Bà con ơi, đừng sợ đổ mồ hôi sôi nước mắt!
Trời làm hạn hán ta đào giếng!
Tỏi được nước lớn lên trông thấy,
Lớn một gang là một gang tiền!
Tháng Tư hạn hán nặng, Khấu mù hát động viên quần chúng chống hạn.Trích bốn câu.
Vầng trăng tròn vạnh từ từ nhô lên như một bông hoa vĩ đại. Aùnh trăng thơm mát như hương của hoa, tãi ra trên cánh đồng mênh mông. Làn gió đặc thù của tháng Tư, hanh khô và ấm áp, thổi trên canh đồng. Đã mấy tháng không một giọt mưa, đất đai khô hạn, môi miệng người nông dân nứt nẻ; mùa màng thui chột, tỏi đang ra ngồng ủ rủ.
Những ánh đèn lác đác trên đồng, nhà nào cũng gánh nước tưới tỏi. Cao Mã cũng vậy. Giếng nhà anh mạch không lớn, cứ hai mươi lăm thùng thì lại cạn đến đáy. Trong khoảng thời gian chờ đợi có nước, anh chạy sang ruộng ông già Vương Trường Lễ râu tóc bạc phơ, chuyện phiếm.
Giếng nước của ông già Lễ lắp đầy một cái máy bơm đẩy tay, nước mạch cũng yếu. Lúc Cao Mã sang cũng là lúc giếng ông già cạn.
– Oâng Ba, nghỉ tay hút điếu thuốc! – Cao Mã nói.
– Ờ, nghỉ thì nghỉ – Oâng già dùng ngón chân móc chiếc thùng đật trên miệng giếng, nói.
– Kể chuyện gì đi ông Ba – Cao Mã cuộn một điếu thuốc đưa cho ông già.
– Có chuyện gì mà kể? – Oâng Lễ hút, điếu thuốc đỏ môi ông.
Dưới giếng, nước chảy tí tách nghe rất rõ, ở nơi rất xa, tiếng máy diezen nổ sình sịch. Những cây tỏi đã được tưới, thân vươn thẳng, lá đọng ánh trăng long lanh. Mặt trăng trên lá rất to, gần đấy có tiếng chim kêu.
– Chú đến Trương Gia Loan lần nào chưa? – Oâng già Lễ hỏi.
– Chưa.
– Cóc ở đấy đều không biết kêu.
– Vì sao thế ạ?
– Thì chú để tui kể đã.
Cao Mã bị coi là trọng phạm giam riêng một nơi, ánh trăng lọt qua khe cửa vào buồng.
– Ở Trương Gia Loan có hai mẹ con, mẹ tên Trương Lưu Thị, con tên Trương Cửu Ngũ. Cữu Ngũ thông minh từ nhỏ, mẹ cậu ăn xin để nuôi cậu ăn học. Cửu Ngũ nghịch tinh, hay quậy ở trường, thầy giáo ra bài tập, cậu biến luôn. Cậu có việc gì mà đi nhỉ? Chỗ này có một câu chuyện trước hết phải kể đã. Lại nói trong trường có một học sinh tên là Đông Sinh. Mẹ Đông Sinh khá đẹp, có biệt hiệu “Nắp ấm trà”. Thầy giáo trông thấy Đông Sinh là hỏi: “Đông Sinh mẹ có nhớ thầy không?” Đông Sinh về nhà hỏi mẹ: “Mẹ, thầy hỏi con, mẹ nhớ thầy không?” Mẹ cậu mỉm cười, không nói gì. Ngày lại ngày qua, hôm nào thầy cũng hỏi trò, hôm nào trò cũng hỏi mẹ. Hôm ấy thầy lại hỏi. Học sinh hỏi. Mẹ cậu nói: “Con nói với thầy, rằng mẹ nhớ thầy, ngày mai mời thầy đến chơi”. Sáng hôm sau thầy lại hỏi, học sinh nói đúng lời mẹ. Thầy ra bài tập xong, liền đi luôn. Đi đâu? Đến nhà Đông Sinh. Mẹ Đông Sinh dầu thơm gội đầu, phấn thơm thoa mặt, ngồi trên