Trong phòng làm việc của Tang Nhi Hoàn. Hoàn tuy còn trẻ nhưng cơ ngơi khá lớn, phòng làm việc của chàng rất rộng. Trang bị điện thoại tự động, một bộ sa lông đắt tiền, chung quanh toàn cửa kính nên trông thật sáng sủạ Phòng thiết kế có máy điều hòa nhiệt độ, không khí lúc nào cũng mát mẻ.
Trong phòng bây giờ ngoài Nhã Tịnh ra còn ba người nữa, đó là cô Lan, Nhi Khải, anh của Nhi Hoàn và Hoàn. Hoàn cất tiếng hỏi:
– Cô sinh năm nào nhỉ?
Tịnh ngẩng lên đáp:
– Ngày 20 tháng 3 năm 1956. Nhằm mùa xuân, cả nhà ai cũng mong là sẽ có một đứa con gái nhu mì, dễ thương, nhưng không ngờ laị sinh ra tôi, nhiều lúc còn quậy hơn cả con trai nữạ
– Thôi bây giờ chúng ta ôn bài một tý nhé?
Người nói không phải là Hoàn mà là Khảị Anh của Hoàn chỉ lớn hơn em có một tuổi, mà dáng dấp bệ vệ, nghiêm nghị hơn. Nhã Tịnh tưởng ít ra phải trên Hoàn bốn năm tuổị Khải cũng cao lớn như Hoàn, có điều với cặp kính gọng vàng trên mũi, anh ta có vẻ nghiêm khắc và khó chịu hơn. Điều này cũng có thể thấy rõ qua bộ âu phục phẳng phiu tề chỉnh. Những con người có nội tâm khép kín như anh chàng này, chắc chắn là anh ta đòi hỏi nhân viên của mình một kỷ luật thép. Nhã Tịnh đến đây lần thứ 3 rồi, nhưng vẫn không sao chịu được thái độ hách dịch khó ưa của Khảị
Nhã Tịnh nhướng mày nói:
– Tôi không thích thái độ ra lệnh của anh, anh Khải ạ. Tôi muốn nói gì là tôi nói ngay, không giống người khác. Vả lại, tôi đến đây là để giúp các anh chứ không phải là thuộc hạ của quý vị đâu nhé?
Khải hình như không đoái hoài đến lời nói của Tịnh, anh ta trừng mắt với nàng:
– Cô hãy cẩn thận cách xưng hô của mình nhé. Cô nên nhớ là Tang Tang lúc nào cũng gọi tôi là anh cả.
– Không hẳn thế, cô ấy còn gọi anh là bốn mắt, là cà khêu vì hai chân anh dài lòng thòng, là ông ngang bướng, là người khó chịu…
Khải có vẻ khó chịu thật: – Hừ… Mấy chi tiết nhỏ nhặt đó cô đâu cần phải rõ vậỷ
Nhã Tịnh nói:
– Tại anh nghĩ thế, chứ những chi tiết đó mới là quan trọng, ăn tiền hay không là ở những chi tiết đó.
Khải hỏi:
– Nội bây giờ bao nhiêu tuổỉ
– Đến ngày 3 tháng 7 này, nội tròn 80 tuổị Còn em từ Mỹ về là để đặc biệt mừng bát tuần của nộị
– Nội thường gọi em là gì?
– Thế em thường gọi nội bằng những lời gì?
– Nội, bà của con…
Cô Lan chen vào:
– Con gì?
