phần thế giới rồi.”
Trời vẫn mưa rả rích, ngoài hiên ban công lách tách tiếng nước chảy vào. Cửa sổ đóng kín, trong nhà không có nổi chút gió vào mảy may thổi vào. Phòng khách, tôi đốt nến thơm lên để đỡ cảm giác căng thẳng lúc làm việc. Hình như không gian tĩnh lặng, sự thoải mái trong không gian và một cảm giác an toàn khi có anh ở đó cùng với công việc kiểm tra bản thảo đã khiến tôi thiếp đi lúc nào không hay.
Tôi chợt tỉnh giấc, bởi tiếng chuông thông báo một tin nhắn “rác” được gửi tới chiếc điện thoại đang cầm trong tay. Kiệt đã ra ngoài từ lúc nào không hay. Anh để laptop của tôi xuống mặt bàn, rồi đắp cho Không hiểu sao, lúc đó tôi lại sợ không thể gặp anh lần nữa mà vội vàng bấm số gọi đi. Lần đầu tiên trong đời một con biên kịch như tôi lại ngại nói chuyện với quản lý nghệ sĩ. Bắt mắt tôi đầu dây bên kia là anh quản lý của Kiệt. Quản lý nói anh đang trong cuộc họp dự án mới của công ty nên nghe máy hộ. Dù tôi học ngành tâm lý 4 năm trời, tôi cũng thể giải thích nổi não mình đang nghĩ cái gì, lý trí – con tim mình đang mỗi thứ một phương. Nửa lo sợ phiền người ta, nửa lo rằng không thể gặp người ta lần nữa.
“Hình như tôi đã quen với sự hiện diện, bảo vệ của anh quanh mình”
Đến trưa tôi mời anh đi ăn. Chúng tôi tới một cửa tiệm trên phố, ăn bò nướng chảo gang. Nghe danh “tiệm” có vẻ sang nhưng thực ra là một hàng nướng ở lề phố, trong tên có chữ “tiệm”. Lúc đầu tôi định nói với anh để cuối tháng lĩnh nhuận bút rồi khao anh ở một hàng lớn hơn, anh ăn sẽ ngon hơn, hợp với anh hơn. Nhưng anh nói với tôi ăn ở lề phố cũng ngon vì ẩm thực đường phố Việt Nam cũng thuộc hàng top thế giới mà. Tôi chỉ có thể cảm thán rằng EQ của “tên thần tượng” này rất đáng nể.
Chúng tôi đi ăn vào giờ trưa muộn (cũng đã là giờ chiều) vì cuộc họp của anh kéo dài lâu.
Tôi nói với anh có thể, tôi sẽ bán nhà, tới nhà bạn ở và sẽ nghỉ việc ở công ty hiện tại. Anh phản đối tôi. Kiệt nói tôi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp viết, được bao nhiêu người ngưỡng mộ, người theo đuổi, lại còn là nhân vật công chúng của giới trẻ nữa thì tại sao lại chọn dừng chân. Chưa kể nếu dừng chân rồi thì không rõ bao giờ có thể quay đầu trở về nữa.
– Cảm ơn anh vì thời gian qua đã ở cạnh bảo vệ tôi nhưng thứ tôi chọn là nghệ thuật vị nghệ thuật chứ không phải nghệ thuật vị “thương mại”. Tôi cảm thấy thời gian này thứ tôi viết không còn vì tôi, vì cảm xúc của tôi nữa mà nó vì công ty, vì ý thích của người đọc. Những câu chữ viết ra không còn là chân thành, nó giống như chữ “mua” chữ “cho” thiên hạ, không còn là tôi nữa.
– Cô đi tìm việc trước nghỉ đi. Để còn bảo toàn túi tiền chứ. Bây giờ, cô bán cả, rồi nghỉ công việc chính nữa không lẽ muốn để bạn thân nuôi cả phần đời còn lại.
– …
– Hay cô đừng bán nhà nữa!
– Không được! Tôi không đi làm thì đến chi phí sinh hoạt còn không chi nổi thì làm sao có thể chi trả chi phí cho một căn hộ được.
– Vậy cô đến công ty tôi làm việc đi! Viết bài truyền thông và quản lý giấy tờ giúp chúng tôi.