giường. Thầy như mèo thấy mỡ nhảy sổ vào, hết sờ vú lại hôn miệng. Mẹ Đông Sinh cười tít mặc cho thầy sờ soạng. Thầy cởi dây lưng quần, mẹ chỉ đỡ gạt qua quýt. Dây quần đã được cởi ra. Bên ngoài có tiếng gõ cửa. “Nguy rồi, bố nó về!” Thầy sợ mất mật, không biết làm thế nào. Tiếng gõ cửa càng gấp. Mẹ Đông Sinh nói: “Thầy ơi trong nhà có cái cối xay bột, thầy giả làm lừa kéo cối.” Thầy đành nghe theo, mà không nghe sao được. Thầy chui vào trong quả nhiên có một cái cối đặt ở giữa nhà, trong cối có chừng hai thăng lúa mạch. Thầy cầm chàng, bắt đầu đẩy. Cái cối không to không nhỏ vừa đủ một người đẩy. Thầy nghe tiếng mẹ Đông Sinh chậm rãi xuống giường, ra mở cửa. Bố Đông Sinh quát: “Nàng làm gì thế? Hay là giấu thằng đàn ông nào ở trong nhà?” Mẹ Đông Sinh nói: “Chàng nói gì thế thiếp mượn con lừa về xay bột. Bột đã hết, chàng không phải không biết?” Bố Đông Sinh hỏi: “Con lừa chịu nghe à?” “Không chịu, mãi mới đóng được ách, nếu không ra mở cửa cho chàng từ lâu – Mẹ Đông Sinh nói – Vậy mà còn bị chàng mắng là giấu đàn ông trong nhà.” Bố Đông Sinh nói: “Nàng cứ ở đây, để ta cho con lừa một roi cho nàng nguôi giận”. Thầy ở trong buồng sợ vãi đái, quay cối xay tít. Mẹ Đông Sinh nói: “Chàng thấy chưa, con lừa nghe được tiếng người, thấy sắp bị đánh, liền chạy nhanh chưa?” Bố Đông Sinh nói: “Nàng đi hâm hồ rượu ta uống!” Thầy nghe thấy tiếng vợ chồng đùa nhau cười vui vẻ thì cảm thấy chua ngọt cay đắng đủ cả mà không chỉ ra được đích xác nó là mùi vị gì. Suy nghĩ nên chạy chậm lại. Bố Đông Sinh nói: “Nàng mượn phải con lừa lười chảy thây, để ta xuống cho nó một trận!” Nghe nói như vậy thầy đâu dám chậm trễ, chạy như bay. Mẹ Đông Sinh nói: “Đừng xuống nữa, chỉ cần chàng nói là nó chạy!” Thầy mồ hôi đầm đìa mà không dám nghỉ. Bố Đông Sinh bảo: “Mẹ nó này, nhân thằng cu không có ở nhà chúng mình làm chuyện ấy đi!” Mẹ Đông Sinh nói: “Đồ quỷ, thèm đến thế kia à? Không sợ con lừa nghe tiếng hay sao?” Bố Đông Sinh nói: “Để ta xuống bịt tay nó lại” Mẹ Đông Sinh nói: “Khỏi cần bịt tay, nó ra sức đẩy cối tai đâu mà nghe!” Thầy vừa đẩy cối xay, vừa nghe vợ chồng họ làm chuyện ấy trên giường, chẳng khác người câm ăn phải hoàng liên, đắng mà không kêu được. Xong chuyện, bố Đông Sinh nói: “Mẹ nó này, ta đi cuốc đất ở dốc Nam”. Mẹ Đông Sinh nói: “Đi luôn di!” Bố Đông Sinh mở cửa đi luôn. Thầy ngã cắm đầu vào lòng cối. Mẹ Đông Sinh chạy vào nói: “Thầy ơi, nhân bố nó đi cuốc đất, thầy chạy mau lên!” Thầy chạy mất. Qua vài hôm, Đông Sinh nói với thầy: “Thầy ơi, mẹ con nói lại nhớ thầy!” Thầy túm tay Đông Sinh vụt cho một thước kẻ, chửi: “Đồ khốn nhà mi hết bột ăn rồi hả?”