Cô Lan bước tới, mắt ướt và giọng nói như nghẹn lạị
– Giữa con với nội có một điều bí mật, đó là mỗi lần con muốn xin xỏ điều gì, con hay nhõng nhẽo, xà vào lòng nội nũng nịu, xin mãi một cách dai nhách, xin cho được mới nghẹ Nên nội gọi con là “Kẹo mạch nha”. Con cũng không vừa, gọi lại nội là “Bà nội con nít. ”
Nhã Tịnh tròn mắt:
– Bà nội con nít? Cô có gọi sai không, làm gì có danh xưng kỳ cục vậỷ gọi một cách vô lễ như vậy được saỏ
Cô Lan thở dài nói:
– Tại con không biết. Khi người ta trở về già, thường bản tính hay quay lại với tuổi thơ, họ thích được nuông chiều và có những đòi hỏi như con nít, họ muốn được coi như con nít. Nhưng rõ ràng cái đanh xưng này chỉ được dùng ở chỗ riêng tư chứ không thể được gọi trước mặt mọi ngườị
Nhã Tịnh ngẩn người ra nhìn cô Lan, Khải lại ra lệnh:
– Đem chồng ảnh cũ ra đây, Tang Tang em chỉ từng người trong ảnh gọi tên ra cho tôi xem nàọ Khỏi phải để ý đến vú Kỹ, vú ấy sẽ giúp đỡ vì vú là người đã nuôi nấng Tang Tang từ nhỏ tới lớn. Vú biết rành mọi thứ, vú sẽ cộng tác tốt với chúng tạ span>
Khải nói xong như nghĩ ra điều gì, quay sang Nhã Tịnh:
– Cô biết đàn guitar không?
Nhã Tịnh lúng túng:
– Đàn ử Cái gì tôi cũng có thể biết trừ việc đàn, tôi không có khiếu về thứ này, chỉ biết huýt sáo thôị
Khải nhăn nhó:
– Kỳ cục. Thời buổi này trong số mười cô thì hết tám cô biết đàn guitar. Vậy sao quý vị lại chọn người không biết đàn chứ. Nhi Hoàn, tôi đã nói với chú rồị Kế hoạch này không thể thực hiện được cơ mà, vậy mà chú không nghẹ Thôi ngưng kế hoạch lại đị Mấy người nói Nhã Tịnh đây giống Tang Tang, cô ấy lúc nào cũng như đùa, đâu chịu hợp tác với chúng tả Cô ấy cũng không có khả năng đóng kịch… Đừng tưởng là nội hoàn toàn lú lẩn rồi nhé…
Quay sang những người còn lại Khải nóị
– Cô Lan với Nhi Hoàn, dẹp ba cái chuyện này đị Còn Nhã Tịnh cô có thể về được rồị Chúng ta không diễn vỡ kịch này đâụ
Hoàn bước đến đứng trước mặt Khảị
– Không, tôi muốn vở kịch này phải diễn tiếp.
Khải chau mày:
– Nhi Hoàn! Em đừng có khờ như vậỵ Em có biết nếu tiếp tục chuyện gì sẽ xảy ra không?
Nội lúc nào cũng nghĩ là Tang Tang vẫn còn sống, nếu bây giờ bất ngờ phát hiện có kẻ đội lốt Tang Tang thì hậu quả sẽ thế nào đâỷ
Nhi Hoàn bình tĩnh đáp:
– Em biết chứ! Nhã Tịnh sẽ không làm ta thất vọng, cô ấy rất khéọ Anh thử nghĩ xem nội sẽ vui ra sao khi thấy Tang Tang trở về?
Khải đưa tay lên trời:
– Trời đất, cậu nên sáng suốt một tí, cậu có biết là cô ta ngay cả đàn guitar cũng không biết không?
Nhã Tịnh nhìn hai anh em Hoàn, rồi quay sang cô Lan.
– Tang Tang đàn guitar giỏi lắm ử span>
Cô Lan nói: – Không chỉ đàn giỏị Mà đàn một cách tuyệt vờị Nó có thể ngồi dưới gốc cây ngô đồng, đàn một lúc mấy tiếng đồng hồ không nghỉ, chim hẳn mê cả tiếng đàn của nó.
Nhã Tịnh ngẩn rạ
– à! Vậy là coi như tôi không đáp ứng được nhu cầu mà quý vị cần.
Khải chen vàọ
– Tôi thấy điều này ngay từ đầụ
Nhã Tịnh nhìn Khảị
– Muốn học đàn guitar, phải bao lâu mới biết đàn? Khải nói:
– Đừng có điên! Muốn đàn giỏi như Tang Tang ngoài việc khổ luyện ra, còn cần phải là thiên tàị Cái đó cô làm gì có? Vả lại, thời gian cũng không còn kịp nữa đâụ Sinh nhật của nội tôi chỉ còn 10 ngày nữa là đến. Không ai học đàn 10 ngày là biết đàn ngaỵ
Và quay sang Hoàn.