– Ơ, công ty anh á! Tôi nghĩ là công ty thì cũng phải có nữ chứ, đâu thể cho tôi một người không biết gì về kĩ thuật, hay quy hoạch đô thị đâu.
– Vậy cô cứ xem đây là một lời mởi học việc đi, biết đâu nghề lại chọn cô thì sao.
– Vậy anh định mời một tác giả tiểu thuyết về chỉ để sắp xếp giấy tờ và làm lễ tân ư? Định đàm phán giá cả thế nào đây. _Tôi đùa.
…
7h tối, tôi lọ mọ tới công ty. Thu dọn chút đồ đạc vào thùng catton rồi đẩy gọn vào dưới hộc bàn. Có em thực tập sinh đi qua, hỏi tôi định chuyển đi đâu. Chẳng phải ứng gì quá khích, tôi cười nhẹ nói em là chỉ cất những đồ đạc không cần thiết xuống ngăn bàn cho gọn thôi.
Chị Hà gọi tới nói tôi, tác phẩm và bản thảo chương trình tôi biên kịch đã được xét duyệt thông qua. Trong lòng tôi mừng không hết. Nhưng nghĩ lại tôi nếu rời đi vào thời điểm này, phải chăng là bản cả sự nghiệp huy hoàng của mình cho cái công ty chủ quản này. Tôi sẽ lần nữa rơi vào chênh vênh, lạc long cả về mặt sự nghiệp lẫn tinh thần. Ngồi chầm mặc suy nghĩ, nước mắt tôi cứ thế rung rung chảy ra. Văn phòng vắng tanh không một bóng người.
“Thứ nghệ thuật thật sự này khiến con người ta phải trả cái giá quá đắt”
Tôi vừa đến cửa nhà. Đang nhấn khóa, anh mở cửa đi ra:
– Ngày mai muốn tới công ty tôi thử việc không? Nếu như mai cô không vướng lịch tới văn phòng làm việc.
– Á.
– Cô bận ư?
– Không phải, mà là tôi chưa suy nghĩ về việc này kĩ càng lắm.
– Thử việc thôi mà.
– Ờm… Vậy thì 8h sáng mai tôi qua được không dù gì ngày mai cũng cần phải đến văn phòng nộp bản thảo.
– Thế 8h30 tôi qua đón cô ở trước của tòa nhà của tòa soạn nhé! Dù gì lúc đó tôi cũng thu audio ở một studio gần đó. Tiện đường chúng ta đi cùng.
– Như vậy có kì cục lắm không?
– Không vậy đưa tôi số cô đi.
…
Đúng 8 rưỡi sáng, anh gọi điện nói tôi xuống sảnh anh đến đợi ở trước cửa tòa nhà. Chị đồng nghiệp ngồi cạnh nghe giọng hỏi tôi có người yêu sao. Tôi cười sượng, nói không phải. Tôi đã bảo không phải, chị còn chọc tôi thêm mấy câu đại loại như là “tác giả có tiếng giấu lấy le cũng phải”, “khi nào cưới nhớ mời chị ăn cỗ”.
Đi thang máy, đầu tôi vẫn văng vẳng những lời chị nói. Thoáng chốc, tôi nghĩ có phải tôi đang động lòng trước những hành động quan tâm của Anh Kiệt. Hay chỉ đơn giản là cảm thấy ấm lòng khi được người lạ cho chút ấm áp vì lâu nay mình vẫn cô độc, tự đi một mình, tự làm mọi thứ.
Một cô gái, 23 tuổi, làm công việc “nghệ thuật vị thương mại”, ngày ngồi viết tào lao, đêm về nằm thất tình dù chẳng thương ai, chia tay ai – tôi, Lam Linh, là một người như vậy.
…
Tôi lấy hết can đảm, gọi điện lại, nói với chị Hà về vấn đề dời khỏi ngành viết thương mại này và hôm nay sẽ đi thử việc mới. Chị im lặng. Đầu dây bên kia có vẻ đã rưng rưng. Chị không phản hồi ngay lập tức đã khiến tôi muốn bật khóc. Chị nói tôi: “Trong điều lệ công ty có nói nhân viên phải hòa đồng, tôn trọng ý kiến đồng nghiệp nhưng chị thấy chỉ cần một người nào đó bỏ đồ đạc vào thùng thì những người còn lại sẽ xì xào bàn tán không còn kiêng nể ai nữa.”. Tôi hiểu chị nói gì chứ. Chị đang sợ ngày đó khi tôi rời đi, sẽ chịu biết bao nhiêu điều tiếng chưa kể còn những độc giả người hâm mộ. Đúng là chúng ta không thể làm thỏa mãn bất cứ ai. Còn tôi chỉ có thể tự an ủi mình, nếu không thể thỏa mãn người ngoài thì ít nhất cũng phải sống một cuộc đời hạnh phúc theo cách của mình chứ nhỉ? Hy vọng tôi có thể can đảm vượt qua những chuyện như chị ấy nói.