Cao Mã cười khanh khách: “Khổ thân ông thầy!”
Oâng già Lễ nói: “No cơm ấm cật, đói rách sinh đạo tặc, đố có bao giờ sai! Những năm trước đây trộm cắp đầy rẫy, vài năm nay đời sống khá lên, trộm cắp có bớt, nhưng bồ bịch thì lại nhiều lên. Như chú chẳng hạn, chú nếu đói rã họng ra thì chưa chắc Kim Cúc đã ễnh bụng!
Cao Mã ngượng: “Cháu với Cúc là yêu nhau thật sự, sớm muộn chúng cháu sẽ cưới”
Oâng già lắc đầu, nói: “Trên trán chú có quầng đen, nội một trăm ngày có họa đổ máu. Chú phải hết sức cẩn thận, không thật cần thiết thì đừng ra khỏi nhà”
– Cháu không tin những chuyện ấy! – Cao Mã nói.
– Đừng đừng đừng! Chú phải tin – Oâng già Lễ vẻ thần bí – Mùa xuân năm nay xuất hiện hai mặt trời, đó không phải là điềm lành; canh năm hôm Tết, tui xem ti vi ở nhà Cao Trực Lăng, một người nam không ra nam, nữ chẳng ra nữ hát trên màn hình: “Một mồi lửa, một mồi lửa thiêu cháy góc đông bắc”, đó cũng không phải là điềm lành.
Cao Mã trở mình, nghĩ, lời ông già Lễ quả nhiên ứng nghiệm, mình gặp đại họa, Đông Bắc cháy rừng. Oâng già Lễ không phải là người thường!
Oâng già Lễ nói: “Lại tưới được rồi. Hết nước, lại kể tiếp”
Cao Mã nghĩ, hồi ấy mình đang vui, cứ nghĩ đến ông thầy đẩy cối xay bột là không nhịn được cười. Giếng lại chảy được nửa mét nước, mình gánh nước tưới tỏi, mầm tỏi xanh rờn, trăng lên cao nhỏ đi, sáng hơn. Không khí tươi mát, lá tỏi lấp lánh màu kim nhủ, nước chảy trong rãnh như những con rắn bạc. Hồi đó mình tràn đầy niềm tin và hy vọng. Bây giờ thì hết rồi. Không còn gì nữa!
– Cái cân của tui đã bị thằng chó ở phòng đo lường lấy mất rồi. “Không được chửi”, cảnh sát ngồi chích giữa nói -Nó bảo cân của tui không chuẩn, tui cãi, nó dẫm gãy cân tui, phạt tui mười đồng. Tui nghĩ giá tỏi từ sáu hào xuống một hào một cân, cuối cùng ba xu một cân. Hợp đồng bán tỏi giữa thôn tui và huyện khác đã bị cấm, huyện khác đến thu mua thì bị đuổi, rõ ràng là định gây khó dễ với dân trồng tỏi, tui càng nghĩ càng tức, trèo lên xe hô hai câu khẩu hiệu phản động, câu thứ nhất là: “Đả đảo bọn tham quan ô lại! ”, câu thứ hai là: “Đả đảo chủ nghĩa quan liêu!” Các ông thích gán tội gì thì gán, tùy, tui tứ cố vô thân, quanh đi quẩn lại có một mình, chém đầu, bắn bỏ, chôn sống tùy các ông! Tui căm các ông, một lũ quan chó má bức hại dân chúng. Tui căm các ông!
– Oâng Ba, nghỉ hút điếu thuốc cái đã! – Cao Mã nói.
Oâng Ba Lễ dùng ngón chân móc cái thùng để lên thành giếng, ngồi xuống.
Aùnh trăng tinh khiết, vạn vật bóng lên dưới ánh trăng.
– Oâng Ba, ông có bón phân hóa học cho tỏi không? – Cao Mã hỏi.
– Xin đủ, tui không bón. – Oâng Ba nói – Tui không tin cái đám cung tiêu chỉ biết có tiền, có quỉ mới biết phân thật hay phân giả?