– Chú đã quên điều quan trọng nhất, đúng ra lúc gặp Tịnh chú phải hỏi trước là cô ấy biết hay không chứ?
Hoàn nhìn Khải chậm rãi nói:
– Tôi không sơ sót. Nhưng Nhã Tịnh không cần phải biết đàn guitar. Vì Tang Tang không muốn đàn nữa, không những không muốn đàn mà cũng không muốn thấy cây đàn!
Khải ngơ ngác nhìn em, trong khi cô Lan như hiểu ra, mắt cô sáng lên:
– Vâng, Tang Tang sẽ không bao giờ đàn guitar nữạ
Khải hết nhìn Hoàn, lại quay sang cô Lan.
– Mấy người nói thế là thế nàỏ
Hoàn thở dài, nhìn anh
– Nếu anh hiểu được tính của Tang Tang, bản chất nhạy bén của nó, hẳn anh đã không tìm cách đưa nó sang Mỹ, và chúng ta đã tránh được bi kịch xảy rạ
Mặt Khải tái hẳn, giọng nói Khải đanh lại:
– Chú lại trách tôi ử Chú nói thế là thế nàỏ Tôi cố tình muốn giết chết Tang Tang ử
– Nhi Hoàn!
Cô Lan vội đứng dậy can ngăn. Bàn tay cô dặt lên vai Khải:
– Không ai trách con chuyện đó cả. Tất cả đều là số mệnh. ý của Hoàn nó nói là, chúng ta có thể viện lý do tại sao Tang Tang không thích đàn nữạ Con nên nhớ rằng trước kia chính Vạn Hạo Nhiên đã dạy đàn cho Tang Tang, bây giờ Tang Tang không muốn đàn nữạ
– Lý do gì để có sự thay đổi đó?
Hoàn nói:
– Vạn Hạo Nhiên đã lấy vợ. Tang Tang bỏ đi nước ngoài làm Nhiên thất vọng, nên cưới vợ.
Khải giật mình.
– Ai nói với chú là Nhiên đã cưới vợ?
Hoàn đáp:
– Em nóị Cậu ấy mới lấy vợ năm rồi! Anh đừng quên là thời gian có thể làm thay đổi mọi việc… Tang Tang cũng phải thay đổị Từ nước ngoài trở về, Tang Tang không muốn nhắc lại chuyện cũ, không muốn nghe nói tới Hạo Nhiên, không muốn đàn guitar, cũng không muốn hát lại bản nhạc “Chiếc áo mộng mơ” nữạ
Khải yên lặng, bước tới bên khung cửa sổ, suy nghĩ, thật lâu mới lên tiếng: span>
– Cậu đã nghĩ kỹ rồi chứ? Nhưng còn người nhà họ Vạn? họ có thể đến quậy không?
Hoàn nói:
– Chuyện đó anh giao cho em. Em bảo đảm với anh là người nhà họ Vạn sẽ không đến đâụ Chuyện Tang Tang trở về nước là chuyện riêng của gia đình tạ Và chuyện này chỉ có người trong nhà biết. Nhà họ Vạn chẳng hay đâu mà anh lọ
Khải yên lặng, cô Lan nhìn hai anh em. Cô biết là mọi việc đã được giải quyết tốt đẹp nên quay lại ngồi cạnh Nhã Tịnh:
– Thôi bây giờ ta tập dợt lạị Nhã Tịnh phải biết một số tên của bạn bè thân thuộc trong gia đình tôị
Nhã Tịnh đứng dậy, đưa mắt nhìn hai anh em Hoàn:
– Khoan đã, tôi cần biết rõ hơn về anh chàng Vạn Hạo Nhiên và bản nhạc “Chiếc áo mộng mơ”.
Mặt Khải biến sắc, anh chàng giận dữ:
– Mấy chuyện đó cô không cần biết. Cô chỉ cần làm tròn vai của cô là được rồị
Nhã Tịnh chau mày:
– Hừ. Tại sao lại không cần? Tôi phải biết đủ về vai của mình chứ? Anh chàng Vạn Hạo Nhiên là người yêu của Tang Tang cơ mà?