…
Sau một ngày làm quen ở văn phòng của Kiệt, mọi người rủ tôi đi nhậu. Tôi định không đi, vì còn chút bản thảo cần giao nộp trước khi rời công ty chủ quản hiện tại nên xin về sớm chút. Nhắn cho Anh Kiệt như vậy, Thế mà anh ta đáp tôi thích ăn nhậu vậy sao lại không đi – phí. Rồi bắt tôi đi, còn nói tôi làm cái nghề văn phòng công sở kinh doanh thương nghiệp này mở thầu là bàn nhậu, giờ không tập tành sau này không còn chỗ làm trong giớ nữa.
Mọi người cùng ngồi chung một chiếc bàn lớn, ăn lẩu, ăn nướng uống bia với nhau. Kiệt gọi hẳn một két, nói mọi người uống tất để mừng tôi tới và mừng cho công ty nhận được thêm một dự án mới. Ngồi ăn uống (ăn thì ít, uống bia như nước lã) và nói chuyện cũng được gần một giờ đồng hồ, ai cũng đã có vẻ ngà ngà. Tôi cũng có vẻ bắt đầu thấm hơi men, không tỉnh lắm nhưng vấn nhớ đến chị thủ quỹ ra ôm tôi nói mấy câu làm tôi muốn phát khóc. Chị nói:
“Này em gái, chị đọc những thứ em viết từ hồi em mới bắt đầu 5 năm về trước. Đọc truyện em viết chị thấy vui lắm. Đỡ stress biết bao nhiêu, những thứ em viết khiến chị thấy đời này còn có chút gì là nhân từ. Hôm nay nghe tin, em ngừng viết một thời gian, biến mất khỏi các diễn đàn đã khiến chị buồn biết bao. Nhưng mà em gái… em hạnh phúc với thứ mình thích là được, em như vậy chị cũng vui lây dù gặp được em trong hoàn cảnh như này…”
***
Mọi người ra về hết, mỗi người đi một chiếc taxi về, ai cũng say mèm. An thanh toán xong nói để trở tôi và Linh về nhưng nhà An xa nên tôi bảo thôi. Tôi đeo chéo túi của em. Đỡ em đứng dậy hai người tập tễnh ra khỏi quán. Linh thì đã say từ lúc nào không hay còn tôi thì nửa tỉnh nửa say. Vừa ra khỏi cửa quán. Em đột nhiên quay ra đứng trước mặt tôi. Ôm chặt lên cổ tôi, ngực hai người áp sát vào nhau chân quắp chặt lên người tôi như một đứa trẻ. Cơ thể của hai đứa nóng cả lên. Tôi ôm lấy eo em mà bế nhấc bổng lên. Đầu em gục lên vai tôi. Hai người đi như thế ra trạm xe buýt. Em ghé vào sát tai tôi còn thều thào:
– Hình như trong dòng thời gian trăm đều là sự hữu hạn này tôi thích sự ấm áp của anh mất rồi.
Mặt tôi đỏ ửng lên. Giây phút ấy dường như trái tim cả hai cùng đập chung một nhịp.
…
Tôi đặt em xuống giường. Tóc em mắc vào cúc ta áo sơ mi của tôi. Tay gỡ nhẹ ra, lần này cũng không do dự nữa tôi thơm lên trán người con gái ấy, người cho tôi cái quyền được bảo vệ họ, ở cạnh chăm sóc và đồng hành. Cuộc đời người con gái quý giá lắm, mấy người đàn ông nào được đặc quyền như vậy. Tôi ngồi bệt cạnh giường em. Lấy hết sức thều thào những lời từ tận đáy lòng, dốc trọn con tim ra ngoài gửi em…
– Nếu biết trăm năm là hữu hạn thì hiện tại anh sẽ chọn “Anh yêu em”.