– Ông Ba, ông cũng hơi kỹ tính, gì thì gì chứ phân hóa học không trộn giả được.
– Tự cổ chí kim, vô phương bất gian, chẳng ai đi buôn mà không gian lận! Họ giàu lên bằng cách nào? – Oâng già Lễ giận giữ nói – Tất cả là do nhà vua phong cho họ.
– Nhà vua đã phong thì muôn đời không thay đổi sao?
– Muôn đời không thay đổi – Oâng già nói – Cóc ở Trương Gia Loan đến nay vẫn không kêu.
– Cũng do nhà vua phong cho à? Vua nào vậy?
– Phải kể tiếp câu chuyện ban nãy.
Cao Mã rụt cổ lại cảm thấy lạnh.
Oâng già Lễ kể: “Trương Cửu Ngũ thấy thầy giáo lỉnh đi bèn nhảy lên chỗ thầy ngồi, ra lệnh cả lớp chia làm hai đội đánh trận giả. Đánh xong, cậu ta bình công luận tội, y như một nhà vua. Một hôm, thầy giáo đứng ngoài trông thấy cái trò đó của Cửu Ngũ, liền dặng hắng một tiếng rồi bước vào. Các học sinh ngồi vào chỗ răm rắp, ê a đọc bài học thuộc lòng. Thầy cầm miếng kinh đường mộc gõ đánh chát, hỏi Trương Cửu Ngũ đã thuộc bài chưa? Trương Cữu Ngũ vừa xem lướt vừa nói “Thuộc rồi ạ!” Thầy rủa thầm: Thằng lỏi, mi chỉ xem lướt một lần mà đã thuộc rồi sao? Đọc cho thầy nghe! – Thầy nói. Trương Cửu Ngũ gập sách lại đọc từ đầu đến cuối không sai một chữ. Từ đó, thầy đối xử với Cửu Ngũ rất đặc biệt, hàng ngày cho học gấp ba gấp bốn học sinh thường. Trương Cửu Ngũ học mà cứ như trâu ăn cỏ, chưa đầy nửa nămvốn chữ nghĩa của thầy hết sạch. Thầy gói gắm chăn đệm, bỏ chạy, để lại cho Cửu Ngũ mấy chữ: Cửu Ngũ, Cửu Ngũ, một ngôi tinh tú, mai sau làm nên, đừng quên thầy cũ! Sau đó, một thầy học rộng, mắt tinh đời miễn giảm tiền học cho Cửu Ngũ. Thầy trò thường xuyên đàm đạo, ý hợp tâm đầu. Chuyện trò tận khuya, thầy chui vào mùng ngủ, còn trò ngủ trên bàn. Đó là một đêm mùa hạ, muỗi từng đàn từng lũ, cắn thấu mùng cho thầy một trận. Thầy nghe Cửu Ngũ thở đều, hình như ngủ say. Thầy hay cả nghĩ, hỏi Cửu Ngũ, có muỗi không? Cửu Ngũ nói không có muỗi. Không có muỗi? Thầy ngạc nhiên quá đỗi, hỏi, có nóng không? Cửu Ngũ trả lời, không nóng chút nào. Thầy bảo, Cửu Ngũ, thầy trò ta đổi chỗ, trò vào mùng, thầy ra bàn, chịu không? Trương Cửu Ngũ nói, chịu. Thầy trò đổi chỗ cho nhau. Thầy nằm trên cái bàn, trời ạ gió hiu hiu mát lạnh, nửa con muỗi cũng không có. Thầy đang phân vân thì nghe trên không trung có tiếng nói, đồ ngu, Hoàng thượng đi rồi, bay còn quạt cho thằng tú tài kiết xác ấy làm gì? Tiếng nói vừa dứt, lũ muỗi ùa tới, nóng nực không chịu nổi. Thầy vội vàng quỳ xuống xin xỏ: Các vị thánh thần, xin tha tôi, xin tha tội!
– Phịa – Cao Mã nói – Toàn là chuyện đơm đặt, bọn phong kiến dưng lên để bảo vệ nền thống trị của chúng, tô vẽ chúng thành thiên tài, siêu nhân, làm cho quần chúng mê muội, không dám nổi dậy chống lại chúng.