Nhã Tịnh quay sang Khải:
– Hạo Nhiên đã dạy cho Tang Tang đàn, họ cùng đi dạo dưới ánh trăng, cùng nắm tay hát bài “Mộng như chiếc áo mát như nước” còn “anh cả tôi lạnh như băng…”
Khải chau mày:
– Sao lại “anh cả tôi lạnh như băng?”
Nhã Tịnh nói to:
– Thì anh cả ở đây là anh! Chính anh đã ngăn cách tình yêu của họ… anh lạnh lùng như nước đá như một thỏi đồng. Anh đã mang tôi ném sang nước Mỹ để chia cắt tình yêu của chúng tôị Chính điều này, anh đã làm tôi như điên lên. Để tôi phải cắt mạch máu ở cổ tay tự tử.. – Im đi! Ai cho cô biết những điều đó? Sao cô lại biết quá nhiều như vậỷ
Hoàn chen vàọ
– Em đấỵ Chính em cần sự hợp tác của cô ấy, nên kể hết mọi sự thật cho cô rõ.
Nhã Tịnh thành thật nói:
– Tôi cần biết nhiều hơn về Vạn Hạo Nhiên. Tại sao quý vị phản đối cuộc tình của họ? Bây giờ hắn đang ở đâủ Làm gì? Có vợ thật không? Hắn khoảng bao nhiêu tuổi và đẹp trai không?
Chẳng có ai trả lờị Căn phòng chìm trong im lặng. Nhã Tịnh nhìn quanh. Khải có khuôn mặt lạnh như băng, cô Lan thì đang cúi xuống, còn Hoàn thì lẩn tránh ánh mắt Tịnh với một chút buồn phiền.
Rồi Hoàn cũng lên tiếng:
– Trong thời gian đóng vai trò của Tang Tang, tôi nghĩ, Nhã Tịnh không cần phải hiểu rõ lắm về Vạn Hạo Nhiên, chỉ cần biết là Tang Tang đã yêu hắn là đủ. Nội sẽ không tự ý nhắc đến tên hắn đâụ Nếu lỡ có nhắc thì Nhã Tịnh chỉ giả vờ chau mày nói “Nội ơi! Con không muốn nhắc đến chuyện đó nữa” là đủ rồị
Nhưng Nhã Tịnh vẫn ngoan cố:
– Tôi vẫn muốn biết rõ hơn. Không ai lên tiếng. Nhã Tịnh nhìn khắp một lượt, rồi đứng lên gật gù. Nàng với lấy túi xáxh bằng vải thô, khoác lên vai, nói:
– Nếu quý vị không cho tôi biết về Vạn Hạo Nhiên thì coi như quý vị cũng không có Tang Tang. Hãy tìm người khác đóng vai nàỵ Còn tôi, tôi không nhận nữạ
Nhã Tịnh bước về phía cử. Chẳng có ai ngăn lạị Do dự một chút rồi Nhã Tịnh cũng cương quyết bước tới cửạ Nhưng vừa đưa tay xoay nắm cửa, thì đã có một bàn tay của ai đặt lên tay nàng. Nhã Tịnh ngẩng lên, thì ra là Khải với đôi mắt buồn. Khải nói: span>
– Lỗi tại tôi cả. Tuổi trẻ háo thắng, như điều Tang Tang đã nóị Tôi là một tay ngang bướng, Vạn Hạo Nhiên chẳng có gì xấu, chỉ tội nghèọ Cha của hắn chỉ là một tay đào đất không môn đăng hộ đối với chúng tôị Thế là chúng tôi kiên quyết phản đối… Tôi cũng không ngờ là… Tang Tang lại yêu hắn đến độ như vậỵ
Nhã Tịnh nhìn Khảị Trong khi Khải đã xoay nắm cửa, nói:
– Thôi bây giờ biết rồi, cô về đi!
Nhã Tịnh tròn mắt:
– ý anh muốn nói…
Khải nói một cách đau khổ:
– Không ai có thể đóng vai Tang Tang được. Tang Tang đã chết có nghĩa là không thể sống lạị Ngay từ đầu tôi đã nghĩ là kế hoạch này không thể thực hiện được và không bao giờ thực hiện được. Hoàn nó quá ngây thơ, cô Lan cũng hành động nông nổị Nội cao lắm chỉ sống thêm, mấy tháng nữa thôị Nếu việc làm của quý vị thất bại thì saỏ Chết một đứa em gái còn chưa đủ saỏ Bây giờ muốn rút ngắn ngày sống của nội nữa à?