Oâng Ba Lễ nói: “Chú đang đọc thuộc những lời sách dạy. Không phục không được! Những con cóc ở Trương Gia Loan đến bây giờ vẫn không biết kêu, chú không phục thế nào được.”
Oâng Ba nói tiếp: “Thầy biết Cửu Ngũ sau này không chỉ là Trạng nguyên quèn, mà còn là một chân long Thiên tử. Thiên Tử! Thử nghĩ mà xem, miệng vàng răng ngọc! Thầy mừng thầm, thử nghĩ xem, nhà ngươi là thầy của nhà vua, kính nể quá đi chứ! Từ đó trở đi, thầy không những không thu học phí, mà còn bao cả chuyện ăn mặc của mẹ con Cửu Ngũ. Đương nhiên mẹ con Cửu Ngũ rất cảm ơn. Thầy có một con gái tuổi vừa đôi tám, mặt hoa da phấn, giỏi phú giỏi thơ. Thầy chợt nảy ra một ý, bèn nói với mẹ Cửu Ngũ, bà chị, Cửu Ngũ chưa thành gia thất, tui có đứa con gái xấu xí, muốn gả cho lệnh lang trông nôm việc bếp núc, chẳng hay ý bà chị thế nào? Trương Lưu thị cả sợ, nói, thưa thầy tui mẹ goá con côi, đâu dám với cao. Thầy nói, bà chị đừng khách khí, ngày mai tui đưa con nhỏ đến làm lễ thành thân. Bà Trương cảm động rơi lệ, trở về nói chuyện với con trai. Cửu Ngũ đã biết sư muội là bậc thiên tư quốc sắc, gì mà không đồng ý. Ngày hôm sau kết hôn, tài tử sánh với giai nhân, vẻ phong lưu nói sao hết được, đêm thâu vãn cảnh, các người có thể đoán ra. Trương Cửu Ngũ ngày càng tấn tới, một hôm cùng vợ đi thắp hương ở miếu thành hoàng, sẵn giấy bút ngứa tay, liền viết: Thành hoàng! Thành hoàng! Sai đi Lạc Dương, đêm nay khởi hành, đêm mai có mặt ở nhà. Cửu Ngũ viết xong liền cùng vợ ra về. Đêm ấy, thầy nằm mơ thấy Thành hoàng xách chai rượu Mao Đài – phịa, khi ấy làm gì có rượu Mao Đài! – Thì là giả dụ thế, một thủ lợn, nhờ giúp đỡ. Thưa Quốc trượng đại nhân, mong Ngài thương tình nói hộ để Hoàng thượng thu hồi thánh chỉ, Người sai tiểu thần đi Lạc Dương, đêm mai đi, đêm mai có ở nhà, đại nhân thử nghĩ, hơn sáu ngàn dặm, làm sao tiểu thần về kịp? Thầy ngạc nhiên, tỉnh dậy, biết mình nằm mơ, dụi mắt ngồi dậy, thắp đèn, ra nhà ngoài trông thấy trên kệ bếp có chai rượu Mao Đài, một cái thủ lợn to, cạo sạch lông. Thầy cấu chân, cắn tay, thấy đau. Thầy sờ cái thủ lợn, ngửi chai rượu, đúng là của thật. Bà vợ nói, ông ơi, ông không biết ngày kia hết gạo hay sao mà mua những thứ đắt tiền ấy về nhà? Thầy mừng quá, quên phắt thiên cơ, kể hết cho vợ nghe.
Dưới giếng không còn tiếng róc rách, ông Ba nói: “Tưới đi chú giếng lại có nước rồi.”
– Oâng Ba kể hết đi cháu khỏi phải đợi.
– Đừng vội chú em! Phải bình tĩnh. Cơm ngon đừng ăn vội, lời hay đừng nói hết trong một lần.
“Anh căm thù chủ nghĩa xã hội đến thế kia à?” Oâng cảnh sát ngồi chính giữa hỏi. “Tui căm các ông, tui không căm chủ nghĩa xã hội”. “Anh cho rằng chủ nghĩa xã hội chỉ là cái chiêu bài?” Cảnh sát nói: “Xã hội chủ nghĩa là một hình thái xã hội, hình thái đó không trừu tượng mà rất cụ thể, nó thể hiện trên chế độ sỡ hữu tư liệu sản xuất, thể hiện trên chế độ phân phối.” “Còn thể hiện trên một số tham quan ô lại các ông, đúng không?” Cao Mã giận dữ. Cảnh sát cáu, vỗ bàn đánh bốp, nói: “Cao Mã, hiện tại tôi đại diện cho cơ quan tư pháp hỏi cung anh, không phải cuộc thảo luận bình đẳng với anh. Anh phải thành khẩn khai báo anh kích động quần chúng đập phá và bản thân đập phá cơ quan huyện. Trước kia anh là quân nhân, sau đó anh là quân nhân phục viên, giờ đây anh là tội phạm, là tên tội phạm bị bắt sau khi có lệnh truy nã!” “Tui đã nói rồi, cần thì bắn bỏ, chặt đầu hay chôn sống là tùy các ôn. Tui căm thù các ông, những tên tham quan ô lại giương cờ Đảng cộng sản để làm mất danh dự Đảng cộng sản! Tui căm thù các ông!”
Đã quá nửa đêm, những người tưới tỏi trông như những tinh linh dưới ánh trăng. Aùnh đèn thưa thớt, càng vang vọt hơn dưới ánh trăng.
Cao Mã đưa điếu thuốc cho ông Ba Lễ. Oâng gì nói: “Oâng thầy lẽ ra không bao giờ được nói với vợ, rằng Cửu Ngũ sau này sẽ làm vua. Biết bao nhiêu chuyện lớn hỏng bét dưới tay phụ nữ. Bụng phụ nữ như bụng chó, không chứa được bơ. Chú thử nghĩ, vợ thấy nghe nói con rể là chân long thiên tử, con gái bà đương nhiên trở thành hoàng hậu, bà trở thành mẹ vợ nhà vua, là hoàng thân quốc thích, hưởng không hết vinh hoa phú quý, mặc không hết gấm vóc lụa là, ăn không hết sơn hào hải vị! Thế là bà ta phát cuồng, tạm thời không kể chuyện này. Lại nói thầy hôm sau một mình đến miếu Thành hoàng, lấy mảnh giấy trên hương án, giấu trong tay áo trở về nhà. Thầy hỏi Cửu Ngũ: “Hiền tế, đây là chữ của con phải không?” Cửu Ngũ hơi ngượng, nói chính anh ta viết. Thầy nói, Lạc Dương ở cách đây ba ngàn dặm, như vậy sáu ngàn dặm cả đi lẫn về, một ngày một đêm làm sao về kịp? Thầy bảo con viết lại mấy chữ miễn cho người ta. Cửu Ngũ cầm bút lên viết: “Thành hoàng, Thành hoàng, miễn đi Lạc Dương, ăn rồi ngủ sớm, giữ gìn sức khỏe!” Đêm ấy, Thành hoàng lại báo mộng cảm ơn thầy đã chu toàn cho, tặng thầy hai con dê béo, hai bình rượu ngon. Tỉnh dậy, dê và rượu đã ở bếp.