Nhã Tịnh hết nhìn Khải lại quay sang nhìn Hoàn. Lạ thật, Hoàn đang suy nghĩ, có lẽ suy nghĩ lung lắm. Lời nói của ông anh như chàng bị chao đảo, Nhã Tịnh cảm thấy, cả hai anh em nhà họ Tang này quý yêu nội của họ. Dưới cái vỏ lạnh lùng bên ngoài, Khải có trái tim rực lửạ Nhã Tịnh thấy xúc động, tình nhân loại bao la đang bao lấy trái tim nàng. Nhã Tịnh hỏi:
– Quý vị đã quyết định rồi ử Quý vị không cần tôi đóng vai Tang Tang nữa ử
Cô Lan ngước mắt lên nhìn Hoàn.
– Hoàn, cô thấy thì… điều mà Khải nghĩ không phải là không có lý, chúng ta… rõ ràng là hơi mạo hiểm. Nếu có gì sai sót xảy ra, thì lợi bất cập hại… Hay là… thôi vậỵ
Hoàn quay lại nhìn Khảị Hai anh em nhìn nhau thật lâụ Hình như họ đang trao đổi điều gì. Sau đó Hoàn quay sang Nhã Tịnh do dự một chút Hoàn nói:
– Nhã Tịnh, hình như tôi phải nhọc công lắm mới thuyết phục được cổ
– Vâng, rồi saỏ
Hoàn liếm môi, nói:
– Tôi nghĩ là thôi thì, phải tôn trọng ý kiến của anh cả vậỵ
– Có nghĩa là quý vị không cần tôi nữa chứ gì?
Nhi Hoàn suy nghĩ.
– Anh cả có lý. Ta không nên để Tang Tang sống dậy, làm thế có khi hại hơn là lợị Dù sao thì… tôi cũng xin cám ơn cộ
– Vậy cũng haỵ
Nhã Tịnh gật gù, nhìn mọi người một lần nữa, nàng cảm thấy bực tức.
– Có lẽ anh em mấy người rảnh rỗi không việc gì làm nên tìm tôi để pha trò phải không? Tôi đâu dễ dàng như vậy, đâu phải muốn gọi đến lúc nào thì gọi, mà không cần thì xua đi như thế?
Cái tính ngang bướng trở lạị Nhã Tịnh quyết định không đi và quay lạị Không thèm để ý đến phản ứng của hai anh em Hoàn, Nhã Tịnh bước tới bên ghế, ném mạnh chiếc túi xách trên bàn, rồi chụp lấy quyển album lật ra, ngay tấm hình của Tang Tang rọi lớn. Người con gái có đôi mắt đen to, mày sậm, mũi thẳng, chiếc miệng nhỏ nhắn. một khuông mặt thông minh láu lỉnh. Nhã Tịnh kéo bức ảnh ra, nắm chặt trong taỵ
– Các anh không muốn Tang Tang sống lại, có thật như vậy không? Bây giờ các anh phải nói thật cho tôi biết từ khi thấy tôị Các anh bắt tôi phải làm thế này, thế nọ, bắt tôi xem album, đọc gia phả dòng họ … Anh em mấy người cãi vã, tôi phải nghe hết. Bây giờ thì tôi sẽ không thèm nghe nữa đâu, mà là các anh phải nghe theo tôị
Khải và Hoàn nhìn nhau, hai người lộ vẻ ngạc nhiên. Không phải chỉ có Khải và Hoàn mà cả cô Lan nữạ
– Tang Tang cần phải sống lại vài tháng. Vì trong suốt cuộc đời đau khổ của nội các anh, cô ấy là niềm vui duy nhất, là nguồn hy vọng cuối cùng. tôi không cần biết các anh có cần hay không, ngay cả cô Lan cũng vậỵ Tôi cương quyết đóng vai trò của Tang Tang, mặc ý kiến của mấy ngườị Nếu vai trò của tôi bị lộ, nội mấy người sẽ chết và lúc đó là lỗi mấy ngườị Tóm lại trong màn kịch này, chỉ có thể thành công chứ không thể thất bạị Tôi chỉ là một đứa con gái bình thường, chưa hề gặp sóng gió cuộc đời, chưa có kinh nghiệm sống. Nhưng bây giờ, tôi sẽ cố gắng diễn đạt vai trò mình, và các vị phải giúp đỡ tôị Mọi sự thất bại của tôi đều là lỗi của quý vị hết.