Một sao đổi ngôi, kéo theo sau cái đuôi dài. Oâng già Lễ nói: “Lại nói hôm ấy mẹ vợ Cửu Ngũ cãi nhau với hàng xóm, giận điên đầu, quên sạch những lời thầy dặn. Mẹ vợ vua nói, con rể ta là Chân long thiên tử, đợi sau khi lên ngôi sẽ giết hết các ngươi, mỗi đứa một nhát không sót một móng! Hàng xóm không cho đó là chuyện nghiêm chỉnh, nói, con rể mụ gầy như con mắm, không có cốt cách làm vua, mà dù có cốt cách của bậc thiên tử thì với bà mẹ vợ long lang dạ thú như mụ, ông trời cũng thay cốt cách khác cho con rể mụ. Thần tuần đạo nghe được câu ấy, liền về tâu Ngọc hoàng, Ngọc hoàng cả giận sai Lý thiên vương và Na tra ban đêm thay xương cốt cho Cửu Ngũ. Buổi chiều, Lý thiên vương và Na tra xuống miếu thành hoàng. Thành hoàng mở tiệc khoản đãi cha con họ Lý. Lý thiên vương quá chén nói chuyện thay xương cốt cho Cửu Ngũ. Thành hoàng nhớ ơn Cửu Ngũ miễn cho chuyện đi Lạc Dương, bèn thác mộng báo cho thầy biết. Thành hoàng nói, vợ thầy nói bậy khiến Ngọc hoàng cả giận, sai cha con Lý Tthiên vương canh ba đêm nay thay xương hoán cốt cho con rể thầy, rút hết xương rồng thay bằng xương ba ba, phải nói ngay cho hiền tế biết, dù đau đến mấy cũng không được kêu mới giữ được mồm vàng răng ngọc, chỉ cần kêu lên một tiếng là răng biến thành răng ba ba! Thiên cơ không tiết lộ, nhắc có chừng mực để hiền tế biết, không nên nói hết mọi chuyện. Thành hoàng dặn dò kĩ lưỡng rồi cưỡi mây mà đi, thầy tỉnh dậy mồ hôi ướt, biết không phải chuyện vớ vẩn, bèn vội báo cho Cửu Ngũ, nửa đêm dù đau đến mấy cũng cắn răng chịu không được kêu. Cửu Ngũ thông minh tuyệt đỉnh, hiểu hết. Nửa đêm toàn thân đau nhức không chịu nổi, nhớ lấy lời thầy dặn, cắn răng mà chịu không kêu lên một tiếng. Bà mẹ vợ vẫn tưởng con rể làm vua, bố vợ hận nỗi không bóp chết tươi bà và cũng không dám nói rõ sự việc. Mồm vàng răng ngọc của Cửu Ngũ được vẹn toàn. Vào một ngày hè, Cửu Ngũ xem sách dưới gốc cây, cóc trong vụng kêu râm ran sốt cả ruột, bèn bảo, không đựơc kêu còn kêu nửa sẽ lật ngửa bụng lên trời. Từ đó, cóc ở Trương Gia Loan không bao giờ dám kêu, con nào không kiên trì được mở miệng kêu là lật ngửa bụng lên trời.
– Mồm vàng răng ngọc quả nhiên lợi hại – Cao Mã cười hì hì – Oâng Ba, làm vua cũng không dễ, không nói năng thoải mái như chúng ta.
– Hẳn rồi! – Oâng Ba nói – Thiên tử không bao giờ nói chơi!
– Cháu vẫn có điều không dám tin, giả dụ nhà vua nói: “Ngựa mọc sừng, trâu có vảy, gà trống đẻ trứng, gà mái gáy sáng”, chẳng lẽ thành sự thật?
– Chuyện này người ta nói vậy thì nghe vậy – Oâng Ba nói – Nhà vua không nói bậy, đã nói thì ngựa không thể không mọc sừng. Tỉ dụ như Bí thư Vương xã mình, hàm quan thất phẩm cũng chưa xứng, vậy mà oai vệ ra phết và cũng chẳng vạch miệng ông ta xem trong miệng ông ta có bốn cái răng.
Cao Mã suy nghĩ một thoáng, nói: “Oâng nói vậy cũng có lý!”
– Anh Mã, anh cho em biết – Kim Cúc hỏi với giọng buồn buồn – chuyện anh với em gái Tham mưu trưởng là như thế nào?
– Không phải em gái của Tham mưu trưởng, mà là em gái của Trung đoàn trưởng.
– Vậy chuyện giữa anh với em gái Trung đoàn trưởng như thế nào?
– Chuyện là như thế này, cô ta muốn lấy anh, còn anh ngửi không quen mùi hôi miệng ở cô ta, nhìn không quen cái dáng loẻo khoẻo của cô ta, anh không yêu cô ta – Nói đến chữ “yêu” Cao Mã cảm thấy khó chịu – Anh không yêu cô ta nhưng định lợi dụng mối quan hệ với cô ta để được đề bạt làm cán bộ. Anh ghét bọn họ, tâm địa anh không tốt, không thành cán bộ cũng đúng!