Nhã Tịnh dừng lại nhìn Hoàn và Khảị
– Nào bây giờ chỉ còn 10 ngàỵ Quý vị phải cho tôi biết những chi tiết cần lưu ý đi chứ.
Khải trừng mắt nhìn Nhã Tịnh. Khuôn mặt của anh đầy vẻ giận dữ. Trong khi Hoàn thì đang cắn môi suy nghĩ. Rồi chàng nở một nụ cười, nụ cười khuất phục chịu thua, nụ cười đã khiến Nhã Tịnh xúc động.
Đột nhiên Nhã Tịnh nhớ lại đám cưới của cha với cô vợ trẻ, nhớ tới Man Như rồi màn đôi co bắt chặt, thêm bớt về quần áo, rồi đòi hỏi các sính lễ…
Tất cả sao nhỏ nhoi và vô nghĩa thế… Nhã Tịnh thấy mắt ươn ướt. Còn cô Lan thì saỏ Cô là người có thái độ tích cực nhất. Cô xông đến ôm chầm lấy Nhã Tịnh, hôn lấy hôn để với giọng nghẹn ngàọ
– Xin cảm ơn con Tang Tang! Cảm ơn sự trở về của con. Xem này, sự vắng mặt ba năm của con đâu có làm gia đình thay đổi gì mấy đâu, cây lựu mà con yêu thích nhất, năm nào cũng trổ hoa, còn cây hoa giấy đích thân con trồng nay đã leo giàn rồị Con mèo tam thể nhỏ của con nay cũng đã ba lần làm mẹ, con chó trắng kia cũng đã lớn. Nội gần như ngày ngày gọi tên con. Còn vú Kỹ vì thích ngọt nên ngày càng mập ra… còn nữa ông anh cả của con nay đã có vị hôn thê rồi… sắp lập gia đình đó.
Nhã Tịnh tò mò nhìn Khải: – Thếử Chị dâu của con có phải là người mà trước kia con đã gặp không?
– Không phải, cô này tên là Tào Nghi Quyên. Trong cánh thư hôm trước gởi cho con, cô đã nhắc tới, bộ quên rồi saỏ
– à, thế chị ấy có biết con không?
– Cô ấy chỉ biết có đứa em chồng hiện học ở Mỹ. Vì vậy nhà này ngoài nội ra, cô ấy là người quý con nhất.
Nhã Tịnh nháy nháy mắt nhìn Hoàn:
– Thế còn ông anh thứ hai của con thì saỏ Chắc cũng có bạn gái rồi hẳn?
Cô Lan xúc động nói:
– Chưạ Nó đang kén chọn, nó kén dữ lắm. Không biết rồi đây, cô nào sẽ lọt vào mắt xanh của nó.
Nhã Tịnh tròn mắt. Cái nhìn với nụ cười của Hoàn, đột nhiên làm Tịnh thấy nóng cả hai má.
*******
Nhà họ Tang nằm ở ngoại ô thành phố Đài Bắc, gần Nội Hồ. Ngôi nhà được xây lưng vào núi và hướng mặt ra bờ hồ. Kiểu nhà cổ, xây từ lúc cha của Khải, Hoàn còn sống, nhà do chính ông thiết kế. Thời bấy giờ ngôi nhà này được coi như sang trọng nhất ở đâỵ Có lẽ lúc đó nơi đây còn hoang vắng, đất còn nhiều nên khu đất nhà họ Tang rất rộng. Nội vườn hoa không đã hơn hai sào đất. Trong đó vẫn còn giữ lại những cây to hoang dại cũ, như cây cà na, dừa, cây phượng hoàng và ngô đồng rất lớn. Theo lời kể lại của người nhà, thì xưa kia Tang Tang thường hay ngồi dưới gốc cây ngô đồng này khảy đàn guitar, có lần cô cũng ngồi ở đây xem sách. Hôm ấỵ cô tình cờ lật ngay đoạn có bài thơ cổ, trong đó có câu:
“Dưới tán cây ngô đồng
Mưa suốt ba canh Không biết phải vì buồn ly biệt?
Mỗi chiếc lá
Một tiếng rơi
Bầu trời âm u sầu suốt sáng. ”
Bấy giờ, cô Lan cũng cảm thấy lòng buồn vời vợi và không ngờ, mãi sau mới biết đó là nỗi sầu được báo trước.
Biệt thự này có hai tầng, rộng lớn. Nội của Khải, Hoàn lúc nào cũng mơ ước có cháu con đầy đàn. Vì vậy nên nhà được thiết kế rất nhiều phòng. Không ngờ cha mẹ Khải, Hoàn là vợ chồng ông Tang Quý Khang gặp nạn bất ngờ, rồi sau đó là chuyện đi xa của Tang Tang… Vì vậy nội của Khải, Hoàn hay thở dài:
– Nhà phòng trống thì nhiều… mà cứ trống mãi, không biết nhà họ Tang chúng ta thế nào ấỵ
Cô Lan mỗi lần nghe mẹ than, đều ôm mẹ nói: span>
– Mẹ gấp thế? Lo gì? Bao giờ Khải với Hoàn nó cưới vợ, rồi Tang Tang từ nước ngoài về… Lúc đó cháu chắt đầy nhà… Sợ không có chỗ ở nữa chứ mẹ lo phòng không ngườị
Bà lão nghe con gái nói có vẻ yên tâm. Nhưng bà vẫn than thở:
– Tụi nó tính sao thì tính, nhưng phải là nhanh một chút chứ tao không là Bành Tổ đâu mà sống những tám trăm năm chờ đợị
Cô Lan cười trêu bà cụ: span>
– Biết đâu mẹ lại chẳng sống hơn cái tuổi đó?
Bà nội lắc đầu:
– Thôi, tao chẳng muốn làm yêu quái đâụ
Khải và Hoàn cứ chần chờ mãi, không chịu cưới vợ. Tang Tang lại đi biệt tăm. Thế là những căn phòng trong nhà vẫn phải bỏ trống.
Vú Kỹ phục vụ trong nhà họ Tang này trên ba mươi năm. Mỗi ngày đều phải dọn dẹp những căn phòng thật gọn gàng sạch sẽ. Vú đã trở thành một thành viên của gia đình nàỵ Từ ngày chồng tử trận, vú vào nhà họ Tang phục vụ cho đến naỵ Khải, Hoàn rồi Tang Tang… lần lượt ra đời một tay vú bồng ẵm, nuôi nấng. Vì vậy giống như nội Khải, Hoàn và cô Lan, vú cũng chỉ vui với cái vui của gia đình nàỵ Hạnh phúc gói trọn bên những người trẻ.
Biệt thự của họ Tang, dưới sự quản trị của hai anh em Khải, Hoàn cũng có nhiều sự thay đổị Thí dụ họ đã xây thêm nhà xe, vì mỗi người đều có xe riêng cả. Hàng rào quanh nhà được nâng cao lên thêm, sau lần bị trộm viếng.
Cổng sắt thay cho cửa gổ vì cây cũ đã mục, và một tấm biển với chữ “Biệt thự Vườn Dâu” được gắn lên. Năm năm trước, không biết Khải tìm được ở đâu hơn mười mấy cây dâu tằm, chàng cho trồng ở bờ tường phía Nam của biệt thự. Bây giờ những cây dâu kia đã cao lớn, ngọn đã vượt khỏi tường. Cô Lan thường hái những chiếc lá dâu xanh tốt kia, đem cho đám trẻ nuôi tằm ở cuối xóm.
“Biệt thự Vườn Dâu” sừng sững đứng bên bờ Nội Hồ đã hơn hai mươi mấy năm naỵ Hai mươi mấy năm với biết bao nhiêu cay đắng ngọt bùi, với biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống… Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, của nền công nghiệp phát triển làm mọi người đều lao đầu vào kiếm sống. Có ai rảnh rỗi để ý chi đến những chuyện xảy ra bên trong bốn bức tường của ngôi biệt thự.