– Vậy anh yêu em là yêu thật hay yêu vờ?
– Chúng mình đã trả giá như thế nào mà em còn hỏi anh câu ấy?
– Giá như anh được đề bạt làm cán bộ quân đội, có lẽ anh không yêu em?
– Nếu trở thành cán bộ, anh sẽ hư hỏng.
– Nếu được đề bạt làm cán bộ, anh có lấy em gái Trung đoàn trưởng không?
– Anh cho em biết chuyện này, quyết định đề bạt đã có, anh nghĩ, có rồi thì mình hê luôn em gái Trung đoàn trưởng. Trung đoàn trưởng xé luôn quyết định đề bạt anh.
– Đáng xé! – Kim Cúc nghiến răng, nghiến lợi, nói.
– Không xé thì bây giờ đã không là chồng của em!
– Anh không cò cách nào khác mới tìm đến em-Kim Cúc tủi thân khóc.
Cao Mã sờ vai an ủi cô: “Đừng khóc, em yêu! Tuổi trẻ ai chả có lúc mê muội! Anh giờ chẳng nghĩ gì hết, chỉ nghĩ nhanh chóng bán hết tỏi, gom đủ tiền nộp cho bố mẹ tồi tệ của em, cưới em về sống yên lành bên nhau. Cán bộ mà làm gì? Làm cán bộ mà phải bán lương tâm, không bán lương tâm không làm cán bộ.
– Số 51, nghe nói anh cùng cô gái nông thôn Phương Kim Cúc có một thiên tình sử sóng gió? – Một cán bộ kiểm soát có mặt trắng bệch ngồi trên mép giường trong phòng giam, Cao Mã nhìn ông ta bằng cặp mắt căm thù.
Viên kiểm soát cười, nói: “Xem ra anh cũng thù tôi! Chàng trai, anh thành kiến quá đấy, đại đa số cán bộ Đảng và Chính phủ là tốt.”
– Quạ nào mà chẳng đen! – Cao Mã nói.
– Chàng trai, phải bình tĩnh! Hôm nay tôi đến không phải để cãi nhau với anh, mà tôi định bào chữa cho anh, anh nên tin tôi. Tôi nhắc anh không nên quá mù ra mưa!
Cao Mã nói: “Tui ù ù cạc cạc nửa đời người rồi, đủ rồi!”
Viên kiểm sát móc bao thuốc rút một điếu, hỏi: “Anh hút không?” Cao Mã lắc đầu. Viên kiểm sát châm thuốc, tay lật lật mấy tờ giấy trắng ghi bút thuốc chì chi chít, nói: “Tôi đã nghiên cứu toàn bộ hồ sơ của anh và đã về thôn anh điều tra. Ngày 25 tháng 8 năm nay, anh xông vào trụ sở cơ quan huyện, đập tan hai cái máy điện thoại, châm lửa đốt một hồ sơ, còn đánh bị thương một nhân viên đánh máy chữ. Những hành vi ấy đã cấu thành tội phạm, Cục Công an bắt anh là chính xác. Ngoài ra, trước khi đập phá, anh đã tung ra những luận điệu có tính chất phản động kích động quần chúng, có người cho rằng anh phạm tội phản cách mạng và phá rối trật tự trị an xã hội, kiến nghị phạt hai tội nói trên.
– Đủ để bắn bỏ chưa?
– Chưa. Tôi nghĩ mời anh qua phối hợp với chúng tôi, thuật lại một lượt quá trình yêu nhau giữa anh và cô Cúc. Tôi cho rằng, mối tình bất hạnh giữa anh và cô Cúc là nguyên nhân khiến anh phạm tội.
– Không phải thế – Cao Mã nói – Tôi căm thù các ông, chỉ tiếc không lột da được các ông, những tên tham quan ô lại!
– Anh không bằng lòng tôi bào chữa cho anh?
– Tui đề nghị ông bắn bỏ tui!
Viên kiểm sát lắc đầu, bước ra khỏi buồng giam. Cao Mã nghe thấy ông ta nói với người nào đó: đúng là một tên mắc bệnh tâm thần!