Hai anh em nhà họ Tang bây giờ đã là những tay cự phách, có tên tuổi trong giới kinh doanh. Chỉ có cô Lan là vẫn âm thầm cống hiến đời mình cho cuyện phục vụ mẹ và hai cháụ
Bà cụ đã già. Nội của Khải và Hoàn bây giờ mắt mờ, tai lãng. Già đến độ không dám nghĩ đến tương lai, chỉ sống bằng ký ức. Mà ký ức thì hiện ra rất rõ, nhiều khi như còn diễn ra trước mắt. khuôn mặt thanh tú của Tang Tang, con mắt đen láy miệng hay nũng nịu luôn cười, luôn nói: – Nội ơi! Xem con đánh banh này!
– Nội ơi! Nghe con dàn guitar nhé!
– Nội ơi! Con mới có chiếc áo mới, nội xem có đẹp không?
– Nội ơi! Kể chuyện đời xưa cho con nghe nộị
– Nội ơi! Cái cây lựu mà con yêu nhất trổ bông rồi kìạ
– Nội ơi! Con mới học được một bản nhạc mới nè, bản gì nội biết không? “Chiếc áo mộng mơ”.
Nội phải ngẩn người rạ Giấc mơ làm gì có áỏ mà giả sử có áo đi nữa thì bên trong chiếc áo kia là gì? Có lẽ đó chỉ là mộng mơ của tuôi trẻ, và chỉ có tuổi trẻ mới nhìn thấy điều đó.
Bà cảm thấy lạnh. Người già rồị Bất kể sáng chiều đều thấy lạnh làm saọ Cái con cháu hay đàn guitar, hay cười, hay nghịch. Cây lựu nở hoa đã mấy lượt rồi, mà con cháu gái yêu dấu của ta, bây giờ ở đâủ
Mới đây mà nhanh thật… Sắp 80 rồị Ngày sinh nhật đã gần kề… Bà đã dặn dò con cháụ Không được mở hội hè đình đám, không được mời khách, không được phô trương. Bà sợ nhất cảnh huyên náo ồn àọ Bà chỉ muốn được sum vầy đầm ấm bên con cháụ
– Đây là sinh nhật của nội, thì phải tuân theo ý nội mà làm.
Đám trẻ cũng không dám đưa ý kiến trái biệt. Vì họ biết tính cương quyết và cố chấp cứng cỏi của bà. Rõ là, chúng chẳng hề mời aị Nhưng trong linh tính, trong giác quan thứ sáu, bà đã cảm nhận ra một sự đổi khác nào đó. Hình như con gái bà và hai đứa cháu đang làm một cái gì bí mật. Chúng tối ngày cứ lăng xăng. Vũ Lan thì cũng bỏ nhà đi mãi, mà mỗi lần về tới là họ lại thì thầm. Bà thấy tức cái tai điếc của mình. Lúc còn trẻ có bao giờ như vậy đâủ Một cây kim rới xuống đất cũng nghe thấỵ Bây giờ cái gì cũng nghe ù ù… Một lần, không chịu được, bà hỏi cô Lan.
– Vũ Lan, mấy người bàn tính gì thế?
Cô Lan vừa cười vưà kề sát tai mẹ nói:
– Thì mẹ cứ để mặc tụi con mà. Hai anh em chúng nó đang bàn tính xem sẽ gởi quà gì cho nộị Mẹ cũng biết chúng mà, lúc nào cũng ham bày vẽ.
à! Bà lão thở rạ Con cháu đứa nào cũng ngoan, cũng giỏị Bà hãnh diện vì chưa thấy con cái nhà ai hơn nhà nàỵ Có hiếu, ngoan, biết vâng lời, có cuộc sống lành mạnh… Trải qua gần suốt cuộc đời, gặp biết bao nhiêu là bão tố, đau thương… Bây giờ… quà gì? Đối với bà, quà gì thì cũng thế thôị Người đã già có cần gì nữa đâủ Chỉ có… Những hình ảnh trong ký ức là đáng quý. Những hình ảnh thoáng hiện, nụ cười, nước mắt, giọng nói… Những chuyện cũ đã qua…